Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

slide bài giảng cách làm bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.46 KB, 17 trang )

Tiết 113,114:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ


I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Đọc các đề sau:

Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.
Đề 2: Đạo lí uống nước nhớ nguồn.
Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4: Đức tính khiêm nhường.
Đề 5: Có chí thì nên.
Đề 6 :Đức tính trung thực.
Đề 7: Tinh thần tự học.
Đề 8: Hút thuốc lá có hại.
Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”


1.Hãy so sánh các đề bài trên để chỉ ra điểm
giống và khác nhau.
2.Từ những điểm giống nhau và khác nhau đó
các em hãy cho biết đề văn nghị luận thường có
mấy dạng ? Cho ví dụ một vài đề bài tương tự.


I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
1/So sánh :


*Giống nhau: nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
*Khác nhau:
Dạng 1: đề 1,3,10: có mệnh lệnh (suy nghĩ, bàn về)
Dạng 2: đề 2,4,5,6,7,8,9: không có mệnh lệnh.
2/ Đề tương tự:
- Suy nghĩ của em về lòng nhân ái.
- “Có công mài sắt có ngày nên kim”
- Bàn về chữ hiếu.


II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí:
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ
nguồn”
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Tìm hiểu đề:
*Cần lưu ý:
- Xác định đúng tính chất.
-Xác định nội dung: nghị luận về lòng biết
ơn.
-Chú
từý:
“suy nghĩ”
b/ ý:
Tìm
Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn:
*Gợi ý:
- Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như
thế nào?
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì

của người Việt Nam?
- Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?


2/Lập dàn bài:
A.Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Có nhiều cách mở bài:
+ Từ chung -> riêng
+ Từ thực tế -> đạo lí
( Tham khảo sgk tr 53)


B.

Thân bài:

1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).
2/Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
a/ Khẳng định hoàn toàn đúng
b/ Xác lập luận điểm:
- Tại sao phải có lòng biết ơn?
+ Vì đó là đạo lí làm người.
+ Truyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta.
+ Cơ sở để xây dựng và phát triển xã hội.
+ Nguyên tắc đối nhân xử thế.
(Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể)
3/Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Phê phán:Kẻ vong ân bội nghĩa, “Ăn cháo đá bát”

- Rút ra bài học nhận thức và hành động


C. Kết bài:

- Khẳng định truyền thống tốt đẹp.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày nay.
-> Sống và làm việc theo đạo lí.

3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa


Ghi nhớ (Sgk/54)
 Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngoài
các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú vận dụng các phép
lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp
 Dàn bài chung:
- Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận
- Thân bài:
+Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tương đạo lí.
+Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của
cuộc sống riêng, chung
- Kết bài: kết luận tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo
hoặc tỏ ý hành động.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa
ra được ý kiến của người viết.


* Dàn bài chung của bài văn nghị

luận về hiện tượng, đời sống,
xã hội:
-Mở bài: Giới thiệu chung về sự
việc, hiện tượng
- Thân bài:
+ Nêu biểu hiệncủa hiện tượng
+ Nêu nguyên nhân
+ PT tác hại/ lợi ích của hiện
tượng
+ Những kiến nghị, giải pháp /
Bày tỏ thái độ
- Kết bài:
+ Khẳng định / phủ định vấn đề/
đưa ra lời khuyên.
+ Rút ra bài học….

* Dàn bài chung của bài văn nghị
luận về tư tưởng, đạo lí:
-Mở bài: Giới thiệu chung về tư
tưởng đạo lí
- Thân bài:
+ Giải thích nghĩa của tư tưởng,
đạo lí.
+ Đánh giá về vấn đề ->
Lấy dẫn chứng từ thực tế … để
làm rõ vấn đề
+ Bàn bạc, mở rộng vấn đề: Phản
đề, rút ra bài học nhận thức và
hành động
- Kết bài:

+ Nhận định, tổng hợp vấn đề rút
ra cái nhìn mới, lời khuyên…


III. Luyện tập:
Hãy lập dàn bài cho đề sau :
“Tinh thần tự học”
*Gợi ý:
-Đọc kĩ đề và tìm ý.
-Giải thích rõ thế nào là tự học và cần có tinh thần
tự học như thế nào?


Dàn bài: “Tinh thần tự học”
a/ MB: Giới thiệu tinh thần tự học
   Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng
ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô
dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học
tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự
giác trong học tập.


b) Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện
thành kỹ năng, nhận thức cho mình.
- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tm kiếm các kiến thức một
cách chủ động, tự lập tích cực.
- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn,  rèn
luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ

động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.
-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta
tiến bộ trong học tập.


* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.
- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng
- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học
- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu
ích hơn trong cuộc sống.
- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Kết quả học tập được nâng cao.
- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tnh và say mê hơn.
- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Phát triển kĩ năng tm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó…


* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay
làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức  cần thiết, hữu ích cho bản thân.
- Chủ động mày mò tm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...
- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình
với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả
cao hơn
- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...

- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn


*Mở rộng vấn đề ( phản đề)
- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó
- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý
thức học hành.
* Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám
phá, năng động sáng tạo, không lười nhác
- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh
tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

c) Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.
- Liên hệ bản thân.


HƯỚNG DẪN Ở NHÀ
Viết đoạn văn về : “Tinh thần tự học”.



×