Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.28 KB, 11 trang )

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH
TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.Khái quát về Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
1.1.1.Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân
hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu) sẽ trả một số tiền nhất
định cho người khác (nhà xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong
phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng.
1.1.2.Các bên tham gia
• Người xin mở L/C : là người mua, nhà nhập khẩu hàng hoá hoặc người mua uỷ thác
cho một người khác.
• Người hưởng lợi : là người bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kì do người
hưởng lợi chỉ định.
• Người xuất trình : là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc bất cứ bên nào khác thực
hiện việc xuất trình.
• Ngân hàng mở hay phát hành thư tín dụng : là ngân hàng đại diện cho nhà nhập
khẩu, cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Đây là ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền
cho người hưởng lợi.
• Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư tín
dụng cho nhà xuất khẩu. Đây có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân
hàng phát hành. Ngân hàng này thường ở nước nhà xuất khẩu.
• Ngoài ra trong thực tế vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, tuỳ theo từng
điều kiện cụ thể còn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như: Ngân hàng xác
nhận (The confirming bank), Ngân hàng thanh toán (The paying bank), Ngân hàng
chỉ định (The nominated bank), Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank)
…..
1.1.3.Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ :





Nhà NK
NH phát hành L/C
Nhà XK
NH thông báo L/C
(2)
(5)
(6)
(8) (7) (1) (6) (5) (3)
(4)

Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ
(1) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở
một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành sẽ mở L/C theo yêu cầu của
nhà nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết.
(3) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng L/C đã mở.
(4) Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị ngân
hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
(5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất
trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng phát hành xin thanh toán
(6) Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì
tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh
toán và gửi trả lại toàn bộ cho nhà xuất khẩu
(7) Ngân hàng phát hành L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập
khẩu khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán
(8) Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền
lại cho ngân hàng phát hành L/C, nếu không thì có quyền từ chối trả tiền.
1.1.4.Khái niệm, nội dung, phân loại thư tín dụng

1.1.4.1.Khái niệm thư tín dụng
Thư tín dụng là một chứng thư rất quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ, trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình
một bộ chứng từ phù hợp.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng
ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một
khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với
hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đối quyền lợi và nghĩa vụ các bên
có liên quan. Có nghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà XK
xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C
thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà XK.
Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá,
NH cũng không có nghĩa vụ xem xét việc giao hàng thực tế có khớp đúng với chứng từ hay
không mà chỉ căn cứ vào chứng từ do người bán xuất trình, nếu thấy chứng từ đó bề mặt
phù hợp với các điều kiện của L/C thì trả tiền cho người bán.
Chính những tính chất quan trọng của L/C khiến cho phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ mau chóng trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu đặc biệt trong ngoại
thương.
1.1.4.2.Nội dung của một L/C:
• Số hiệu của tín dụng thư: Tất cả L/C đều có số hiệu riêng của nó.Tác dụng của số
hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C, để ghi
vào chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, để tham chiếu khi
thực hiện một nghiệp vụ nào đó.
• Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao L/C. Địa điểm
này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có
xung đột pháp luật về L/C đó.
• Ngày mở L/C: là nội dung quan trọng để xác định:
+ Ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở với nhà xuất khẩu.
+ Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C
+ Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu và

đó là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra nhà nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có
đúng hạn đã quy định trong hợp đồng hay không.
• Loại L/C: là nội dung quan trọng của L/C, vì mỗi loại L/C có tính chất và nội dung
khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến L/C cũng khác nhau.
• Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến L/C:
Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C
Tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở ở nước nhà
xuất khẩu.
Ngân hàng trả tiền: có thể ngân hàng mở và cũng có thể là ngân hàng khác do ngân
hàng mở uỷ nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước nhà xuất khẩu thì ngân
hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo.
Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở theo yêu cầu
của nó. Ngân hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường
và tài chính quốc tế.
Tên và địa chỉ người hưởng lợi L/C: phải được ghi rõ, đầy đủ, đúng và địa chỉ điện
tín. Nếu không ghi rõ, ngân hàng thông báo sẽ chậm trễ trong việc gởi L/C cho
người thụ hưởng.
• Phương thức mở L/C: NH mở dùng điện hay thư để chuyển L/C.
• Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho nhà
xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và
phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu
được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.
Thời hạn hiệu lực của L/C được xác định như sau:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với
ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng
với ngày giao hàng.
+ Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.
• Số tiền L/C: là nội dung quan trọng. Vì vậy việc quy định nó trong L/C cũng rất

chặt chẽ. Số tiền trong L/C phải ghi cả bằng số và bằng chữ phải thống nhất với
nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải cụ thể, rõ ràng không nên ghi số tiền dưới dạng một số
tuyệt đối, vì như vậy sẽ khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán.
Cách tốt nhất là dựa vào số lượng mà ghi số tiền cho chính xác, nếu không ghi thì
ghi dung sai cho phép.
• Thời hạn trả tiền của L/C: liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền sau. Nếu việc
đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu phát hành hối
phiếu trong L/C. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu
như trả tiền ngay, hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền
có kỳ hạn. Song điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình
để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
• Chỉ rõ tiền lãi hay phí chiết khấu do bên nào chịu: Nhà nhập khẩu hay nhà xuất
khẩu chịu nếu thanh toán bằng chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng.
• Thời hạn xuất trình chứng từ: Ngoài việc ngày hết hiệu lực cho việc xuất trình
chứng từ, L/C còn quy định bộ chứng từ phải được xuất trình trong một thời hạn
nhất định, thường căn cứ vào ngày giao hàng. Theo UCP 600, thời hạn xuất trình bộ
chứng từ phải trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng nếu bộ chứng từ có vận đơn
gốc.
• Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng hoá cho
bên mua kể từ khi L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ đến thời
hạn hiệu lực của tín dụng thư. Chú ý: Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn giao
hàng thì thời hạn hiệu lực của L/C tự động được kéo dài tương ứng.
• Điều khoản về hàng hoá: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất hàng hoá, giá cả
đơn vị, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, xuất xứ.
• Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng, địa điểm
gởi hàng, bốc hàng, dỡ hàng, địa điểm chuyển tải, cách vận chuyển và cách giao
hàng…cũng được ghi vào L/C.
• Cách giao hàng, cách thanh toán và cách vận tải: có nhiều cách khác nhau. L/C có
thể quy định cụ thể sau đây:
+ giao hàng một lần

+ giao nhiều lần trong thời gian…
+ giao nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định,
+ giao nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến
+ giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau
• Những chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng trả tiền: là nội
dung then chốt của một L/C, bởi bộ chứng từ thanh toán quy định trong L/C là một
bằng chứng của nhà xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng và làm đúng nghĩa vụ của L/C, do vậy ngân hàng mở phải dựa vào đó để tiến
hành trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định
trong L/C.
• Quy định về bảo hiểm: đồng tiền, công ty bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm phải mua,

• Hợp đồng mua bán làm cơ sở để mở L/C, cần ghi rõ số hiệu, ngày ký hợp đồng và
hai bên ký kết.
• Các điều kiện khác, chẳng hạn: có thể hoàn trả tiền bằng điện chẳng hạn, chi phí sửa
đổi do ai chịu,..
• Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng: là nội dung cuối cùng của L/C và nó
ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở với L/C này.
• Những điều khoản đặc biệt khác
• Chữ ký của ngân hàng mở L/C
1.1.4.3.Các loại L/C :
+Thư tín dụng không huỷ ngang: Là loại L/C sau khi đã được mở ra và thông báo cho
người hưởng lợi thì không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của
nó nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan.

×