Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.43 KB, 64 trang )

------------L/C và các loại rủi ro trong thanh tốn tín dụng chứng từ-------------
MỤC LỤC
CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐỀ NGHỊ MỞ L/C ............................................. 11
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ đứng
trước nhiều cơ hội và thách thức. Điển hình, sau gần một thập niên duy trì nền
kinh tế bao cấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chung của thế
giới và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Để bắt kịp với thế
giới, Việt Nam ln thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu
thương mại với nước ngồi. Điều đó thể hiện một định hướng được xem là kim chỉ
nam là sự hội nhập quốc tế. Trải qua những sự kiện kinh tế lớn như gia nhập
ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã trở thành thành viên
của APEC năm 1998. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sau q trình đàm phán kéo dài
và căng thẳng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).
Sau khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ
hội để khẳng định mình trên thương trường quốc tế và cũng gặp khơng ít thách
thức do điều kiện kinh tế mới mẽ, quan hệ kinh tế, cũng như những quy ước, hiệp
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Một điều hiển nhiên, Việt Nam khơng chỉ giao
thương với chính mình mà còn giao thương với các nước trên thế giới. Do đó, hoạt
động xuất nhập khẩu là hoạt động khơng thể thiểu trong nền kinh tế mở này.
Trong áp lực của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính cũng phát triển
nhanh chóng và gần như đáp ứng tất cả những u cầu mà thị trường đòi hỏi. Các
trung gian tài chính này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ
thanh tốn đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các cơng ty Việt
Nam và nước ngồi; nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh tốn trong
hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng ln chọn lựa phương thức thanh
tốn thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh
chấp.
Hiện nay, có nhiều phương thức thanh tốn trong thương mại quốc tế như nhờ thu,
chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương


thức thanh tốn được sử dụng phổ biến nhất. Điều đó cho thấy vai trò của phương
thức thanh tốn này rất quan trọng trong thanh tốn quốc tế, nó góp phần đẩy
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --1--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
mạnh phát triển của nước nhà. Nhưng đi song song với mặt mạnh của phương
thức thanh toán này thì nó cũng chứa đựng đầy rủi ro mà chúng ta cần phải cẩn
trọng và xem xét. Do đó, nắm bắt được tình hình đó chúng em sẽ đi sâu vào tìm
hiểu đề tài :” Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,và rủi ro trong thanh
toán tín dụng chứng từ” cho bài tiểu luận của chúng em.
NỘI DUNG
PHẦN I: L/C VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C
I. Hệ thống Swift:
1. Khái niệm:
Một số các phương tiện truyền tin sử dụng trong thanh toán quốc tế:
- Truyền thông tin qua Thư tín: Đây là phương tiện truyền tin từ khi mới hình
thành nghiệp vụ TTQT, đến nay phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng.
=> Nhược điểm của phương tiền này là chậm vì phải mất một khoảng thời
gian luân chuyển trên đường mặt khác chi phí cao, không an toàn.
- Truyền thông tin qua Telex: Đặc điểm của phương tiện Telex là chậm (thời
gian truyền một bức điện dài, nếu là L/C phải mất 20-30 phút), chi phí điện tín
cho một giao dịch cao. Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không
an toàn, chưa có một chuẩn mực chung cho các giao dịch TTQT.
- Truyền thông tin qua SWIFT - SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên Ngân hàng
và các tổ chức tài chính quốc tế (Society for Worldwide Interbank and Finacial
Telecommunication). Đây là một hiệp hội mà thành viên là các Ngân hàng và
các tổ chức tài chính, mỗi Ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT.
Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các Ngân hàng chứ không phải
lợi nhuận. Lý do sử dụng SWIFT của các Ngân hàng trên thế giới là dựa vào ưu
điểm của nó như:
- Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống Ngân hàng và các tổ

chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.
- Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao
dịch.
- Chi phí cho một điện giao dịch thấp.
- Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là
điểm chung của bất cứ Ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với
cộng đồng Ngân hàng trên thế giới.
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin
TTQT chính, bên cạnh đó vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác.
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --2--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Ví dụ:
Khi chuyển bộ chứng từ TTQT vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng
SWIFT để chuyển được. Hoặc khi chuyển một bức điện tới Ngân hàng ở
Myanma ta không thể dùng SWIFT mà phải sử dụng TELEX vì các Ngân hàng
ở Myanma chưa tham gia SWIFT.
Như vậy khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi Ngân hàng cần phải có một địa
chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC (Bank identifier Code). Thông qua địa chỉ này
mà các Ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do
SWIFT cung cấp.
Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các Ngân hàng độc lập và loại 11
ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác. Kết cấu 2 loại
như sau:
Loại 8 ký tự:
XXXX XX XX
Bank Country Area
Code Code Code
Ví dụ:
VBAA VN VX
Code Code Code

NH Nông nghiệp Việt Nam Hà Nội.
Loại 11 ký tự:
Là địa chỉ SWIFT thường được dành
cho các chi nhánh giống như loại 8
ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía
sau để phân biệt chi nhánh:
XXXX XX XX XXX
Bank Country Area Branch
Code Code Code Code
* 4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng
* 2 ký tự kế nhận diện quốc gia
* 2 ký tự nhận diện địa phương
* 3 ký tự chót, nếu có, thì dùng để nhận diện chi nhánh. Nếu là chi nhánh chính
thì 3 ký tự chót là “XXX
2. Một số Ngân hàng là thành viên của Swift:
Asia Commercial Bank: ASCBVNVX
Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank): BFTVVNVX
Bank for Investment & Development of Vietnam (BIDV): BIDVVNVX
Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHN1
Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHCM
ChoHung Vina Bank: FIRVVNVN
First Commercial Bank - HCMC: FCBKVNVX
Industrial & Commercial Bank of Vietnam (Incombank): ICBVVNVX
Indovina Bank: IABBVNVX
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --3--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Saigon Thuong Tin CJS Bank (Sacombank): SGTTVNVX
Southern Commercial Joint Stock Bank (Phuong Nam Bank): PNBKVNVX
Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank):
VBAAVNVX

Vietnam Export Import CJS Bank (Eximbank): EBVIVNVX
Vietnam Maritime CJS Bank (Maritime Bank): MCOBVNVX002
3. Cách phân chia mẫu điện SWIFT
Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 10 nhóm điện, mỗi nhóm điện được
sử dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch Ngân hàng quốc
tế.
Ví dụ:
Nhóm 3: Sử dụng cho mua bán ngoại tệ
Nhóm 7: Sử dụng cho thư tín dụng và bảo lãnh
Nhóm 1: Sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng
Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường hợp
khác nhau:
Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức L/C
Mẫu điện 700,7: Phát hành thư tín dụng
Mẫu điện 707: Sửa đổi một thư tín dụng
Mẫu điện 742: Đòi hỏi trả theo thư tín dụng
Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức nhờ thu
Mẫu điện 400: Thông báo thanh toán nhờ thu
Ngoài ra còn một số mẫu điện khác
II. Thư tín dụng ((Letter of Credit-L/C):
1. Khái niệm:
Theo Điều 2, UCP 600, thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù được gọi hoặc
mô tả như thế nào mà theo đó không thể hủy ngang và thành một cam kết của
ngân hàng phát hành thư tín dụng
về việc thanh toán khi chứng từ xuất trình hợp lệ.
Thư tín dụng thương mại là một văn bản do Ngân hàng phát hành theo yêu cầu
của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người
xuất khẩu (ngưởi hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất
định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong
lá thư đó – xuất trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ.

Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương pháp tín dụng
chứng từ, nếu thanh toán bằng L/C mà không có L/C thì người xuất khẩu không
giao hàng và như vậy, phương thức này củng không được hình thành.
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --4--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Tín dụng thư hoạt động theo 2 nguyên tắc:
• Độc lập
• Tuân thủ nghiêm ngặt.
Nội dung L/C :
• Số hiệu, địa chỉ, ngày mở L/C
• Loại L/C
• Số tiền của L/C
• Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng
• Những quy định về hàng hóa.
• Những quy định về vận tải, giao nhận hàng.
• Những chừng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
• Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C.
• Những điều kiện đặc biệt khác.
• Chữ kí của Ngân hàng mở L/C, nếu mở L/C bằng thư.
2. Phân loại các loại L/C:
Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại L/C được sử dụng. Việc phân loại thư
tín dụng dựa theo những tiêu chuẩn nhất định. Theo Ủy ban Kỹ thuật và nghiệp
vụ ngân hàng thuộc ICC, ấn phẩm số 515, thư tín dụng được phân loại theo các
tiêu chí sau:
2.1. Phân loại theo loại hình (Types):
• Thư tín dụng có thể hủy ngang / có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
• Thư tín dụng không thể hủy ngang / không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C).
2.2. Phân loại theo phương thức sử dụng (Uses): có các loại thư tín
dụng sau:
• Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Straight L/C)

• Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị chiết khấu (Negotiation L/C)
• Thư tín dụng không hủy ngang và không xác nhận (Uncofirmed L/C)
• Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận (Confirmed L/C)
• Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
• Thư tín dụng có điều khoản đỏ ( Red clause L/c)
• Thư tín dụng dự phòng ( standby L/C)
• Thư tín dụng chuyển nhượng ( transferable L/C)
• Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
2.3. Phân loại theo thời hạn thanh toán:
• Thư tín dụng trả ngay ( L/C at sight)
• Thu tín dụng trả chậm.
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --5--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
2.4. Một số loại thư tín dụng thường được sử dụng trong thực tế:
Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable Letter of Credit): Là loại L/C mà ngân
hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thề hủy bỏ
L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C; loại L/C
có thể hủy bỏ này trong thanh toán quốc tế ít được sử dụng bởi vì L/C có thể
hủy bỏ thực chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phài sự cam kết trả tiền chắc
chắn.
Thư tín dụng không thể hủy bỏ / không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of
Credits) là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C và người nhập
khẩu không được sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ trong thời gian hiệu lực
của nó, trừ khi có thỏa thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C.
Thư tín dụng có thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocabel Letter of
Credit ) là loại L/C có đảm bảo cho việc thanh toán từ một ngân hàng có uy tín
nào đó (ngân hàng thứ ba, ngoái ngân hàng mở L/C) trong trường hợp việc
thanh toán có thể có vấn đề từ phía người mua hoặc ngân hàng mở L/C (theo sự
suy đoán chủ quan người bán hàng). Thư tín dụng có xác nhận được phát hành
trong trường hợp người bán hoặc ngân hàng của người bán nghi ngờ, không tin

tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phục vụ người mua (ví dụ: có khả
năng phá sản do khủng hoảng kinh tế…). Các ngân hàng xác nhận (ngân hàng
bảo lãnh) sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khi người bán có yêu cầu thanh toán.
Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable Without recourse
Letter of Credit) là L/C mà sau khi người nhập khẩu đã được trả tiền thì ngân
hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ
trường hợp nào.
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit) là loại L/C mà người
hưởng lợi sau khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá
trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng
được thực hiện hoàn tất.
Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit) là một văn bản do ngân hàng
phát hành theo chỉ thị của người yêu cầu mở tín dụng (Applicant hay Account
party) cam kết thanh toán cho người thụ hưởng, trong thời hạn hiệu lực của tín
dụng, khi người thụ hưởng xuất trình những chứng từ sau:
• Chứng từ yêu cầu thanh toán
• Chứng từ chứng minh việc không thực hiện hợp đồng/ nghĩa vụ của
người yêu cầu mở tín dụng.
Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment Letter of Credit) là loại
L/C không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --6--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
hưởng lợi sẽ thanh toán làm nhiều lần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời
hạn hiệu lực qui định rõ trong L/C đó.
Thư tín dụng ứng trước (Packing Letter of Credit), còn gọi là Anticipatory
L/C, là loại L/C mà trong đó qui định một khoản tiền được ứng trước cho người
nhập khẩu vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hóa được
xuất trình. Đối với khoản tiền ứng trước này, người ta thường qui định trong
một điều khoản đặc biệt (L/C có điều khoản đỏ/ Red clause Letter of Credit),
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong L/C.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit) là loại L/C không
thể hủy bỏ, trong đó qui định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay
một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh củangười hưởng
lợi đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Chi phì
chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên phải trả. L/C chuyển
nhượng thường được sử dụng trong trường hợp mua bán tay ba, gồm : người
mua, người bán, người mua bán trung gian.
3. Giới thiệu đơn xin mở thư tín dụng:
Dựa vào đơn xin mở tín dụng được ngân hàng in sẵn theo mẫu,nhà nhập khẩu
chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. Khi soạn thảo đơn xin mở
thư tín dụng, nhà nhập khẩu cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Bám sát các nội dung trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các điều khoản
trên L/C về cơ bản phải phù hợp với hợp đồng Ngoại thương.
- Việc lựa chọn đưa những nội dung nào của hợp đồng vào trong đơn mở L/C
thì do nhà nhập khẩu quyết định, nhưng người thực hiện L/C lại là nhà xuất
khẩu. Vì vậy nhà nhập khẩu cần phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào
các điều kiện ràng buộc vào L/C nhằm đảm bảo quyền lợi đôi bên có thể chấp
nhận được.
- Vì ngân hàng không thể nào kiểm tra được những đặc tính phức tạp mang tính
chất kỹ thuật của hàng hóa khi đối chiếu với điều khoản này trên L/C vần phải
quy định rõ ràng hoặc có quy định tham chiếu từ hợp đồng ngoại thương.
- Bên cạnh đó, các điều kiện trong L/C không được trái ngược và mâu thuẫn
nhau, không nên đưa quá nhiều chi tiết để tránh những tranh chấp giữa người
mở thư tín dụng và ngân hàng mở thư tín dụng có thể xảy ra sau này. Khi thiết
kế đơn xin mở L/C cần dựa trên UCP 600, ISBP 681… Đơn xin mở thư dín
dụng bao gồ các nội dung chủ yếu sau:
(1) Ngân hàng mở L/C
(2) Ngân hàng thống bó L/C (ngân hàng xác nhận nếu có)
(3) Loại L/C
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --7--

------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
(4) Tên, địa chỉ người mở thư tín dụng
(5) Tên, địa chỉ của người thự hưởng
(6) Ngày và nơi hết hiệu lưc L/C
(7) Ký hiệu tiền tệ, số tiền (giá trị tín dụng)
(8) Dung sai biến động trị giá L/C
(9) Cách trả tiền: thanh toán ngay, chấp nhận hối phiếu, hay chiết
khấu…
(10) Giao hàng từng phần: cho phép, hay không cho phép
(11) Chuyển tải: cho phép, hay không cho phép
(12) Giao hàng từ cảng
(13) Đến cảng
(14) Ngày giao hàng muộn nhất
(15) Điều kiện giao hàng
(16) Mô tả hàng hóa
(17) Các chứng từ yêu cầu
(18) Các điều kiện khác
(19) Đòi tiền bằng điện
(20) Phí
(21) Thời gian xuất trình chứng từ
(22) Cam kết của ngân hàng mở L/C
(23) Tham chiếu UCP No 600
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --8--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh tốn tín dụng chứng từ-------------
Bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu Eximbank)
GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÍN DỤNG THƯ (L/C TRẢ NGAY)
ĐỀ NGHỊ EXIMBANK MỞ CHO CHÚNG TÔI L/C CÓ NỘI DUNG SAU:
TO :
FM : VN EXIMBANK HOCHIMINH CITY
(ATTN : L/C ADVISING DEPT.)

We open irrevocable /transferable / confirmed credit number :
* In favour :
* Applicant :
* Amount : .................... CIF/ CFR / FOB Hochiminh City port/
Tan Son Nhat air port,Hochiminh
City

* Expiry date and place :..................................................... at negotiating bank.
Available with any bank / Advising bank by negotiation of Beneficiary’s draft(s) at sight drawn on us
for 100 percent of invoice value against presentation of the following documents in triplicate in
English (Unless otherwise stated) :
1. Signed commercial invoice in quadruplicate
2. Full set (3/3) / 2/3 originals and 01 photocopy of signed clean shipped on board ocean bill of
lading made out to order blank endorsed / to order of VN EXIMBANK marked freight prepaid / to
collect and notify the applicant (Credit number must be indicated).
- Airway bill in duplicate marked freight prepaid / to collect consigned to applicant / VN
EXIMBANK and notify the same / applicant (Credit number must be indicated).
3. Quality /Quantity /Weight certificate issued by ...........................
(Full name of goods stated)
4. Certificate of origin issued by chamber of commerce.
5. Detailed packing list.
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --9--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
6. Copy of fax advising applicant and Vietnam Eximbank (84.8.8296063) of particulars of
shipment : B/L/AWB nbr , shipment date,ETA,vessel name/flight nbr , quantity of goods, name of
commodities,invoice value and credit number within .............days/ after shipment.
7. Insurance covered by seller
Full set of originals of insurance policy/ certificate covering ....................... for 110 percent of invoice
value blank endorsed indicating claim payable by a settlement agent (with name and full address
stated) in Hochiminh City,Viet Nam and number of original folds to be issued.

8. 1/3 original B/L and one set of non- negotiable above documents to be sent directly to
applicant/............by DHL/...... within..................days / after shipment (Ben’s certificate plus
DHL/.......receipt presented).
9.........................................................(other documents).
Evidencing shipment of : (Details of goods, quality,packing,marking.....)
- Place of taking in charge / Dispatch from / Place of receipt………………………………………….
- Port of loading / Airport of departure …………………………………………………………………………………...
- Port of discharge / Airport of destination ………………………………………………………………………..…
- Place of final destination / For transportation to / Place of delivery …………………….….
- Shipment must be effected not later than .....................................
- Partial shipment allowed / not allowed
- Transhipment allowed / not allowed
- Special conditions :
- All banking charges outside HoChiMinh City including advising,negotiating,reimbursing
commission,confirmation fee and amendment charges at Beneficiary’s account.
Advising/Amendment charges must be collected before release of L/C /amendment.
- Instructions to negotiating bank :
• Presentation of documents must be made within ................days after shipment date.
• USD60.--discrepancy fee should be deducted from the proceeds for each set of documents
presented under this L/C.
• USD10.- extra fee for the supplementary presentation of documents will be charged on the
proceeds upon payment.
• Please send documents in compliance with L/C terms and conditions in two lots ( The first
lot by DHL and the second one by registered airmail ) to Viet Nam Eximbank, No 7 Le Thi Hong
Gam St., Dist.1, HoChiMinh City.
• Within (X days) banking days after our receipt of documents strictly complied with L/C terms
and conditions
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --10--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh tốn tín dụng chứng từ-------------
Or

Within (X days) banking days after our receipt of your authenticated telex/swift advice of negotiation
certifying to us that all terms and conditions of the credit have been complied with
we shall reimburse you according to your instructions in the currency of the credit.

- This L/C is subject to UCPDC …. revision ICC publication No. …...
- Operative instrument please notify
CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐỀ NGHỊ MỞ L/C
1. Chúng tôi hoàn toàn chòu trách nhiệm về nội dung hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu của
tín dụng thư nói trên và trách nhiệm pháp lý về hợp đồng ngoại liên quan.
2. Nhận được chứng từ ( Hoặc điện xin thương lượng chứng từ ) :
- Nếu hợp lệ, chúng tôi đồng ý thanh toán.
- Nếu có điểm bất hợp lệ , đề nghò Quý Ngân hàng thông báo ngay cho chúng tôi . Nếu quá thời
hạn 4 ngày kể từ ngày EXIMBANK thông báo mà chưa có ý kiến của chúng tôi,Quý Ngân hàng
được phép thông báo từ chối thanh toán và hoàn lại chứng từ cho Ngân hàng nứơc ngoài. Chúng
tôi chòu mọi chi phí liên hệ.
3. Khi Ngân hàng nước ngoài đòi tiền, để thanh toán tiền hàng và các chi phí của EXIMBANK liên
quan đến L/C này Ngân hàng được phép trích tài khoản của chúng tôi số
……………………………................. tại EXIMBANK.
- Nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán chúng tôi xin nhận nợ vay theo hợp đồng tín dụng
của EXIMBANK. Trường hợp không có hợp đồng tín dụng chúng tôi nhận nợ vay bắt buộc theo mức
lãi phạt.
4. Trong trường hợp L/C hết hiệu lực hoạêc không sử dụng, các phí phát sinh phí (kể cả do Ngân
hàng nước ngoài đòi ) chúng tôi sẽ chòu trách nhiệm thanh toán.
5. Trong trường hợp xin mở L/C yêu cầu 1/3 ORIGINAL B/L gửi trực tiếp đến chúng tôi là người
mua, khi có phát sinh chứng từ không phù hợp nhưng chúng tôi chưa chấp nhận thanh toán mà
Ngân hàng nước ngoài yêu cầu hoàn lại chứng từ , chúng tôi bảo đảm hoàn trả lại đầy đủ chứng
từ để EXIMBANK hoàn trả cho Ngân hàng nước ngoài.
6. Công ty đề nghò ký quỹ ………….%
Ngày .............tháng.................năm…………
GIÁM ĐỐC CÔNG TY.

4. Nội dung thư tín dụng:
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --11--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Thư tín dụng được mở qua hệ thống Swift mang đặc điểm riêng, tuỳ theo tính
chất, nghiệp vụ, loại L/C thoả thuận, hoạt động kinh doanh, buôn bán…
giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu mà nội dung L/C có thay đổi và nhiều khi
là rất khác nhau. Do vậy, việc đọc, hiểu rõ, thực hiện đúng bất kỳ một L/C nào
đó là một việc rất khó.
Tuy nhiên trong các L/C vẫn có những đặc điểm chung thống nhất mang cùng ý
nghĩa. Một L/C có thể chia tương đối thành ba phần:
• Phần 1: thông báo người lập L/C, người hưởng thụ, ngân hàng phát
hành, giá trị L/C, cách thức thanh toán…
• Phần 2: cách thức chuyển giao hàng hoá, mô tả về hàng hoá chuyển
giao…
• Phần 3: các thông tin có liên quan khác: chứng từ đi kèm, ngân hàng
thông báo, cam kết của ngân hàng…
Sau đây, chúng em sẽ giải thích các nội dung trong L/C dựa trên bài tập nhóm
cô cho.
PHẦN 1:
Thông báo người lập L/C, người hưởng thụ, ngân hàng phát hành,
giá trị L/C, cách thức thanh toán…
1. Địa chỉ, trụ sở liên lạc của NH mở thư tín dụng
Sender: BFTVVNVX007
(Bank for foreign trade of Vietnam(HCM city branch)
2. Ngân hàng đại diện(cho nhà XK)
Sent to: RZBAATWW
3. Loại thư TD:
:40A: Form of Documentary Creadit: IREVOCABLE
4. Số hiệu thư tín dụng:
:20:Documentary Creadit Number

00733710090616
Tạo thuận tiện trong việc trao đỏi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá
trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ
thanh toán
5. Ngày mở L/C
:31C: Date of Issue
091009
6. Quy tắc áp dụng
:40E: Applicable Rule
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --12--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
UCP lasted Version (UCP 600)
7. Thời hạn vào hiệu lực của thư tín dụng
:31D: Date and place of expity
091221 Austria
Là thời hạn mà NH mở cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu người này
xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong
thư tín dụng đó
Đối với nhà xuất khẩu, trước khi đến ngày này nhà xuất khẩu có thể cung
cấp dần các hồ sơ chứng từ và bổ sung sai sót nếu ngân hàng phát hiện có lỗi
sai. Thời gian quy địn nếu ngân hàng tiếp nhận hồ sơ từ NXK xet thấy có gì sai
sót thì trong vòng sớm nhất 7 ngày làm việc phải thông báo cho NXK để hoàn
thiện hồ sơ.
8. Bên yc mở thư tín dụng:
:50: Appicant
Ha Tien 1 Cement Joint Stock Company
9. Bên hưởng lợi từ phương thức thanh toán tín dụng:
:59: Beneficiary
Central National – Gottesman
Europe GMBH

Altmannsdorfer Strasse 74
1120Vienna, Autria
10.Tổng số tiền và đơn vị tiền tệ quy ước của thư tín dụng
:32B: Currency code, amount
USD1,100,000.00
Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau.
Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng
một số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền
bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt
được.
11.Dung sai số tiền cho phép:
:39A: Percentage creadit amount tolerance
05/05
12.Mục quy định việc thanh toán L/C sẽ có hiệu lực tại nơi đâu để nhà xuất
khẩu sẽ nhận được tiền…bởi điều khoản nào, cách thức nào…
:41D: Available with ……by ……..
Any bank in Autria
By negotiation
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --13--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Đối với L/C này nhà xuất khẩu sẽ nhận được thanh toán tại bất kỳ NH nào ở
Autria thông qua thương lượng giữa các bên.
Nếu bạn đang ở tư thế nhà XK, có các cách ghi như sau:
Available by payment at advising bank’s counter
Available by payment at your counter
Available by payment at the issuing bank’s counter
Available with (name of bank) by payment
Cách thức trả tiền thông qua NH thương lượng
Available any bank in beneficiary ‘s country by negotiaton
Available with advising bank by Negotiation

13.Dự thảo thanh toán( người thanh toán cho NXK là ai?)
:42C: Drafts at….
90 days afterB/L date
For 100pct of invoice value
14.Đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán:
:42A: Drawee
BFTVVNVX007
PHẦN 2:
Cách thức chuyển giao hàng hóa, mô tả về hàng hóa chuyển giao
A. Cách thức giao hàng
1. Cách thức giao hàng
:43P: Partial Shipments
Permtitted, Allowed ( NXK có thể chuyển giao hàng thành từng phần)
Prohibited( NXK không được quyền chuyển giao hàng hóa thành từng phần mà
phải chuyển tải một lần duy nhất)
2.Trung chuyển qua trạm trung gian
:43T: Transshipment
Prohitted(hiểu như trên)
B. Địa điểm bốc dở hàng
1. Địa điểm xuất hóa đơn
:44A: Place of taking in charge/dispatch from/place of receipt
2. Địa điểm Xuất hàng:
:44E: Port of Loading/ Airport of departure
Any port in Europe
3. Địa điểm hàng được gửi đến
:44F: Port of discharge/Airport of destination
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --14--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
ICD 2 Phước Long Port, HCM city, Vietnam
C. Thời gian giao hàng cuối cùng:

:44C: Lastest Date of Shipment
091130
1. Thời hạn giao hàng có thể được ghi như sau:
Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later
than… hoặc ghi time of delivery: latest December 31
st
, 2000 or earliest
September 1 st,2001
Trong vòng:shipment must be effected during…
Khoảng: shipment must be about…
2. Ngày cụ thể: shipment must be effected on…
Thời hạn giao hàng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Đây là thời
hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi
thư tín dụng có hiệu lực.
Ví dụ:
:44D: Shipment Period
+ For 1
st
shipment and 2
nd
shipment: Latest 060701
+ For 3
rd
shipment: Latest 070101 but not before 061215
+ For 4
th
shipment:Latest 070501 but not before 070415
Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
Nếu hai bên thỏa thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì
ngân hàng mở tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.
D. Mô tả hàng hóa:
:45A: Description of goods and/or services
PHẦN 3:
Các thông tin có liên quan khác: chứng từ đi kèm, ngân hàng thông báo,
cam kết của ngân hàng …
A. Chứng từ Yêu cầu:
:46A: Documents Required
Đây là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán
là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng
hóa của người xuất khẩu để tiến hàng việc trả tiền cho người thụ hưởng
Ngân hàng mở thư tín dụng thường yc người hưởng lợi đáp ứng những yếu
tố liên quan tới chứng từ sau đây:
(các loại chứng từ phải xuất trình căn cứ theo yêu cầu đã được thỏa thuận
trong HĐTM)
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --15--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Thông thường bộ chứng từ gồm có:
- Hối phiếu thương mại(Commerial Bill of Exchange)
- Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice)
- Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)
- Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Chứng nhận trọng lượng (Certificate of Quality)
- Danh sách đóng gói (Packing List)
- Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)
Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại
Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ
B. Những điều kiện đi kèm:
47A: Additional Conditions

C. Các khoản phí:
:71B: Charges
A. Thời hạn xuất trình chứng từ:
:48: Period of presentation
Documents must be presented within 21 days after shipment date but
within the validity of the creadit
Tại mục này, nhà xuất khẩu phải đảm bảo chắc chắn rằng có đầy đủ hồ sơ
chứng từ để trình trong thời gian L/C quy định, nếu khống rắc rối có thể xảy ra.
Nếu như trong L/C không đề cập đến ngày xuất trình, thì nhà xuất khẩu
phải hiểu rằng: “ Ngân hàng sẽ không chấp nhận hồ sơ nếu quá 21 ngày kể từ
ngày chuyển giao hàng theo L/C quy định (theo UCP điều 43.a)
B. Hướng dẫn xác nhận:
:49: Confirmation Instructions
Without
Chú ý:
Nếu trong L/C ghi chú là:
“No mail confirmation will follow” hay “without” tức có nghĩa là L/C này
có hiệu lực ngay tức khắc khi bạn nhận được L/C và không còn tài liệu đính
kèm xác nhận nào được gửi sau đó.
Còn nếu L/C ghi là:
“full details to follow” hay “the mail confirmation is to be the operative
credit instrument” thì khi nhận được L/C bạn phải chờ đợi các tài liệu đi kèm
L/C và L/C này chưa có hiệu lực 1 cách đầy đủ.
C. Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --16--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng
mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở. Đôi khi phần này sẽ ko
cần thể hiện vì bản chất cùa thư tín dụng là 1 sự cam kết. Nội dung của phần
cam kết sẽ mang ý nghĩa sau: “Chúng tôi cam kết với những người ký phát

hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết
khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán
khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng
sẽ được thanh toán.”
Trong L/C, phần này được thể hiện ở mục:
“: 78:INSTR. TO PAYING/ACCEPTING/NEG. BANK
III. Bộ chừng từ trong thanh toán quốc tế
Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế gồm có:
- Chứng từ tài chính (Financial Documents): là chứng từ được sử dung thanh
toán chi trả gồm có: hối phiếu,giấy nhận nợ,Sec hoặc các phương tiện thanh
toán tương tự
- Chứng từ thương mại (Commercial Documents): thông thường gọi là chứng
từ hàng hóa nhầm thuyết minh về tình trạng hàng hóa và bao bì hàng hóa
gồm có:
- Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)
- Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice)
- Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)
- Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Chứng nhận trọng lượng (Certificate of Quality)
- Danh sách đóng gói và bảng kê chi tiết trọng lượng (Packing List and
weight list)
- Các giấy chứng nhận vè hàng hóa:
Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng/chất lượng (Certificate of
Quantity/Weight/Quality)
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vất/Động vật (Phytosanitary/Veteniary
certificate)
Giấy chứng nhận khử trùng (Fumigation certificate)
Giấy chứng nhận phòng dịch (Health certificate)
Giấy chứng nhận kiểm tra (Inspection certificate)

- Các chứng từ thanh toán khác
IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --17--
Nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
1. Khái niệm:
Điều 2 trong UCP 500 của Phòng Thương Mại Quốc Tế đưa ra một định nghĩa
hoàn chỉnh hơn, theo đó, tín dụng chứng từ là : Bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc
miêu tả như thế nào, theo đó ngân hàng (« ngân hàng phát hành ») hành động
theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (« người yêu cầu mở thư tín dụng ») hoặc
đại diện cho chính bản thân mình :
· – Tthanh toán cho, hoặc theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc
chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng ký phát ; hoặc
· – Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối
phiếu ; hoặc
· – Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng,
với điều kiện chúng phù hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.
Tóm lại, Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một
ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng
(người xin mở thư tín dụng), cam kết sẽ trả số tiền nhất định cho một người thứ
ba, hoặc trả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng
lợi); hoặc sẽ trả, chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, khi xuất trình
đầy đủ cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp trong thư tín dụng.
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý cam kết trả tiền của ngân hàng mở đối
với người xuất khẩu khi họ hoàn thành đẩy đủ nghĩa vụ quy đinh việc trả tiền,
chấp nhận hoặc chiết khấu chứng từ, là cơ sở để người nhập khẩu xem xét trả
tiền cho khách hàng.
2. Các bên tham gia trong thư tín dụng chứng từ:
- Người mở thư tín dụng là người mua hàng( sau khi được thông báo bán

hàng của người bán hàng “đã sẵn sàng để giao”).
- Ngân hàng mở L/C là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, ngân hàng
này cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán hàng hay người hưởng lợi chỉ
định.
- Ngân hàng thống báo thư tín dụng là ngân hàng ở nứơc ngoài hưởng lợi
thực hiện việc thông báo L/C cho người hưởng lợi.
Ngoài các chủ thể trên, có thể có thêm sự tham gia của các ngân hàng trung gian
khác:
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --18--
Nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
- Ngân hàng xác nhận: nếu người bán hàng không tín nhiệm ngân hàng mở
L/C họ yêu cầu L/C phải được xác nhận bởi một ngân hàng khác gọi là
Ngân hàng xác nhận. Ngân hàng này thường phải là ngân hàng có uy tín
cao trong TTQT, có trách nhiệm cùng với ngân hàng mở trong việc thanh
toán L/C. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc một
ngân hàng khác theo yêu cầu của người bán.
- Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn
chưa đến hạn trả do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền trên theo uỷ
quyền của ngân hàng mỏ thư tín dụng.
- Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng được sự uỷ quyền của ngân hàng nhmở
chuyển tiền cho ngân hàng đòi tiền.
- Ngân hàng chấp nhận: là ngân hàng thực hiện chấp nhận hối phiếu kỳ hạn
- Ngân hàng chỉ định: là ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng có giá trị thanh
toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh toán
đối với bất cứ ngân hàng nào
- Ngân hàng bồi hoàn
- Ngân hàng chuyển nhượng

V. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ - Giải thích từng bước trong quy
trình:
1. Quy trình mở L/C
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà nhập khẩu lập giấy
đề nghị mở L/C đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị nhập mở tài khoản
ngoại tệ) để yêu cầu ngân hàng mở một L/C cho người bán hay nhà xuất khẩu.
* Chuẩn bị bộ hồ sơ mở L/C (nộp vào phòng TTQT của ngân hàng thương
mại):
- Giấy đề nghị mở thư tín dụng
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
- Giấy phép nhập khẩu, thư bảo lãnh ngân hàng (nếu có)… và một số
chứng từ khác
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --19--
Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo
Nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu
(1) Giấy
đề nghị
mở L/C
(2) L/C
Hợp đồng
(3) L/C
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
- Báo cáo tài chính
- Phương án sản xuất kinh doanh
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu vay ngân hàng thanh toán L/C hoặc mở
L/C trả chậm)
* Phòng tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ (hồ sơ mở L/C ký quỹ dưới 100%)
 quyết định
- Chấp nhận hoặc từ chối mở L/C

- Mức ký quỹ L/C
* Khách hàng tiến hành ký quỹ L/C
- Khách hàng tiến hành ký quỹ L/C, nếu số dư TK tiền gửi ngoại tệ không
đủ để ký quỹ thì có thể xin mua ngoại tệ ký quỹ L/C
- Ngân hàng mở L/C hoàn tất hồ sơ mở L/C
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng của nhà nhập khẩu và các chứng
từ có liên quan, nếu đồng ý thì ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoảnt
tín dụng số tiền ký quỹ bằng 100% trị giá thư tín dụng, trong trường hợp L/C trả
ngay hoặc một tỷ lệ phần trăm trên trị giá thư tín dụng, trong trường hợp L/C trả
chậm
- Ngân hàng phát hành L/C
- Soạn thảo L/C – kiểm tra L/C
- Xin test
- Xin ý kiến của lãnh đạo phòng
- Chuyển L/C qua hệ thống Swift
- In L/C giao cho nhà nhập khẩu
- Thu phí
Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gửi đến, ngân hàng
thông báo sẽ kiểm tra, xác báo điện mở thư L/C, rồi chuyển bản chính L/C cho
nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn. Nếu gửi bằng thư thì kiểm
tra chữ ký, nếu gửi điện thì kiểm mã
- Ngân hàng thông báo L/C
- Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C
- Kiểm tra nội dung L/C
- Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C nếu có (thông báo L/C)
- Thu phí: phí thông báo, phí xác nhận (nếu có), điện phí
2. Quy trình thanh toán L/C
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --20--
Ngân hàng mở L/C NH phục vụ nhà xuất khẩu
(7) thanh toán

(6) Bộ chứng từ
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Bước4: Nhà xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến,
tiến hành kiểm trả và đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký trước
đây. Sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên
nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ
sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng:
- Nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra L/C nếu đồng ý thì chuẩn bị hàng
- Giao hàng
- Nếu không đồng ý có quyền điều chỉnh thư tín dụng (trước khi giao hàng,
trước khi xuất trình bộ chứng từ và NH thông báo, và phải trong thời gian
còn hiệu lực của L/C)
Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ
thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng, xuất trình cho ngân hàng
thông báo để yêu cầu thanh toán:
- Nhà xuất khẩu nộp bộ chứng từ
Nhà xuất khẩu tiến hành nộp bộ chứn từ vào NH thông báo, bao gồm:
- Bộ chứng từ
- Bảng kê chứng từ (2 liên)
Bước 6: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do
nhà xuất khẩu nộp vào:
- NH thông báo làm thủ tục tiếp nhận bộ chứng từ
- Kiểm tra bộ chứng từ: Kiểm tra trên bề mặt bộ chứng từ phù hợp với điều
khoản điều kiện L/C một cách cẩn thận và hợp lý:
o Kiểm tra sơ bộ
o Kiểm tra chi tiết
 Tính chân thật
 Tính thống nhất (từng chứng từ và giữa các chứng từ)
 Tính đầy đủ (bao nhiêu loại, số lượng mỗi loại)
- Xử lý chứng từ

o Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ
Nhẹ: bổ sung sửa đổi chứng từ
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --21--
Nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu
(4) Hàng hóa
(5) bộ chứng
từ
(8) thanh
toán
(9) thanh toán và
nhận bộ chứng
từ
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Năng: đề nghị chuyển sang phương thức khác
- Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì NH thông báo sẽ chuyển bộ chứng từ ra nước
ngoài (đến NH phát hành L/C)
Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất
khẩu gửi đến, tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định trên
L/C đã mở trước đây. Nếu thấy phù hợp ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho
bên xuất khẩu theo lệnh của ngân hàng thông báo:
- Ngân hàng mở L/C làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra bộ chứng từ
- Xử lý chứng từ
o Bộ chứng từ hợp lệ: NH mở L/C thanh toán / chấp nhận thanh toán
o Bộ chứng từ bất hợp lệ: giành quyền quyết định thanh toán cho nhà
nhập khẩu
Bước 8: Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất
khẩu, ngân hàng báo có cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn
đã được chấp nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối

của ngân hàng mở L/C
Bước 9: Ngân hàng mở L/C yếu cầu người xin mở L/C thanh toán và chuyển bộ
chứng từ cho người xin mở L/C (nhà nhập khẩu)
VI. Phân tích chi tiết quy trình thanh toán L/C
Toàn bộ quy trình thanh toán tín dụng chứng từ đã được nhóm tổng hợp theo
quy trình nghiệp vụ ở vị trí ngân hàng phục vụ nhà Nhập khẩu và ngân hàng
phục vụ nhà xuất khẩu
Hiện nay tất cả các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đều chia làm 2
mảng
Thanh toán xuất khẩu
Thanh toán nhập khẩu
Nhóm chúng tôi sẽ trinh bày chi tiết quy trình thanh toán tín dụng thông qua các
nghiệp vụ mà các ngân hàng đang có hiện nay
Dưới đây là nghiệp vụ thanh toán xuất-nhập khẩu của Eximbank
1. Nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu
Thanh toán nhập khẩu
Eximbank hân hạnh phục vụ tất cả các Quý khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu có chứng từ qua
Ngân hàng chúng tôi. Các phương thức thanh toán nhập khẩu gồm:
Thư tín dụng Nhập khẩu (L/C nhập)
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --22--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
Nhờ thu chứng từ Nhập khẩu
THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU (L/C NHẬP)
Trình tự thủ tục thực hiện
Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu gởi Eximbank:
01 bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu Eximbank)

L/C trả ngay: L/C trả chậm:
01 bản sao Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ tương đương như hợp đồng (nếu có)
01 bản sao chứng thư bảo hiểm (Đối với những L/C mở có giá trị không bao gồm bảo hiểm nhưng không ký quỹ

đủ)
01 bản sao Hợp đồng uỷ thác (Nếu nhập khẩu ủy thác)
Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (Đối với các mặt hàng trong danh
mục nhập khẩu có điều kiện)
01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số Xuất Nhập Khẩu của doanh nghiệp (Nếu Quý
khách đến giao dịch lần đầu)
Xem hồ sơ và phát hành L/C:
Nếu ký quỹ đủ 100% trị giá L/C hoặc đã có thỏa ước về hạn mức mở L/C với Eximbank: Quý khách gửi hồ sơ đề
nghị mở L/C trực tiếp tại Phòng Thanh Toán Nhập Khẩu.
Nếu ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá L/C: Quý khách liên hệ trực tiếp với Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp Eximbank
(ĐT: 8.210052) để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục bảo lãnh, vay tín dụng, thế chấp hoặc cầm cố cũng như thỏa
thuận mức ký quỹ và nộp hồ sơ đề nghị mở L/C tại đây để được xét duyệt.
Trường hợp Quý khách có nhu cầu mua ngoại tệ để ký quỹ mở hoặc thanh toán L/C, Quý khách có thể liên hệ trực
tiếp với Phòng Kinh Doanh Ngoại tệ Eximbank (ĐT: 9142451).
EXIMBANK thực hiện mở L/C trong vòng 1 ngày làm việc
Ký hậu vận tải đơn của đơn vị/Phát hành Thư Bảo Lãnh nhận hàng
Trường hợp hàng về Việt Nam trước khi chứng từ gởi đến EXIMBANK, Quý khách muốn nhận hàng ngay (Trên sơ
sở Quý khách ký quỹ đủ trị giá hóa đơn hoặc có bảo lãnh của Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp):
1. Nếu có vận tải đơn do người bán gởi trực tiếp đến Quý khách: Eximbank sẽ ký hậu vận tải đơn trên cơ sở công
văn đề nghị ký hậu và chấp nhận bất hợp lệ (nếu có) của bộ chứng từ (Mẫu đề nghị ký hậu B/L)
2. Nếu không có vận tải đơn do người bán gởi và Quý khách có yêu cầu, Eximbank sẽ phát hành thư bảo lãnh nhận
hàng (Mẫu Thư bảo lãnh nhận hàng | Tiếng Việt | Tiếng Anh ) Chứng từ xuất trình để phát hành :
2.1. Ít nhất 2 bản chính thư bảo lãnh nhận hàng (Eximbank lưu bản chính)
2.2. Bản sao Invoice, B/L /AWB
Xử lý chứng từ và thực hiện thanh toán
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ do Ngân hàng nước ngoài gởi đến, Eximbank sẽ thông báo ngay đến Quý khách.
Trên cơ sở Quý khách đã ký quỹ đủ trị giá của bộ chứng từ hoặc có bảo lãnh của và Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp :
Đối với L/C trả ngay:
Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho Quý khách và thực hiện thanh toán cho Ngân hàng
nước ngoài theo điều kiện L/C .

Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho Quý khách ngay khi Quý khách ký chấp nhận
bất hợp lệ và đồng ý thanh toán .
Đối với L/C trả chậm:
Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho Quý khách ngay khi Quý khách ký xác nhận ngày
đáo hạn.
Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho Quý khách ngay khi Quý khách ký chấp nhận
bất hợp lệ và đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn.
Khi đến hạn thanh toán Eximbank sẽ ghi nợ tài khoản Quý khách để thanh toán cho Ngân hàng nước
ngoài.
Lưu ý:
Đối với bộ chứng từ đã được ký hậu vận tải đơn hoặc đã được EXIMBANK phát hành thư bảo lãnh nhận hàng trước,
Eximbank sẽ thông báo ngày thanh toán đến Quý khách và thực hiện thanh toán theo điều kiện của L/C
1.1. Phát hành L/C:
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --23--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
* Bước 1: xin mở tín dụng thư (L/C)
1.1.1. Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:
Giả sử là trong hợp đồng các bên đã đồng ý thanh toán bằng L/C, người nhập
khẩu cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu Ngân
hàng mở.
− L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%.
− L/C phát hành bằng vốn tự có, người nhập khẩu không ký quỹ đủ 100%
và/hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức.
− L/C phát hành bằng vốn vay của Ngân hàng.
Hiện nay các Ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ (100%; dưới 100% hoặc không
cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:
- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp
- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với Ngân hàng,
- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp,
- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu,

- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập
khẩu.
* Cách thức ký quĩ:
− Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân
hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ. Phòng nhập
khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ
chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện.
− Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai
cách sau:
+ Mua ngoại tệ để ký quỹ;
+ Vay ngoại tệ để ký quỹ.
1.1.2. Hồ sơ yêu cầu mở L/C:
a. Ðể được mở L/C, doanh nghiệp phải nộp tại Ngân hàng:
− Giấy đăng ký kinh doanh,
− Có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng: muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất
500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --24--
Mở tín dụng thư
Thụ lý hồ sơ và tiến hành mở thư tín dụng
Chuyển giao thư tín dụng
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
+ Quyết định thành lập Công ty,
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng.
b. Sau khi xem xét nguồn vốn, người nhập khẩu căn cứ vào nội dung hợp
đồng để làm đơn yêu cầu Ngân hàng phát hành L/C.
Vì Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy người nhập
khẩu nên xem xét kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không
bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là người nhập khẩu vi phạm hợp đồng.
c. Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, người nhập khẩu cần
xuất trình tại ngân hàng các giấy tờ sau:

− Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu),
− Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương
đương như hợp đồng,
− Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
(đối với khách hàng giao dịch lần đầu),
− Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên
ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).
d. Sau khi xem xét nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng,
Ngân hàng sẽ quyết định việc phát hành L/C.
Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những
qui định đã nêu ở trên người nhập khẩu cần gửi cho Ngân hàng những giấy tờ
như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt
Hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn vay.
Ví dụ:
“Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu gởi Eximbank”
• 01 bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu Eximbank) (L/C trả ngay, L/C
trả chậm)
• 01 bản sao Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ tương đương như hợp đồng
(nếu có)
• 01 bản sao chứng thư bảo hiểm (Đối với những L/C mở có giá trị không bao
gồm bảo hiểm nhưng không ký quỹ đủ)
• 01 bản sao Hợp đồng uỷ thác (Nếu nhập khẩu ủy thác)
• Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quả nlý chuyên
ngành (Đối với các mặt hàng trong danh mục nhập khẩu có điều kiện)
• 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số Xuất Nhập
Khẩu của doanh nghiệp (Nếu Quý khách đến giao dịch lần đầu)”
* Bước 2: Ngân hàng chính thụ lý hồ sơ và tiến hành mở thư tín dụng cho
doanh nghiệp:
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --25--

×