Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

slide bài giảng hướng dẫn chơi tập cho trẻ nhà trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.35 KB, 14 trang )

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG CHƠI – TẬP


Hoạt động Chơi – Tập
trong Chương trình Giáo dục mầm non
• Thời gian chơi - tập của trẻ ở trường MN phân
bổ như sau:
- Đối với trẻ 3 tháng -18 tháng tuổi: 2 lần/ngày,
mỗi lần 50 - 60 phút.
- Đối với trẻ 18-36 tháng tháng tuổi: 2
lần/ngày với 2 khung thời gian 110 -120 phút
và 50 - 60 phút.


1. Các hoạt động giáo dục trong chương
trình GDMN
- Hoạt động giao lưu cảm xúc: đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với
người thân, tạo cảm xúc hớn hở, luyện tập và phát triển các giác
quan, hình thành mối quan hệ ban đầu với những người gần gũi. Đây
là hoạt động chủ đạo của trẻ dưới 12 tháng.
- Hoạt động với đồ vật: đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới
đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ
dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan... Đây là
hoạt động chủ đạo của trẻ từ 12-36 tháng tuổi.
- Hoạt động chơi: Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận
động và khám phá thế giới xung quanh, hình thành mối quan hệ với
những người gần gũi. ở độ tuổi này, trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi
phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian.



1. Các hoạt động giáo dục trong chương
trình GDMN
- Hoạt động chơi – tập có chủ định là hoạt động kết hợp

yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này được tổ
chức nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
tình cảm kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về
thẩm mỹ.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Đây là hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ đồng thời tập cho
trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hàng
ngày và tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui khỏe.


TỔ CHỨC CHƠI – TẬP
• Tổ chức chơi - tập cho trẻ được thực hiện 2 lần/ngày, thời
lượng chơi - tập tùy thuộc vào từng độ tuổi và nội dung cụ thể
của từng hoạt động giáo dục.
• Hoạt động Chơi - tập có chủ định là hoạt động kết hợp yếu tố
chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
giáo viên. Hoạt động này được tổ chức nhằm thực hiện nội
dung thuộc các lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi trong Chương
trình GDMN: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát
triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và những
yếu tố ban đầu về thẩm mĩ.
• Nội dung hoạt động chơi - tập có chủ định thực hiện theo
hướng tích hợp: một nội dung là trọng tâm, thực hiện tích hợp
một nội dung khác và mang tính bổ trợ cho nội dung trọng tâm.



TỔ CHỨC CHƠI – TẬP
• Chơi tự do với các đồ chơi, hoạt động theo ý thích được
xem kẽ với các hoạt động chơi-tập có chủ định.
• Trong quá trình thực hiện chơi- tập có chủ định, giáo viên
phối hợp xem kẽ hợp lý giữa nội dung có tính chất động
với nội dung có tính chất tĩnh.
• Các hoạt động chơi - tập của trẻ nhà trẻ cần đặc biệt lưu
ý phải được thực hiện trên nguyên tắc phù hợp sự phát
triển của lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ, tạo ra sự khỏe
mạnh của cơ thể và sảng khoái về tinh thần, tránh đưa ra
những hoạt động không phù hợp với thể lực của trẻ.
Giáo viên lên kế hoạch đảm bảo mỗi trẻ trong nhóm lớp
đều được tham gia vào hoạt động chơi - tập có chủ định.


Tổ chức hoạt động chơi - tập cho trẻ 24 - 36
tháng tuổi
1. Hoạt động chơi - tập sau giờ đón trẻ ( 8h00-10h00)
1.1. Chơi- tập có chủ định: 01 lần vào buổi sáng, sau giờ đón trẻ.
- Tập với nhóm nhỏ 10-12 trẻ, theo nội dung của từng độ tuổi;
mỗi lần tập từ 10-15 phút, tùy nội dung hoạt động, sự hứng
thú của trẻ trong nhóm.
- Nội dung: Trong chương trình, thực hiện theo hướng tích hợp.
Tổ chức hoạt động tĩnh như nhận biết tập nói, nhận biết phân
biệt, đọc thơ, kể chuyện…. lần lượt trẻ được tham gia vào hoạt
động này. Sau đó giáo viên tổ chức các hoạt động động như
vận động, âm nhạc.
- Hình thức: Theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân.



Tổ chức hoạt động chơi - tập cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
1.2 Chơi tự chọn
- Giữa 2 hoạt động tập luyện có chủ định giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi
nhẹ nhàng, khuyến khích sự tham gia của tất cả trẻ. Mỗi trò chơi, cho trẻ
chơi 3-4 lần, tùy theo hứng thú của trẻ, có thể chuyển sang trò chơi khác,
tốt nhất nên chọn những trò chơi phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và trò chơi nên
có kết hợp vận động và lời ca tạo ra sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ. Trẻ có thể
chơi tự do theo nhu cầu.
- Hoạt động với đồ vật: Tổ chức trong thời gian chơi – tập (VD: sau thời
gian chơi – tập có chủ định…), thời gian đón, trả trẻ. Nên có các đồ vật
màu sắc (xanh, đỏ), hình dạng (tròn, vuông), kích thước (to, nhỏ), xâu hạt,
xếp hình, đất nặn…
- Chơi thao tác vai: Tổ chức vào thời điểm chơi – tập ở các khu vực hoạt
động, có thể chơi 15-20 phút tùy theo hứng thú của trẻ. Trẻ chơi các thao
tác vai phản ánh sinh hoạt: bế em, cho em ăn, kéo đẩy ô tô. Chơi theo nhóm
4-5 trẻ.
- Dạo chơi ngoài trời: Tùy điều kiện thời tiết, tổ chức cho trẻ vận động ngoài
trời và hoạt động khám phá thiên nhiên.


Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 24 - 36
tháng tuổi
2. Hoạt động chơi - tập sau giờ ăn phụ (14h -15h hoặc
14h30 -15h30)
• Hoạt động này diễn ra trong 50-60 phút thường vào
buổi chiều. Thời điểm này giáo viên thường tổ chức
các hoạt động, trò chơi: xâu hạt, xếp hình, chơi trò
chơi thao tác vai, trò chơi phát triển ngôn ngữ, trò
chơi phát triển cảm giác, vận động, lô tô… nhằm ôn

luyện những nội dung đã tập trong buổi sáng.
• Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý để trẻ có cơ hội
để chơi ở các khu vực khác nhau.


Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi – tập
1. Bắt đầu từ trẻ
2. Mục đích: Xác định rõ yêu cầu cần đạt ở trẻ, có tính khả thi,
không quá dễ hoặc quá khó.
3. Thời lượng: phù hợp với lứa tuổi
4. Chuẩn bị:
- Đồ dùng, phương tiện: Đủ cho mỗi trẻ, đảm bảo an toàn, phù hợp
với mục tiêu hoạt động, không quá cầu kỳ và mất nhiều công sức
chuẩn bị của cô giáo.
- Không gian, thời gian: Mỗi trẻ đều cần có đủ thời gian và không
gian để thực hiện các hoạt động để đạt mục đích.
- Chuẩn bị tâm lý phấn khởi, hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt
động.


Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi - tập
5. Tiến hành:
•- Tổ chức sắp xếp vị trí đảm bảo từng trẻ đều dễ dàng thực hiện hoạt động, cô giáo
bao quát được trẻ (đối với trẻ nhỏ, tập luyện cá nhân…)
•- Cô giáo thể hiện sự hứng thú, hưng phấn và tâm trạng thoải mái;
•- Tạo bầu không khí vui vẻ, tôn trọng trẻ luôn khuyến khích trẻ thamgia hoạt động;
•- Giọng nói của cô nhiệt tình, âu yếm, đủ to để quán xuyến trẻ. Lời nói rõ ràng,
mạch lạc, ngắn gọn, trẻ có thể hiểu được nội dung cô chuyển tải;
•- Các thao tác hướng dẫn phải rõ ràng, từ tốn, mỗi động tác được làm cùng với lời
nói, đồ dùng minh họa đủ lớn để tất cả các trẻ đều nhìn thấy;

•- Bao quát và kiểm soát được được tất cả các trẻ và có hướng dẫn phù hợp trong
từng trường hợp;
•- Thực hiện mục tiêu của hoạt động có sự xử lý linh hoạt phù hợp với thực tế hoạt
động.


Lưu ý lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện
chơi – tập có chủ định
1. Lựa chọn nội dung
- Phù hợp với độ tuổi
- Phù hợp với lĩnh vực phát triển và mang tính
tích hợp
- Đảm bảo nguyên tắc phát triển


Lưu ý lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện
chơi – tập có chủ định
2. Tổ chức thực hiện
- Đặc điểm cá nhân
- Không gian
- Thời gian
- Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
- Tích hợp


Trân trọng cảm ơn!




×