THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH QUẢNG NAM
2.1.Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 18-12-2002, Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Cấp II Tam Kỳ trực thuộc
Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Quảng Ngãi ra đời.
Ngày 03-07-2006, Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Quảng Nam (VCB Quảng
Nam) khai trương hoạt động, trụ sở đặt tại số 35 Trần Hưng Đạo-thành phố Tam Kỳ,
Quảng Nam; hoạt động độc lập, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo uỷ quyền, phân
cấp của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam; trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác có liên quan; đồng thời tổ chức
điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám
đốc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Quảng Nam phân cấp, phân công.
Tính đến nay, VCB Quảng Nam đã thành lập được năm phòng giao dịch: Phòng
giao dịch Chu Lai huyện Núi Thành, Phòng giao dịch Tam Kỳ tại Thành Phố Tam Kỳ,
Phòng giao dịch Duy Xuyên tại Huyện Duy Xuyên, Phòng giao dịch Hội An tại Thành Phố
Hội An, Phòng giao dịch Điện Nam-Điện Ngọc huyện Điện Bàn….
2.1.2.Sơ đồ tổ chức
P.G dịch Tam Kỳ
P.G dịch Hội An
Phòng.G dịch Chu lai
P. HChính Nhân Sự
P. Ngân Quỹ
P. Quản Lý Nợ
P. Thể Nhân
P. TTQT
P. Kế Toán
P. Pháp Nhân
P.G dịch Điện Nam-Điện Ngọc
P. KDDV
P.G dịch Duy Xuyên
Phó Giám
Đốc
Giám
Đốc
Tổ
Tổng Hợp Vốn
Tổ
Kiểm Tra Nội Bộ
Phó Giám
Đốc
Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.1.3.Chức năng từng phòng ban
Phòng giao dịch Tam Kỳ: Tổ chức các hoạt động huy động vốn đối với các tổ chức
kinh tế, dân cư theo đúng chính sách của VCB Quảng Nam và quy định của pháp luật;
tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, mua bán ngoại tệ trong phạm vi
uỷ quyền của Chi nhánh và một số hoạt động khác.
Phòng giao dịch Chu Lai: Tổ chức các hoạt động huy động vốn đối với các tổ chức
kinh tế dân cư theo đúng chính sách của VCB Quảng Nam và quy định của pháp luật;
tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, mua bán ngoại tệ trong phạm vi
uỷ quyền của Chi nhánh và một số hoạt động khác.
Phòng Kinh doanh Dịch Vụ: Cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng là cá
nhân, phát và thực hiện dịch vụ trả lương qua thẻ.
Phòng Thanh Toán Quốc Tế: Thực hiện thanh toán quốc tế tại Chi nhánh theo đúng qui
định, qui chế, qui trình nghiệp vụ hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) và
NHNT Việt Nam, đồng thời tuân thủ các qui ước quốc tế và nghiệp vụ thanh toán quốc
tế mà NHNT Việt Nam tham gia.
Phòng Hành chính-Nhân sự: Tham mưu và giúp Ban Giám đốc Chi nhánh trong công
tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại Chi nhánh theo đứng Bộ Luật Lao Động và
quy định hiện hành. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng mở rộng và phát triển hệ thống
mạng lưới hoạt động Chi nhánh trên địa bàn tỉnh theo phương hướng, kế hoạch phát
triển NHNT của Ban lãnh đạo theo từng giai đoạn nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút,
mở rộng khách hàng, khẳng định uy tín của NHNT với khách hàng trên thị trường.
Phòng Ngân Quỹ: Có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý tiền mặt, tài sản
quý, giấy tờ có giá….theo đúng quy trình, quy chế quản lý kho quỹ của Nhà Nước,
Ngân hàng Nhà Nước và NHNT Việt Nam.
Phòng Kế Toán: Phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức, tham mưu và giúp Ban giám
đốc Chi nhánh trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán-tài chính, báo cáo và hạch
toán kế toán tại Chi nhánh theo quy định kế toán hiện hành.
Bộ phận vi tính thuộc Phòng có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các công việc
liên quan về hệ thống mạng, quản lý các phần mềm ứng dụng.
Phòng Quan Hệ Khách Hàng: Có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ tín dụng
khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp triển khai các biện pháp
Maketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời duy trì và mở
rộng mối quan hệ khách hàng trên tất cả các sản phẩm ngân hàng.
Phòng Quản lý rủi ro: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi
ro thị trường…) và rủi ro riêng của từng dự án, từng khách hàng nhằm đảm bảo phát
triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiêu quả; thẩm định dự án, đánh
giá tính khả thi và hiệu quả của dự án.
Tổ Tổng Hợp Vốn: Tham mưu cho ban giám đốc về quản trị, điều hành lãi suất, tỷ giá
phí, huy động vốn VND và ngoại tệ tại CN theo đúng quy định về quản lý vốn và quản
lý ngoại hối.
Tổ Kiểm tra nội bộ: Tham mưu và giúp ban giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các văn bản của pháp luật, quy chế, quy định của NHNN và NHNT Việt
Nam; nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của CN, bảo vệ
lơi ích của Nhà Nước, của Ngân hàng và của khách hàng tại CN.
Phòng Quản lý nợ: Có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên
quan đến việc giải ngân và thu hồi nợ.
2.2.Thực trạng thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Nam
2.2.1.Kết quả kinh doanh thanh toán quốc tế của chi nhánh trong thời gian qua:
Mặc dù mới thành lập vào đầu năm 2006 nhưng VCB - Chi nhánh Quảng Nam đã
nhanh chóng hòa nhập vào thị trường ngân hàng vốn có tiềm năng này. Chi nhánh hoạt
động hiệu quả, cụ thể là bộ phận thanh toán quốc tế có doanh số ngày càng tăng, góp phần
không nhỏ vào doanh số chung của toàn Chi nhánh Quảng Nam.
Bảng 1.1: Tổng hợp doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Quảng
Nam.
(Nguồn: báo cáo hằng năm của phòng thanh toán quốc tế VCB – Chi nhánh Quảng Nam,
đơn vị tính USD)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số
hồ sơ
Doanh số
Số hồ
sơ
Doanh số
Số hồ
sơ
Doanh số
TT Nhập 200 10,008,058.77 650 58,005,205.45 960 46,955,961.48
TT Xuất 75 6,575,433.83 125 11,549,092.68 245 19,189,764
L/C Nhập 82
5,919,134.90
110 9,031,815.36 215 16,984,429.5
L/C Xuất 20
1,759,986
18 2,169,590.90 26
5,896,582.32
Nhờ thu
Nhập
4 243,549.26 7 910,168.54 5
2,646,038.91
Nhờ thu
Xuất
1 57,858 3 678,656.50 5 1,743,324.45
Tổng 24,564,020.76 82,344,529.43 93,416,100.66
Bảng 1.2: Thu nhập phí trong hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Quảng
Nam qua các năm:
(Nguồn: báo cáo hằng năm của phòng thanh toán quốc tế VCB – Chi nhánh Quảng Nam,
đơn vị tính VNĐ)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thu nhập từ
phí
504,139,189 906,611,473
1,657,564,36
7
Nhìn chung tình hình thanh toán quốc tế tại chi nhánh trong thời gian qua hoạt động
rất hiệu quả. Doanh số trung bình mỗi năm tăng mạnh đặc biệt năm 2007 đã lên trên 82
triệu USD.
Nhờ vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại và một phần do chính
sách tín dụng của VCB về tài trợ xuất nhập khẩu đã tác động tích cực đến việc tăng trưởng
doanh số TTQT của chi nhánh. Năm 2007 doanh số TTQT đạt 82 triệu USD, tăng gần gấp
3 lần so với năm 2006, đến năm 2008 đạt 93 triệu USD. Doanh số TTQT 3 năm qua không
ngừng tăng trưởng. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng năm 2007 lên đến 235%, năm 2008 do tác
động của khủng hoảng tài chính thế giới nên tốc độ này giảm một cách đáng kể chỉ còn là
14%. Cùng với xu hướng của cả nước doanh số nhập khẩu luôn cao hơn doanh số xuất
khẩu (doanh số nhập khẩu chiếm khoảng 55% trong tổng doanh số), doanh số TTQT nhập
khẩu của chi nhánh liên tục tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh
số (chiếm khoảng 73%) và có xu hướng tăng.
Trong khi năm 2007 phổ biến nhất là hình thức điện chuyển tiền nhờ tính nhanh chóng
và thủ tục đơn giản của nó được khách hàng ưa chuộng nhiều với tổng doanh số lên gần 70
triệu USD, tuy nhiên đây cũng là phương thức gặp nhiều rủi ro. Sang năm 2008 khi cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính lan rộng ra toàn cầu thì phương thức này không còn được ưa
chuộng như trước nữa bởi tính rủi ro của nó, và thay vào đó các doanh nghiệp lại thích sử
dụng L/C để phòng chống rủi ro trong việc thanh toán với các đối tác. Và qua bảng tóm tắt
trên ta thấy doanh số thanh toán qua phương thức chuyển tiền đã giảm đi một cách đáng kể
chỉ vào khoảng 65 triệu USD năm 2008 và thay vào đó doanh số L/C xuất nhập khẩu tăng
gần như gấp 2 đến 3 lần.
Qua bảng tóm tắt trên ta thấy hai hình thức điện chuyển tiền và L/C đã góp trên 90%
tổng doanh số thanh toán quốc tế tại chi nhánh .Tổng doanh số tăng thể hiện lượng khách
hàng đến giao dịch tại đây ngày càng nhiều và hoạt động xuất nhập khẩu tại Quảng Nam
ngày càng mạnh. Doanh nghiệp tiếp xúc ngày càng nhiều và cũng tỏ ra khá am hiểu về tầm
quan trọng của thanh toán quốc tế trong việc phòng chống rủi ro trong thanh toán với các
đối tác nước ngoài đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, cụ thể là số lượng mở
L/C ngày càng nhiều thay cho hình thức chuyển tiền như trước đây.
Phí dịch vụ từ đó cũng tăng theo dẫn đến doanh thu dịch vụ tại chi nhánh tăng. Chính
điều này làm cho hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Quảng Nam ngày càng trở
thành một trong những hoạt động mang lại nguồn doanh thu lớn cho chi nhánh trong mấy
năm qua.
2.2.2.Những sản phẩm TTQT tại chi nhánh hiện có:
a.Chuyển tiền bằng điện:
• Chuyển tiền đi bằng điện
+ Chuyển tiền bằng điện thanh toán hàng hóa
+ Chuyển tiền bằng điện thanh toán dịch vụ
+ Chuyển tiền bằng điện thanh toán khác
• Nhận chuyển tiền đến bằng điện
+ Chuyển tiền đến thanh toán hàng hóa
+ Chuyển tiền đến thanh toán dịch vụ
+ Chuyển tiền đến thanh toán khác
b.Nhờ thu
• Nhờ thu gửi đi ( nhờ thu xuất)
+ Nhờ thu kèm chứng từ xuất trả ngay
+ Nhờ thu kèm chứng từ xuất trả chậm
• Nhờ thu gửi đến ( nhờ thu nhập)
+ Nhờ thu kèm chứng từ trả ngay
+ Nhờ thu kèm chứng từ trả chậm
c.Tín dụng chứng từ ( xuất khẩu, nhập khẩu)
2.3.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại chi nhánh
Quảng Nam
2.3.1.Những quy định chung về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi
nhánh:
Các quy tắc của phòng thương mại quốc tế ( international Chamber of commerce – gọi tắt
là ICC)
• Quy tắc về thực hành thống nhất tín dụng chứng từ ( uniform custom and Practice
for Documentary Credit – UCP). Bản mới nhất là UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01
tháng 7 năm 2007.
• Thực hiện ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và kiểm tra chứng từ của tín dụng thư
do ICC ban hành (international standard banking practice – ISBP)
• Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng ( Uniform Rules for bank to
bank Reimbursement – URR 725) có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008 thay cho
URR 525.
• Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Việt
Nam như văn bản quản lý ngoại hối, luật điều chỉnh các chứng từ người bán xuất
trình thanh toán, luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hóa XNK, luật điều chỉnh hối
phiếu, sec, luật điều chỉnh hàng hải Việt Nam…
2.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh bằng thư tín dụng trong thời gian qua
Bảng 1.3: Thu nhập các loại phí TTQT của chi nhánh trong thời gian qua:
(Nguồn: báo cáo hằng năm của phòng thanh toán quốc tế VCB – Chi nhánh Quảng Nam,
đơn vị tính: VNĐ )
2006 2007 2008 Tỷ trọng(2008)
Phí thu từ LC
176,448,716.2 398,909,048.1 994,538,620.2 60%
Phí thu từ TT
302,483,513.4 453,305,736.5 579,147,628.5 35%
Phí thu từ nhờ
thu
25,206,959.4 54,396,688.4 83,878,118.3 5%
Tổng phí
504,139,189 906,611,473 1,657,564,367 100%
Bảng 1.4: Doanh số thanh toán bằng LC xuất nhập khẩu tại chi nhánh:
Đơn vị tính: USD
2006 2007 2008 Tỷ trọng (2008)
Doanh số Doanh số Doanh số
Tổng
LC
Tổng
TTQT
L/C Nhập
5,919,134.90 9,031,815.36 16,984,429.5 74.2% 18.2%
L/C Xuất
1,759,986 2,169,590.90 5,896,582.32 25.8% 6.3%
Tổng (LC)
7,679,120.9 11,201,406.26 22,881,011.82 100% 24.5%
Tổng TTQT
24,564,020.76 82,344,529.43 93,416,100.66 100%
VCB đã đưa ra chính sách tài trợ xuất nhập khẩu linh hoạt. Bên cạnh việc sử dụng
tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản… VCB có chủ trương chú trọng đến tài trợ xuất
khẩu bằng những chính sách tín dụng và ưu tiên hoạt động xuất khẩu trong các loại phí thu
từ những dịch vụ phục vụ hoạt động này. Hiện nay, VCB đã thực hiện tài trợ sau khi giao
hàng và tài trợ để sản xuất hàng xuất khẩu. Do sự phát triển của tín dụng doanh nghiệp và
chính sách chú trọng tài trợ xuất nhập khẩu làm cho doanh số thanh toán bằng phương thức
TDCT tại chi nhánh tăng mạnh qua các năm.
Trong ba PTTT chủ yếu là TT, nhờ thu và LC, doanh số của phương thức TT chiếm tỷ
trọng cao nhất khoảng 71%, nhờ thu khoảng 4.5% và L/C khoảng 24.5%. Tuy doanh số
chiếm 24.5% trong tổng doanh số TTQT của chi nhánh nhưng phí thu từ dịch vụ LC chiếm
khoảng 60% trong tổng phí dịch vụ TTQT thu được. Năm 2006, tỷ lệ phí dịch vụ thu từ
phương thức TDCT so với tổng phí TTQT là 35%, đến năm 2007 là 44% và đến 2008 là
60%. Như vậy, xét về cả doanh số và phí, phương thức TDCT đóng góp một phần đáng kể
trong tổng doanh số và phí thu được từ dịch vụ TTQT của chi nhánh.
Trải qua 4 năm hoạt động TTQT, dịch vụ TDCT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
chi nhánh Quảng Nam đã thu được những kết quả từ số lượng khách hàng sử dụng đến
doanh số và phí đem về từ dịch vụ này:
+Số lượng khách hàng tăng qua các năm và hiện tại đạt gần 10aQ0 khách hàng sử dụng
dịch vụ này.
+Doanh số thực hiện tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số TTQT.
+Phí thu được từ phương thức TDCT tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng
tăng trong tổng phí TTQT.
VCB Quảng Nam đã đạt được sự công nhận về chất lượng của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu đến đây và sự công nhận của toàn hệ thống VCB.
Qua kết quả đạt được và những đóng góp của dịch vụ thanh toán bằng phương thức TDCT,
ta thấy được vai trò quan trọng của phương thức này. Cùng với xu hướng phát triển của
phương thức TDCT trên thế giới, việc nâng cao chất lượng của PTTT này là một điều tất
yếu để VCB nói chung và Chi nhánh Quảng Nam nói riêng nâng cao được uy tín TTQT
trong cũng như ngoài nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiệp vụ TTQT bằng TDCT tại VCB cũng gặp
phải những rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ. Như vậy, cần phải tìm hiểu về
những rủi ro đã xảy ra, nguyên nhân, kinh nghiệm khắc phục và dự đoán những rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai để có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.4.Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu
2.4.1.Quy trình thanh toán xuất khẩu
Bước 1:Nhận và kiểm tra L/C
a)Tính chân thật bề ngoài của L/C
_L/C nhận được bằng SWIFT phải theo mẫu chuẩn của tổ chức SWIFT quốc tế
_L/C thông báo L/C nhận được bằng thư phải có xác nhận chữ kí đúng và hợp lệ của bộ
phận quan hệ NHĐL
b)Trạng thái L/C khi nhận
_L/C nhận được bị chập hoặc lỗi (điện SWIFT) bị mờ hoặc rách thư
_Điện thông báo ngay cho nơi gửi điện/thư yêu cầu chuyển phát lại nêu rõ NHNT không
chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào do việc chậm thông báo gây ra.
c)Các điều kiện, điều khoản L/C
_Tên và địa chỉ (hoặc tài khoản) Người hưởng lợi phải đầy đủ, rõ ràng
_Tên và địa chỉ đầy đủ (hoặc SWIFT code) của NHTB
_Loại L/C là không huỷ ngang (xác nhận, chuyển nhượng…)
_Loại L/C phải dẫn chiếu UCP áp dụng.
Bước 2:Thông báo L/C
a)Các hình thức thông báo:
_Thông báo sơ bộ
_Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi: lập thư thông báo gửi người hưởng lợi
_Thông báo qua Ngân hàng khác: lập thông báo bằng SWIFT/thư theo yêu mẫu
b)Phí thông báo: theo qui định ngân hàng
c)Xác thực L/C gốc:
_ L/C nhận được bằng SWIFT/Telex : Trên trang mặt gốc của L/C phải có chữ
ORGINAL, đóng dấu vuông có chữ “Joint stock commercial bank for Foreign Trade of
VN” và chữ kí được uỷ quyền.
_L/C nhận được bằng thư : Đóng dấu vuông có chữ “Joint stock commercial bank for
Foreign Trade of VN” và chữ kí được uỷ quyền.
d)Giao thông báo L/C
Giao ngay cho người hưởng lợi/NHTB khác 1 bản thư thông báo L/C, 1 bản L/C gốc
e)Lập hồ sơ theo dõi L/C
f)Thông báo sửa đổi L/C
_Lập thông báo trực tiếp cho người hưởng theo mẫu
_Lập điện SWIFT/Telex/thư thông báo qua ngân hàng theo mẫu
Bước 3:Xử lý chứng từ theo L/C
a)Nhận chứng từ :
_Kiểm tra loại chứng từ và số lượng chứng từ thực nhận so với liệt kê tên thư yêu cầu
thanh toán
_Ký nhận, ghi rõ người kí nhận chứng từ
_Sơ kiểm bộ chứng từ, đối chiếu bộ chứng từ với nội dung L/C và/hoặc với các sửa đổi
L/C (nếu có)
b)Kiểm tra chứng từ
_Kiểm tra sự phù hợp giữa bộ chứng từ được xuất trình với điều kiện, điều khoản qui định
trong L/C và sửa đổi L/C
_Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau
_Nếu có sai sót, tư vấn cho khách hàng sửa đổi, bổ sung các chứng từ.
c)Lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi Ngân hàng phát hành và rút số dư mặt sau L/C gốc
+Bộ chứng từ đòi tiền gửi Ngân hàng phát hành bao gồm :
_Thư đòi tiền NHPH (có đầy đủ chữ kí )
_Bộ chứng từ gốc theo L/C
d)Lập hồ sơ theo dõi L/C và lưu chứng từ
Bước 4:Chiết khấu chứng từ
a)Khi khách hàng là người xuất khẩu muốn chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất phải xuất
trình những chứng từ sau:
_ Giấy đề nghị chiết khấu bộ chứng từ
_ Bộ chứng từ gốc
_ L/C gốc
TTV kiểm tra lại giấy đề nghị chiết khấu BCT và chuyển sang bộ phận Quan hệ khách
hàng để quyết định tỷ lệ chiết khấu, nếu BCT phù hợp có thể chiết khấu 95% trị giá BCT,
nếu không thì tuỳ uy tín khách hàng mà thực hiện
Bước 5:Thanh toán
_Khi nhận được báo có từ TTTT trên IBT online thì tiến hành thông báo và thực hiện thanh
toán cho khách hàng.
_Thu phí thanh toán BCT hàng xuất, mức phí: 0.15% trị giá bộ chứng từ, min 20USD, max
200 USD
2.4.2.Rủi ro trong quy trình thanh toán xuất khẩu
Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chiết khấu bộ chứng từ:
Chiết khấu là việc ngân hàng được chỉ định thực hiện mua lại hối phiếu (được ký
phát cho một ngân hàng khác ngân hàng được chỉ định) và/ hoặc bộ chứng từ xuất trình
phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng vào hoặc
trước ngày ngân hàng chỉ định nhận được tiền hoàn trả.
Chiết khấu không truy đòi là NHCK không có quyền truy đòi người thụ hưởng khi
không nhận được thanh toán từ NHPH do bộ chứng từ bất hợp lệ hoặc NHPH mất khả
năng thanh toán. Trong trường hợp này, VCB sẽ gặp rủi ro không thu hồi lại được khoản
tiền đã cấp cho người thụ hưởng. Rủi ro này phát sinh do uy tín của NHPH không tốt,
nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng không vững và quan điểm khác nhau về tập quán ngân
hàng quốc tế.
Chiết khấu có truy đòi là NHCK có thể đòi lại số tiền đã cấp cho người thụ hưởng nếu
NHPH từ chối thanh toán bộ chứng từ. Trong trường hợp chiết khấu có truy đòi, rủi ro của
VCB phát sinh chủ yếu do uy tín của người thụ hưởng. Nếu khả năng và uy tín tài chính
của người thụ hưởng thấp, người thụ hưởng lập bộ chứng từ giả hoặc cố tình câu kết với
người mở thư tín dụng lừa đảo NHCK thì khả năng VCB gặp rủi ro là rất lớn.
Khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, VCB có thể gặp những
rủi ro phát sinh từ:
• Rủi ro phát sinh do tình hình kinh tế, chính trị - xã hội tại nước của ngân hàng phát
hành
Theo UCP, NHPH được miễn trách nhiệm trong các trường hợp bất khả kháng như
động đất, bạo động, chiến tranh, khủng bố…. Những bộ chứng từ xuất trình hoặc đến hạn
thanh toán trong thời gian các trường hợp bất khả kháng xảy ra, NHPH không có trách
nhiệm phải thanh toán. VCB sẽ không thu hồi được tiền đối với bộ chứng từ gửi đến
NHPH trong thời gian này. Đối với rủi ro này, VCB khó có thể kiểm soát và phòng ngừa.
• Rủi ro phát sinh do chủ thể liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu
+ Rủi ro phát sinh từ người yêu cầu mở thư tín dụng
Uy tín của người yêu cầu mở TTD ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền lợi của các bên
tham gia vào phương thức TDCT, trong đó có NHCK. Ý chí, khả năng tài chính của người
mở TTD sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ chối thanh toán của NHPH. Trong
trường hợp bộ chứng từ không phù hợp hoặc có những điểm không phù hợp không đáng
kể, không ảnh hưởng đến việc nhận hàng, nếu người yêu cầu mở TTD có thiện chí thanh
toán thì khả năng NHPH chấp nhận thanh toán là rất cao. Trong trường hợp ngược lại,
người mở TTD có khả năng thanh toán yếu hay bị phá sản hoặc không có ý chí nhận hàng,
muốn trì hoãn thời hạn thanh toán, muốn người bán giảm giá hàng bán, thì NHPH sẽ lấy đó
làm lý do từ chối thanh toán. Trong nhiều trường hợp, người yêu cầu mở TTD không muốn
thanh toán sẽ là động lực để NHPH cố tình tìm và bắt những điểm không phù hợp để từ
chối bộ chứng từ. Đối với rủi ro này, VCB cần phải cẩn trọng trong việc kiểm tra bộ chứng
từ và phải xét đến uy tín của NHPH và của người mở TTD trước khi chiết khấu bộ chứng
từ.
+ Rủi ro phát sinh từ ngân hàng phát hành
Trên thế giới số lượng ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản không
nhiều nhưng không phải là không xảy ra. Trong trường hợp này, VCB sẽ không thể thu hồi
lại được số tiền đã cấp cho người thụ hưởng từ NHPH.
+ Rủi ro phát sinh từ người thụ hưởng
Uy tín, khả năng tài chính của người thụ hưởng ảnh hưởng đến khả năng ngân hàng
chiết khấu thu hồi số tiền đã cấp cho người thụ hưởng nếu không nhận được thanh toán từ
NHPH trong trường hợp chiết khấu có truy đòi và người thụ hưởng còn giúp VCB có
những thông tin cần thiết về người yêu cầu mở TTD. Nếu người thụ hưởng không có uy tín
và khả năng tài chính yếu, VCB sẽ gặp rủi ro vì không truy đòi được số tiền đã chiết khấu
nếu NHPH từ chối bộ chứng từ. Bên cạnh đó, có những trường hợp người thụ hưởng cấu
kết với người mở TTD cố tình lừa đảo ngân hàng.
• Rủi ro phát sinh từ việc thực hiện nghiệp vụ
+ Rủi ro phát sinh từ việc kiểm tra bộ chứng từ
Kiểm tra bộ chứng từ là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ
xuất khẩu. Nếu việc kiểm tra bộ chứng từ không được thực hiện với một sự cẩn trọng thì sẽ
gây rủi ro cho ngân hàng chiết khấu. VCB có thể sẽ gánh chịu rủi ro không được hoàn trả
nếu đã chiết khấu bộ chứng từ mà không phát hiện những điểm không phù hợp. Vì vậy, khi
kiểm tra bộ chứng từ phải hết sức cẩn trọng để tránh những tranh chấp có thể xảy ra và bị
NHPH từ chối thanh toán do những điểm không đáng có. Bên cạnh kiểm tra bộ chứng từ
chiết khấu, ngân hàng còn phải tuân thủ UCP, ISBP và L/C về thời gian kiểm tra chứng từ,
nơi gửi chứng từ đòi tiền, nơi gửi điện đòi tiền, hình thức đòi tiền và các điều kiện khác khi