Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.81 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Chiến lược phát triển trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch I-
Ngân Hàng Công Thương Việt trong thời gian tới
Định hướng cơ bản trong hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng
Công Thương Việt Nam là tăng trưởng tín dụng phải tuyệt đối an toàn với cơ cấu tín
dụng cân đối, hiệu quả, bền vững. Do đó, hoạt động của Sở cần tập trung vào một số
nội dung sau:
- Về chất lượng nguồn thông tin: Tăng cường nắm bắt thông tin nhiều chiều về
khách hàng, nhất là khách hàng có dư nợ lớn, có quan hệ tín dụng với nhiều ngân
hàng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Nguồn thông tin về khách hàng
không chỉ dừng lại ở hồ sơ do khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng cần tăng
cường thu thập các thông tin từ các nguồn bên ngoài như nhà cung cấp, nhà phân
phối, các chủ nợ... để có được những đánh giá khách quan và đáng tin cậy về khách
hàng.
- Về công tác phân tích tín dụng: Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ khách hàng đang
có dư nợ tín dụng, phân tích, đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng để
có hướng đầu tư đúng, đảm bảo an toàn vốn. Đối với khách hàng có tình hình tài
chính yếu kém, công nợ nhiều, kinh doanh thua lỗ thì giảm dần dư nợ tiến tới chấm
dứt quan hệ tín dụng. Tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để tận thu các khoản
nợ khó đòi.
- Về công tác marketing ngân hàng: Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có
năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả
thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để cho vay, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi
đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho vay các
DNV&N, doanh nghiệp tư nhân, cá thể có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh, nhằm
tích cực chuyển cơ cấu dư nợ.
- Về chất lượng cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng cần nâng cao năng lực phân
tích những diễn biến của kinh tế thị trường để có chiến lược đầu tư đúng hướng. Bộ
phận tín dụng của Sở đặc biệt là phòng quản lý rủi ro cần nâng cao năng lực quản trị


rủi ro. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng cần có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề
nghiệp, thực hiện tốt việc thẩm định và quyết định cho vay; tính toán, xác định đúng
kỳ hạn trả nợ, trả lãi vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh, theo dõi kiểm tra sử dụng
vốn vay và đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, tuyệt đối không
để phát sinh nợ quá hạn.
Định hướng trên cho thấy ưu tiên hàng đầu của Sở Giao Dịch I trong thời gian
tới là nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở rà soát, sàng lọc lại khách hàng, giảm
thiểu dư nợ quá hạn, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng
Công tác chấm điểm tín dụng được triển khai tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng
Công thương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giảm dư nợ quá hạn tại
Sở. Tuy nhiên, để hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng, công tác chấm điểm tín
dụng cần được hoàn thiện cả về chất và lượng. Dưới đây là một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở:
3.2.1. Đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin
Thông tin là đầu vào quan trọng của mọi quá trình phân tích tín dụng, đặc biệt là
công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Thông tin trung thực, kịp thời
và chính xác sẽ đem lại một kết quả chấm điểm đáng tin cậy và là cơ sở cho phán
quyết tín dụng đúng đắn. Để đảm bảo tính trung thực của nguồn thông tin, Sở giao
dịch một cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin cơ
bản mà Sở có thể khai thác bao gồm:
Thông tin từ phía khách hàng: Đây là thông tin thiếu khách quan do người đi vay
có xu hướng cung cấp các thông tin đẹp cho ngân hàng khi xin cấp tín dụng. Tuy
nhiên, nguồn thông tin này lại vô cùng quan trọng vì có rất nhiều chỉ tiêu được sử
dụng để làm căn cứ chấm điểm lấy từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Trong đó, thông
tin được sử dụng nhiều nhất là từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để tăng
thêm tính trung thực và khách quan của báo cáo tài chính, Sở nên yêu cầu KH cung
cấp đầy đủ cả 4 báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính bởi lẽ các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cán bộ tín dụng có thể dựa vào

các thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để kiểm tra tính lôgic và hợp lý của báo
cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán hoặc ngược lại. Ngoài ra, thông tin
trên bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng vô cùng quan trọng, nó cung cấp các lý
giải và chỉ dẫn không được thể hiện trên báo cáo tài chính ví dụ như các phương pháp,
chế độ hạch toán kế toán mà doanh nghiệp sử dụng... Đồng thời, Sở nên yêu cầu các
KH nộp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhằm tăng cường tính trung thực,
đầy đủ. Bên cạnh đó, các cán bộ chấm điểm tín dụng cần tăng cường phỏng vấn trực
tiếp đối với KH, tăng cường kiểm tra đột xuất để có thể nắm được một cách xác thực
tình hình kinh doanh của KH. Cán bộ chấm điểm tín dụng cũng cần phải thường
xuyên cập nhật, tích luỹ thông tin về KH để có những hiểu biết sâu về doanh nghiệp
phục vụ cho công tác chấm điểm tín dụng của NH.
Thông tin từ bên ngoài: Nguồn thông tin này thường không được các NHTM
quan tâm một cách xác đáng. Tuy vậy, trong rất nhiều trường hợp, đây lại là nguồn
thông tin chính xác và khách quan nhất để đánh giá về doanh nghiệp. Sở nên thiết lập
các kênh thông tin với các đối tác của doanh nghiệp như chủ nợ, cơ quan quản lý Nhà
nước (cơ quan thuế), nhà cung cấp, nhà phân phối, các đại lý để khai thác nguồn
thông tin này một cách hiệu quả. Đối với các thông tin bên ngoài như trên, cán bộ
chấm điểm tín dụng cần thu thập các thông tin về sự thay đổi của nền kinh tế có tác
động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH; thông tin về xu hướng
phát triển của ngành nghề, lĩnh vực; hệ thống giá cả trong và ngoài nước; … Các
thông tin có được từ các nguồn trên có thể được sử dụng trong việc đánh giá các chỉ
tiêu phi tài chính như triển vọng ngành, thương hiệu sản phẩm, vị thế cạnh tranh…
Đặc biệt, Sở cần tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin với những ngân hàng
khác trong việc cung cấp cho nhau những thông tin về khách hàng, điều này có thể
giảm thiểu rủi ro trong công tác thu thập và xử lý thông tin.
Thông tin thu thập từ Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center-
CIC). Ngày 28/4/2004, sau 2 năm thí điểm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã kí quyết định số 473/ QĐ- NHNN chính thức cho phép CIC được xếp loại
doanh nghiệp. Việc hình thành Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam
có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường tài

chính và thị trường vốn ở Việt Nam. Chức năng chính của công ty là phân tích, xếp
hạng câc tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp; đánh giá và xếp hạng cổ phiếu, trái
phiếu doanh nghiệp. Theo đó, CIC có nhiệm vụ thu thập các thông tin tài chính, phi
tài chính về doanh nghiệp, sau đó tiến hành phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.
Đây là cơ sở mà các NHTM có thể tham khảo khi tiến hành chấm điểm tín dụng đối
với KH. CIC sẽ hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng,
giám sát và đánh giá khách hàng, kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả hơn. Ngân hàng
có thể tìm kiếm các nguồn thông tin và các kết quả đánh giá về doanh nghiệp từ CIC.
Hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng đã góp phần làm giảm các thủ tục phiền
hà, giảm khả năng rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động của NH.
Thông tin trong nội bộ Ngân hàng: Đây là những thông tin lưu trong kho dữ liệu
của Ngân hàng về những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Với
những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, thông tin cần được lưu trữ
và cập nhật thường xuyên nhằm giảm bớt các chi phí do thu thập thông tin đồng thời
tạo điều kiện đánh giá toàn diện hơn về khách hàng.
3.2.2.Hoàn thiện nội dung chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Nội dung chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Sở giao dịch I vẫn
chưa phản ánh hết tình hình thực tiễn của KH về năng lực tài chính, khả năng trả nợ
và uy tín đạo đức tín dụng của DN. Do vậy, Sở cần bổ sung thêm các nội dung cần
thiết vào qui trình chấm điểm. Nội dung chấm điểm nên theo xu hướng mở để tránh
tình trạng các số liệu và xu hướng chỉ là trong quá khứ. Xu hướng mở tức là có thể
đưa thêm một số các chỉ tiêu mới vào qui trình chấm điểm khi có những biến cố xảy
ra, tác động đến DN mà chưa được tính đến trong mô hình.
3.2.2.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính
Việc sử dụng trọng số cho từng chỉ tiêu như Sở đã áp dụng đối với chỉ tiêu phi
tài chính là cần thiết vì mức độ tác động của các nhân tố phi tài chính lên điểm số tín
dụng của DN là không giống nhau. Tuy nhiên, các trọng số này cần phải được thiết
lập một cách khoa học trên cơ sở ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong đó biến
kết quả là hạng tín dụng của DN và các biến giải thích là các chỉ tiêu được xem xét.
Điều này sẽ làm giảm mức độ sai số của cho kết quả thu được và tránh được những

đánh giá sai lệch về hạng của DN.
Đối với chỉ tiêu triển vọng ngành để đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai
của doanh nghiệp cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành, Sở cần xây dựng văn
bản hướng dẫn cụ thể các tiêu chí đánh giá triển vọng của doanh nghiệp. Việc đánh giá
triển vọng ngành, vị thế thị trường và khả năng cạnh tranh mà Sở áp dụng như hiện nay
còn rất trừu tượng, mang nặng tính chủ quan gây khó khăn cho cán bộ tín dụng. Vì vậy,
Sở cần có các qui định chi tiết cùng với các nghiên cứu về từng ngành, từng lĩnh vực
làm cơ sở để so sánh và chấm điểm một cách chính xác hơn.
Đối với chỉ tiêu thương hiệu, Sở cần có những nghiên cứu cụ thể để lượng hoá
chỉ tiêu này. Thương hiệu chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Vì vậy, có thể
lượng hoá thương hiệu thông qua định giá giá trị của thương hiệu. Một doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, lợi nhuận thu được có cao hay không
được thể hiện ngày càng rõ thông qua mức độ uy tín của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên,
liệu các doanh nghiệp nhỏ thường bị cho điểm thương hiệu thấp có thật sự hợp lý, hay
một doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu thì sẽ tiến hành lượng hoá như thế nào?
Hiện nay, việc định giá thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa
phát triển, do chưa có nhiều các chuyên gia có đủ khả năng để thực hiện công việc
này. Vì vậy, Sở cần tăng cường nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước
đang phát triển hoặc của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp trên thế giới về vấn đề
định giá thương hiệu.
3.2.2.2. Bổ sung và hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính
Sở cần phải cung cấp các lý giải về việc lựa chọn 11chỉ tiêu tài chính và ý nghĩa
cụ thể của từng chỉ tiêu. Điều này sẽ giúp các CBCĐTD hiểu rõ hơnóy nghĩa và nội
dung đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
Sở nên đưa vào nội dung chấm điểm hai chỉ tiêu tài chính sau để có được những đánh
giá toàn diện hơn về doanh nghiệp:
EBIT
Hệ số chi trả lãi vay= -----------------
Chi phí lãi vay
EBIT

Hệ số chi trả nợ gốc và lãi vay= ----------------------------------------------
Chi phí Lãi vay + Nợ gốc/ (1- thuế suất)
Trong đó, EBIT (Earnings before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước thuế và
lãi vay.
Thực tế cho thấy, gánh nặng tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu do việc
sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn không phụ thuộc vào tỷ lệ

×