Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CT VN CN 7 TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.6 KB, 20 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CT VN CN 7 TP HCM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TP HCM ĐẾN NĂM 2015
Trong giai đoạn 2010 – 2015, TP HCM phát huy vai trò trung tâm về nhiều mặt
của khu vực và cả nước, chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển; thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng sống nhân dân;
giữ vững ổn định chính trị - xã hội; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp,
dịch vụ, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á; góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về kinh tế, phấn đấu đạt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12%, trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch
vụ bình quân 12,7%/năm, công nghiệp- xây dựng đạt 11%/năm, nông nghiệp đạt 4%.
Dự kiến cơ cấu GDP đến năm 2015 là dịch vụ khoảng 60,4%, công nghiệp - xây dựng:
39,2% và nông nghiệp 0,4%.
Tập trung phát triển, có tính đột phá đối với 9 nhóm ngành dịch vụ có tiềm năng
và là thế mạnh của TP: thương mại; du lịch; tài chính; vận tải và kho bãi; công nghệ
thông tin và truyền thông; kinh doanh tài sản, bất động sản; tư vấn, khoa học, công
nghệ; y tế; giáo dục - đào tạo.
Tập trung xây dựng một vài khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp
cơ khí chế tạo, khu côngnghiệp hóa chất để tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ
cao; hoàn tất các điều kiện cần thiết đưa Khu Công nghệ cao TP vào hoạt động.
Xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn, theo hướng
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển theo chiều sâu các mô
hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, các
mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ
gia đình. TP sẽ tập trung đẩy nhanh tiến đô triển khai xây dựng các khu đô thị mới như
Khu Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam Sài Gòn, Khu đô thị Tây Bắc TP và các khu dân cư
mới khác, tạo điều kiện để tái bố trí dân cư hợp lý, bảo đảm các tiêu chuẩn của một đô
thị hiện đại.
TP phấn đấu trong năm 2010, đảm bảo 95% dân số nội thành cũ, 80% dân số nội
thành mới và 60% dân số ngoại thành được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước


chung của TP; nâng tổng công suất cấp nước lên 1,8 triệu m3/ngày-đêm; đáp ứng đủ
nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 12-13%/năm.
TP tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả các chương trình xã hội; thực hiện tốt
chính sách với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng,
người nghỉ hưu; quan tâm chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật, người có hoàn
cảnh khó khăn trong xã hội; tổ chức phối hợp lồng ghép có hiệu quả chương trình xoá
đói giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến
năm 2015 hoàn thành cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí mới của TP. Phấn đấu tỷ
trọng lao động trong các khu vực dịch vụ; công nghiệp - xây dựng; nông - lâm - ngư
nghiệp lần lượt là 62%-36%-2%. [5]
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HĐKD CỦA VIETINBANK
CHI NHÁNH 7 NĂM 2010
Năm 2010, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sẽ hạn
chế đến thị trường xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của VN. Cùng với mục
tiêu chung của cả nước: phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009,
nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát trở lại, tăng khả năng đảm bảo an
sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế. Tại VietinBank chi nhánh 7, các chính sách tiền tệ, tỷ giá
đang được tiếp tục điều hành linh hoạt và thận trọng, các khung chính sách và giám sát
tiếp tục được hoàn thiện...
3.2.1, Phương hướng
Nguồn vốn huy động: được xây dựng trên nguyên tắc tăng cả về quy mô, thị
phần và đảm bảo tính bền vững. số dư nguồn vốn dự kiến đến 31/12/2010 phải tăng
trưởng tối thiểu 20% so với số thực hiện 31/12/2009.
Dư nợ cho vay nền kinh tế: căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và tình
hình thực tế tại địa bàn, CN xây dựng kế hoạch tăng trưởng dư nợ theo hướng tăng thị
phần, nâng cao chất lượng, phù hợp với khả năng quản lý, cân đối vốn kinh doanh, đồng
thời đảm bảo quản lý danh mục tín dụng phù hợp với đối tượng khách hàng, ngành hàng
mục tiêu của địa phương.
Về cơ cấu dư nợ:

+ Tỷ lệ cho vay KCBĐTS: xây dựng kế hoạch theo hướng nâng dần tỷ lệ cho vay
bảo đảm bằng tài sản.
+ Tỷ lệ cho vay DNNN: xây dựng theo kế hoạch dư nợ cho vay đối với công ty
NN hoạt động theo luật DNNN và phải phù hợp với việc khai báo thông tin loại hình
khách hàng theo hồ sơ thông tin khách hàng trên INCAS.
+ Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn: nêu một số khách hàng có dư nợ trung, dài hạn
lớn, liệt kê những dự án lớn của CN dự kiến giải ngân gồm: tên KH, tên DA, số tiền phê
duyệt, dự kiến giải ngân trong năm 2010.
+ Về chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ xấu: xây dựng trên tinh thần nâng cao chất lượng
nợ, giảm thiểu nợ nhóm 2, nợ xấu. tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu trên tổng dư nợ đến
31/12/2010 phải thấp hơn so với 31/12/2009 nhưng tối đa không quá 3% đối với nợ
nhóm 2 và 2% đối với nợ xấu.
+ Về chỉ tiêu thu hồi nợ XLRR: xây dựng kế hoạch năm 2010 bằng mọi biện
pháp nhằm tận thu hồi nợ XLRR.
+ Về chỉ tiêu thu phí dịch vụ: để thực hiện cơ cấu lợi nhuận, đẩy mạnh nguồn thu
từ phí dịch vụ nhằm tăng trưởng tỷ trọng thu phí dịch vụ/ tổng doanh thu…
3.2.2, Mục tiêu phấn đấu:
Trong năm 2010, VietinBank chi nhánh 7, TP HCM phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu
kế hoạch kinh doanh- tài chính được NH TMCP CT VN giao, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2010 tại Vietinbank CN7
Chỉ tiêu kinh doanh Kế hoạch 2010
1/ NV huy động 3600 tỷ đồng
Trong đó: TGDN 2295 tỷ đồng
2/ Tổng dư nợ 2500 tỷ đồng
3/ Cơ cấu nợ:
- Tỷ lệ cho vay DNNN
- Tỷ lệ cho vay TDH
- Nợ nhóm 2
- Nợ xấu
6%

35,2%
25 tỷ đồng
50 tỷ đồng
4/ Thu hồi nợ XLRR 3,810 tỷ đồng
5/ Trích dự phòng rủi ro 15 tỷ đồng
6/ Lợi nhuận 83 tỷ đồng
(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị, NH TMCP CT CN 7 TP HCM)
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QTRRTD TẠI
NH TMCP CT CN 7 TP HCM
Từ thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị RRTD cùng với các kết quả thu thập
thông tin thực tế tại chi nhánh, tác giả đề ra một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng vào
thực tế; nếu thực hiện đúng và đầy đủ, tác giả tin chắc rằng trong tương lai những giải
pháp này sẽ góp phần khắc phục những tồn tại và hạn chế rủi ro tại VietinBank chi
nhánh 7, TP HCM.
3.3.1, Xem xét yếu tố môi trường trong các khoản cho vay
Thế giới đang kêu gọi cách mạng xanh bảo vệ môi trường và Việt Nam cũng là
một trong những thành viên tích cực ủng hộ điều này. Thực tế cho thấy từ vụ Vedan,
Tung Kuang người tiêu dùng Việt Nam ngoảnh mặt với tất cả các sản phẩm của Vedan,
Tung Kuang …Hoạt động SXKD của Vedan, Tung Kuang gặp nhiều khó khăn, đình trệ
và có khả năng bồi thường một khoản tiền lớn. Đối với các ngân hàng cho Vedan, Tung
Kuang vay vốn sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi thu hồi vốn trong giai đoạn này. Cũng chính
vì thế có thể nói nhân tố môi trường là nhân tố quan trọng khi xem xét cho vay đối với
một doanh nghiệp. Do vậy, khi Ngân hàng xem xét mỗi khoản cho vay đều phải chú ý
tới mối liên hệ giữa khoản vay và môi trường dưới nhiều góc độ khác nhau từ đó có thể
tránh được những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh, chẳng hạn như:
Tác động qua lại giữa nhân tố môi trường và các dự án xin vay vốn. Cần phải
xem xét trong chi phí dự án đã tính tới điều này chưa ? Nếu tính đầy đủ thì có đảm bảo
thu nhập và lợi nhuận của dự án hay không?
Môi trường và tài sản thế chấp có quan hệ với nhau như thế nào, từ đó xác định
ảnh hưởng của môi trường đến giá trị tài sản thế chấp và chi phí cần thiết để bảo vệ môi

trường nếu có.
Người xin vay vốn Ngân hàng có thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường không,
đặc biệt là khi người đó còn hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau, hoàn toàn
không liên quan gì đến dự án xin vay, phải xem xét khách hàng đó đã tính toán đề phòng
mọi phương án bảo vệ môi trường của tất cả các lĩnh vực kinh doanh đó. Điều này sẽ có
ảnh hưởng nhiều tới tình trạng tài chính của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả nợ Ngân
hàng đúng hạn.
Ở phần phân tích này tác giả sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể đã từng xảy ra tại
khách sạn Nhân Việt: khi chủ khách sạn đến vay tiền tại Vietinbank chi nhánh 7,
khoản vay được đảm bảo bằng giá trị của một khách sạn lớn, có đủ giấy tờ pháp lý, ở
một vị trí thuận lợi; qua thẩm định KQHĐKD thì CBTD nhận thấy khách sạn có lợi
nhuận cao và ổn định qua các năm chứng tỏ khách sạn làm ăn phát đạt, nhưng trong
năm 2008 bên cạnh khách sạn có một công trình xây dựng trong quá trình thi công đã
gây rạn nứt cho khách sạn, cộng với môi trường ồn ào không trong sạch đã làm cho
lượng khách hàng đến khách sạn ít hơn thậm chí không muốn đến khách sạn đó nữa.
Chính tại thời điểm đó, chủ khách sạn đã gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh,
mặt khác nảy sinh nhiều tranh chấp, kiện tụng với công trình xây dựng do gây thiệt hại
đến khách sạn. Hệ quả là khoản vay của người chủ khách sạn tại ngân hàng đã không
thể trả đúng hạn. Theo hồ sơ tại chi nhánh thì CBTD mất khoảng gần một năm mới thu
hồi đầy đủ khoản vay trên, tuy nhiên nếu xét trên phương diện quản trị rủi ro tín dụng,
về phân loại nợ để trích lập dự phòng thì ta có thể thấy đây là một khoản nợ có tiềm ẩn
rủi ro mà cụ thể là đã hình thành nên nợ xấu hay nợ nhóm 4.
Một ví dụ điển hình khác liên quan đến yếu tố môi trường trong thời gian
gần đây được nhiều dư luận nhắc đến là tại Công ty Tung Kuang. Mặc dù trong
website của mình, Cty cổ phần công nghiệp Tung Kuang luôn khẳng định là nhà máy
sản xuất thanh nhôm có quy mô và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Tuy nhiên, theo các
thông tin thu thập được của cơ quan điều tra tại hiện trường thì hệ thống xử lý chất thải
dường như chỉ để đối phó với các cơ quan chức năng, các bể lắng lọc đều gần như cạn,
rêu phong bám dầy trên thành bể thể hiện không có việc bơm nước vào bể thường
xuyên; phía tủ điều khiển của hệ thống, nhà máy cho lắp đặt một đường ống ngầm, đấu

với đường ống hở tại bể chứa nước thải ban đầu để bơm trực tiếp nước thải ra sông,
không qua xử lý. Trên thực tế, toàn bộ nước thải từ dây chuyền sản xuất nhôm định hình
(luyện hợp kim đến tạo hình, sơn tĩnh điện, mạ...) được bơm và xả thẳng ra sông Gẽ.
Đặc biệt trong 3 năm 2007, 2008, 2009 công ty liên tục bị đưa vào danh sách các
công ty gây ô nhiễm môi trường, cụ thể là năm 2007 công ty đã từng bị xử lý gây ô
nhiễm môi trưởng với số tiền là 100 triệu đồng, năm 2008 là 8,5 triệu đồng,… Hành
động xả thải của Tung Kuang có thể là giấu diếm, nhưng không thể nói là bí mật, vì chất
thải của họ ra môi trường ai cũng nhìn thấy. Thế nhưng khi đến vay vốn tại ngân hàng,
CBTD vô tình hay cố ý đã bỏ qua những chi tiết ấy, tiếp tục cấp giấy phép cho vay vốn,
việc giám sát hoạt động kinh doanh và đánh giá khả năng trả nợ khách hàng chưa thực
sự diễn ra nghiêm túc và chặt chẽ. Hậu quả là khi cơ quan điều tra và Cảnh sát môi
trường vào cuộc, công ty bị đình chỉ sản xuất và tiếp tục phải đền bù những khoản tiền
khá lớn lên đến hàng tỷ đồng. Theo nguồn tin cho biết thì hiện nay ngân hàng cho Tung
Kuang vay vốn vẫn chưa thu hồi hết khoản nợ gốc mà Tung Kuang đã vay trong năm
2009, các khoản vay đều được xếp vào nợ xấu cụ thể là nợ mất khả năng thanh toán (nợ
nhóm 5).
3.3.2, Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh
Như chúng ta đã biết, kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính
tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách… so với luật và các quy
định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại các TCTD, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ
thống các văn bản và các quy định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt
trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo
cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý,
điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro
có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các NHTM nói chung và tại
chi nhánh nói riêng vẫn còn nhiều bất cập so với các chuẩn mực kiểm soát nội bộ quốc
tế. Trong các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán vẫn chưa cụ thể hóa
nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống giám sát;
chưa phân định rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ;

các luật và văn bản luật đều quy định bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc Tổng giám
đốc, trong khi Tổng giám đốc và ban điều hành đều là đối tượng của kiểm soát nội bộ.
Mặt khác, nếu chỉ tập trung vào tình trạng của TCTD tại một thời điểm nhất định
nào đó thì không thể khẳng định được liệu TCTD trong thực tế sẽ phải chịu rủi ro trong
tương lai gần hay không? Vì vậy cần áp dụng nhiều phương thức kiểm tra để đem lại
hiệu quả tốt nhất, cụ thể như sau:
 Các cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ có trách nhiệm kiểm tra chéo việc áp
dụng nghiệp vụ theo đúng quy trình.
 Mỗi quy trình phải có sự tham gia ít nhất là hai người, phân công trách nhiệm
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và chi tiết cho từng nhân viên khi tham gia quy
trình.
 Cho phép kiểm soát viên tiếp cận với các tài liệu, cũng như những người có liên
quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ.
 Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế
vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường trong đó phải xem xét đến tình hình
quốc tế.
 Bổ sung và sử dụng các giải pháp mang tính chất công nghệ cao như giải pháp
ICTNews của hãng APC. Giải pháp này với các dữ liệu được cập nhật chính xác
và nhanh chóng tại trung tâm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đáng kể trong kinh doanh
tại chi nhánh.
 Kiểm soát viên nội bộ phải thành thạo công việc và được đào tạo thường xuyên,
ngoài ra họ phải tự học hỏi để không ngừng nâng cao năng lực của mình. Đặc
biệt với các chức danh Trưởng, phó kiểm toán nội bộ, trong điều kiện xét tuyển
nên tăng số năm kinh nghiệm (tối thiểu phải 5 năm) làm việc trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, từ đó đảm bảo tính chuyên nghiệp của hoạt động kiểm toán nội
bộ.
 Có chính sách khuyến khích, khen thưởng những cán bộ thực hiện tốt, đồng thời
có biện pháp xử lý thích đáng đối với những trường hợp gian lận, vi phạm
nguyên tắc.
Bên cạnh đó, nội dung kiểm soát tại ngân hàng còn rườm rà, chưa có chương

trình cảnh báo sớm, việc đánh giá kết quả HĐKD của ngân hàng chỉ ở mức độ thống kê
số liệu là chính. Vì vậy, kết quả giám sát chưa phát huy được tác dụng phòng ngừa và
phát hiện những vấn đề khó khăn của công tác tín dụng.
Các cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh cũng chưa có mối quan
hệ chính thức để trao đổi thông tin với cơ quan giám sát ngân hàng của các nước có chi
nhánh tại VN cũng như Hội sở chính của các ngân hàng mẹ, trong khi đây cũng là một
tiêu chuẩn của Basel. Vì vậy, cần có quy định về trao đổi thông tin và hợp tác với các cơ
quan giám sát ngân hàng các nước và với Hội sở chính của các ngân hàng mẹ; cần tranh
thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, tiếp thu tư vấn về
phương thức kiểm soát, công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ làm công
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Tóm lại, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một trong những cấu trúc nòng
cốt của công tác QTRRTD; do đó, chi nhánh cần thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho ngân hàng và giảm thiểu được rủi ro
ở mức thấp nhất.
3.3.3, Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực
Con người là yếu tố trung tâm, là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp
thời các rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng trở thành nguyên nhân gây ra tổn thất TD
xuất phát từ năng lực và đạo đức cán bộ. Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng
nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối
với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó
quyết định đến chất lượng, an toàn tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM,
từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của NH. Chính vì vậy trong tương lai để nâng
cao chất lượng QTRRTD, NH cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa đến đội ngũ
nguồn nhân lực, sử dụng con người như một yếu tố tiên quyết trong xây dựng và vận
hành cơ chế QTRRTD, cụ thể là:

×