Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BÌNH MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.44 KB, 7 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BÌNH MINH

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại Nhà
nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính
phủ, vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa
năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài
hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã
hội.
- Tên giao dịch là Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
- Tên quốc tế là HOUSING BANK OF MEKONG DELTA
- Tên viết tắt là MHB
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đi vào hoạt động từ tháng
4/1998, đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao
gồm 01 Sở giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 văn phòng đại diện tại Hà Nội và hơn
130 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long tự hào là:
 Một trong 6 Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về tổng tài sản
 Một trong những Ngân hàng an toàn nhất Việt Nam xét theo tiêu chí quốc tế về
an toàn hoạt động Ngân hàng.
3.1.2. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.
3.1.2.1. Lịch sử hình thành
- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh được thành lập theo quyết
định số 69/2002/QĐ - NHNN - KH của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
ngày 2/12/2002 nhằm phục vụ cho Tỉnh Vĩnh Long và ĐBSCL.
- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh là đơn vị phụ thuộc, hoạt
động theo điều lệ về tổ chức, theo qui chế và tổ chức hoạt động của chi nhánh do Hội
Đồng Quản Trị ban hành theo phân cấp ủy quyền của Thống Đốc Ngân hàng.


- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh là đại diện pháp nhân hạch
toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu, có bảng cân đối kế toán, trụ sở đặt tại 169/15 Ngô
Quyền, Thị trấn Cái Vồn huyện Bình Minh.
3.1.2.2. Các hình thức tín dụng cung ứng
a) Nhận: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân
b) Cho vay:
- Ngắn hạn, trung và dài hạn các đơn vị kinh tế và cá nhân.
- Xây dựng, mua, sữa chữa nhà ở.
- Các dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, phương tiện vận tải
thủy bộ, thi công công trình, mua sắm phương tiện tiêu dùng, hợp tác lao động và các nhu
cầu về đời sống.
- Tài trợ xuất - nhập khẩu.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC PHÒNG BAN
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Tổ kiểm tra nội bộ
Phòng kế toán ngân quỹ
Tổ hành chính nhân sự
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Bình Minh trong 3 năm 2004-2006
3.2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Giám đốc: là người có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo
phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kiểm tra nội bộ, hướng dẫn và giám sát thực hiện đúng
chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên đã giao. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan
đến việc tổ chức bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân
viên.
 Phó giám đốc: có nhiệm vụ hổ trợ cùng giám đốc trong các nghiệp vụ, giám sát tình hình
hoạt động của các phòng trực thuộc đơn vị, đôn đốc thực hiện đúng qui chế đã đề ra, điều

hành trực tiếp phòng kế toán Ngân quỹ, tổ chức hành chánh và các công việc khác do Giám
Đốc phân công.
 Tổ hành chánh thực hiện chức năng tổ chức hành chính lực lượng cán bộ công nhân viên
trong vấn đề tham gia tổ chức của đơn vị, lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám Đốc,
ra quyết định đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên.
 Tổ kiểm tra: có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương chính sách của
nhà nước về điều lệ hoạt động của Ngân hàng và công tác tài chính của phòng ban.
 Phòng nghiệp vụ kinh doanh:
Với chức năng tổng hợp và cân đối nguồn vốn, vạch ra kế hoạch cho hoạt động tín
dụng.
 Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng.
 Kiểm tra giám sát các hồ sơ thủ tục vay vốn, các điều kiện vay vốn… trình lên Ban
Giám Đốc ký các hợp đồng tín dụng.
 Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản,
bảo đảm nợ vay theo dõi việc thu lãi, thu nợ.
 Có nhiệm vụ cập nhật các thông tin, các thông báo từ Trung Ương, theo dõi tình
hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu cần thiết từ đó trình lên Ban Giám
Đốc có kế hoạch cụ thể.
 Phòng kế toán Ngân quỹ: có nhiệm vụ thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ về
kế toán tài chính, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hạch toán kế toán. Thực hiện các
nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, thực
hiện mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để lập lượng vốn
hoạt động của Ngân hàng. Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng,
kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có nhiệm vụ thông báo thu nợ, thu lãi của khách hàng,
thu thập tổng hợp số liệu phát sinh lên bảng cân đối nghiệp vụ và xử lý vốn để trình lên
Ban Giám Đốc.
3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH QUA 3 NĂM 2004-2006
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các ngân
hàng thương mại. Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại một mặt phải thỏa

mãn những yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải đối phó với những
quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn
đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và
vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được
kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mình.
Trong 3 năm 2004- 2006, nhất là kết quả đạt được trong năm 2006, đã thể hiện rõ
định hướng đúng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Bình Minh. Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá trong điều kiện môi
trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác
trên cùng địa bàn.
Bảng 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL HUYỆN BÌNH MINH QUA 3 NĂM
2004-2006.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2005 so với 2004
Chênh lệch
2006 so với 2005
2004 2005 2006 Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Thu nhập 4.675 7.378 9.704 2.703 57,8 2.326 31,5
Chi phí 3.261 5.780 7.488 2.519 77,2 1.708 29,6

Lợi nhuận 1.414 1.598 2.216 184 13 618 38,7
Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh
Nhìn lại 3 năm qua, nền kinh tế gặp một số khó khăn, một số doanh nghiệp kinh
doanh kém hiệu quả, khách hàng gặp khó khăn về vốn sản xuất, sản xuất nông nghiệp công

×