Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.88 KB, 3 trang )

A. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ dùng để đo lường tất cả các giao dich quốc tế
phát sinh giữa người dân trong nước và người dân nước ngoài qua một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) cũng là một bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được
từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia.
Vậy cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là một tài liệu thống kê, có mục đích cung
cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu cần phân tích những quan hệ
kinh tế tài chính của Việt Nam với nước ngoài trong một thời gian xác định.
Một điều lưu ý là các khoản mục của cán cân thanh toán quốc tế có thể có sự thâm hụt
hoặc thặng dư còn cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thì phải luôn luôn cân bằng.
2. Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm hai khoản mục chính là tài khoản vãng lai và tài
khoản vốn/tài chính. Ngoài ra tài khoản dự trữ ngoại hối để ghi nhận các giao dịch ngoại tệ
của chính phủ và cuối cùng là phần sai số thống kê nhằm đảm bảo cho cán cân thanh toán
luôn cân bằng.
2.1. Tài khoản vãng lai:
Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm
1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
Cán cân mậu dịch: đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Cán cân dịch vụ: đo lường giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giữa các nước ( dịch vụ ngân
hàng, du lịch, hàng không, vận tải…)
Cán cân thu nhập:
 Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu
nhập khác bằng tiền, hiện vật người lao động ở nước ngoài chuyển về nước.
 Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư giấy
tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và
không cư trú.


Chuyển giao vãng lai: ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên quan đến việc thay đổi
quyền sỡ hữu một loại tài sản nào đó, tài sản thực hoặc tài sản tài chính. Bất kỳ các giao
dịch nào có tính một chiều từ một quốc gia này với một quốc gia khác (Các khoản viện trợ
không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật…)
đều được phản ánh lên tài khoản vãng lai.
2.2. Tài khoản vốn – Tài khoản tài chính:
Tài khoản vốn/tài chính đo lường tất cả các giao dịch kinh tế quốc tế liên quan đến tài sản
tài chính.
2.2.1. Tài khoản vốn:
Ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài
chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở
quốc gia khác. Thực tế cho thấy giá trị những giao dịch loại này chiếm một tỷ trọng nhỏ so
với những phần còn lại của cán cân thanh toán.
2.2.2. Tài khoản tài chính:
 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI): là hình thức mà nhà đầu tư nắm toàn bộ quyền
kiểm soát tài sản hay hoạt động đầu tư
 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): là hình thức nhà đầu tư không nắm quyền kiểm
soát toàn bộ tài sản.
 Đầu tư khác
2.3. Sai số thống kê:
Sai số thống kê phản ánh những sai sót trong tính toán và trong giao dịch vì trên thực tế các
tài khoản thường không cân bằng do các dữ liệu lấy từ các nguồn khác nhau hay một số
hạng mục hạch toán không đầy đủ.
2.4. Dự trữ ngoại hối:
Tài khoản dự trữ ngoại hối đo lường toàn bộ khối lượng dự trữ chính thức của một quốc
gia do ngân hàng trung ương nắm giữ.

×