Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.38 KB, 3 trang )

I. Một số kiến nghị
I.1. Đối với Hy Lạp
 Khắc phục tình trạng tham nhũng và trốn thuế
- Nạn tham nhũng và trốn thuế ở Hy Lạp đã quá mức nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Hy Lạp buộc phải đưa ra
những biện pháp mạnh tay, cải tổ hoàn toàn bộ máy. Chính phủ
phải có chương trình hành động lâu dài. Phải tẩy sạch quốc nạn
tham nhũng với tinh thần, tư cách một cuộc cách mạng thật sự.
Một số biện pháp cơ bản có thể đưa ra là:
- Phải thiết lập một hệ thống tổ chức chuyên sâu ở các cấp, các
ngành với mạng lưới hoạt động công khai và bí mật, theo dõi
thường xuyên những người và vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để
kịp thời ngăn chặn và xử lý.
- Kê khai tài sản riêng của các viên chức trong tất cả các tổ chức của
bộ máy công quyền, kể cả những người giữ cương vị lãnh đạo cao,
những cán bộ chủ chốt, chuyên viên cao cấp, đầu ngành... khi được
bổ nhiệm công việc cũng như khi thôi việc, nghỉ hưu.
- Có những chế tài xử lý mạnh mẽ hơn nữa với các hành vi tham
nhũng
- Nâng cao tính minh bạch của hệ thống thuế, như thay thế một loạt
quan chức ngành này, tiến hành điều tra nội bộ nhằm vào những
hành vi hối lộ, khai man trốn thuế...
 Nâng cao hiệu của quản lý chi tiêu công
- Đảm bảo quy mô chi ngân sách nhà nước. Theo đó, giảm tỉ lệ chi
thường xuyên, hạn chế lương thưởng cho cán bộ công chức, tinh
giảm bộ máy hành chính.
- Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch, dân chủ trong chi tiêu công;
đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của những chương trình và cung
cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội
 Cơ cấu vay vốn hợp lý
1


- Lập các kế hoạch vay nợ, sử dụng nợ cũng như trả nợ chi tiết, hiệu
quả. Hiện tại, hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp đều là các khoản
nợ ngắn hạn. Do đó chính phủ Hy Lạp cần xây dựng tỷ lệ nợ ngắn
hạn và dài hạn phù hợp đồng thời có kế hoạch lập ngân sách dài
hạn.
- Đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay nước
ngoài khi đi vào hoạt động. Từ đó có kế hoạch trả nợ hợp lý.
I.2. Đối với Eurozone
 Giám sát chặt chẽ với các nước thành viên
- Việc kết nạp thành viên mới cần tuân theo các quy định chặt chẽ.
ECB sẽ phải kiểm tra, đánh giá chính xác các tiêu chí để được gia
nhập Eurozone đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các
cam kết khi gia nhập khu vực.
- Đưa ra các chế tài xử phạt đối với sai phạm của các nước thành
viên.
 Đưa ra các khoản cứu trợ kịp thời và có kế hoạch giải ngân hợp lý.
- Vấn đề của Hy Lạp có thể sớm được giải quyết nếu các nước châu
Âu không có những bất đồng, nhùng nhằng và sớm đưa ra gói cứu
trợ. Tuy nhiên, trước nguy cơ một loạt các nước nữa như Ai Len,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang gặp khó khăn với khoản nợ
lên tới 2000tỷ USD thì sẽ rất khó để EU đưa ra các gói cứu trợ
khổng lồ.
- Sự thiếu rõ ràng trong kế hoạch giải ngân lần tiếp theo từ EU và
IMF đã khiến chính quyền Athen lo lắng rằng họ có thể tiếp tục
phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm khắc hơn từ EU trong
chương trình cải cách và củng cố tài khóa năm 2011. Điều này
cũng khiến chính phủ Hy Lạp gặp phải khó khăn trong việc lập
ngân sách nhà nước. Do vậy vấn đề đặt ra là các nước châu Âu cần
thực hiện đúng cam kết giải ngân đúng tiến độ.
2

 Hài hoà mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ của ECB với chính sách
tài khoá của các nước thành viên
- Sẽ là rất khó để các nước thành viên khu vực Eurozone cam kết
đúng theo hiệp ước Maastricht trong giai đoạn khủng hoảng hiện
nay. Như vậy ECB cần đưa ra một cơ chế thoáng hơn trong từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Việc làm này thực sự là cần
thiết để vực dậy các nền kinh tế ở châu Âu trong bối cảnh chỉ có
một chính sách tiền tệ thống nhất cho 16 quốc gia. Các nước sẽ có
thể sử dụng chính sách tài khoá lới lỏng nhờ thâm hụt ngân sách
cũng như tỉ lệ nợ công được mở rộng biên độ.
Giải quyết vấn đề Hy Lạp sẽ tạo điều kiện cho sự ổn định lâu dài của
đồng Euro. Để làm được điều này cần sự chung tay góp sức của cả Hy Lạp
và các nước châu Âu. Một sự phối hợp hài hoà giữa các chính sách của
chính phủ Hy Lạp và ECB sẽ sớm đưa Hy Lạp thoát ra khỏi khủng hoảng
đồng thời cũng là các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nợ công đang diễn
biến phức tạp ở nhiều nước châu Âu.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×