GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA
VIỆT NAM
3.1. Giải pháp về mặt vĩ mô
Về phía ngân hàng nhà nước, cần nhanh chóng và hoàn thiện khung pháp lý
cho hoạt động Bao thanh toán. NHNN cần sớm ban hành các văn bản quy khác bổ
sung khác, khắc phục những tồn tại, hạn chế của quy chế Bao thanh toán hiện
hành, đặc biệt văn bản này nên xem xét, tham khảo với văn bản luật trên thế giới
để thống nhất với cách hiểu chung của thông lệ quốc tế về Bao thanh toán, và để
mở rộng đối tượng cung ứng dịch bao thanh toán.
3.1.1. Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh
toán.
Thứ nhẩt, cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên
chỉ dừng lại trong phạm vi các tổ chức tín dụng, cần thiết tới việc thành lập các
công ty bao thanh toán độc lập.
Thứ hai, hiện nay không có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc
chuyển giao quyền đòi nợ của bên bán cho đơn vị bao thanh toán. Vì thế cần đưa ra
quy định xác định điều kiện về việc chuyển giao quyền đòi nợ của các bên có hiệu
lực.
Thứ ba, nên có quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn
mức bao thanh toán tối đa của từng người mua so với vốn tự có của đơn vị bao
thanh toán. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư bao thanh toán cho khách hàng
không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán là không hợp lý bởi vì
rủi ro của đơn vị bao thanh toán không phải chỉ nằm ở chổ người bán mà còn nằm
ở khả năng thanh toán của người mua.
Thứ tư, cần xem xét và quy định rõ việc áp dụng thuế và quy định về việc gia
hạn, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động này. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn
bản pháp luật nào đề cập tới vấn đề này.
Đối với thuế :
Hiện tại thì việc áp dụng thuế chuyển nhượng hiện nay là không nên. Có
chăng, khi hoạt động BTT đã thực sự phát triển thì mới áp dụng thuế, và việc thu
thuế nên tiến hành theo lộ trình nhất định vừa khuyến khích BTT phát triển và
đảm bảo không gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Nếu có quy định về thuế thì nội dung cơ bản của những quy định về thuế nên
đảm bảo:
- Quy định về mức độ miễn giảm thuế đối với các đơn vị BTT trong quá trình thực
hiện cũng như các điều kiện cơ bản để miễn giảm thuế, cơ quan thuế can thiệp đến
mức nào đối với hoạt động BTT.
- Các hình thức khen thưởng khi đơn vị BTT thực hiện đúng các quy định và nộp
thuế đúng hạn…
Đối với gia hạn, chuyển nợ quá hạn áp dụng đối với các khoản mục của hoạt động
BTT
Việc quy định cụ thể hơn về những điều trên sẽ giúp cho các đơn vị BTT có
thể đánh giá tốt hơn hiệu quả hoạt động mà còn giúp các cơ quan chức năng có
thể kiểm tra, quản lý tốt hoạt động BTT trên cấp độ vĩ mô, hạn chế những rủi ro
cho nền kinh tế.
Nếu đưa ra các quy định mới thì các quy định này nên đáp ứng các yêu cầu
sau:
• Khi nào thì được gia hạn thời hạn các khoản phải thu.
• Thời gian cụ thể chuyển từ nợ phải thu sau khi đã gia hạn sang nợ quá hạn.
• Mức trích dự phòng gia hạn và chuyển nợ quá hạn.
• Mức độ tối đa các khoản BTT được gia hạn, chuyển nợ quá hạn.
• Những quy định, chế tài khi các đơn vị BTT không thực hiện đúng các quy định
gia hạn và chuyển nợ quá hạn.
Thứ năm, Ban hành chuẩn mực kế toán cụ thể khi thực hiện BTT
Cho đến nay, bao thanh toán đã được triển khai thực hiện khoảng 6 năm
nhưng NHNN vẫn chưa ban hành quy chế hạch toán kế toán chuẩn mực. Do đó,
các đơn vị BTT đã phải tự xây dựng cho mình chế độ hạch toán theo quy định
hướng dẫn của các sản phẩm dịch vụ khác và thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Điển hình đó là NHTM cổ phần Á Châu, NHTM Vietcombank …Chính vì vậy dẫn
đến tình trạng chế độ hạch toán của các đơn vị BTT không thống nhất với nhau,
các cơ quan hữu quan rất khó trong việc quản lý cũng như theo dõi sự phát triển
của sản phẩm mới này. Do vậy, việc ban hành những chuẩn mực hạch toán kế cho
cho sản phẩm BTT là rất cần thiết.
Quy chế hạch toán kế toán ban hành cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau
đây :
- Thứ nhất, phải phù hợp với nguyên lý, chuẩn mực kế toán hiện hành áp dụng tại
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kế toán tài chính.
- Thứ hai, đảm bảo tính nhất quán, chặt chẽ khi áp dụng vào thực tế.
- Thứ ba, đảm bảo tính rõ ràng mạch lạc khi phản ánh hoạt động BTT trên sổ sách
kế toán của đơn vị BTT.
- Thứ tư, đối với hoạt động BTT xuất, nhập khẩu, các quy định hạch toán kế toán
phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như các hiệp ước, thỏa thuận mà Việt Nam
tham gia.
- Thứ năm, trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, các
quy định về hạch toán kế toán đối với hoạt động BTT chắc chắn sẽ không đáp ứng
được hết những tình huống xảy ra trong thực tế. Do đó, các quy định này cần phải
có tính mở, tức là có thể cập nhật, sửa đổi bổ sung khi cần thiết.
3.1.2. Xây dựng trung tâm điều tiết quản lý thông tin tín dụng, đánh giá chất
lượng các bên nhằm cung cấp những thông tin xác thực cho các đơn vị BTT.
Hiện nay các ngân hàng, TCTD có thể truy cập thông tin về các doanh nghiệp
thông qua website riêng biệt đó là hệ thống thông tin tín dụng (CIC).
Do đó, việc xây dựng mới hoặc tiếp tục phát triển hơn nữa trung tâm CIC là
rất cần thiết cho các đơn vị BTT. Trung tâm này có thể thực hiện các chức năng
như sau:
Thứ nhất: Cung cấp thông tin, đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh
nghiệp, công ty tham gia hoạt động BTT một cách nhanh chóng và kịp thời. Các
thông tin này bao gồm:
+) Thông tin ngành nghề, địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp.
+) Tình hình hoạt động, tài chính của các doanh nghiệp tham gia hoạt động
BTT.
+) Uy tín thanh toán, lịch sử giao dịch của các doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động đối với các TCTD.
+) Những quy định mới của nhà nước về hoạt động BTT.
Một thực tế hiện nay là việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp rất hạn
chế, có thể nói đây là giải pháp lâu dài, toàn diện không chỉ riêng đối với doanh
nghiệp mà còn đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.
Thứ hai: Tạo sự liên kết giữa các đơn vị BTT, trên cơ sở đó tạo nên các liên
minh giữa các đơn vị BTT để tiến hành thực hiện đồng BTT nếu một đơn vị BTT
không thể thực hiện.
Thứ ba: Xử lý tranh chấp giữa các đơn vị thực hiện đồng BTT.
Thứ tư: Tham gia tư vấn cho các đơn vị BTT trong quá trình thực hiện BTT
cũng như hội nhập thực hiện BTT quốc tế.
3.2. Giải pháp vi mô
Dự báo trong tương lai sẽ có thêm một số NHTM khác tham gia vào nghiệp vụ
mới mẻ và tiềm năng này. Tuy nhiên , theo xu thế thanh toán quốc tế là phương thức
ghi sổ ngày càng chiếm ưu thế và theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong
nước sẻ buộc các ngân hàng trong nước có hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại phải khẩn trương triển khai nghiệp vụ này, khi đó BTT sẻ là một nghiệp
vụ không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại. Để sản phẩm bao thanh toán phát
triển nhanh chóng tại Việt Nam thì các NHTM cần có giải pháp tập trung khắc phục
những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản ở trên.
3.2.1. Xây dựng sản phẩm phù hợp và chiến lược marketing
a) Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường
Hiện nay sản phẩm bao thanh toán còn khá đơn điệu và kém hấp dẫn với hình
thức duy nhất là có truy đòi. Vì thế cần nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản
phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm bao thanh toán.
Bên cạnh việc mua lại cá khoản phải thu dưới hình thức có truy đòi, ngân
hàng có thể thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với việc cung cấp thêm
chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy tín cao trên thị trường, là công ty
lớn có tình hình tài chính minh bạch. Đối với hoạt động thương mai quốc tế, việc
ngân hàng thực hiện bao thanh toán miễn truy đồi kết hợp với bảo hiểm rủi ro cho
người mua là gói sản phẩm sẽ được nhiều nhà xuất khẩu lựa chọn. Bởi vì do thiếu
thông tin, không nắm rõ về đối tác, để đảm bảo được thanh toán, nhà xuất khẩu
trong nước sẽ sẵn sàng trả cho ngân hàng với mức phí cao hơn. Điều này vừa làm
phong phú thêm hoạt động bao thanh toán của ngân hàng vừa có thể tăng thêm thu
nhập cho ngân hàng. Và điều này cần sự nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng trong
việc đẩy mạnh mối quan hệ với các đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, cũng như
nắm bắt được thông tin về thị trường xuất khẩu của khách hàng.
b) Xây dựng chiến lược phát triển thông qua marketing.
Như chúng ta cũng đã biết tại thị trường Việt Nam, sản phẩm BTT được xem
là sản phẩm mới, người tiêu dùng hầu như chưa biết tới và do vậy cũng không thấy
được tính ưu việt của sản phẩm này nên cũng không thể sử dụng sản phẩm. Do đó,
để sản phẩm phát triển, việc đầu tiên đơn vị BTT cần thực hiện là giới thiệu cho
khách hàng làm quen với sản phẩm thông qua các buổi hội thảo, quảng cáo…
thông qua những chiến lược marketing hiệu quả.
Muốn làm tốt điều này, các đơn vị BTT trước hết phải tập huấn cho các cán
bộ trực tiếp thực hiện về những ưu nhược điểm của sản phẩm, đồng thời hướng dẫn
thực hiện theo quy định của đơn vị. Có như vậy, cán bộ đó mới có thể giới thiệu
dịch vụ với khách hàng đạt hiệu quả cao được. Bước tiếp theo, đơn vị BTT cần
thực hiện quảng cáo về sản phẩm, một số biện pháp giúp các doanh nghiệp quan
tâm đến lợi ích của sản phẩm bao thanh toán :
- Bán hàng trực tiếp, quảng cáo trực tiếp tại quầy để sản phẩm BTT đến được
với khách hàng.
- Gửi thư trực tiếp đến khách hàng. Thư phải chứa đựng đầy đủ thông tin
nhưng ngắn gọn, rõ ràng và bắt mắt nhằm thu hút được sự quan tâm của khách
hàng.
- Tổ chức hội thảo về sản phẩm BTT: đối tượng tham dự là các kế toán
trưởng, trưởng phòng xuất nhập khẩu, giám đốc tài chính của các doanh nghiệp.
- Để tiếp cận các khách hàng tiềm năng khác, đơn vị BTT nên tận dụng các
kênh truyền thông hiệu quả: quảng cáo trên phương tiện thông tin (đài truyền hình,
đài phát thanh, Internet), quảng cáo trên đường phố, tổ chức các sự kiện… Chẳng