Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Giới thiệu khái quát về e-banking

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.96 KB, 47 trang )

Giới thiệu khái quát về e-banking
I.
Khái quát về e-banking
E-banking là tên viết tắt của electronic-banking, có nghĩa là "dịch vụ ngân hàng
điện tử". Dịch vụ ngân hàng điện tử là việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng bán lẻ bao gồm:

tiến hành giao dịch ngân hàng

kiểm tra tài khoản

thanh toán hoá đơn điện tử

cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử khác như tiền
điện tử
thông qua các phương tiện điện tử.
1
Công nghệ hiện đại ngày nay đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời, đáp ứng
được các nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Trước đây, nói đến giao
dịch ngân hàng, ta thường tưởng tượng ra cảnh khách hàng phải mất nhiều thời
gian điền vào các loại mẫu giấy tờ, sau đó đứng xếp hàng dài chờ đến lượt, rồi phải
làm thủ tục qua nhiều cửa mất rất nhiều thời gian, công sức, chưa kể những rủi ro,
nguy hiểm mà khách hàng có thể gặp khi phải thanh toán một số lượng lớn tiền
mặt. Ngoài ra, khách hàng chỉ có thể đến giao dịch trong giờ mở cửa của ngân
hàng. Nhưng giờ đây, các dịch vụ e-banking đa dạng với cách sử dụng tương đối
đơn giản, tiện lợi đã giúp khách hàng hoàn toàn thoát khỏi những điều phiền toái
đó. E-banking đã thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho khách hàng
có thể chủ động kiểm soát tình hình tài chính của mình một cách an toàn, hiệu quả,
1 Trích trong t i lià

u "ANZ Vi



t Nam - D

ch v

Ngân h ng à
Đ
i

n t

" c

a T

p
đ
o n Ngân h ng Hà à

u h

n Úc v New Zealand, 2002.à
mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trực tiếp tới giao dịch tại ngân hàng. Với các
doanh nhân thì "thời gian là vàng", do đó có thể nói e-banking góp phần không nhỏ
vào thành công trong hoạt động kinh doanh của họ.
E-banking mang lại rất nhiều tiện ích không chỉ cho khách hàng mà còn cả cho các
ngân hàng nữa. E-banking giúp cho ngân hàng tiết kiệm tối đa được nguồn nhân
lực bởi nhiều khâu đã được tự động hoá nhưng vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ chất
lượng cao tới một số lượng lớn khách hàng của mình. Và do đó, không những lợi
nhuận thu được của các ngân hàng tăng lên mà quan trọng hơn là uy tín của họ

cũng được nâng cao.
Như đã nói ở trên, e-banking bao gồm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau
được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng. Hiện nay,
những sản phẩm, dịch vụ e-banking được các ngân hàng cung cấp cho khách hàng
bao gồm :

các loại thẻ nhựa (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ thông minh…);

hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng

máy rút tiền tự động

dịch vụ ngân hàng qua điện thoại

dịch vụ ngân hàng tại nhà

dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu

dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác

dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây
II.
Các loại sản phẩm, dịch vụ e-banking
1.
Các loại thẻ nhựa (Plastic Money)
"Plastic Money" là tên mà người ta đặt cho các loại thẻ nhựa dùng thay thế cho tiền
mặt. Có rất nhiều tên gọi khác nhau cho những loại thẻ này nhưng nhìn chung
chúng đều có hai chức năng chính: giúp người ta có thể rút được tiền mặt hoặc
thực hiện thanh toán mà không cần dùng tiền mặt hoặc séc.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đều có thể phát hành một thẻ

mang ba chức năng cho khách hàng của họ:

Chức năng bảo chi séc (có vai trò như một thẻ bảo đảm của ngân hàng hay
một thẻ bảo chi séc). Theo đó, ngân hàng đảm bảo thanh toán cho khoản tiền
ghi trên séc do khách hàng phát hành tới một hạn mức xác định.

Dùng để rút tiền mặt từ các máy rút tiền tự động (automatic teller machines
hay còn gọi là ATM)

Dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng chuyển tiền điện tử tại điểm bán
hàng (Electronic Funds Transfer at Point of Sale hay còn được viết tắt là
EFTPOS)
Ngày nay, sản phẩm về thẻ rất đa dạng. Ngoài các chức năng cơ bản trên, mỗi loại
thẻ lại có những đặc điểm riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu phong phú của khách
hàng.
Thông thường chủ thẻ sẽ phải trả phí hàng năm (annual fee) để sử dụng thẻ. Phí
này để bù lại các chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để duy trì tài khoản và phát hành
thẻ. Nhiều ngân hàng cũng tính phí cho những giao dịch tại máy ATM, thường từ
50 cent đến 3 USD tuỳ ngân hàng và tuỳ theo giao dịch đó tại ATM thuộc hay
không thuộc hệ thống của ngân hàng phát hành.
1.1
Thẻ ghi có (Credit Card) hay thẻ tín dụng
Các thẻ tín dụng (credit card) cung cấp các khoản vay cho khách hàng khi mua
hàng hoá hoặc dịch vụ. Thẻ tín dụng được các công ty thẻ tín dụng (credit card
companies) phát hành. Các công ty thẻ tín dụng hàng đầu trên thế giới phải kể đến
là Mastercard, Visa, American Express, Access, JCB …
Đặc điểm cơ bản của thẻ tín dụng là nó cho phép chủ thẻ khi mua hàng có thể nhận
hàng trước và thanh toán sau, được hưởng một khoản tín dụng tuần hoàn và hạn
mức tín dụng do ngân hàng phát hành thẻ qui định. Khi khách hàng lần đầu tiên
mua thẻ tín dụng, họ thường phải đặt cọc trước một khoản tiền và ngân hàng sẽ

dựa vào đó để định ra hạn mức tín dụng cho thẻ (thường thì hạn mức này có giá trị
bằng tổng số tiền đặt cọc của khách). Đối với các khách hàng đã có một quá trình
sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ căn cứ vào cách khách hàng thường thanh toán
(từng phần hay trả hết, thường xuyên thanh toán chậm hay đúng hạn…) để linh
hoạt định ra hạn mức tín dụng cho từng khách hàng. Tuỳ theo qui định của từng
ngân hàng phát hành mà hàng tháng chủ thẻ sẽ phải thanh toán một mức tối thiểu
hay toàn bộ số tiền hàng mua chịu trong tháng. Thông thường, nếu chủ thẻ thanh
toán toàn bộ hoá đơn thẻ đúng hạn thì sẽ không phải trả thêm lãi. Nếu không họ sẽ
phải trả một khoản lãi vay khá cao, từ 12%/năm trở lên tuỳ từng ngân hàng qui
định.
Khi mua sắm thứ gì đó bằng thẻ tín dụng, khách hàng đưa thẻ cho người bán hàng.
Người bán hàng lấy các thông tin của thẻ như: số thẻ, hạn mức tín dụng, ngày hết
hạn. Sau đó, khách hàng ký tên trên biên lai của người bán mà sau đó người bán
dùng để nhận thanh toán tiền bán hàng từ công ty thẻ tín dụng. Người bán hàng sẽ
phải trả một khoản phí khoảng 4% giá trị tiền hàng cho công ty thẻ tín dụng. Hàng
tháng ngân hàng phát hành thẻ sẽ gửi cho chủ thẻ một bản thanh toán trong đó liệt
kê ra tất cả các giao dịch trong tháng và tiền lãi phải trả.
Lợi điểm lớn nhất của thẻ tín dụng đối với khách hàng là sự tiện dụng và an toàn.
Chúng tiện dụng bởi lẽ khi cần mua một chiếc vé máy bay chẳng hạn, khách hàng
không cần phải tới đại lý bán vé máy bay mà chỉ cần nhấc điện thoại gọi cho đại lý
đó và đọc cho họ số thẻ tín dụng của mình. Điều này cũng có nghĩa là họ không
cần phải mang một số lượng lớn tiền mặt theo người và do đó sẽ tránh khỏi nguy
cơ bị cướp. Còn nữa, họ không phải mất thời gian đi rút tiền mặt tại ngân hàng rồi
lại mất công đếm lại lần nữa tại đại lý bán vé máy bay. Ngoài ra, trong trường hợp
bị mất hoặc bị lấy cắp thẻ, tài khoản của khách hàng cũng không bị người khác sử
dụng miễn là khách hàng phải thông báo mất thẻ ngay lập tức. Một lợi điểm nữa
của thẻ tín dụng là nếu khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản giao dịch trong
tháng đúng hạn thì họ không phải trả khoản tiền lãi. Như vậy khách hàng được
hưởng một khoản tín dụng tuần hoàn mà không phải trả lãi.
Thẻ tín dụng cũng mang lại lợi ích cho người bán hàng. Do khách hàng có thể

dùng hàng trước, trả tiền sau nên doanh số bán hàng sẽ tăng lên. Hơn nữa vì không
giao dịch bằng tiền mặt nên người bán hàng sẽ an toàn hơn vì họ sẽ phải giữ ít tiền
mặt hơn tại cửa hàng. Mặt khác, khoản phí 4% mà người bán hàng phải trả cho
công ty thẻ tín dụng cùng với các chi phí hành chính khác họ phải bỏ ra để lập sổ
sách theo dõi và hoàn tất các thủ tục thu tiền bán hàng sẽ được người bán cộng vào
giá bán của hàng hoá. Như vậy, thực chất người bán hàng cũng không phải bỏ
thêm chi phí mà doanh thu lại tăng.
Chủ thẻ sẽ phải ký trên biên lai mua hàng bao gồm ba liên - một liên chủ thẻ giữ,
một cho người bán hàng và liên còn lại cho ngân hàng. Ngân hàng ghi có tổng số
tiền bán hàng vào tài khoản của người bán hàng, ghi nợ vào tài khoản của công ty
thẻ tín dụng và gửi các biên lai bán hàng đến công ty thẻ tín dụng. Quy trình này
khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngân hàng. Một số ngân hàng trừ khoản tiền hoa
hồng được hưởng vào tổng số tiền bán hàng trước khi ghi có vào tài khoản của
người bán.
Khi các công ty thẻ tín dụng nhận được các biên lai bán hàng, họ sẽ thanh toán cho
các ngân hàng thông qua hệ thống bù trừ tổng số tiền bán hàng của mỗi cửa hàng
trừ đi khoản hoa hồng. Đồng thời công ty thẻ tín dụng ghi nợ vào tài khoản của các
chủ thẻ và gửi cho họ hoá đơn thanh toán hàng tháng.
Số của các thẻ bị báo mất hoặc đánh cắp sẽ được cập nhật vào một hệ thống máy
tính. Danh sách các thẻ này được cập nhật thường xuyên và các chủ cửa hàng hay
các đại lý thanh toán thẻ đều có thể truy cập vào mạng này để nhanh chóng kiểm
tra xem thẻ tín dụng mà khách hàng đưa ra thanh toán có nằm trong danh sách đó
hay không.
1.2
Thẻ thanh toán (Charge Card)
Thẻ thanh toán (charge card) có các chức năng tương tự thẻ tín dụng, tuy nhiên chủ
thẻ phải thanh toán toàn bộ hoá đơn thẻ hàng tháng và ngoài ra còn phải trả phí hội
viên. Các loại thẻ thanh toán phổ biến hiện nay là American Express, JCB, Diner's
Club…
1.3

Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ (debit card) cũng có các chức năng tương tự thẻ tín dụng, tuy nhiên khi
dùng thẻ ghi nợ để thanh toán, số tiền phải trả sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản
của khách hàng và như vậy, số dư có của tài khoản khách hàng bị giảm xuống.
Ngược lại, khi dùng thẻ tín dụng thì số dư nợ trong tài khoản khách hàng tăng lên.
Khách hàng chắc chắn sẽ cảm thấy rất thuận tiện khi dùng loại thẻ này để thanh
toán hay rút tiền mặt vì hiện nay có khoảng vài chục triệu máy điện tử (electronic
terminal) tại hơn 100 nước trên thế giới chấp nhận thanh toán.
Những ưu điểm của thẻ ghi nợ có thể kể ra là:

Thanh toán bằng chính tiền của mình mà không cần mang theo tiền mặt hay
séc

Không phải đợi ngân hàng xác nhận thanh toán séc

An toàn hơn thanh toán bằng tiền mặt

Dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính của mình
Khi sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ, khách hàng đưa thẻ
cho người bán hàng. Người bán hàng sẽ cho thẻ trượt qua máy cấp phép và nhập số
tiền phải thanh toán. Một số đại lý cho phép khách hàng rút tiền mặt tại đây bằng
cách nhập số tiền vào máy cấp phép lớn hơn số tiền thực tế phải thanh toán. Khách
hàng nhập mã số PIN vào bàn phím số. Trong vài giây, máy sẽ kiểm tra các thông
tin, xác nhận tiền còn đủ trong tài khoản và thực hiện giao dịch. Sau đó, một hoá
đơn sẽ được in ra từ máy và số tiền phải thanh toán được trừ trực tiếp vào tài khoản
của khách hàng.
Một dạng của thẻ ghi nợ là thẻ rút tiền (cash card). Thẻ rút tiền (cash card) là tên
gọi của các loại thẻ mà chủ thẻ sử dụng chúng để rút tiền mặt từ tài khoản của họ
tại các máy rút tiền tự động (ATM). Họ không những có thể rút tiền tại các máy
ATM thuộc bất cứ chi nhánh nào của ngân hàng họ đang mở tài khoản mà còn có

thể sử dụng được tại cả các máy ATM của các ngân hàng khác có nối mạng với
ngân hàng của họ.
Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn khi sử dụng thẻ thanh toán vì
mỗi khách hàng đều được ngân hàng cung cấp cho một số PIN (personal
identification number). Đây là mã số cá nhân mà khách hàng nên học thuộc lòng.
Mã số này được giữ bí mật tuyệt đối, ngay cả các nhân viên ngân hàng cũng không
được biết chúng. Khi sử dụng máy rút tiền tự động, khách hàng đưa thẻ vào máy
rồi nhập số PIN của mình. Sau đó khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ hiện trên
màn hình của máy như khách hàng có thể rút được một số tiền mặt tới một hạn
mức nhất định, kiểm tra số dư tài khoản, in báo cáo tài khoản, chuyển tiền giữa các
tài khoản hay nộp tiền vào tài khoản…
Không phải máy rút tiền tự động của mọi ngân hàng đều có chức năng giống nhau.
Tuỳ thuộc vào quy định của nước sở tại hoặc theo nhu cầu cụ thể mà máy ATM
của từng ngân hàng có những chức năng khác nhau. Thông thường các máy ATM
đều có thể cho phép khách hàng kiểm tra số dư tài khoản, in báo cáo tài khoản,
chuyển tiền giữa các tài khoản của họ với nhau. Ngoài ra có máy còn cho phép
khách hàng yêu cầu sổ séc, nộp séc hoặc tiền mặt vào tài khoản của họ.
1.4
Thẻ thông minh (Smart Card)
Thẻ Thông minh (Smart Card) là loại thẻ nhựa hiện đại nhất hiện nay. Loại thẻ này
có chứa một mạch vi xử lý (microchip) trên đó có mang các thông tin về tài khoản
của chủ thẻ. Nó còn có thể chứa cả các thông tin về các giao dịch tài khoản trước
đó mà chủ thẻ có thể xem được tại các máy ATM. Rõ ràng rằng loại thẻ này còn có
thể chứa các thông tin không liên quan tới giao dịch ngân hàng như các thông số y
tế của chủ thẻ, dữ liệu về các loại bảo hiểm chủ thẻ đang tham gia và các thông tin
cá nhân khác.
1.5
Một số lưu ý để sử dụng thẻ an toàn:

Sau khi nhận thẻ phải ký tên ở ô chữ ký đằng sau thẻ ngay lập tức.


Không được viết mã số nhận dạng cá nhân (PIN) lên thẻ hay bỏ trong ví mà
phải học thuộc lòng nó. Một số ngân hàng cho phép khách hàng có thể đổi
số PIN cho dễ nhớ hơn. Phần lớn các thẻ có số PIN là 4 chữ số, một số khác
thì số PIN có thể nhiều chữ số hơn hay có bao gồm cả chữ. Nếu số PIN có
bao gồm cả chữ thì chủ thẻ nên liên hệ với ngân hàng phát hành để đổi lại
thành số hết trước khi đi ra nước ngoài để tránh các phiền phức có thể xảy
ra.

Nên ghi lại số thẻ và số điện thoại để báo mất thẻ và giữ ở nơi an toàn.

Khi chọn số PIN không nên lấy những số mà người khác có thể dễ dàng
đoán được như số điện thoại, ngày sinh, bí danh, tên của mình, tên con cái,
bất cứ sự kết hợp nào của những thông tin này hay các từ dễ nhớ như
password, none…Nên chọn mật khẩu một cách ngẫu nhiên để không một ai
có thể dò ra bằng cách suy luận các quan hệ với chủ thẻ. Có thể mở một
cuốn sách dày, lần ngón tay qua trang sách bất kỳ đến một từ ngâũ nhiên nào
đó và lấy làm mật khẩu. Ghi vào đâu đó để khỏi quên. Có thể dùng một từ
sai chính tả để làm mật khẩu, ví dụ đáng lẽ viết password thì viết pasword.
Cũng có thể thường xuyên thay đổi mật khẩu bằng cách chen con số khác
nhau vào giữa một từ chẳng hạn.

Để tăng thêm tính an toàn, một số máy ATM có thể giữ thẻ nếu khách bấm
sai số PIN quá 3 lần hay nếu trong vòng 30 giây khách không có thao tác
trên máy.

Không tiết lộ số PIN cho bất cứ ai, kể cả người thân. Không ai, kể cả nhân
viên ngân hàng, cảnh sát hay đại lý thanh toán thẻ được quyền hỏi số PIN
của chủ thẻ. Chỉ duy nhất chủ thẻ được biết điều đó.


Sau khi thực hiện xong một giao dịch tại máy ATM, nhớ lấy lại thẻ và hoá
đơn (nếu có).

Giữ cẩn thận các hoá đơn để tiện đối chiếu với báo cáo tài khoản về sau.

Khi thẻ bị giữ lại trong máy ATM, cần cảnh giác với tất cả những người đề
nghị giúp đỡ, ngay cả khi họ là nhân viên bảo vệ của ngân hàng. Những kẻ
tội phạm có thể lấy được số PIN bằng nhiều cách như nhìn qua vai hay hỏi
trực tiếp…

Cần báo cho ngân hàng phát hành ngay khi phát hiện mất thẻ để tránh kẻ
gian lợi dụng rút tiền trên tài khoản.

Giữ thẻ cẩn thận như nó là tiền mặt vậy. Tránh làm cong, gẫy, xước thẻ vì
nó có thể làm hỏng dải từ mặt sau thẻ. Không nên để thẻ từ gần tivi, điện
thoại di dộng… vì nó thể làm hỏng dải từ của thẻ.

Luôn có thói quen kiểm tra hoá đơn bán hàng và so sánh với tổng số tiền
thanh toán trước khi ký hoá đơn. Nhớ giữ lại một bản copy để tiện đối chiếu
với báo cáo tài khoản.

Không bao giờ được tiết lộ số thẻ cho người khác trên điện thoại trừ khi
khách hàng biết chắc đó là người đáng tin cậy hoặc một công ty có uy tín.

Luôn đối chiếu các hoá đơn mua hàng với báo cáo tài khoản, đặc biệt là sau
khi vừa mới kết thúc một chuyến đi.

Khi dùng máy ATM cần chú ý quan sát xung quanh, tránh rút tiền tại những
nơi hẻo lánh hoặc thiếu ánh sáng. Nên rủ thêm người khác cùng đi với mình.


Lấy thẻ ra sẵn sàng, tránh phải lục tung ví hoặc túi xách để tìm thẻ.

Tránh để những người đứng xếp hàng đằng sau nhìn thấy mình nhập số PIN
hay số tiền vào máy.

Không nên đếm tiền ngay khi đang đứng cạnh máy ATM. Cất ngay thẻ, tiền
và hoá đơn ngay khi làm xong giao dịch, đếm sau.

Nếu phát hiện ra điều gì đáng ngờ, cần huỷ ngay giao dịch và đi chỗ khác.
Nếu có thể, cần liên hệ lại với ngân hàng phát hành thẻ để xác nhận giao
dịch đã bị huỷ. Nếu máy ATM được đặt trong cabin có cửa kín, không nên
để người lạ vào cùng khi rút tiền.

Ngay khi phát hiện ra có sai khác giữa hoá đơn với bản báo cáo tài khoản,
cần báo ngay cho ngân hàng phát hành biết để được giải đáp.

Trước khi bắt đầu chuyến đi xa, nên tìm hiểu vị trí có máy ATM chấp nhận
loại thẻ mà mình đang có bằng cách liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ
hoặc tìm trên mạng Internet.
1.6
Vài nét về một số thương hiệu thẻ phổ biến trên thế giới
a.
Visa
Hệ thống máy ATM toàn cầu của Visa
Hệ thống máy ATM toàn cầu của Visa bao gồm khoảng 810.000 máy trên hơn
150 nước. Hầu hết các máy ATM này cung cấp dịch vụ 24 giờ trong ngày, 7
ngày trong tuần. Hiện có khoảng hơn 1 tỷ người sử dụng thẻ này trên toàn thế
giới. Các loại thẻ trong hệ thống Visa như Visa, Plus và Electron đều cho phép
người sử dụng rút tiền một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Rút tiền mặt bằng máy Visa/Plus ATM có sử dụng số PIN an toàn, khách hàng

còn được hưởng tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ hấp dẫn hơn. Ngoài ra, các máy
ATM này cho phép khách rút loại tiền của nước đang cư trú và trừ vào tài
khoản của khách hàng bằng tiền nội tệ. Như vậy khách sẽ không phải tìm chỗ
đổi tiền và không phải trả thêm tiền hoa hồng như thường có tại các điểm đổi
tiền bình thường. Các máy ATM này cũng thường được đặt ở những địa điểm
thuận tiện nhất cho các khách du lịch như tại các sân bay quốc tế, nhà ga, các
trung tâm thương mại sầm uất,...
Thẻ ghi nợ của Visa có 3 loại chính mang các biểu tượng như sau:

Thẻ Visa Electron
Thẻ Visa Electron bắt đầu được phát hành vào những năm 80 với mục đích để
sử dụng thanh toán tại các đại lý có máy thanh toán điện tử. Visa Electron có
thể sử dụng để thanh toán tại hơn 12 triệu đại lý thanh toán điện tử trên toàn thế
giới, thanh toán trên Internet và để rút tiền mặt tại hơn 800.000 máy ATM.
Ngày nay thẻ Visa Electron được phát triển mang thêm nhiều chức năng hơn
như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, có hoặc không có mạch vi xử lý
(chip), tuy nhiên nó thường được sử dụng như thẻ ghi nợ.
Thẻ Visa Electron được các tổ chức tài chính là thành viên của Visa phát hành
tại nhiều khu vực trên thế giới như: châu Phi, châu Á, vùng Ca-ri-bê, khu vực
Trung và Nam Mỹ, châu Âu, Mê-hi-cô và khu vực Trung Đông. Tuy nhiên,
không một tổ chức tài chính nào tại Mỹ và Canada phát hành loại thẻ này. Mặc
dù vậy, thẻ Visa Electron vẫn được chấp nhận thanh toán tại các đại lý thanh
toán thẻ và máy ATM của hai nước trên.
Thẻ Visa Cash
Thẻ Visa Cash mang biểu tượng như sau:
Nó được xem như một phương thức thanh toán mới cho các khoản chi tiêu thiết
yếu hàng ngày mà không phải mang hàng nắm tiền lẻ trong túi. Phương thức
thanh toán dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện này có thể được sử dụng để trả
các khoản mua sắm nhỏ như một cốc cà-phê, tờ báo, trả tiền điện thoại công
cộng, vé xem phim, phí gửi xe, tiền truy cập Internet công cộng, hoặc tiền vé xe

buýt,…Đây là loại thẻ có chứa mạch vi xử lý và có thể được sử dụng để thanh
toán ngay tại điểm bán hàng hoặc trên mạng Internet.
Có hai loại thẻ Visa Cash chính là loại dùng một lần và loại có thể nạp thêm
tiền. Loại thẻ dùng một lần được nạp sẵn một giá trị định trước như thẻ điện
thoại. Khi sử dụng hết giá trị của thẻ thì người ta vứt nó đi và lại mua thẻ mới.
Loại còn lại không mang một giá trị định trước. Khi sử dụng hết giá trị của thẻ,
ta có thể nạp thêm tiền vào thẻ tại các máy chuyên dụng và máy ATM.
Dù thuộc loại thẻ nào thì việc sử dụng thẻ Visa Cash để thanh toán cũng rất
nhanh và tiện lợi. Người sử dụng nó sẽ luôn có số tiền lẻ mình cần mà không
còn phải lục tung các loại túi lên để tìm tiền lẻ hoặc phải dài cổ chờ người bán
đi đổi tiền.

Thẻ Visa Cash được sử dụng như một loại "tiền điện tử". Mỗi thẻ được gắn một
mạch vi xử lý có thể mang được giá trị bằng tiền. Mỗi lần dùng thẻ này để
thanh toán cho một thứ gì đó, số tiền phải trả sẽ được tự động trừ từ số dư hiện
có của thẻ. Điều đó thực sự nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng! Thẻ Visa Cash
được chấp nhận thanh toán tại tất cả các đại lý thanh toán thẻ, cửa hàng hoặc
máy ATM… có trưng biểu tượng Visa Cash như trên.
Thẻ tín dụng Visa
Đồng sở hữu bởi 21.000 tổ chức tài chính thành viên trên toàn thế giới, Visa là
một tổ chức tư nhân vì lợi nhuận được thành lập nhằm phục vụ lợi ích của các
thành viên, chủ thẻ và các đại lý thanh toán. Thông qua các tổ chức tài chính
thành viên, Visa đã cung cấp một giải pháp thanh toán có uy tín và được chấp
nhận rộng rãi nhất trên thế giới cho cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp.
Đến nay, Visa đã phát hành khoảng trên 1 tỷ thẻ các loại được chấp nhận thanh
toán trên 150 quốc gia. Trong năm 2002, 2,4 nghìn tỷ USD hàng hoá và dịch vụ
đã được thanh toán bằng các sản phẩm của Visa.
Sự ra đời của Visa bắt nguồn từ năm 1958, khi ngân hàng Bank of America lần
đầu tiên phát hành thẻ BankAmericard xanh, trắng và vàng cho các khách hàng
ở California. Tuy nhiên ý tưởng về loại thẻ này đã có từ trước đó rất lâu. Ngay

từ những năm đầu thế kỷ trước, ông A.P. Ginnini, người sáng lập ra Bank of
America đã tin tưởng rằng các khoản tín dụng cá nhân linh hoạt sẽ giúp khách
hàng kiểm soát được cuộc sống của họ. Thẻ BankAmericard ra đời nhằm hướng
tới sự thay đổi tích cực của xã hội. Thẻ BankAmericard trở nên phổ biến trên
khắp nước Mỹ vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Để hỗ trợ cho nó, một
tổ chức mới sở hữu và điều hành bởi nhiều tổ chức thành viên đã ra đời. Cái tên
"Visa" của tổ chức mới này được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976. Chẳng
bao lâu sau thẻ tín dụng Visa đã phát triển trên toàn cầu. Trong suốt những năm
80 và 90 của thế kỷ qua, Visa tiếp tục đạt được những bước tiến quan trọng: cho
ra đời thẻ tín dụng cao cấp đầu tiên, thiết lập hệ thống ATM toàn cầu đầu tiên,
phát triển thêm thẻ thông minh, thẻ trả trước… và từng bước chiếm lĩnh thị
phần trên toàn thế giới.
Có cả một "gia đình" thẻ Visa để đáp ứng mọi loại nhu cầu thanh toán:

Thẻ Visa Classic mang mọi tiện ích cơ bản của một thẻ thanh toán như thuận
tiện, an toàn và đáng tin cậy.

Thẻ Visa Gold mang đến cho chủ thẻ hạn mức thanh toán cao hơn và nhiều dịch
vụ cũng như tiện ích đi kèm hơn, bao gồm cả dịch vụ phát hành thẻ thay thế
khẩn cấp và dịch vụ ứng tiền trước (cash advance) khẩn cấp.

Thẻ Visa Platinum là loại thẻ cao cấp nhất. Chủ những thẻ này được hưởng
những dịch vụ chất lượng cao nhất như có hạn mức tín dụng lớn, bảo hiểm tai
nạn khi đi du lịch và nhiều loại dịch vụ trợ giúp khác.

Thẻ Visa Electron/Visa Plus cho phép chủ thẻ có thể thanh toán các khoản mua
sắm trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của mình mà không cần phải mang theo
tiền mặt, không chỉ ở trong nước mà còn thanh toán được tại hàng triệu đại
lý/cửa hàng trên toàn thế giới.


Thẻ Visa Smart là một loại thẻ thanh toán đa năng. Loại thẻ này có chứa một
mạch vi xử lý có thể trữ được lượng thông tin gấp 100 lần một thẻ từ bình
thường. Mạch vi xử lý này giúp cho thẻ Visa Smart có thêm những chức năng
không có ở bất cứ một thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng nào của Visa. Rồi đây, chủ
thẻ có thể gộp tất cả các loại thẻ giảm giá, thẻ ưu đãi của cửa hàng, thẻ ghi nợ,
thẻ tín dụng, thẻ y tế, thẻ bảo hiểm …làm một. Như vậy thẻ Visa Smart mang
đến nhiều tiện ích nhất cho chủ thẻ. Họ không còn phải giữ hàng nắm thẻ các
loại trong ví mà thay vào đó là một thẻ duy nhất và chỉ có họ mới sử dụng được.
Thanh toán bằng thẻ Visa Smart cũng an toàn hơn các loại thẻ khác, nhất là khi
thanh toán qua mạng Internet vì mật khẩu thẻ được bảo vệ và phải qua máy đọc
xác nhận lại trước khi thực hiện các giao dịch. Ngày càng nhiều thẻ Visa Smart
được phát hành ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đến cuối năm 2002, có
khoảng 11 triệu thẻ Visa Smart được phát hành tại khu vực này. Để đảm bảo
Visa Smart phù hợp với mọi mong muốn của khách hàng, tổ chức Visa đã tiến
hành những cuộc khảo sát để lấy số liệu thống kê các mong muốn và sở thích
của khách hàng. Mục tiêu của Visa là sẽ hoàn thiện thẻ Visa Smart để nó trở
thành một "ngân hàng bỏ túi", phù hợp nhu cầu của từng chủ thẻ.
Các tổ chức tài chính thành viên (ngân hàng) phát hành thẻ Visa và quản lý mọi
mặt liên quan đến tài khoản thẻ. Visa chỉ đóng vai trò nhà cung cấp các giải pháp
thanh toán. Giữa Visa và các tổ chức tài chính thành viên hay giữa Visa và các đại
lý chấp nhận thanh toán thẻ Visa có những qui định phải tuân theo. Ví dụ như: mỗi
ngân hàng được phép đặt ra các tiêu chí riêng để phát hành thẻ, được tự quyết định
lãi suất cũng như các điều khoản điều kiện đối với khách hàng; các đại lý/cửa hàng
chấp nhận thanh toán thẻ Visa không được đặt ra hạn mức tối thiểu cho những giao
dịch thanh toán bằng thẻ, thậm chí đối với cả sản phẩm bán hạ giá…
b.
MasterCard
MasterCard International là một trong những công ty thẻ nổi tiếng với nhiều nhãn
hiệu thẻ được chấp nhận thanh toán rộng rãi như MasterCard, Cirrus và Maetro và
khoảng 25.000 tổ chức thành viên thanh toán thẻ trên toàn thế giới. Đối tượng

khách hàng của MasterCard bao gồm cả cá nhân lẫn các doanh nghiệp lớn nhỏ trên
210 quốc gia và vùng lãnh thổ. MasterCard là người đi đầu trong cải tiến và chất
lượng, cung cấp nhiều sự lựa chọn về giải pháp thanh toán cả trên thị trường thực
lẫn ảo (internet). Với hơn 30 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ trong đó bao gồm
hơn 820.000 máy ATM trên toàn thế giới, không có một thẻ thanh toán nào được
chấp nhận rộng rãi như MasterCard. Tính đến 31 tháng 12 năm 2002, tổng doanh
thu mua bán bằng thẻ đã vượt quá 1,14 nghìn tỷ USD.
Thẻ thuộc hệ thống MasterCard bao gồm 3 loại chính:
-
Thẻ Maetro
-
Thẻ Cirrus
-
Thẻ MasterCard
Thẻ Maetro thuộc loại thẻ ghi nợ. Có thể dùng thẻ Maetro để mua sắm, rút tiền mặt
tại hơn 5 triệu máy điện tử trên toàn thế giới hoặc sắp tới đây có thể thanh toán
được trên mạng Internet nữa.
Thẻ Cirrus cũng thuộc loại thẻ ghi nợ nhưng chỉ được dùng để rút tiền mặt tại các
máy ATM. Tất cả các máy ATM thuộc hệ thống Cirrus đều có đặc điểm là các
hướng dẫn trên máy rất dễ hiểu và bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng bản địa.
Thẻ MasterCard là một trong những loại thẻ tín dụng phổ biến nhất trên toàn thế
giới. Các chủ thẻ MasterCard được hưởng khá nhiều tiện ích như:
-
Dịch vụ Bảo hiểm mua sắm (Purchase Assurance): Khi một thứ hàng hoá
nào đó được khách hàng mua bằng thẻ MasterCard mà bị hư hại hoặc mất
trong vòng 90 ngày kể từ ngày mua thì khách sẽ được hoàn tiền hoặc đổi.

×