Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giới thiệu khái quát về “Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.21 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
----------
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đoàn Tùng
Lớp : Toán Kinh tế 46
Giáo viên hướng dẫn : Ngô Văn Mỹ

Hà Nội 01/2008
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế hiện nay thì tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề
quan trọng của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời hạn chế lạm
phát, tạo công ăn việc làm cho xã hội, tăng phúc lợi xã hội...đây cũng là mục tiêu
kinh tế xã hội mà bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Để có thể làm
được điều này thì ta phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững. Thế kỷ
XXI là thế kỷ của hội nhập và phát triển kinh tế mang tính toàn cầu,Việt Nam
cần có những bước đi vững chắc để vững bước tương lai. Môi trường cũng là
nhân tố quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng mang tính bền vững đó.
Giai đoạn thực tập tổng hợp tại “Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển
bền vững” là giai đoạn đầu của quá trình thực tập và cũng là cơ sở cho giai đoạn
thực tập chuyên ngành tiếp theo được hiệu quả.Thời gian thực tập tổng hợp tại
Viện cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của bác Viện trưởng Hà Huy Thành và các
cô chú trong Viện đã mang lại cho em nhiều điều thiết thực và giúp em xác định
phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong giai đoạn thực tập chuyên ngành.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm bốn phần:
Chương I_Giới thiệu khái quát về “Viện nghiên cứu Môi trường và phát
triển bền vững”.
Chương II_Báo cáo tổng kết năm 2007
Chương III_Định hướng công tác năm 2008
Chương IV_Đề xuất đề tài triển khai cho giai đoạn thực tập chuyên đề
2


Chương I Giới thiệu khái quát về “Viện nghiên cứu
Môi trường và phát triển bền vững”

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của “Viện nghiên cứu Môi
trường và Phát triển bền vững”
1. Chức năng
“Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững: có chức năng
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Môi trường và phát
triển bền vững dưới góc độ Môi trường và khoa học xã hội, nhằm cung cấp
luận cứ cho việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế phát triển nhanh
và bền vững Kinh tế, Xã hội, Môi trường ở Việt Nam; tổ chức tư vấn đào tạo
cán bộ trình độ trên đại học về phát triển bền vững cho xã hội; cung cấp
thông tin về phát triển bền vững ở Việt Nam cho độc giả trong và ngoài
nước.
2. Nhiệm vụ và Quyền hạn
* Trình Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch 5 năn và hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt.
* Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về
môi trường và phát triển bền vững, cụ thể:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của quốc tế về
Môi trường và phát triển bền vững.
3
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Môi trường và phát triển bền
vững trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ, các địa phương, nghành và
lĩnh vực kinh tế - xã hội.
* Kết hợp và nghiên cứu với đào tạo và tư vấn chính sách trong lĩnh
vực Môi trường và phát triển bền vững, thực hiện đào tạo sau đại học theo
quy định của pháp luật, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao
theo yêu cầu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và của cơ quan khác.

* Trao đổi thông tin về Môi trường và phát triển bền vững với các cơ
quan trong và ngoài nước; in ấn, xuất bản các bộ sách công cụ, các kết quả
nghiên cứu, truyền bá tri thức cơ bản về Môi trường và phát triển bền vững ở
Việt Nam và thế giới cho công chúng.
* Theo chức năng, tổ chức tư vấn, thẩm định và tham dự tư vấn, thẩm
định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển bền vững kinh tế -
xã hội - Môi trường ở các bộ, các ngành, địa phương theo sự phân công của
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
* Tổ chức hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về Môi
trường và phát triển bền vững theo quy định hiện hành của Nhà nước và của
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
* Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài sản, kinh phí của Viện theo
các quy định của Nhà nước và của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức của Viện
3.1 Các phòng nghiên cứu khoa học
Phòng nghiên cứu lý luận về Môi trường và phát triển bền vững
Phòng nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững nông thôn
4
Phòng nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững đô thị và khu công nghiệp
Phòng nghiên cứu Môi trường và phát triển địa lý vùng và địa phương
Phòng bản đồ và hệ thống thông tin Địa lý
Trung tâm tư vấn về Môi trường và phát triển bền vững.
3.2 Phòng phục vụ nghiên cứu
Thư viện
3.3 Các phòng giúp Viện trưởng
- Phòng quản lý khoa học và đào tạo
- Phòng hành chính - Tổng hợp


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện
5

Đội ngũ nhân lực của Viện
Cơ sở hạ tầng của Viện
Chương II Báo cáo tổng kết năm 2007 của “Viện
nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững”
I/Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo
1.Công tác tổ chức cán bộ
. Năm 2007 có 2 cán bộ nghỉ hưu theo chế độ, trong đó có một phó
trưởng phòng phục vụ Hành chính và một cán bộ chuyển công tác. Do sự
thay đổi này năm 2007 Viện đã bổ nhiệm một Giám đốc thư viện và một
Phó phòng phụ trách, miễn nhiễm 1 Phó phòng Giám đốc thư viện theo yêu
cầu cá nhân. Viện đã ký hợp đồng đúng pháp luật với 4 cán bộ làm công tác
nghiên cứu và 4 phục vụ nghiên cứu.
6
Tháng 10 năm 2007 được sự cho phép của Chủ tịch Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam, Ban tổ chức cán bộ và Viện đã tổ chức thi tuyển biên chế cho
5 cán bộ làm hợp đồng và đã chúng tuyển 3 cán bộ nghiên cứu, một kế toán
viên và 1 thư viện viên. Tháng 12 nănm 2007 Viện đã ký hợp đồng với 2 cán
bộ vào các vị trí phục vụ nghiên cứu còn thiếu (1 cho Tạp chí phát triển bền
vững và một cho phòng Hành chính - tổng hợp) và chấm dứt hợp đồng với
một cán bộ khác do không hoàn thành nhiệm vụ.
Tính đến ngày 18 tháng 12 năm 2007 thì Viện có 37 cán bộ trong đó có
35 cán bộ trong biên chế nhà nước và 2 hợp đồng có lương. Cán bộ có khả
năng và trình độ đáp ứng yêu cầu là rất mỏng. Đây là một thách thức với
Viện trong hiện tại và tương lai khi một lượng cán bộ khá lớn sẽ đến tuổi
nghỉ hưu theo chế độ.
2.Công tác đào tạo cán bộ
Việc đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển

của Viện và việc làm quan trọng và thường xuyên, trong 2 năm 2 năm 2006-
2007, lãnh đạo Viên trong điều kiện kinh phí hạn hẹp đã động viên, khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tự nâng cao trình độ của mình dưới
nhiều hình thức như tổ chức khá nhiều các kỳ các cuộc báo cáo chuyên đề về
môi trường và phát triển bền vững, tổ chức các cuộc hội thảo lớn, nhỏ khác
nhau, cử nhân cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày do các cơ quan
khác tổ chức như các lớp ngoại ngữ do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ
chức, cử cán bộ thi và đã đỗ cao học tại Đại họa Quốc gia Hà Nội (trong đó
1 đã bảo vệ luận văn đạt loại giỏi, 2 đang theo học), 1 cán bộ thi đỗ và đang
theo học cao học Thư viện ở trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn.
3.Công tác đảm bảo chế độ cho cán bộ
Ngoài việc tổ chức bộ máy, đề bạt cán bộ vào các vị trí công tác phù hợp
và đào tạo chuyên môn phục vụ cho công tác nghiên cứu thì Viện luôn chăm
7
lo đến công tác đảm bảo chế độ nâng lương, nâng ngạch, công tác bảo hiểm,
… cho cán bộ.
Phòng Hành chính - tổng hợp chủ yếu là đồng chí trưởng phòng, đã
thường xuyên cập nhật nghiên cứu các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà
nước về chế độ chính sách, nâng bậc, nâng ngạch, về bảo hiểm, .. đối với các
cán bộ công chức, viên chức để giải quyết đúng chế độ kịp thời cho cán bộ.
Phòng cũng in ấn các tài liệu liên quan để cán bộ tham khảo tự kiểm tra
quyền lợi của mình được hưởng, trách nhiệm mình phải làm…giúp đỡ cho
Lãnh đạo và cán bộ không mất thời gian tìm kiếm.
II/ Công tác nghiên cứu khoa học
Tính đến năm 2007 là năm thứ 2 Viện nghiên cứu Môi trường và phát
triển bền vững thực hiện phương hướng nghiên cứu cơ bản những vấn đề
môiu trường và phát triển bền vững bao gồm cả nghiên cứu lý luận và
nghiên cứu triển khai theo quy định.
1. Đề tài cấp viện
Trong năm 2007, Viện đã chủ động xây dựng, đề xuất một số đề tài cấp Viện

tập trung với chủ đề: " Phát triển bền vững với mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt
Nam" và đã được Chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt. Sau khi
ký hợp đồng giữa Viện truởng và các chủ nhiệm chuyên đề, các nhóm chuyên
đề đã thảo luận và phân công trách nhiệm cho các cá nhân cụ thể và đã có 29 đề
tài được nghiệm thu tại hội nghị bao gồm các đề tài sau:
1. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp (đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề) và phát triển bền vững
nông thôn (Chủ nhiệm: TS.Trần Ngọc Ngoạn)
2. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp và vấn đề phát triển
bền vững nông thôn: những vấn lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (Chủ
nhiệm: CN. Đặng Chút).
8

×