Tải bản đầy đủ (.pdf) (356 trang)

Việt Nam văn minh sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.05 MB, 356 trang )

LÊ VĂN SIÊU


KIIOA^HỌC TIIUỠNG T l l i r DÀNH CHO NGUỜI LAO ĐỘNG

LÊ VĂN SIÊU

VIỆT NAM
VÀN MINH SỬ
Lược KHẢO
TẬP THƯỢNG
Từ nguồn gốc đến thế kỷ th ứ x

Hiệu đính: NGUYỄN HÀO HỪNG
Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á Việt Nam
- Tạp chí Đông Nam Á -

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG


LỜI NÓI ĐẦU
ến nay thì hết thảy các nhà nhân chủng học, sử học, xã hội học
đều đã công nhận là lối thời, cái ý niệm của thế kỷ XIX vê trung
tâm điểm châu Alt chiếu toả ánh sáng văn minh ra khắp nơi.
Đến nay thì hết thủy đã công nhận không phải chỉ châu Âu mới có
văn minh , dù những tiến hộ khoa học kỹ thuật có đem lại cho châu Âu
cái sức mạnh vật chất siêu phàm để thắng thế về mọi phương diện.
Không phải đã chỉ có MỘT nền văn minh, mà có NHIÊU nền văn
minh, không xếp theo một trật tự tôn ti nhất định nào cả, và tập đoàn
người có tổ chức nào cũng có nền văn minh của họ, ngay một giống dân
dã man cũng có nền văn minh riêng của họ nữa^‘K


Cái thứ bảng lập thành mà ngưiyi ta dùng ở thế kỷ XVUI, XIX và đầu
thế kỷ XX như một cái khuôn diều kiện, cho các dân tộc ngoài châu Âu không
thế có điêu kiện dầy dã về văn, mỹ, nghệ, khoa học để phải tự thấy là kém
cỏi, không văn minh, thứ háng lập thành ấy nay đã được thay thế bằng cách
chiếu cô' dến thực chất những thể hiện ít rực rỡ hơn, theo khía cạnh di sản
văn hoá, (tư tưởng, công cụ, kỹ thuật, hí quyết nâ'u ăn, hay chi tiết y phục)
hoặc theo khía cạnh môi trường văn hoú (căn cứ địa dư của các nền văn
minh). Người ta tiến bộ tới đây là đã tới chỗ muốn xác định những khung
cảnh thiên nhiên và xã hội cho cuộc sống của một nền văn minh, mà lề lối
sử học cũ dã dề cập sai, hay ít ra cũng đã đề cập quá vội vàng.
Chúng ta đón chào sự tiến bộ về phương pháp nghiên cứu ấy.
Nhưng nhăn danh một người nghiên cíni, thuộc một giống dán
nghèo nàn chậm tiến, từng bị đô hộ cá ngàn năm, lại từng bị lệ thuộc tinh
thần thêm 900 năm nữa, với gán 100 năm sau cùng mất quyền tự do,
chúng tôi thấy có bổn phận phải nói là KHÔNG DẾ, cái việc nghiên círu
về Lịch sử nền Văn minh Việt Nam.
(1) Lòi của Maurice Crouzet trong bài tựa bộ sách: Lịch sử đại cươn^ các nền

văn minh (Histoire génerale des civilisations):
Qu’il y fait cTaillcurs, non pas UNE civilisation, mais DES civilisations sans
hiérarchie de droit, fixée une fois pour loutes, voilà qui semble acquis: ethnologues,
historiens, sociologues ont constaté que tout groupe humain organisé possède sa
civilisation que même “un peuple sauvage” a sa civĩlisation propre.


Khôm> (lễ là vì đ()ì V('n tùi liệu cũ của bân xứ, dù C() trên íỊŨÍy tỉdnẹ
mực den, cũtuị plidi nụìa cái diều ngiửyi bản xứ dã phải dón V kẻ mạnh dê
tự mình làm sai diều mình nghĩ thực di.
Không dễ lìi vì dối với tài liệu của người dô hộ, cũng vẫn phủi ngừa
dã chử/c viết V('n m()t dụng tâm chèn ép và khinh bỉ người bản xứ.

Klưĩng dẻ là vì bao nhiêu t()n tích, văn, mỹ. nghệ phẩm dián chếdộ
dô lu), ai dám nói chắc là không bị kể d() lư) tưírc docư? Củ những nhân
tài nữa, vê khoa học, cpiân sự, văn nghệ, công nghệ, ai dám nói chắc là
đã không bị hắt đem về chính cpiốc dể phục vụ cho chính cpư)'c? (Cả V('rì
hình thức là tiến Cííng nữa).
Không dễ nữa là vì sống trong lòng bàn tay ke bạo tàn vù tham lam,
làm gì C() ai dai mà đi khoe khôn, khoe giỏi ... dể mất hết hay sao?
N()i chung, thì ngay trong nluĩng gì là huv hoàng lộng lẫy của các
nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lap, Ba Tư, La Mũ ... C() ai dặt vấn
đê là dã không có sự đóng góp phần nao của những người (ý những thuộc
quốc của cúc dểqiuíc ấy? Nói riêng, thì qua những cổ vật, tác phẩm mỹ
nghệ chứng minh trình độ tiến hoá văn minh rực rỡ của Trung Hoa ở các
đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, v.v... chúng tôi nhìn thấy dường
như có những giọt mồ hôi nước mắt của cha ông chúng t()i g()p vào.
Nhưng tất nhiên ai cũng nnưín hỏi: bằng C('y cụ thể là dâu?
Thì dấy chính là ,sợi dây trói của phưc/ng pháp, cho nghi ng(ỳ không
chứ/c kể lù xác định V(à diện mạo thật của nưự nền văn minh vẫn cứ bị che
bớt di, không bằng tấm mùn nọ cũng bằng tấm màn kia, dể chinh phương
pháp nghiên cứu gọi là đã tiến cũng chưa tiến dược bao nhiêu.
Cần phải phú vỡ vòng dây trói ấy, mới tìm giải thích nổi cho nhiều
sự kiện lịch sử mù hiện tư(/ng đã khác vớ/ thực chất, d ể soi roi bâng các
()'ng kính nhận thức theo các khía cạnh, mà thấy thực nó là gì, thì mới phủ
hợp V(ýị cà diễn trình của lịch sử. ông kính quan trong hơn cả đã không
phải là của một cá nhản mình, dù C(í hết sức để khách quan, trong trình
độ nhận thức của thế kỷ XX hiện tcú, ma là của chính người ở từng thời kỳ
lịch sứ muốn nghiên cứu, trong trình đ() hiểu biết và trong những điều
kiện sinh sống của từng thời kỳ ấy.
Trong sách này, chúng tôi dã làm C()ng việc tìm tòi bằng lê lối ấy dế
nhận dịnh ra nhiều diều bất ngờ mà người dọc sẽ thấy Ici có thể tin đưỵrc.
Chẳng hạn như nlư'/ nhìn bâng con mắt người thưong cổ, chúng tôi thấy

tính cách thiêng liêng của chất đồng, chỉ dành làm những vcìt thiêng liêng
và chỉ riêng một số người đưi/c ân sủng nnn biết vù chử/c làm những vật
ấy. Rồi sau đó, hàng hao nhiêu tlỉếkỷ, Mã Viện tịch thu trống dồng, đập
bẹp ra trước mắt người bản xứ, rồi bỏ cà vào lò, dúc con ngựa kiểu dế


chơi íliì chúmị tôi mới Cíỉm thômị được với niềm uất hận nhục nhã ciìư
Iìí>ư(yị han xứ. cũm> như trânịỉ rõ dược củi vẻ iu>ạo nghễ, hống hách của
Mã Viện. Sau dó ứní> chiểu ra, mới lại kết luận dược là nhất dịnh hắn có
dựm> CÚI cột dồng dể chữ “Đồng trụ chiêt, G iao Chỉ d iệ t” dể trêu tức
và tlìoá mạ cả giông dân Giao Chỉ. Vù hể dã dựng thì hắn phải dựng à
nơi thị tứ dông người qua lại chứ không phải ở hiên giới để đi tìm tận
vùng núi non của Lâm Âp xa xôi.
Sự kiện lịch sử nọ dã có liên hệ dển sự kiện lịch sử kia. Phải tìm
dược cho nỏ kiểm soát nhau, lùm nhân quà cho nhau, mới trông rõ dược
cả dòng dùi của cuộc sống cũ. Đ ể dính chính lại nhiêu diều mà trước đã
hiểu sai hay chưa hiểu dến nơi. Đ ể dặt lại nhiều vấn dề lịch sử mà người
ta cô' ý dem lập trường chính trị vào lái hướng những hùi học lịch sử cũ,
tuy có lợi phần nào cho nhu cầu chính trị nhất thời nhưng lại có hại rất
lớn cho sự lệch lạc của nhận thức.
Với lòng chán thành:, chỉ tìm sự thực vò trình bòụ sự thực, chúng
tôi viết sách này d ể cống hiển hạn dục một dịp vể rnịuồn, dể nhận dịnlì rõ
hơn những công dức của tổ tiên .xây dựni> nên dấr nước và cà nhữn^ nỗi
dau thương nhục nhã mù các nụ'n' dã phải chịu dựng, cho chúng ta hưởmị
lấy di sàn ngày hỏm nay.
Nếu trong sách có nhfím> doạn mù chúng tôi khômị dằn được uất
hận phải thể hiện tâm tình qua lòi văn, thì xin các hạn dọc dừng lấy lủm
lạ, mù dòi hói sách viết plìdi là một sự mổ xe’ khô khan thì mới lù khoa
học. ClĩúníỊ tôi không thế theo dược cái lè lối khoa học ấy d ể kể chuyện
nhục nhã dau thươmị của cha Ô I1Í> mình, mà lại hằng một giọng hình thản

của người diúií’ nước lã, không can dự ợ tớl mình cd.
Trái lại, chúng tôi nhận rằng phủi nói dược lòiu> mình ra như thế
mới khoa học, mới thực, mới sống dộm>, và nhận thêm rằng mỗi dân tộc
càng mang tiếng là lạc hậu, lại vì thế, càng cần phải có iu>ười của dán
tộc ấy tự viết về lịch sử của mình, (cả nịch sử nữa), thì mới nói lên dược
những diêu mà người ngoại quốc dù tinh mắt dển mấy eũm> khôm> thể
trỏng ra dược.

Chúng tôi dựa vào những quốc hiệu dã có dê’chia sách này ra lùm
4 phẩn chính.
Tập Thượng gồm:
Quyển /: Văn minh Văn Long, từmịuỏn gốc dến cuối d('ri vua Hùm>.


Quyển //: Vồn minh Loc Việt, từ nhà Thục đến trận Bạch Đằng của
Ngô Quyền, nêu cao ngọn cờ độc lập (938).
Tập Trung sẽ gồm:
Quyển III: Võn minh Đoi Việt, từ thế kỷ thứ X đến hết nhà Lê, thế
kỷ XV111.
Tập Hạ sẽ gồm:
Quyển IV: Von minh Việt Nom, từ nhà Nguyễn ị 1802) đến hiện đại.


MỤC LỤC
CHHONC. M(J ĐẨII:

Nguồn gốc dân tộc

Nguồn gốc thần kỳ. 18 - Sự nghiên cứu nguồn gốc thực. 18 - Tại .sao
vậy. 19 - ích dụng của việc tìm nguồn gốc dân tộc. 20 - Đi tìm nguồn

gốc thực. 21 - Danh từ Lạc Việt. 21 - Danh từ Giao Chỉ. 22 - Danh từ
Vãn Lang. 23 - Thời tiền Lạc Việt. 26 - Địa bàn gốc tổ. 32 - Địa lý của
Cửu Chân (Thanh Hoá). 36 - Địa lý của Phong Châu. 38 - Những nguyên
nhàn đẩy người đến Cửu Chân. 39 - Nhũng người đầu tiên đến Cửu Chân.
40 - Họ tới vào thời khoảna lịch sử nào?. 41 - Giống Giao Chỉ. 41 Giao Chi miền Nam và Giao Chỉ miền Bắc. 41
ỌUYỂN1
VÀN MINH VĂN LANG
Từ khởi thiiỷ dấn cuối dời Hùng Vươm>
PilÀN TMÚ NHÀT

GIAO CHỈ MIỀN NAM
c h ư ơ ní ;

1

CHirơNtỉ II

: Vấn để từ ngữ
: Đời sống bộ lạc

Quyền uy của lù trưởng. 52 - Vật lổ. 53 - Trống đồng Đông Sơn. 53
- Tác dụng của trống. 59 - Trống đồng có từ hồi nào? 60.
( HƯƠNÍỈIII

: Kỹ thuật

Kỹ thuật đổ đồng. 63 - Kỹ thuật đồ dá. 65 - Kỹ thuật đóng thuyền. 67.
cniiơN t; IV
CHƯƠNG V


: Đời sống vô hình thần b í. 69
: Chữ viết và tiếng nói

Khảo về những âm gốc. 75 - Những âm tượng thanh. 77 - Những
tiếng tượng thanh. 77 - Những âm tượng hình xốp thành 22 bộ. 77 Những tiêng tượng hình. 80 - Những tiếng diễn tả màu sắc, mùi vị, hương
vị, phong thái. 81
7


PHÂN THỨ HAI

GIAO CHỈ MIỀN BẮC
CHƯƠNG I

: Cuộc di dịch về gốc tổ Phong Châu. 83

Đồng bằng Bắc Bộ. 84 - Vùng trung du. 87
CHƯƠN(Ỉ II

; Dấu vết Sự định cư. 89

Công cuộc tìm tòi dấu vết sự định cư. 89 Các sách sử cũ. 90 - Các
tài liệu khác. 92.
CHƯƠNG III

: Di tích lịch sử . 95

Kết quả khảo cổ học. 96 - cổ tích ở Phong Châu. 97 - Họ Hùng
Vương. 99
CHƯƠNIỈIV


: Bộ lạc canh nông. 101

Bộ lạc canh nông. 102 - Dân số. 103 - Sự hình thành của những cái
làng. 103 - Đời sống bộ lạc. 105 - Đời sống gia đình. 106 - Mộ cổ Lạch
Trường. 107
CHƯƠNC, V

: Đa thần giáo và đạo Tiên. 111

Đa thần cổ sơ. 111 - Đạo Tiên. 1 12
CHƯƠNG VI

: Sinh hoạt kinh tế. 114

Những điều kiện thiên nhiên. 114 - Kỹ thuật canh tác. 117
CHƯƠNG VII

; Sự vui chơi. 119

Sự vui chơi. 119 - Tiếng đệm. 120- Nói lái. 121 - Nói xuôi. 121 Nền văn chương truyền khẩu. 122
CHƯƠNG VIII

: Cuộc Sống vật chất

Nhà ở, y phục, ăn uống. 126 - Việc mở rộng thêm dất đai. 127 Cuộc tiếp xúc đầu tiên với văn minh mién Nam Trung Hoa. 128 - Mười
lăm bộ. 128 - Họ Thục chiếm Văn Lang và dút họ Hùng Vương. 130
QUYỂN II
VĂN MINH LẠC VIỆT
Từ nhù Thục dển thếkv th ứ x

PHẨN THỨ NHẤT

THỜI KỲ PHỤ DUNG VÀ T ự TRỊ
CHƯƠNG I

. Họ Thục và thành cổ Loa. 135

Tại sao dời đỏ? Qui mô thành cổ Loa. 141 - Tại sao thành hay đổ?
141 - Tại sao làm lớn và Icàm gấp? Sự de dọa chiến tranh. 142 - Tại sao


thành không giữ được? 143 - Tại sao họ Triệu đuổi họ Thục đến đườna
CÙ112? Tổ chức quân đội và chiến tranh du kích. 143
CHiroNtỉ II

: Họ Triệu và sự đồng hoá dân Bách Việt

Lên ngôi Nam Việt vương. 148 - Cuộc sống chung với người Bách
Việt. Hiện tượng đồng hoá. 148 - Kỹ thuật canh tác. 149
CHƯ()N(Ỉ III

: Đời sống xã hội.

Làng Lạc Việt. 151 - Quy mô của làng. 153 - Những thứ lưu nhiều
kỷ niệm. Những dịp hội hè. Dư luận trong làng. 155.
CHƯƠNt; IV

: Nhà ở. 157

Cách diệu kiến trúc nhà tre. 161 - Quan niệm kiến trúc nhà ở và lề

thói sống. 164.
CHƯƠNt; V

: Thế giới thần bí. 169

Linh hồn. 170 - Tliế giới thần bí. 172 - Ảnh hưởng đến phong hoá. 175

PHÂN T IIỨ H A I

THỜI KỲ TRỰC TRỊ
CHliơNtỉ I

: Sinh hoạt chính trị. 179

Hán Vũ Đế. 181 - Tại sao cần chiếm Nam Việt?. 182 - Chính sách
cai trị. Nông dân và thị dân. 183 - Những tội nhân Trung Quốc. 184 Quý tộc ban xứ. 186 - Các quan lại của Hán Triều. 187 - Hai Bà Trrmg.
190. - Mã Viện. 193 - Cột dồng Mã Viện. 195.
CHƯƠNt; II

: Sinh hoạt xã hội. 199

Làng Lạc Việt. 200 - Tinh thần dân chủ trong làng. 201 - Tổ chức
nhân sự trong làng. 203 - Tmh liên dới thiêng liêng. 205 - Đình làng .
206 - Hướng dinh và vị trí. 208 - Qui mồ của đình 208.
CHƯƠNC. III

: Sinh hoạt tinh thẩn

Sự tiếp đóh hạt giống tư tưởng Khổng, Lão, Phật. 214.
Khổng giáo. 214 - Lão giáo 219 - Phật giáo. 220 - Gốc văn minh

Ấn Độ. 222 - Đạo Phật viên thành. 234 - Đạo Phật và Giao Châu. 245 Mục dích chính của sự truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. 246 - Những
người di truyén dạo. 248.
ciiiroN d IV

: Chính sách vân trị của Sĩ Nhiếp. 259

Chữ Nôm. 261 Học phong thời Sĩ Nhiếp. 263 - Bà Triệu. 265Tinh thán bài Ngô. 265.
9


PMÂN THỨ BA

THỜI KỲ QUÂN ĐỘI CHIẾM ĐÓNG
CHƯƠNG I

: Giặc Lâm ấp. 269

Họ là những người theo đạo Bà La Môn. 271 - Chế độ đẳng hạng
người trong xã hội. 277 - Đặc tính của dân Lâm Âp. 280 ~ Những thổ dân
xưa ở vùng bị Lâm Âp cưỡng chiếm. 281 - Kinh thành Khu Túc. 282 Địa thế của Lâm Ap. 282 - Những cuộc xâm lăng của Lâm Âp. 283 Quân đội chiếm đóng. 284 - Một cổ hai tròng. 285 - Vai trò của người
Ân Độ theo Phật giáo. 286.
CHUONt; II

: Nền thương mại thực dân của Trung Hoa. 287

Bán chất thương mại. 288 - Khinh thường người bản xứ. 288
Chuyện người Tàu giấu của. 288 - Người Tàu thương mại. 289 - Sự bóc
lột. 290 “ Những công trình xây dựng cho địa phương. 291 - Sự cải tiến
điều kiện sinh hoạt. 292 - Điều kiện đế mất giống. 292.
CHƯƠNG III

thoát. 293

: Tư tưởng triết lý sống còn và sự giãy giụa tìm lối

Sự chịu dựng khổ sở, rét lạnh, thiếu thốn, cực nhọc, dau đớn nhục
nhã. 294 - Sự chịu đựng thân phận mình. 295 - Sống không cho bản thân
mình. 297 - Sống là để chết. 297 - Nhưng chết lại là để sống. 298 - Sự
giãy giụa tìm lối thoát. 299 - Loạn Hấu Cảnh - Lý Bôn khởi nghĩa. 301Triệu Quang Phục dùng du kích chiếm. 302 - Lý Thiên Bảo cũng mưu đồ
khôi phục. 302.
CHư ơ n í ; IV

; Sự xây dựng nền móng của Phật giáo Thiển tông. 305

Chủ trương của Thiền tông - Bất lập văn tự. 308- Nhà tu thiền dắc
đạo 310.
CHươNCi V

: Dưới quyển cai trị của nhà Tuỳ và Đường. 313

Sùng thượng Phật giáo. 314 - Cải tổ nền hành chính. Đặt An Nam
đô hộ phủ. 320 - Các quan lại sang cai trị. 321 - Các danh sĩ người bán
xứ. 323 - Giặc Đồ Bà và Côn Lôn. 327 - Giặc Nam Chiếu. 329 - Ảnh
hưởng đến tàm lý người Lạc Việt. 331.
PMẨN T IIỨ T Ư

THỜI KỲ T ự TRỊ
CHƯƠNG I

: Truyện nguồn gốc Rồng Tiên. 333


Tại sao hiểu nó là truyện? 335 - Truyện có những gì ở nội dung?
335 - Đời sống của câu chuyện. 339 - Đặc tính văn hoá và chính trị của
10


truyện. 341 - Đáp ứne cầu dùng của giai đoạn. 341 - Truyện nảy sinh
vào hồi nào?. 342 - Truyện do ai mà có? 342 - Tính cách thần kỳ quái
đản. 343.
CHƯƠNt; II

: Giành giật quyền tự trị

Họ Khúc - Dương Diên Nghệ - Kiều Công Tiễn. 345 - Trận Bạch
Dằn. 348.
TỔNG LUẬN

62 vấn dể dã trình hùv troiĩíỊ sách. 354

11


NGUỒN GỐC DÂN TỘC


c h ư o n í; m ỏ đ ầ u

NGUỒN GỐC DÂN TỘC
TÓM LƯỢC
Nguồn gốc thần kỳ về người Việt Nam là con Tiên cháu Rồng, chỉ
là một tác phẩm văn hoá và chính trị, không phải là sử.

Những giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam chí mới là lấy lý
suy ra chứ chưa có gì đích xác.
Các học giả phương Tây có phương tiện, uy tín, phương pháp và bề
thế hơn nên dễ được tin theo. Tuy nhiên, sự di dịch của người tiền sử ở
phương Tây khác ở phương Đông, sự hiểu biết về diện mạo thực của trái
đất hồi ấy vẫn còn dể nhiều nghi hoặc. Chứng tích là những sọ người ở
lẫn lộn trons; những lớp đất không đồng tuổi; cả những dụng cụ cũng gây
nhiều thắc mắc, và cũng khó đặt niềm tin cậy hoàn toàn vào những cổ thư
Trung Hoa và Việt Nam.
Việc tìm nguồn gốc thực không nên coi là một cách làm chính trị
thì mới dễ có được thái độ phải chăng.
Đi tìm nguồn gốc thực

Vấn đề chính không phải tìm một vị thuỷ tổ rồi. sau sinh ra cả dân
tộc dông người mà là tìm một bộ lạc thuỷ tổ.
Bộ lạc Giao Chỉ

Danh lừ Lạc Việt chỉ nên dùng từ sau khi họ Thục dứt họ Hùng
Vương đặt tên nước là Âu Lạc và có việc dân Hán lai giống với Bách Việt
và Bách Việt lai giống với Giao Chỉ là dân Lạc ấy. Từ biến cố lịch sử ấy
trở về trước, người Giao Chỉ là Giao Chỉ, không phải Lạc Việt.
Trong bài Sử Ta so với Sử Tàu, Nguyễn Văn Tô' đã trình bày rõ chữ
Giao Chỉ đã được chép trong Sử Tàu lừ trước đời vua Nghiêu, và các
quyển cổ sử khác đều không thấy có chữ tên Lạc Việt. Danh từ Văn Lang
cũng như Việt Thường cũng đã dược chép trong các cổ sử ấy.
15


Duy có quyển Hậu Hán Thư (đời Hậu Hán) chép chữ Lạc Việt đồns
cổ trong truyện Mã Viện, nhưng vẫn viết “chinh Giao Chỉ”.

Vậy, từ Hán trở về trước phải là tiền Lạc Việt, là Văn Lang, là Giao Chi.
Thời tiền Lạc Việt dài tới đâu?

Theo Linh mục Lương Kim Định, luận theo nghĩa chữ Viêm tộc, Hữu
Miêu, Tam Miêu, Xích Quỷ, Thái Hạo, Đế Minh v.v... có thấy ra mối liên hệ
giữa Hồng Bàng với văn minh nông nghiệp của dòng họ Thần Nông thì niên
kỷ lập quốc của họ Hồng Bàng, 2879 tr CN là có thể chấp nhận được.
Thử dẫn chứng khoa học

Con sông Hồng và đồng bằng Bắc Bộ với những đặc tính của dòng
nước và phù sa cho phép họ Hồng Bàng định cư ở Phong Châu nơi không
ngập nước, lại đến đời Thục mới nổi vùng Đông Anh lên và cho phép họ
Thục dựng thành cổ Loa. Thời gian cho sông Hồng bồi đắp 23 cây số
như vậy phải ít nhất là 23 thế kỷ.
Vậy họ Hồng Bàng ở ngôi từ 2879 dến 257 tr. CN (tức là 26 thế kỷ)
so với 23 thê kỷ là ít để có thành cổ Loa, ta thấy niên kỷ lập quốc không
có gì ngoa cả.
Họ Hổng Bàng

Không thể chấp nhận được gốc cũ của ta là Tam Miêu.
Cũng không thể nhất thiết cho ta là thuần giống của người Mân Việt
- Phúc Kiến di cư vào thời Việt Vưtmg Câu Tiễn (600 năm tr. CN).
Cũng không thế chấp nhận ta là thuần giống Thái từ Tây Tạng xuống.
Thuyết được đông người tin hơn, với nhiều bằng chứng tồn tích nói
rằng ta là giống Anhđônêdiêng (Indonésien).
Nhưng công cuộc khảo cứu về tiền cổ sử vẫn chưa có những kết
luận dứt khoát để tin hẳn theo một chiều nào.
Vậy thử làm ngược lại điều các nhà khoa học đã làm để nghiên cứu
địa bàn gốc tổ của ta trước, xem nó cho phép một sự sống như thế nào, rồi
sau đó sẽ tìm biết nhũng giống dân nào dã cư ngụ ở đó.

Địa bàn gốc tổ

Sự cấu tạo địa hình của vùng bán đảo Trung ấn ở các nguyên đại I, II,
III, IV.
Đồng bằng Bắc Bộ 14.700 km' do sức nước của sông Hồng 700m Vg
và 30.000m3/gvới sô' lượng phù sa 0,7 đến 3kg mỗi mét khối bồi đắp
16


hàiiíỊ ngày, mỗi thế kỷ đất lấn ra biển, ít ra được Ikm. Đất thoai thoải
22m mới có 1 ly thấp hơn nên lúc nào cũng sám sấp nước và ẩm ướt.
nhiều khí độc khó sống. Đường sông chưa thành rất khó lưu thông.
Đồng bằng Thanh Hoá 3.100km‘ với sông Mã ít phù sa hơn, lại có
những hòn đảo và tay núi vươn ra biển, dễ có đường vào, men theo sườn
núi đế dễ thành một hái khẩu.
Vùng Thanh Hoá xưa là Cửu Chân có nhiều núi và hang động hiểm
hóc cho người tiền sử cư ngụ và dùng làm căn cứ chống địch, lại thêm có
muối và cá biển là lương thực thiên nhiên, nên được kể là dịa bàn lý
tưởng của người tiền sử.
Vùng trung du Bác Bộ xưa là Phong Châu chỉ tốt cho việc canh
nông khi các bộ lạc chuyển dời sống sang canh nông, còn trước là vùng
đâì bất đắc dĩ mới phải đến trú ngụ.
Nguyên nhân đẩy người đến cửu Chân

Luồng sóng nước biển dẩy giạt các hải thuyền vào. Xoáy nước ở
cửa Thần Phù cũng có thể làm đắm thuyền để người trôi giạt vào. Đầu
tiên là tạm trú. Sau thấy là đất lý tưỏng thì định cư luôn.
Những người đầu tiên ở cửu Chân

Con vượn bạc mày Quả nhiên hay Ca nhiên có phải là di duệ đã tàn

tạ của một giống người tiền sử gốc ở địa phương chăng? Các người đi
biển, từ Bắc Hải xuống và từ Nam Hải lên đều có thể đã có một phần hội
tụ lại đó. cùng với những giống khác ở Trường Sơn và ca Tây Tạng nữa,
để lai giống nhau thành người Giao Chỉ.
Họ tới vào thời điểm lịch sử nào?

Đời vua Nghiêu (2359-2259) nãm thứ năm đã có sứ Việt Thường
cống con rùa thần, trên mai có chữ khoa đẩu. Vậy gần 3.000 năm trước
Công nguyên đã có giống Giao Chỉ.
Giống Giao Chỉ

Người Mường hiện nay còn giữ nhiều đặc chất Giao Chỉ.
Người Mường ở rải ra trong vùng rừng núi từ Thanh Hoá ra tới Phú
Thọ. Rõ ràng đã có một cuộc di cư từ gốc tổ thứ nhất (Cửu Chân) đến gốc
tổ thứ hai (Phong Châu).
'
V) vậy có thể chia ra Giao Chỉ miền Bắc và Giao Chỉ miền Nam
trong cùng một nền văn minh Vãn Lang.
17


NGƯỔN ( ỉ ố c THẨN KỲ

Truyện nguồn gốc thần kỳ về người Việt Nam cổ là con Tiên cháu
Rồne chỉ là một tác phẩm văn hoá để tác động tâm lý quần chúng, xuất
hiện trong thời điểm lịch sỉr tranh đấu quyết liệt để giành lại quyền tự
chủ. Không thể khẳng định điều nói trong truyện là việc có thực“ ’.
Sự NGHIÊN CÚG N(ỈUỔN ( ỉ ố c THỤC

Cho đến cuối đời Lê đầu đời Nguyễn, người Việt Nam đã không coi

.sự lìm hiểu nguồn gốc đích xác này là việc quan trọng. Để khỏi bận tâm
nhiều, các sử gia có nhắc đến truyện thần kỳ ấy nhưng dè dặt không dám
tin hẳn, cũng không dám bác hẳn, chí ghi lại một truyền thuyết.
Khi có các học giả phương Tây của Trường Viền Đòng Bác cổ Pháp
đặt thành vấn đề để tìm tòi. người ta mới lưu ý theo dõi để có ý kiến.
Vì những di tích lịch sử cũ ở những thời quá xa, đã không còn gì lấy
làm chuẩn đích về sự di dịch hay hướng di dịch của các giống dân; lại vì
đặc tính của các dân tộc cổ phương Đông cũng chỉ được miêu ta bàng
một vài nét sơ sài trong một vài cổ thư của Trung Quốc, rồi cổ thư nọ
chép lại của cổ thư kia, ngay cả tên dân, tên đất cũng có nhiều diều sai
chệch, người ta dành chỉ còn cách căn cứ vào hình dáng bề ngoài của sọ
người còn sống, so sánh với một vài sọ người thượng cổ còn sót lại, hay
một số dụng cụ tự khí nào còn sót lại, để đặt ra những giả thuyết cho
người Việt Nam cổ gốc từ dâu, lai với những giông nào, rồi di dịch từ đâu
đến đâu. Người ta dã lấy ý để suy ra, mỗi người theo một chủ trương.
Nhưng ai cũng có thể lại lấy lý để suy đi có lẽ cũng được cả.
Các nhà khoa học phương Tây có lợi thế hơn nhờ có chút ít di tích
làm bàng chứng để nói có tính khoa học hơn, lại có các chứng chỉ chuyên
môn về nhân chủng học, khảo cổ học và sẩn phương tiện xê dịch, khai
quật, in ấn, lại có một phương pháp dẫn dạo cuộc lìm tòi, lẫn uy tín tinh
thần của tổ chức Trường Viễn Đông Bác cổ.
Còn các học giả người bản xứ đã phái dùng không lì thì nhiều
những công trình khảo cứu của các nhà khoa học phương Tây. Nếu có
những điểm không đồng ý với nhau thì bên này và bên nọ lại viện dẫn tài
liệu và lập luận của các nhà ấy ra cho thêm vững điều mình tin là đúng
chân lý.
Việc nghiên cứu như vậy tuy đã tốn nhiều công nhưng đến nay vẫn
chưa soi sáng được gì nhiều vào cái thời còn hỗn mang cũ.
Xem quyển II, phần thứ tư, chương I.


18


U ớc mone lại sẽ có một thế hệ các học giả mới người bản xứ, thực
sự tha thiết với công việc tìm tòi và thành lập được một tổ chức đứng đắn,
có dồi dào phương tiện tài chính, để soát lại hết những gì đã tìm tòi về
vấn đề này, rồi lại có điều kiện hoà bình để làm những cuộc khai quật ở
những vùng gốc tổ. Như thế, trong một thời gian khá lâu, hoạ may mới‘
thấy có s;ì tương đối có thể tin được?
TẠI SAO VẬY?

1. Tại sự di dịch người các bộ lạc ở phương Tày không dùng làm lệ
chung cho bên phương Đông này được.
Phương Tày, thời tiền sử, bị băng giá rồi băng giá tan đi đóng lại tới
ba bốn lần, các bộ lạc du mục phải dời bỏ các vùng băng giá mà xuống
kiếm ăn ở vùng ôn đới.
Còn phương Đông thời ấy đã là vùng ấm áp. Gon ma mút đào được
ở Xibêri trong miệng và trong bao tử còn cỏ tươi và còn cả hoa mọc ở nơi
có mặt trời ấm áp, dã chứng tỏ diều ấy. Các bộ lạc người ở phương Đông
vì thế đã không kéo nhau thành đàn di chuyển đi đâu ấp áp hơn mà sống
cả. Nếu có cũng chỉ lẻ tẻ một số người phiêu lưu mạo hiểm đi tìm đất mới
để sinh sống mà thôi.
Bên phương Tây dù đến vùng ôn đới cũng vẫn còn lạnh nên người ta
phải vào ẩn núp trong hang đá để lại những xương hoá thạch, những dụng
cụ, nhũng bích họa và còn cá những sự chồng chất lên nhau lớp trước lớp
sau, cho phép có thể nhận ra những đoàn người nào đã từng di dịch tới
vào thời khoảng nào.
Còn bên phương Đông đã ấm áp, người ta bất đắc dĩ mới phải vào
hang, còn thường là ở hốc cây, ở nhà chòi trên cây. Đây là những thứ dễ
bị mất dấu vết nên ít có những di tích thượng cổ sử.

2. Tại chính sự hiểu biết thực khoa học của người ta về diện mạo
thực của trái đất ở thời tiền sử, trên đó con người sinh sống, di dịch, vẫn
còn nhiều nghi hoặc.
Không tìm hiểu chỗ tại sao, chỉ nhận biết như R.A Daly trong
Our Mơbile Earth, rằng vùng đồng bằng từ New lersey đến Nouvelle
Ploride của miền Tây Hoa Kỳ gần đây còn bị ngập nước, sóng biển
còn đập vào sườn núi Appalache và cả vùng Đông Nam rặng núi còn
ngầm dưới nước, và tất cả nhô lên tạo thành vùng bờ biển Đại Tây
Dương, chúng ta thứ đặt vấn đề: biết đâu chừng cả vùng đất ven biển
Thái Bình Dương này lại đã không chìm sâu dưới nước và chỉ nhô lên
về sau theo với núi Himalaya? Hoặc ngược lại, biết đâu cả vùng biển
19


Thái Bình Dương này vốn nổi trên mặt đất, mà chỉ mới chìm xuống
theo hiện tượng tạo sơn của núi Himalaya?
Nếu điều ấy chưa có sự nhận định đích xác để có diện mục thực của
những địa bàn, thì chưa thể nào có quyền dứt khoát ràng các giông dàn
nào đã di dịch từ nơi nào đến nơi nào.
3. Việc có chứng tích là những sọ người, thì ta hãy nhớ sự ghi nhận
sau đây của nhà khoa học Nga Immanuel Vclikovsky trong sách Tinh cáu
va chạm {Mondes en collision, tr. 18): ''Nhiều văn đề tế nhị đã dặt ra, khi
người ta tìm thấy sọ người mới, lổn với những xương hoá thạch của các
giống vật dã mất tích trong những lớp dất cũ. Đôi khi, người ta dào mó
rồi thấy sọ người à giữa trái núi dưới lớp hasalte hay dú rắn granit thật
dẩy, như sọ ở Calaveras (Cali/ornia)".
Vậy không phải vì có mấy cái sọ ở Bắc Sơn mà đủ bắt được ai tin
rằng đấy đã là người thuỷ tổ của giống Việt. Tại sao không thể có giả
thuyết rằng đấy là sọ của mấy tên tù binh mà cha ông chúng tôi bắt về
làm nô lệ?

4. Cả những dụng cụ bằng đá mài, bằng xương, hay những đồ đất
nung và xương người tìm thấy dưới những lớp đất sét và sỏi do nước bồi,
sâu có khi tới 30 thước, cũng đặt ra những vấn đề-thắc mắc không phải ít.
5. Đối với những văn kiện trong các cổ thư Trung Hoa và Việt Nam
cũng vậy. Thường người nọ người kia về sau lấy ý riêng luận thêm vào,
lẫn tài liệu nguyên bản với lài liệu dịch thuật (để bảo rằng cho người
đương thời dễ hiểu) thì khó thể lấy đấy làm đích được. Chúng ta đặt vấn
đề. với tất cả những điều thắc mắc trong mớ tài liệu và tồn tích quá lì ỏi
ấy, việc tìm nguồn gốc liệu có bõ công khócủa kẻ tìm tòi không? Và tìm
được hay không được thì lợi hại nhũng gì?
ÍCH DỤNG CỦA VIỆC TÌM NÍỈUỔN G ốc DÂN TỘC

Nhiều người di theo một mục đích chính trị đã nghiêns về chủ
trương người Việt và người Thái cùng phát tích từ miền núi Tây Tạng,
một đường theo dòng sông Hồng xuống, một đường theo dòng sông Mê
Công. Dụng tàm của họ là mở lối sẵn cho một thứ chủ trương Đại Thái,
qui tụ vào một mối các lãnh thổ từ Thái Lan đến bờ biển Đông. Đó là thứ
chủ trương đế quốc đã lỗi thời, mà người như Hitler đã từng muốn làm để
chứng minh dàn Đức là giống dân siêu việt.
Thế giới tương lai không phải là thế giới chia ra manh mún như vậy
để chiến tranh liên miên với nhau. Vậy thì cái định kiến tìm nguồn gốc vì
kiêu hãnh dân tộc đã chứa đựng ngay trong tự thân nó một sự cố ý dối trá
rồi. Đấy không phải thái độ của người chân thành tìm chân lý.
20


Vả chăng, một nước như Hoa Kỳ, chẳng có nguồn gốc dân tộc nào
xa xôi lâu đời, inà rồi hùng cường vẫn hùng cường, kiêu hãnh vẫn kiêu
hãnh thì việc có hay không một nguồn gốc anh hùng không hẳn là một
yếu tố tinh thần trọng đại cho sự tiến hoá.

Vậy thiết tưởng, chỉ nên có một thái độ phải chăng, không cần phải
quá gay gát vì sự bất đồng ý kiến, để tìm nguồn gốc là để thoả mãn phần
nào cái ý muốn biết về nòi giống cũ, rồi dốc tâm lo cho hiện tại và tương
lai. Cô nhiên với thái độ ấy, càng bỏ được mưu định trình bày cho sự
thắng thê cúa tư tưởng này hay tư tưởng khác thì càng khách quan hơn.
ĐI TÌ.M NÍÌUỚN (ỈỐC THỤC

Không thể đơn giản hoá câu chuyện đến mức như đổ nói vào trí
tưởng tượng của người ta. mà tìm đến người Ihuỷ tổ chi duy nhất có ông
và bà rồi sinh hoá thêm dần ra về sau.
Câu chuyện cháu ba đời vua Thđn Nông sinh Lộc Tục (Kinh Dương
Vương) Lộc Tục sinh Sùng Lãm (Lạc Long Quân) Sùng Lãm sinh Hùng
Vương v.v... cũng không khác bao nhiêu truyện ông Adam và bà Eva ăn
trái cấm sinh Cain, Cain sinh Hênóc. Hênóc sinh Yrat, v.v...
Vấn đề chính vì vậy không phải là tìm một vị thuỷ tổ, mà là tìm một
bộ lạc thu ỷ tổ.

BÓ LAC GIAO CHỈ
DANH TỪ LẠC VIỆT

Không thể chấp nhận rằng người Giao Chi xưa vốn có tên là Lạc Việt.
Chính người mình không tự gọi như thế. Từ Ngô Sĩ Liên qua Ngô
Thời Sĩ. tới thời Tự Đức làm Khám Định Việt Sử, lại qua thế hệ Trần Trọng
Kim (1919) soạn Việt Nam sử lược, không thấy ai dùng danh từ ấy.
Chi’ bát đầu từ Đào Duy Anh mới thấy có danh từ ấy trong sách
Ni>nồn gỏc Dán tộc của ỏng. ông đã hiểu hình con chim khắc trên trống
đồng theo các nhà khoa học phương Tây là có ý nghĩa tô tem và gọi nó là
chim Lạc. Rồi ông lại dựa theo thuyết của Aurousseau mà cho rằng người
Việt có máu anh hùng của Việt vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật để
phục quốc Vcà cuối cùng suv luận rằng người Việt ở vùng Phúc Kiến đã đi

thuyền theo bóng chim Lạc rồi ghé lại vùng gốc tổ của ta mà trở thành
người thuỷ tổ của ta.
Ông đổi cho người Việt ấy đi đường thuỷ để dùng được con chim
Lạc, thay vì cho là họ chạy theo đường bộ như Aurousseau. Luận cứ của
21


ỏng có sai lầm lớn về địa điểm và thời gian nhưng lại gợi đúng tiềm thức
quật khởi của dân tộc và thêm cả hai chữ Lạc với Việt vốn có từ xưa, nên
ông móc nối lại thành từ kép mà không ai thấy là xa lạ đế đặt mối hoài
nghi gì cả. Từ đó (1943) yên trí là đúng, người ta mới quen gọi Lạc Việt.
Ông lại nhân mạnh thêm rằng những người Việt ấy vẫn giữ tên Lạc
khi đến nơi định cư mới, nên chính bằng tên Lạc Việt mà từ nay sử sách
Trung Hoa gọi họ. Trái lại, sử sách Trung Hoa không hề gọi họ là Lạc
Việt khi nào cả, vẫn chỉ gọi người ở Văn Lang là Giao Chỉ mà thôi.
D.ANH TỪ (ỈIA O CHỈ

Nguyễn Văn Tố, trong bài SửTa so với SửTàii có viết:
"Chữ Giao Chỉ chép (ỷ sử Tàu trước nhất vào thời Thẩn Nông
(32 J 7-3077 tr. CN).
Quvển Thiếu Vi Tliông Giám {ngũ đế ngoại ki, uy 25a) viết chữ chỉ
với hộ "phụ" bên. Cũng một íỊiivển sử Tàu nữa là quvển Ngự Phê Thông
Giám Thọ Lãm {cỊuyển /, tờ Ilh) chép chữ Giao Chỉ vào thời Chuyên Húc
(2513 tr. CN) thì lại viết chữ chỉ với "túc” hên. sử Ký (quyển ỉ, tờ Ih) của
Tư Mã Thiên cũng chép chữ Giao Chỉ về dời Chuyên Hức, mà lại viết chữ
chỉ với bộ "phụ ” bên. (Xem như thế thì viết chữ "chỉ” nào cũng dược).
Xưa nay người ta vần tưởng rằng Giao Chỉ dược chép trước tiên à
Kinh Thư (thuộc về đời vua Níịhiêu 2357 tr. CN) nhưng chính ra trước
dời vua Nghiêu độ 200 núm dã thấy chép trong sử Tàu. Bộ Lịch Đại
Thông Giám (quyển I, tờ Ib) chép rằng: Vua Chuyên Húc 2513-2435 tr.

CN đặt nước Tàu bấy giờ lủm chín châu (Duyệt, Ký, Thanh, Từ, Dự,
Kinh, Lưưng, Ung, Tương) thông lĩnh muôn nước, phía Bác dến u Lăng,
phía Nam đến Giao Chỉ, tức Nam Giao phía Tây dến Lưu Xi, phía Dông
dến Bản Lộc". Quyển Thông Giám này của Triều dinh nhà Thanh lùm
lại, sợ không dược chắc lắm.
Cho nên, tôi lại mở quyển sử Ký của Tư Mã Thiên là quyển sử có
giá trị xưa nay, thì thấy chép về đời Chuyên Húc nước Tàu cũng giáp với
Giao Chỉ nhưng lại chú là Giao Cháu, chứ không chủ lù Nam Giao như
quyển Thông Giám.
Quyển Thiếu Vi Thông Giám {ngoại kỷ, tờ 25a) chép dời vua Thần
Nông (3217-3077 tr. CN) đã có chữ Giao Chỉ: "Nam chí Giao Chi”' (phía
Nam đến Giao Chỉ), dưới chú một doạn con rằng: "Giao Chỉ lù tên Quận
nay là nước An Nam, .sách Thông Điển ciìa Dỗ Hưu chép rằng: người rợ
phương Nam (dây là lời người Tàu) ngón chân cái mở rộng, nếu hai chân
cùng dứní> thì hai ngón chân cúi Gao nhau, cho nên gụi là Giao C hỉ”.
22


Cứ như thế thì hai chữGiưo Chì đã có từ đời Thần Nông, so với chữ
Giao Chỉ chyi Chuyên Hức cách nhau dến 600 năm. Quyển sử Ký của Tư
Mã Thiên sc'f dĩ khôníị có doạn này là vì không chép đến đời Thần Nông.
Sử ta, như hộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (tiền
hiên quyến I, tờ ỉa, và 4h) chép: “Vua Hùng Vương (chinh là Lạc Vương)
dặt tên nước lù Vân Lang, dóng dô ở Phong Châu, chia nước làm 15 bộ,
là hộ Giao Chỉ, hộ Việt Thường... Thế là Giao Chỉ về đời Hồng Bùng chỉ
gọi là một tên hộ trong nước. Xem trong Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi thì
hộ Giao Chỉ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên ngày nay. Nhưng người
Tàu lúc thời hây giờ gọi nước ta là Giao Chỉ, một là theo đời trước, hai là
Giao Chỉ là thủ dô nên gọi tắt như thế, ha lù nhân hình dụng ngón chân,
vì có lẽ hấy giờ còn di díít hoặc di dép, chưa có mấy người di giầy nên sô

dông vẫn có hai ngón chán cái giao nhau
Vậy Giao Chi là tên dân, sau được người Tàu coi là tên nước. Cho đến
hồi Hán dẹp được Triệu (thế kỷ III tr. CN) thì là tên quận trung ương và tên
bộ. Các sách Tàu như Hán Thư. Tiền Hán Kỉ, Thiếu Vi Thông Giám, Khâm
Định Thông Giám Tập Lãm (do Nguyền Văn Tố dẫn) cũng đều chép tên là
quận Giao Chỉ. Đó là những sách cổ, có trước thời Bắc thuộc.
Những quyển sách cổ có sau thời ấy của Tàu như: Nguyên Hoà
Quận Huyện Chí, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Ngự Chế Thông Giám Tập
Lãm, Thiếu Vi Thông Giám cũng chú.' nhà Hán định dặt chức Giao Chỉ
Thứ sử.
Ta thấy không có tên Lạc Việt.
DANH TỪ VÃN LAN(Ỉ

Cũng trong bài đã dẫn, Nguyễn Văn Tố viết:
“Hai chữ Văn Lang hắt dầu có từdcìi vua thứ ba họ Hồng Bàng (2879258 tr. CN) tức là Lạc Vương mù xưa nay vần nhầm là Hùng Vư(/ng
Mấy quyển sử ta dều chép rằng: “Khi Hùng Vương dã nôĩ ngôi của
Lạc Long thì dặt tên nước là Văn Lang.
Mấy quyển sách Tàu cũ nhất cũng nói dển Văn Lang: Thuỷ Kinh
Chú (của Lý Đạo Nguyên d('fi Hậu Nguy vào khoảng năm 386-534) chép
tên nước Văn Lang, nhưng viết chữ Lang “Khuyển" hên, rồi đến quyển
Thông Điển, quyển Nguyên Hoà, cùng trong dời Tống (khoảng năm 806820) thì một quyển chép Văn Lang (Thông Điển) một quyển chép Đại
Lang (Nguyên Hoà). Sau đến quyển Thái Bình Ngự Lãm và Thái Bình
' Chúng tôi chú trương thí dụ có lầm, cũng cứ Hùng Vương mà gọi.

23


Hoàn Vũ, thì một quvển chép Văn Lanq chữ Lang “Ấp" hên (Thái Bình
N rự Lãm) chữ Lang nàv đúng với chữ tên nước ta mà sử thần dã chép ra
khắp các sử Nam

Nhiều quyển khác, iheo Nguyễn Văn Tố, cũng có dùn2 chữ Nam Giao.
“Chữ Nam Giao thấv trước nhất ở Kinh Thư. Bộ Ngũ Kinh Tường
Thuyết, Thư Kinh (q.l5, tờ 14a) chép: “mệnh Hv Thúc trạch Nam Giao"
(sai H\’ Thúc sang à Nam Giao) dưới chú thích rằng: “Nam Giao lù đất
Giao Chì ở phương Nam" (Nam Giao: Nam phương Giao Chỉ chi dịa).
Khâm Định Việt Sử Tiền Biên ql tờ 5h chép nguyên văn và chú thích
dũng như thế. Sử Tàu cũng vậy, nay quyển Ngự Phê Thông Giám Tập
Lãm (q.I tờ I3h) viết chữ “cư ” chứ khômị viết chữ “trạch"như Kinh
Thư, vù chép vào năm Giáp Thìn (2357 tr. CN) lù năm thứ nhất dời vua
Nghiêu, dưới chú thích rằny: “Nam Giao là dất Giao Chỉ, sách dịa lý
Kim Thích cho lù nước An Nam lĩíỊày nay". Mấy chữ An Nam là lội của
triều thần Kiền Long (1736-1793).
Năm thứ nhất vua Nghiêu m>ang với năm 523 của họ Hồng Bùng:
bên ta đã có tên nước thểniLt hên Tàu vẫn gọi là Nam Giao hay Giao Chỉ.
Có lề tại bấy giờ nước ta chỉ tiếp giáp với Tàu, chứ chưa cố giao thiệp gì
nên hân Tâu vẫn chưa biết tên ”.
Người ta cũng dùng chữ Việt Thường nữa. Nguyễn Văn Tố viết:
“Đến Việt Thường (nghĩa là xiêm nước Việt) một bộ của Văn Lang, người
Tàu cũng cho là tên nưk/c. Sách Ngự Phê Thông Giám Tập Lãm (q.l tờ 14
a) chép: “Năm thứ năm dời vua Nghiêu (tức năm Mậu Thân, 2353 tr.
CN) người Việt Thường đến chầu; phải hai lần thông ngôn dâng rùa lớn
sống nghìn năm, vuông non 3 thước, trên mai cỏ dấu chữ Khoa dẩu (lù
tối chữ Tàu cổ, hình giống con nòng nọc) chép từ khi mà trời đất. Vua
Nghiêu sai chép vào sách.
“Chỗ này sử Tàu chú nghĩa chữ Việt Thường: ở phía Nam Giao
Chỉ, dời Tần lả huyện Làm Ẩp, đời Hán lù Tượng Lủm, từ d('n Tần về sau
là nước Lâm Âp, sau rồi là nước Chiêm Thành (chữ Phạm gọi là
Champa). Xem qua chỗ chú nghĩa ấy có người tưởng Việt Thường không
phái nước ta, nhưng dây sửTàu chỉ chú từ dời Tần trà xuống cỏn Tẩn trở
lên ngang với nước ta vào dời Lạc Vương thì trong 15 hộ của Lạc Vương

có hộ Việt Thường, sử Táu không chép Việt Thường hộ, mà chép lả Việt
Thường thị, gọi tắt là nước Việt Thường. Cùng một việc ấy, hèn sử ta chép
rằng: “mới hắt đẩu sai sứ sang nhà Đưcmg dáng thân quỉ” Tuy không
chép rỗ Việt Thường hay Giao Chỉ nhưng chép vào đời Lạc Vương, mà
Lạc Vương hấy giờ dã có tên là nước Văn Lang; chính việc sai sứ sang
Tàu là việc của nước Văn Lang mà hên Tàu gọi là Việt Thưèmg. Quyển
Việt Kiều Thư (q.3 tờ la) chép hẳn lù Việt Thường quốc.
24


“Cáclì một tỉí>hìn năm, đến nùm Tân Mão ị l l 10 tr. CN) là năm thứ
sán dírì viiư Thành Vinmg nhà Chu, sửTùii chép rằng: '‘Phía Nam Giao Chỉ
có người Việt Thườníị sang Tàn dâm’ hạch trĩ, qua hai ha lần thông ngón,
nói rằng: "dường sú xa xôi non sông cách trử, sự rằng một lần thông sứ
klìôni’ hiển tiếng nhan, cho nên phải qna ha lần thông ngôn để sang chân
Chn Công nói: "Đức trạch không khắp ú/i nơi, người quán tử không nhận lể
sơ kiến. Chính lịch không khắp tới mri, người quán tử không nhận người ấy
.xưng thán". Ngitời thòng ngôn dáp rằng: "Tôi váng mệnh những ỏng già
nước tôi hdo: TiTri không gió dữ mưa dầm bể không nổi sóng dã ha năm, hẳn
là Trung Quốc có thánh nhân, sao không sang chầu Chu Công dem dâng
cho vua nlìù Chu, dế dâng cho thần linh của tiên vương, rồi dem dáng lên
cung diều. Dến khi sứ gid về, quên mất dưkmg, Chu Công cho năm cỗ hiền
.xa, hấn mặt có diềm che dêu làm cách thức chỉ nam, sứ giả di xe ấy, từ
dường hể nước Phù Nam ở cõi dất nước Cao Mên thời .xưa của Lâm Ảp
(Chiêm Thành) dây năm tròi mới về dển nước. fNgự Phê Tliông Giám Tập
Lãm (q.3 tờ 10) Thiếu Vi Thông Giám quyển Chu ngoại kỉ ịtờ 70h-7Ia)
Khâm Định Việt sử Tiền Biên (q.Ị tờ ố a-h).
SửTàu Thiếu Vi Thốna Giám (tờ 70a) chú giai rằng: “Việt Thường
tù tên một nước âphương Nam, ứ phía Nam Giao Chỉ (Nam phương quốc
danh, tại Giao Chi’ Nam) lại dẫn Hán Địa Lý Chí, chép: có quận Giao

Chỉ nguyên là dất Nam Việt. Năm thứ sáu hiệu Nguyên Đình (ìỉỉ tr. CN)
dời Vua Vũ Đ ế đặt ra và chú: "Hai ngưcyi thông ngôn gọi lá dịch: trùng
tam dịch, qua ha người thông ngôn. ('Thiếu Vi Thông Giám t('r I7a).
Thực ra cũng lại không thấy có chữ tên Lạc Việt.
SỚ Dĩ CÓ TÊN LẠC VIỆT LÀ 1)0 ĐÂU?

Ngay những sách Giao Châu Ngoại Vực Ký (Aurousseau cho Là
xuất hiện vào đòi Tấn 205-420) mà Thiíỷ Kinh Chú (thế kỷ thứ VI) lập
lại, hay Quảng Châu Ký mà Tư Mã Trinh chú giải Sử Ký của Tư Mã
Thiên đã dẫn lời họ Đào, cũng chỉ thấy nói đến Lạc dân, Lạc vương, Lạc
hầu. Lạc tướng, Lạc diền, không có chữ nào là Lạc Việt cả.
Duy chỉ có sách Hậu Hán Thư của Phạm Việp chép chuyện Mã
Viện có dùng đến chữ Lạc Việt đồng cổ mà thôi, nhưng lại vẫn viết:
chinh Giao Chỉ
Trong bcài Lịch sử Lạc Việt của Linh mục Nguyễn Phương đăng ở Bách Khoa số
196, đoạn dẫn lời Hậu Hán Thư kế truyện Mã Viện: Viện hảo kỵ, thiện hiệt danh
niã, chinh Giao Chỉ, dắc Lạc Việt dồng cớ v.v’...Viện cưỡi ngựa giỏi, khéo phân biệt
(thiện biệt) hình dáng những con ngựa hay nổi tiếng (danh mã), khi qua đánh Giao
Chỉ, bắt được trống dồng Lạc Việt ...

25


Sách này có sau đời Hán. nghĩa là sau khi nước ta đã bị nội thuộc Trung
Hoa, và đã có một sự kiện lịch sử là họ Thục thay ngôi Hùng Vưoìig, đổi tên
nước Âu Lạc, thêm một thực tế xã hội khác là sự pha giống giữa người Bách
Việt và người dân Lạc. Tên Lạc Việt nói lên sự pha giống ấy
Vậy cần xác định thời gian để chính danh: Lạc Việt chí nén được ké’
từ thời Thục về sau, còn từ đời Thục về trước là Văn Lang, Giao Chỉ, hay
nếu thích dùng Lạc Việt thì phải chỉ đích là tiền Lạc Việt.

THỜI TIỀN LẠC VIỆT DÀI TỚI H ốl NÀO?

Linh mục Lương Kim Định trong bài Ba cíợt văn minh đãng trong
Bách Khoa .vơ 305 ngày 15-9-1969 đã viết:
“Cớ người cho rằmị cúc cụ xưa thêu dệt khi tnóc nối tổ’ tiên Việt
vào họ Thần Nông. Đó không plìdì là thâu dệt, mù tất nhiên phải như thế,
hài vì Bách Việt với Tam Miêu là hai ngành lớn của Viêm tộc. Viêm tộc
là dòng dõi Thần Nông và Thần Nông dây không nên hiểu là một nhân
vật, nhưng là một đợt văn minh dã di vào nghề nông. Thổn Nông lấv hiệu
là Viêm Đế. Chữ Viêm ghép hởi hai chữ Hod nên Thần Nông cũng là
thần Lửa, vì có thể do hai lý do sau: một là để duy trì kỷ niệm phút minh
ra lửa (Toại Nlìưn) hai nữa là dùng lửa dốt rảy phú hoang dể cấy lúa. Vì
một hoặc cả hai lý do mà từ dấy vể sau nông nghiệp và lửa gắn liền với
Viêm tộc trong rất nhiều danh hiệu như Xích Quỷ ịíỊué li) Thái Hạo, Đ ế
Mình v.v... vì thế, con cháu Thần Nông hay những người lùm nghe nông
dầu tiên gọi là Viêm tộc. Và khi sử viết rằng cháu ba dời vua Thần Nâng
là Đ ế Minh thì chỉ có ỷ nói dến mối liên hệ nông nghiệp dó. Có lẽ người
.xưa dã muốn ghi mối liên hệ này vào dạng tự chữ Việt và Miêu, vì chữ
"Việt’' han dầu viết với bộ me lù gạo, còn chữ "Miêu " lù bộ tháo với chữ
diền, nói lén rõ tính chất nông nghiệp, nên trong Kinh Thư gọi là Hữu
Miêu, nghĩa lù dân có ruộng. Vì mối liên hệ văn minh nông nghiệp này
nên việc gì xdy tới cho Thần Nông, cho Hữu Miêu thì cũng âm vang .sang
Bách Việt vì cả hai dều là con cháu Thần Nông, cùng là Viêm tộc, tức
cùng .sống trên cảnh vựd~' cùng chung một nền văn hoá nông nghiệp, mù
Và cần dược hiểu theo nội dung ấy, chứ không phải nội dung của Đào Duy Anh
coi tố tiên trực tiếp và thuần khiết của ta là người Lạc Việt vùng Phúc Kiến (Có nói
rõ ớ những trang sau).
Miền đất chiêm cứ của Tam Miêu có thế quy định phần nào xuyên qua sử liệu cúa Tứ
truyện (Chiêu Nguyên Niên) hay Chiến (/Iiốc .sách (quyến 14) phía trái là hồ Bành Lãi
(Bành Dương Hồ) phía phải là Động Đình Hổ và Vân ,Scm ở mạn Nam, còn Bắc là núi

Hành Sơn. Có thể xem thêm Kinh r/;;r(Legge p. 39). Như thế Tam Miêu lân bang với
Bíích Việt nếu không phải là quê hương Bách Việt (Lbi chú của tác giả).

26


sự kiện lịch sử lớn lao hơn hết tronịị nền văn hoá này là việc chânq lại
nên văn hoá du mục của Hoa lộc, tuy dến sau nhưng lại mạnh hưn
Nhưng mạnh hơn vê vỗ lực mù lại yếu hơn về tinh thần, nên cuối cùng
mỗi hèn dóng góp một klìía cạnh để tạo ra nền Nho ^iúo nguyên thuỷ.
“ Theo lưu truyền thì Phục Hy .xuất hiện vào lối 4480 đến 4396.
Thần Nông từ đời 3320-3080. Huyền sử nước ta cũng đặt họ Hồng Bùng
vào giai doạn đầu này tức là năm 2879. Hoàn^ Đ ế năm 2697, như thế là
Hổng Bàng có trước Hoàng d ế 182 năm tức là ba con Giáp.
“... Dầu sao thì niên kỷ Hồng Bàng 2879 muốn nói lên rằnẹ nưéìC
Việt dã được khai CỊUỐC trước dời Hoùni> Để, trước khi Hoa tộc tràn vào
lối ha con giáp, tức lù dã hiện diện ngay tự đời Tam HoàitíỊ, và dặt nền
móng cho văn hoá, rồi mãi .sau Hoa tộc mới lếch thếch kéo tới”.
THỦ DẪN CHÍTNG k h o a h ọ c

Vì nhiều lý do khiến ta không thể nhìn nhận sự móc nối tổ tiên Việt
vào họ Thần Nông là sử được. Nhưng để tránh khỏi bị những nhà khoa
học bây giờ chê câu chuyện Rồng Tiên là trâu ma rắn thần rồi phủ nhận
luôn cả đoạn lịch sử đời vua Hùng, chúng tôi xin có những dẫn chứng
khoa học sau đây, hiện nay vẫn có thể kiểm chứng được để nói rằng;
Thần Nông và họ Hồng Bàng, dù có liên hệ gì với nhau, như lời Lương
Kim Định, hay là hoàn toàn biệt lập không biết đến nhau, thì cái niên kỷ
Hồng Bàng 2879, vẫn là cái niên kỷ có thể nhận là đúng được.
Dẫn chứng khoa học ấy là con sông Hồng và vùng đồng bằng Bắc Bộ,
mà những đặc tính thiên nhiên của nó từ năm ngàn năm trước đến nay vẫn

không vì một dổi thay chính sự nào của loài nsười mà thay đổi chút gì cả.
Con sông ấy dài 1200km bắt nguồn từ Vân Nam rồi vào Bắc Bộ.
Các nhà chuyên môn Pháp trong sở Trị thuỷ đã đo đạc, nghiên cứu trong
nhiều năm, đã nhận định rằng:
1- Lưu lượng của con sông ấy là 700 mét khối mỗi giây lúc bình
thường Vcà 30.000 mét khối mỗi giây vào mùa nước lũ.
2- Nó chứa trong dòng nước của nó một số lưọng phù sa cân được
từ 0,7kg đến 3kg mỗi mét khối nước.
3- Đồng bằng Bắc Bộ tiếp nhận được 130 triệu tấn hay 80 triệu mét
khối đất phù sa mỗi năm.
4- Nếu có đê dồn nước về một phía thì đất phù sa bồi lên, mỗi năm
có thê đẩy lùi biển ra được lOOm tức là lOkm mỗi thế kỷ.
5- Nếu không có đê, cứ mặc cho nước loang ra thì mùa nước đồng
bằng Bắc Bộ sẽ có từ 10 đến 1l.OOOkm^ ngập nước và Hà Nội cao 4m sẽ
ở dưới mực nước, cao 12m30.
27


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×