Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.38 KB, 40 trang )

Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất
quan trọng của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống
giáo dục. Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ xúc động như
K.A.U Sinxki có nói “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người
xung quanh nó, duy nhất qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại thế giới bao quanh đứa
trẻ được phản ánh trong đó chỉ thong qua công cụ này”. Vì thế việc phát triển
Tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt có thể nói là một công việc
lớn đặt ra cho tất cả chúng ta. Vậy nên Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, nó
không chỉ hình thành và phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
mà môn Tiếng Việt còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình
thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng xúc cảm trước cái đẹp,
trước buồn – vui – yêu – ghét của con người. Cảm thụ văn học chính là sự cảm
nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể
hiện trong các tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ hay trong cả một từ ngữ
có giá trị của một câu văn, câu thơ...
Một con người được sống đầy đủ bởi hai điều kiện sống: Vật chất và tinh
thần. Riêng đời sống tinh thần vô cùng đa dạng: biểu hiện của nó là được yêu
thương và biết yêu thương, được ước mơ, được thưởng thức cái hay, cái đẹp của
cuộc đời có nghĩa là được thưởng thức, được cống hiến…
Một trong những điều kiện đem lại cho con người niềm vui sống là biết
cảm nhận cái hay, cái đẹp, ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn…Dù sau này
con người ấy đi hướng theo nghề nào đi chăng nữa. Vì ở mỗi tác phẩm, cuộc
sống đã được kết tinh thành cái đẹp qua tài năng và tình cảm, tâm huyết của
người viết.
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng đã phần nào biết
cảm nhận và làm các bài tập cảm thụ bởi có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được ý


nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ… Và mới thấy được nét đẹp của
thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú. Chương trình bồi dưỡng môn
Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi kĩ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh
là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt hình thành thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Dưới sự gợi mở, dẫn dắt của thầy cô giáo, những bài thơ, bài văn hay
trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Đặc
biệt, đối với học sinh lớp 5, năng lực cảm thụ văn học còn giúp các em hiểu sâu
nội dung bài đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ... tạo đà tốt cho học sinh lên
cấp trung học cơ sở...
Song tôi nhận thấy khả năng cảm thụ văn học của các em còn nhiều hạn
chế, sự cảm nhận thơ văn và viết đoạn văn nói chung và đoạn cảm thụ văn học
nói riêng còn vụng về. Các em chưa có kĩ năng cảm thụ tốt các bài văn, bài thơ,
(hoặc đoạn văn, đoạn thơ). Việc cảm nhận những giá trị nổi bật của tác giả trong
các bài tập đọc còn ít, chưa sâu. Dẫn đến kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ chưa
đúng, chưa hay và chưa sinh động. Chính vì vậy trong quá trình bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 việc giúp các em có kĩ năng viết đoạn văn cảm
thụ văn học là một vấn đề không thể thiếu được. Xuất phát từ suy nghĩ ấy, bản
thân tôi đã mạnh nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn
cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5” với mong muốn giúp các em học sinh
nắm chắc kiến thức, kĩ năng, phương pháp và các bước làm tốt một bài cảm thụ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


1. Mục đích:
 Đối với giáo viên: phát hiện khả năng, năng khiếu học văn của học
sinh từ đó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn
giản khi cảm thụ văn học.
 Đối với học sinh:
+ Tạo hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ.
+ Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học.
+ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Hệ thống những vấn đề về lý luận có lien quan đến đè tài.
- Tìm hiểu nội dung kiến thức dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay.
- Tìm hiểu những khó khăn của học sinh khi học cảm thụ văn học.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn nhằm góp phần nâng cao
chất lượng môn Tiếng Việt.
IV. ĐỐI TƯỢNG - THỜI GIAN - PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:
Đoạn văn, đoan thơ hay trong các bài Tập đọc, Chính tả.

2/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

2. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong hai năm học 2014-2015,
2015 – 2016.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy ở các tiết: Luyện từ

và câu, Tập làm văn, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện... hàng tuần tại lớp 5A.
Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
3. Phương pháp thống kê toán học.

3/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là
đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động sáng tạo ,có năng
lực giải quyết mọi vấn đề. Hơn nữa bậc Tiểu học là bậc, học nền tảng, giáo dục
Tiểu học nhăm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong
đó môn Tiếng Việt hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Cụ thể là hình
thành cho các em 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Cảm thụ văn học chính là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu
sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn,
bài thơ,...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ, ... thậm chí một
từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ. Chính vì vậy, cảm thụ văn học ở Tiểu
học không có một tiết học cụ thể nào. Mà học sinh được học, làm quen qua các

tiết học trong môn Tiếng Việt như : Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể
chuyện, Chính tả. Vì không có thời lượng cụ thể cho cảm thụ văn học, trong quá
trình dạy các tiết Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, kể chuyện, chính tả,
bản thân giáo viên phải là người truyền cảm thụ cho học sinh thông từng tiết học
này. Vì vậy thông qua từng tiết học này, tôi luôn tìm tòi phát hiện những câu,
đoạn văn hay gắn vào từng dạng bài cảm thụ để dẫn dắt các em từng bước làm
quen dẫn đến yêu thích viết cảm thụ văn học.
Rõ ràng với học sinh lớp 5, đọc có suy ngẫm, tưởng tượng ( hay liên
tưởng) và rung cảm thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt. Đúng như nhà văn
Anh Đức đã tâm sự : “ Khi đọc tôi không chỉ còn thấy dòng chữ, mà còn thấy
cảnh tượng sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra
lắm điều thú vị”.
Những điều nói trên về cảm thụ văn học cho thấy : Các em học sinh Tiểu
học tuy ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao trình
độ cảm thụ văn học, giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn và
trở thành học sinh giỏi. Thực tế cho thấy năng lực cảm thụ văn học ở một số em
khá tốt nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm nâng cao hơn nữa năng lực
cảm thụ văn học cho học sinh.
4/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Lớp tôi chủ nhiệm là lớp 5A có 33 học sinh trong đó có 16 nữ và 17 nam.
Đa số các em là con gia đình nông dân, phần lớn các em được sự quan tâm giúp
đỡ của gia đình nhưng do chưa có sự hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như
phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình
học tập còn hạn chế. Nhất là cảm thụ văn học thì các bậc phụ huynh đành nhờ
thầy, cô. Đây là một khó khăn, thử thách đối với giáo viên.

Trong những năm qua, ở trường tôi nhiều giáo viên đã có những biện
pháp nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết cảm thụ nhưng chưa thực hành luyện
tập về cả bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh. Mà cảm thụ văn học đòi
hỏi các em phải thành thạo cả bốn kĩ năng này. Mặt khác một số giáo viên cũng
"ngại" dạy cảm thụ mà khi có đoạn văn, đoạn thơ hay, giáo viên đọc luôn cảm
nhận của chính mình cho các em nghe. Đôi khi đến gần các kì thi học sinh giỏi,
giáo viên in sẵn một số bài "tủ" cho các em học thuộc. Đây là sự thật mà chính
bản thân tôi từng vấp phải trong những năm đầu mới ra trường.

5/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng về việc dạy cảm thụ văn học trong nhà trường.
- Giáo viên Tiểu học có một đặc thù riêng là phái dạy tất cả các môn học.
Nhưng trình độ năng lực về môn Toán và Tiếng Việt không đồng đều, có người
lại thiên về Toán. Chính vì vậy khi dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh bài
dạy trở nên khô một đoạn văn, đoạn thơ cảm thụ còn nhiều hạn chế, chất lượng
còn thấp. Một phần do khan, không hấp dẫn, không tạo cho các em niềm say mê
văn học.
- Việc bồi dưỡng học sinh cách viết thiếu sách hướng dẫn và tài liệu tham
khảo. Một phần do nhận thức của giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng
của công việc bồi dưỡng cho học sinh khi học phần cảm thụ văn học.
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường với công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Các em đều là đối tượng học sinh giỏi có kĩ năng đọc diễn cảm khá tốt.

- Giáo viên đã chú ý việc bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ trong khi dạy phân
môn Tập đọc.
- Các em đã được làm quen với cảm thụ văn học.
2.2. Khó khăn
- Tôi thấy khả năng cảm thụ của học sinh còn chưa tốt, nhiều học sinh
chưa hiểu từ "cảm thụ văn học", "hình ảnh đẹp", chưa nắm được các bước của
một bài cảm thụ ... cho nên bài viết của các em còn dàn trải, vụng về, không cô
đọng, chưa biết bám sát vào nội dung và các giá trị nghệ thuật chứa trong mỗi
văn bản nghệ thuật đó.
- Các em chưa thấy được mỗi bài văn, bài thơ là một văn bản nghệ thuật,
dù dài hay ngắn thì nó cũng chứa lượng thông tin nhất định về ngôn từ, hình
ảnh, sự kiện, tình cảm, ... cho nên những thông tin đó tác động vào tâm hồn ngây
thơ hiếu động của các em bị hạn chế.
- Trong các tiết tập đọc có thể học sinh phát hiện được các biện pháp nghệ
thuật xong chưa hiểu được tác dụng của tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đó
có tác dụng gì?
- Các tiết viết bài tập làm văn của học sinh chưa vận dụng được khả năng
cảm thụ văn học làm cho các bài văn miêu tả chưa hay, chưa sinh động, khả
năng bộc lộ cảm xúc của học sinh còn hạn chế.
6/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

- Trước những thực trạng về việc dạy và học cảm thụ văn học cho học
sinh như vậy tôi thấy mình cần phải đầu tư thời gian nghiên cứu về nội dung và
phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt, đặc biệt là phương pháp bồi dưỡng cảm
thụ văn học cho học sinh, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao khả năng
cảm thụ văn học các em bị hạn chế như vậy, để từ đó đề ra được một số biện
pháp khắc phục, vận dụng vào thực tế quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất

lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói chung và kĩ năng viết đoạn
văn cảm thụ nói riêng. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm khi vận dụng dạy
bồi dưỡng cho học sinh về lĩnh vực "cảm thụ văn học".
Chính vì vậy tôi thấy việc "Rèn luyện kĩ năng viết đoạn cảm thụ văn học
cho học sinh giỏi lớp 5" là vấn đề cấp bách.
2.3. Khảo sát chất lượng về cảm thụ văn học
Tôi đưa ra dạng bài tập: Kết thúc bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão (Tiếng
Việt3 – tập1), nhà thơ Đặng Hiển có viết:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Theo em hình ảnh nào làm nên cái hay của đoạn thơ trên ? Vì sao ?
* Kết quả như sau:
Số học
Số học sinh tìm
Số HS hiểu đúng về Số HS không đạt
sinh
đúng hình ảnh
hình ảnh đó và viết được yêu cầu của
được đoạn văn.
bài.
SL
%
SL
%
SL
%
25
7

28%
4
16%
14
56%
Nhìn vào bảng khảo sát trên, tôi nhận thấy:
56% học sinh không hiểu thế nào là hình ảnh đẹp, các em chỉ tìm lung
tung như là: cơn bão qua, bầu trời xanh.
28% học sinh đưa ra được hình ảnh "Nắng mới" trong câu "Mẹ về như
nắng mới, Sáng ấm cả gian nhà" nhưng không hiểu được cái hay.
Vậy là khả năng cảm thụ văn học của học sinh đáng lo lắng .Vì tôi thấy
các em còn rất bỡ ngỡ kiểu bài này, chưa hiểu một số khái niệm về: Các biện
pháp nghệ thuật, hình ảnh đẹp, từ đắt, ... Do đó các em không hứng thú, suy nghĩ
còn nông cạn dẫn đến bài viết còn tản mản sai lệch hẳn ý nghĩa của bài. Các em
7/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

chỉ quen với việc trả lời câu hỏi có tính gợi mở mà chưa quen với những câu hỏi
có tính khái quát.
3. Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu học sinh và trao đổi với một số giáo viên tôi thấy nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên là:
3.1. Về phía học sinh:
- Do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi các em, thích tư duy trực quan mà
không thích tư duy trừu tượng.
- Xu thế học sinh ngại học Tiếng Việt, học văn còn nhiều.
- Các em không có thói quen đọc sách, nghiên cứu.
- Trong lớp các em chưa chú ý nghe giảng, hiểu bài chưa kĩ, kết quả học

Tiếng Việt chưa cao.
- Các em chưa được làm quen với các bước cơ bản để làm một bài cảm
thụ văn học.
- Chưa biết cách trình bày một đoạn cảm thụ.
3.2. Về phía giáo viên:
- Giáo viên Tiểu học có một đặc thù riêng là phải dạy tất cả các môn học.
Nhưng trình độ năng lực về môn Toán và Tiếng Việt không đồng đều, có giáo
viên lại thiên về Toán và có giáo viên lại rất tâm huyết với việc bồi dưỡng học
sinh nhưng lại không có năng khiếu về văn. Chính vì vậy khi dạy phần cảm thụ
văn học cho học sinh bài dạy trở nên khô khan, không hấp dẫn, không tạo cho
các em niềm say mê văn học. Một số giáo viên có tập trung vào bồi dưỡng cảm
thụ nhưng không chọn được hướng đi đúng cho mình, không nắm chắc được
phương pháp dạy cảm thụ chủ yếu là dạy mò, dạy theo cảm tính và thực tế cũng
chưa có một loại sách nào hướng dẫn cụ thể phương pháp dạy cảm thụ văn học
cho học sinh tiểu học mà cụ thể là cách viết đoạn văn cảm thụ như thế nào cho
đúng, cho hay.
- Một số ít giáo viên giảng phân môn Tập đọc chưa coi trọng phần cảm
thụ văn học. Đặc biệt trong các giờ tập đọc giáo viên chỉ chú ý nhiều đến kĩ
năng đọc mà phần cảm thụ văn học còn hạn chế hoặc có nhưng chưa sâu. Dẫn
đến năng lực cảm thụ văn của các em còn có nhiều hạn chế.

8/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT
ĐƯỢC ĐOẠN CẢM THỤ VĂN HỌC
Trước những thực trạng và nguyên nhân như vậy tôi thấy mình cần phải
đầu tư thời gian nghiên cứu đưa ra được một số biện pháp khắc phục, vận dụng

vào thực tế quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học cảm thụ văn cho
học sinh lớp 5 trong nhà trường. Tôi đã rút ra được một số biện pháp khi vận
dụng rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ cho cho học sinh như sau:
Biện pháp 1: "Truyền lửa" cho các em tình yêu thơ, văn bằng đọc
hay, đọc diễn cảm:
Học sinh Tiểu học thực ra các em rất thích nghe thầy cô đọc những bài
văn, bài thơ hay cho các em nghe. Thầy cô đọc hay, đọc diễn cảm để cuốn hút
các em lắng nghe đó chính là thầy cô đã "gieo mầm" cảm thụ cho các em, nhen
nhóm trong các em ngọn lửa văn học, tình yêu văn học.
* Khó khăn: Với học sinh lớp 5, yêu cầu cuối cấp các em phải đọc thạo,
trôi chảy tiến tới diễn cảm một bài văn, bài thơ... Các em có đọc lưu loát, diễn
cảm bài văn bài thơ thì các em mới thực sự xúc động với những gì đẹp đẽ được
tác giả diễn tả qua bài văn, bài thơ đó. Nhưng trong quá trình dạy học, tôi nhận
thấy nhiều em đọc chưa trôi chảy, ngại đọc. Chính vì thế các em ngại tìm hiểu
bài. Nhất là đối với tiết tập đọc một tiết chủ đạo cho phần cảm thụ văn học.
* Cách giải quyết: Để giải quyết thực trạng nêu trên, trong mỗi tiết tập
đọc, tập làm văn, kể chuyện ... bản thân tôi phải đọc thật diễn cảm, thật hay cuốn
hút các em qua các bài văn, bài thơ hay đoạn văn, đoạn thơ các em sẽ được học
trong chương trình. Tôi tìm hiểu kĩ cách đọc sao cho đúng văn bản, thể loại, phù
hợp đối tượng học sinh tiểu học. Vì khi nghe cô đọc hay các em rất thích, thích
đọc được như cô. Tôi dạy các em cách đọc thơ, đọc văn sao cho đúng, cho hay.
Tổ chức cho các em thi đọc hay, sáng tạo. Động viên, khích lệ các em đọc có
sáng tạo. Ngoài ra, tôi giúp các em trở thành "người bạn thân" với thơ, văn bằng
cách cung cấp cho các em những bài thơ, bài văn hay gần gũi với các em. Khi
các em có hứng thú tiếp xúc với thơ văn, tôi yêu cầu các em tự tìm những bài
thơ, bài văn hay đọc cho các bạn nghe, cô nghe. Chính sự trau dồi hứng thú tiếp
xúc với thơ văn là động lực thôi thúc các em đến với văn học một cách tự giác,
say mê - yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học.
Tóm lại: Cảm thụ văn học là khi đọc một tác phẩm văn học ta không những hiểu
mà còn xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “ nhập thân” vào những gì đã

đọc…
9/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Biện pháp 2: Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học
(hay Cách giải quyết câu hỏi): "Vì sao tác giả viết hay như vậy?" Khi được tiếp
cận với các bài văn, bài thơ có giá trị nghệ thuật hay, các em cũng đã cảm nhận
được phần nào cái hay, cái đẹp trong tác phẩm đó nhưng các em vẫn đặt câu hỏi:
"Vì sao tác giả lại viết hay như vậy hả cô?". Thật thú vị khi nghe các em hỏi câu
hỏi này. Nếu mới nghe các em hỏi, ta nghĩ câu hỏi thật ngây ngô. Nhưng để trả
lời cho các em câu hỏi này, cũng thật khó giải thích. Vì muốn giải thích cho học
trò Tiểu học thì phải giải thích một cách cụ thể, tường minh thì có dẫn chứng cụ
thể. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã dành thời gian dẫn các em đi thăm cánh
đồng, vườn cây, những khu rừng, mái đền, những nhà có mô hình đẹp, thăm
cuộc sống của bà con nông dân trên quê hương mình... Dừng chân ở cánh đồng,
các em thấy được màu xanh của lúa đương thì con gái, thấy cánh cò trắng dập
dờn như nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết: Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông
biển lúa đâu trời đẹp hơn. Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường
Sơn sớm chiều. Hay khu đền"Rừng già" lấp ló trong bóng cây cổ thụ từ ngàn
đời... Hoặc, vẻ đẹp của núi Ba Vì hùng vĩ, nên thơ vào những buổi sớm tinh
sương... Tất cả hiện lên một cách tự nhiên, gần gũi, thân thuộc. Các em cảm
nhận được những điều đó bằng tất cả các giác quan. Tôi hướng dẫn các em cách
quan sát, ghi chép, kích thích sự sáng tạo của các em, không gò bó, khuôn mẫu.
Sau các cuộc đi thăm này, tôi thường chia sẻ cùng các em: Cảnh vật các em vừa
đến thăm có gì đẹp? Em thấy ở đó có gì thú vị? Mơ ước của em khi đi thăm cảnh
vật này?... Chính từ những câu hỏi đơn giản này, tôi đã kích thích được sự quan
sát, nhìn nhận của học sinh về cảnh sắc thiên nhiên, hoạt động của con người từ
thực tế... mà các nhà thơ, nhà văn thể hiện trong các tác phẩm văn, thơ của mình.

Nhờ vậy mà tôi giúp các em đã tự giải thích được câu hỏi : "Vì sao tác giả viết
hay như vậy?". Đó chính là nhờ cái tài quan sát cảnh vật bằng mọi giác quan,
tích lũy vốn hiểu biết về thực tế mà các em cũng làm được. Đây là điều kiện
giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc. Các
em thể hiện vào bài làm một cách chân thực, xúc động hơn.
Tóm lại: Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện
mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự
giác, say mê – yếu tố quan trọng để cảm thụ văn học.
Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm chắc các biện pháp nghệ thuật:
Bên cạnh sự quan sát tinh tế, các nhà văn, nhà thơ còn khéo léo sử dụng
các biện pháp nghệ thuật một cách hợp tình, hợp lí làm cho bài văn, bài thơ thêm
10/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

hay, thêm "đắt" hơn. Ở các lớp dưới, học sinh được học các biện pháp nghệ
thuật như: so sánh, nhân hóa, từ loại, từ phức.
Lên lớp 5, các em được học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa...
Đây cũng là nghệ thuật. Vì học sinh thường nhầm chỉ có so sánh, nhân hóa mới
là biện pháp nghệ thuật. Trong quá trình học, giáo viên phải giảng giải, dẫn
chứng để học sinh thấy rõ tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn học.
Sau đây, tôi đưa ra vài mẹo để giúp các em nhận biết được tác dụng của việc sử
dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
a) Mẹo 1: Dùng nghệ thuật so sánh
+ Dấu hiệu chung để so sánh hai sự vật với nhau: Là cách đối chiếu hai
hay nhiều sự vật , sự việc có cùng một nét giống nhau nào đó về màu sắc, hình
dáng...
+ Từ dùng chỉ sự so sánh: như, tựa, tựa hồ, giống, giống như, là, như là,
dấu gạch ngang, dấu hai chấm...

+ Tác dụng của biện pháp nghệ thuật sánh: nhằm diễn tả một cách đầy đủ
các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng hay hình ảnh so sánh góp phần
diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm... Giúp ta hình dung sự vật được miêu
tả thêm cụ thể, đẹp đẽ và sinh động, giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tinh khiết,
sức sống mãnh liệt của sự vật Ví dụ cụ thể: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới
đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu nào để so
sánh? so sánh bằng từ gì? Nhận xét tác dụng của biện pháp so sánh đó?
a,
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
(Mặt trời xanh của tôi - TV3 - tập 2 - Nguyễn Viết Bình)
b,
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược trải vào mây xanh
(Cây dừa - TV2 - tập hai - Trần Đăng Khoa)
c, Xa xa mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng
vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ
sau lái, cổ rướn cao sắp cất tiếng hót.

11/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Gợi ý: Khổ thơ, đoạn văn hai sự vật được so sánh với nhau, dấu hiệu
chung để so sánh, từ dùng chỉ sự so sánh, tác dụng của biện pháp so sánh.

a, tiếng mưa- tiếng thác, trận gió đều có âm thanh giống nhau như giúp ta
hình dung được tiếng mưa trong rừng cọ to và mạnh như âm thanh của tiếng
thác và tiếng gió.
b, quả dừa - đàn lợn; tàu dừa - chiếc lược đều có đặc điểm, hình dáng
giống nhau. dấu gạch ngang Giúp ta cảm nhận được: vẻ kì lạ, ngộ nghĩnh của
những quả dừa; nét đẹp và lạ của tàu lá dừa trên cao.
c, mảnh buồm - con chim hình dáng giống nhau như Góp phần diễn tả
sinh động, gợi tả vẻ đẹp kì lạ, hấp đẫn của mảnh buồm
b) Mẹo 2: Dùng nghệ thuật nhân hóa
+ Dấu hiệu chung để nhận biết sự vật được nhân hóa :lấy những từ ngữ
biểu thị thuộc tính hay hoạt động của con người chuyển sang đối tượng không
phải con người (vật vô tri, vô giác) cụ thể dùng từ chỉ đặc điểm, trạng thái, hoạt
động... của người gắn với sự vật hay gọi sự vật bằng chị, anh, cô, bác...
+ Tác dụng của biện pháp nghệ nhân hóa: làm cho sự vật được nhân hóa
có hành động, suy nghĩ, cảm xúc, nói năng,…như người. Giúp ta cảm nhận được
sự gần gũi, thân thiết, đáng yêu, sinh động của sự vật. Qua các sự vật được nhân
hóa đó giúp con con người thêm yêu quí cảnh sắc thiên nhiên, yêu cuộc sống lao
động và sống có ý nghĩa hơn.
Ví dụ cụ thể: Trong bài Về ngôi nhà đang xây của nhà thơ Đồng Xuân
Lan (Tiếng Việt5, tập 1) có viết:
“ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng ”
“ Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc ”
“ Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.”
- Ngôi nhà đang xây còn ngổn ngang vật liệu mà đáng yêu lạ thông qua cái cái
nhìn xanh non của cặp mắt trẻ thơ:

“ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng ”
-Cái ô cửa sổ tuy chưa sơn thế mà đã trở nên bến đậu của đàn chim chiều.Tiếng
12/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

hót của đàn chim như “ vài nốt nhạc ” làm cho ngôi nhà đang xây trở nên vui
tươi,như lời chào mừng ngôi nhà mới sắp ra đời “ Bầy chim….”
- Nắng và gió như mê say,như quyến luyến. Những chữ “ đứng ngủ quên ”, “
mang hương ”, “ ủ đầy ” đã nhân hóa nắng và gió,qua đó thi vị những bức tướng
chưa chát vữa….
Tóm lại: Khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên
sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm
c) Mẹo 3: Dùng từ, đặt câu sinh động
* Dùng từ láy: (Từ phức - lớp 4)
+ Cách nhận biết: đó là những từ láy âm đầu, láy vần, láy cả âm lẫn vần.
+ Tác dụng: Trong đoạn văn đoạn thơ tác giả dùng từ láy có tác dụng gợi
tả vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng... ở các sắc độ, âm thanh, mùi vị... khác nhau
giảm nhẹ hay nhấn mạnh sắc độ, âm thanh, mùi vị... làm cho cảnh sắc thiên
nhiên thêm phần hấp dẫn và đầy quyến rũ.
Ví dụ cụ thể: Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác
dụng gợi tả của mỗi từ láy đó?
Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.
Gợi ý:
- Các từ láy có trong đoạn thơ: hây hây, ríu ra ríu rít

- Tác dụng gợi tả:
+ hây hây: màu da đỏ phơn phớt trên má, tươi tắn và đầy sức sống.
+ ríu ra ríu rít: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng nói cười trong và cao, vang
lên liên tiếp và vui vẻ.
* Dùng từ gợi tả, gợi cảm :
+ Cách nhận biết: Đó là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, ... của
sự vật.
+ Tác dụng: Tác giả dùng từ gợi tả, gợi cảm trong đoạn văn có tác dụng
miêu tả cụ thể, sinh động gợi cảm xúc mới mẻ về sự vật xung quanh ta.
Ví dụ cụ thể: Đoạn văn dưới đây, tác giả dùng những từ ngữ nào để gợi tả
hình dáng con chim gáy? Cách miêu tả như vậy đã giúp em hình dung được con
chim gáy như thế nào?

13/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn
xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp
lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng cao thì quanh cổ
càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
(Tô Hoài)
Gợi ý:
- Những từ ngữ gợi tả hình dáng con chim gáy: béo nục, đôi mắt trầm
ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công
nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.
- Cách miêu tả như vậy đã giúp em hình dung được con chim gáy rất cụ
thể sinh động; nó có vẻ đẹp hiền lành và đáng yêu
* Dùng từ đồng nghĩa: (Từ đồng nghĩa - lớp 5)

+ Cách nhận biết: đó là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau. Cùng một nhóm từ loại: danh từ, động từ, tính từ chẳng hạn như chỉ bố ta
còn có thể gọi là cha, ba, thầy...; hay xanh từ đồng nghĩa với nó là xanh thắm,
xanh biếc, xanh lơ, xanh mườn mượt...
+ Tác dụng: Trong đoạn văn đoạn thơ tác giả dùng từ đồng nghĩa có tác
dụng: - Đồng nghĩa hoàn toàn: tránh lặp từ... (thể hiện rất cụ thể trong tiết LTVC
lớp 5) - Đồng nghĩa không hoàn toàn nhưng cùng trường nghĩa như các sắc độ
xanh, đỏ, vàng... khác nhau: có tác dụng nhận xét về cảnh vật thiên nhiên đa
dạng, phong phú, đẹp đẽ, giàu sức sống...
Ví dụ cụ thể: Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và
Thanh Tịnh đã tả phong cảnh Quê hương Bác như sau:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác.
Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh
rất mỏt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó
một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng những từ ngữ chỉ màu
xanh ? Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên
quê Bác?
Gợi ý: Tác giả dùng từ đồng nghĩa chỉ màu xanh thật là đa dạng , phong
phú hợp với từng cảnh vật, với từng giai đoạn phát triển của cảnh. Cách dùng từ
của tác giả đã gợi nên một bức tranh sinh động, tràn trề sức sống của cảnh vật ở
quê Bác.
* Dùng từ trái nghĩa: (thể hiện rất cụ thể trong tiết LTVC lớp 5)
14/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

+ Cách nhận biết: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
+ Tác dụng: Từ trái nghĩa đặt cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự

việc cần miêu tả.
* Dùng câu văn ngắn, xen câu văn dài:
+ Cách nhận biết: cuối câu văn kết thúc bằng dấu chấm câu.
+ Tác dụng: Trong đoạn văn, tác giả sử dụng câu văn ngắn và các câu văn
dài có tác dụng diễn tả, khẳng định tính chất của sự vật theo mức độ tăng hay
giảm dần.
Ví dụ cụ thể: Đọc đoạn văn sau của nhà văn Ma Văn Kháng trích trong
bài Mựa thảo quả (Tiếng Việt 5, tập 1)
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền
núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.
Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương
thơm đậm ấp ủ trong từng nếp áo, nếp khăn.
Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm
của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
Gợi ý: Tác giả lặp lại từ thơm ba lần để nhấn mạnh hương thơm của thảo
quả chín. Câu đầu hơi dài nhưng ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả hương thơm
của thảo quả bay xa trong không gian. Ba câu tiếp theo khẳng định hương thơm
của thảo quả chín đã lan toả, thấm đợm cả đất trời làm ngây ngất lòng người.
Tóm lại: Khi dùng từ có chọn lọc làm cho đoạn thơ, đoạn văn miêu tả
sinh động hơn.
d) Mẹo 4: Dùng điệp ngữ
+ Cách nhận biết: Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc đi
, nhắc lại nhiều lần.
+ Tác dụng: nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng
mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe tạo âm điệu nhịp
nhàng của câu thơ gợi cảm xúc cho người đọc.
Ví dụ cụ thể: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ sau và nêu rõ tác
dụng của nó đối với người đọc?
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
15/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

(Trích Đất nước - Nguyễn Đình Thi / Tiếng Việt5, tập 2)
Gợi ý - Điệp ngữ đây: nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ
quốc.
- Điệp ngữ của chúng ta: khẳng định quyền sở hữu, làm chủ đất nước, bộc
lộ niềm tự hào, kiêu hãnh.
- Điệp ngữ những: có tính chất liệt kê, nhấn mạnh số lượng nhiều kèm
theo một loạt hình ảnh như cánh đồng, dòng sông, ngả đường gợi vẻ đẹp giàu có
của đất nước nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thương và tự hào.
Tóm lại: Khi sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẽ có tác dụng làm nổi
bật ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính nhạc
cho đoạn thơ, câu văn.
e) Mẹo 5: Dùng đảo ngữ
+ Cách nhận biết: Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo ngữ trật tự thông
thường của cụm chủ - vị trong câu (đảo vị ngữ lên đầu câu).
+ Tác dụng: nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái …
của đối tượng trình bày hay nhấn mạnh các ý nêu trong bộ phận vị ngữ, làm cho
các tính từ được chuyển loại. Gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ,
độc đáo của cảnh vật thiên nhiên.
Ví dụ cụ thể: Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ sau:
Quê em bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời...
(Trích Quê em – Trần Đăng Khoa)
Gợi ý: Cách diễn đạt đảo ngữ xanh mát bóng cây, trắng cánh buồm làm cho hai
tính từ được chuyển loại có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc.
- Tóm lại: Đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho việc diễn đạt có
giá trị biểu cảm.
f) Mẹo 6: Phát hiện những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả trong
các đoạn thơ, đoạn văn.
+ Cách phát hiện: Những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả trong các
đoạn thơ, đoạn văn thường là những hình ảnh, chi tiết có những từ gợi tả đặc
điểm, cảm xúc, của sự vật hay những hình ảnh, chi tiết đó tác giả có sử dụng các
biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, đảo ngữ... làm toát lên giá trị nổi
bật của sự vật miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ.
16/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Ví dụ cụ thể:

Nũi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con…
(Trớch Tre Việt Nam -Nguyễn Duy / Tiếng Việt 4, tập1)
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và
sâu sắc của những hình ảnh đó.
Gợi ý: Đoạn thơ trên của nhà thơ Nguyễn Duy có những hình ảnh đẹp sau đây:
- Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiờn
ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam).

- Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi
dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…
- Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che
chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu
tử thật cảm động…
Tóm lại: Những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả trong các đoạn thơ,
đoạn văn làm toát lên giá trị nổi bật của sự vật miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ.
g) Mẹo 7: Cách chọn đoạn văn, đoạn thơ, câu văn có giá trị nghệ
thuật nổi bật trong một bài văn, bài thơ, hay một câu chuyện...
Trong một bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ nào chứa đựng các hình
ảnh gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ thì đó chính đoạn văn, đoạn thơ mà ta
cần khai thác sâu, nắm được cái hay, cái đẹp mà tác giả diễn tả và giúp ta hiểu
được giá trị của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng một cách thành
công như vậy.
Ví dụ cụ thể: Trong bài Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa / Tiếng Việt 5,
tập1):
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
17/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5


Hoặc bài: Tiếng hát mùa gặt của nhà thơ Nguyễn Duy đoạn:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Lung linh lỡi hái liếm ngang chân trời.
Tóm lại: Để rèn kĩ năng viết đoạn cảm thụ văn học trước tiên học học sinh cần
nắm được những điều kiện cơ bản về cảm thụ văn học ở Tiểu học, kiên trì rèn
luyện từng bước từ dễ đến khó nhất định các em sẽ viết được đoạn văn hay cảm
thụ văn học.
Biện pháp 4: Các kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học
Đây là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng đối với mỗi học sinh khi
viết đoạn văn cảm thụ văn học. Có kĩ năng viết đoạn cảm thụ văn học tốt, các
em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, được phong phú thêm về tâm
hồn, nói - viết Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động tức là các em có năng
lực cảm thụ. Để làm tốt bài cảm thụ văn học tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu
như sau:
1. Các bước tiến hành khi làm bài cảm thụ thơ, văn
*Bước 1:
- Đọc kĩ đề bài, nắm được đề bài yêu cầu gì? Có thể đọc nhiều lần. Gạch
dưới những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề. Từ đó trả lời câu hỏi. Đề bài đòi hỏi
phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật ý gì?
Ví dụ: Bốn câu thơ trong khổ thơ thứ hai bài thơ Về ngôi nhà đang xây
(Tiếng Việt 5, tập 1) nhà thơ Đồng Xuân Lan có viết:
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên là gì?
- Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn hoặc bài thơ, bài văn mà đề bài cho. Hiểu
khái quát nội dung và nghệ thuật chính của đoạn, bài.

Ví dụ: Nội dung của đoạn: Vẻ đẹp, sự sống động của ngôi nhà đang xây
dở dưới cặp mắt trẻ thơ.
Nghệ thuật chính: Nhân hóa – So sánh – Gợi tả
*Bước 2:

18/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

- Đoạn văn, đoạn thơ ấy có phân ý không? Nếu có: Phân làm mấy ý? Nội
dung từng ý là gì?
- Tìm biện pháp nghệ thuật ở từng ý (Biện pháp nghệ thuật còn được gọi
là “điểm sáng nghệ thuật”).
Ví dụ: Đoạn phân làm hai ý nhỏ:
Ý 1: Hai câu đầu: Ngôi nhà được nhà thơ miêu tả sống động, gần gũi.
+ Biện pháp nghệ thuật cần khai thác:
Từ gợi tả: sẫm biếc, nồng hăng.
Nhân hóa:
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ý 2: Hai câu cuối: Cái đẹp tráng lệ, cái đẹp nên thơ của ngôi nhà qua cảm
nhận của bạn nhỏ.
+ Biện pháp nghệ thuật cần khai thác:
So sánh:
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
* Bước 3:
- Lập dàn ý đoạn văn hoặc bài văn (đoạn thơ).
- Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật: Nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật

với nội dung của đoạn, bài văn. Nêu cảm nghĩ, đánh giá, liên tưởng theo hiểu
biết của em.
Ví dụ: Dàn ý cho đoạn thơ trên:
Ý1: - Bằng cái nhìn non xanh của cặp mắt trẻ thơ, các em học sinh đã cảm
nhận được bao nét đáng yêu của ngôi nhà đang xây.Hai hình ảnh nhân hóa rất
hóm hỉnh và gợi cảm. Ngôi nhà đang xây còn ngổn ngang vật liệu mà đáng yêu
lạ.
Ý 2: - Cái đẹp tráng lệ, nên thơ của ngôi nhà được các em cảm nhận bằng
hai hình ảnh so sánh mang màu sắc lãng mạn: Ngôi nhà được ví với “ bài thơ
sắp làm xong ”, được so sánh với “bức tranh còn nguyên màu vôi gạch”
* Bước 4: Viết thành đoạn văn cảm thụ dựa vào ba bước trên. Đoạn văn
có thể từ 7 đến 8 dòng.
Tóm lại: Để có kĩ năng viết một đoạn cảm thụ học sinh cần nắm vững
các bước trên, kiên trì luyện tập từng bước (từ dễ đến khó), nhất định các em sẽ
viết được đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn

19/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống
của chúng ta.
2. Bố cục và cách viết từng phần của một đoạn cảm thụ văn học
Một đoạn cảm thụ gồm có 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn (hoặc phát triển
đoạn), kết đoạn.
- Mở đoạn (Viết từ 1 – 2 câu)
+ Cách 1: Nêu khái quát chung tên tác giả, tác phẩm, xuất xứ.
Lưu ý: Tên tác phẩm cho vào “…”
+ Cách 2: Dẫn dắt người đọc trả lời thẳng vào câu hỏi chính của tác

phẩm.
- Phát triển đoạn: Cần nêu rõ các ý của đề bài dựa vào các dạng bài tập, có
nhận xét, bình luận.
Lưu ý: Trong khi nhận xét, bình luận có thể trích một số từ, câu văn, câu
thơ trong đoạn trích để minh họa (Phần trích dẫn cho vào “….”)
- Kết đoạn: Chốt lại vấn đề (gói lại vấn đề, nội dung cảm thụ bằng một
câu ngắn gọn)
Lưu ý: Viết một câu nhận xét, cảm xúc về đoạn trích.
Ví dụ: Cho đề bài sau:
Trong bài “ Cao Bằng ” (Tiếng Việt 5, tập 2) nhà thơ Trúc Thông có viết:
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận người Cao Bằng qua hai khổ thơ trên?
Em Nguyễn Thị Hà đã đưa ra dàn ý:
* Mở đoạn
- Tên tác giả: Trúc Thông
- Tên tác phẩm: “ Cao Bằng ”
- Đoạn thơ nói lên người Cao Bằng rất đôn hậu, mến khách và yêu nước.
* Thân đoạn : Bài văn này không phân ý:
20/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5


- Người Cao Bằng rất mến khách, đôn hậu. Khách vừa đến được mời thứ
quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận.
- Màu sắc trong bức tranh sinh động.
- Hình ảnh so sánh: “ Ông lành như hạt gạo ”
“ Bà hiền như suối trong ”.
* Kết đoạn
- Tình yêu đất nước của người Cao Bằng cao như núi không sao tả hết
được.
Tóm lại: Hiểu cảm thụ văn học, có kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ tốt mà
bố cục và cách viết từng phần không có sự liên kết chặt chẽ giữa thì bài cảm thụ
không đảm bảo yêu cầu.
3. Hình thức diễn đạt đoạn cảm thụ văn học
- Hình thức làm bài như làm một bài văn nhỏ gồm 3 phần: mở đoạn, thân
đoạn, kết đoạn. Ba phần này trình bày trong khuôn khổ một đoạn văn ngắn.
Chú ý: Các câu của 3 phần viết liền mach, không xuống dòng
- Diễn đạt: Dùng từ có hình ảnh, giàu cảm xúc.
- Đặt câu: Sinh động (diễn tả cụ thể có hình ảnh). Câu gợi tả (bộc lộ cảm
xúc) thường dùng các từ: Ôi, biết bao, biết mấy, biết nhường nào.
Chú ý: Hạn chế sử dụng từ “ rất” khi diễn đạt.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp viết câu chỉ có hai bộ phận
chính và có thành phần để mở rộng câu. Ngoài ra ta nên dùng các từ “ không
những, mà còn” để liên kết các câu trong đoạn văn.
Đây là cách trình bày đoạn văn của em Nguyễn Thị Quỳnh Anh – học
sinh lớp 5A (năm học 2015 – 2016)
Sau khi được đọc đoạn thơ trích trong bài: “Về thăm nhà Bác” của nhà thơ
Nguyễn Đúc Mậu, em thấy hiện lên bức tranh thiên nhiên giản dị ở khu vườn
nhà Bác. Một bức tranh thiên nhiên mộc mạc, giản dị sao mà thân quen với làng
quê Việt Nam đến thế. Bức tranh sử dụng màu sắc gợi tả, gợi cảm với màu hồng,
màu vàng, màu trắng thật tươi tắn, nhẹ nhàng, trong suốt. Trong cụm từ “thắp
lên lửa hồng”, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ nhằm làm cho bức tranh thêm

sinh động và đẹp hơn. Cả tuổi thơ của Bác đã gắn bó với khu vườn này.
Tóm lại: Hình thức diễn đạt bài văn nhỏ có nội dung về cảm thụ ở tiểu
học cần trình bày thành đoạn văn được diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng
và bộc lộ cảm xúc, cần tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, tránh diễn

21/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

giải dài dòng về nội dung đoạn thơ (hay đoạn văn) hoặc sa vào “ phân tích” quá
kỹ bằng giọng văn không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
Biện pháp 5: Giúp học sinh nắm được một số dạng bài cảm thụ văn học
Dạng 1. Bài tập phát hiện biện pháp nghệ thuật.
Dạng 2. Bài tập chỉ ra nội dung, ý nghĩa.
Dạng 3. Bài tập nêu tư tưởng tình cảm của tác giả.
Dạng 4. Bài tập nêu cảm xúc của bản thân.
Sau đây là các ví dụ minh họa cho mỗi dạng bài:
*Dạng 1. Bài tập phát hiện biện pháp nghệ thuật.
Ví dụ: Hãy chỉ ra cái đúng, cái hay của sự so sánh trong mỗi câu thơ sau:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
- Bước 1. Đọc kĩ bài tập và đoạn thơ
+ Nội dung của hai câu thơ là gì ?

- Học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần.
- So sánh trẻ em với búp trên cành đều
đúng và hay
- Biện pháp so sánh


+ Biện pháp nghệ thuật là gì ?
- Bước 2 .Các dấu hiệu nghệ thuật
- Câu 1 tác giả so sánh cái gì với cái - Trẻ em - búp trên cành.
gì?
- Trẻ em và búp non đều đang lớn, đang
- So sánh như vậy đúng ở chỗ nào?
phát triển
- Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh
- So sánh như vậy hay ở chỗ nào?
(búp trên cành) rất đẹp và ý nghĩa, giúp ta
liên tưởng đến trẻ em chan chứa hy vọng.
- Học sinh viết bài
- Bước 3. Dàn ý
- Bước 4. Viết đoạn văn cảm thụ hoàn
chỉnh
Sau đây là bài làm của em Linh Anh - học sinh lớp 5A (năm học 2014
– 2015)
Sau khi đọc đọc hai câu thơ của “Hồ Chí Minh” giúp ta hiểu kĩ và hiểu
sâu hơn đối tượng đem so sánh. Đối tượng đem so sánh ở hai câu trên là hoàn
toàn đúng và hay. Đúng vì "trẻ em" và "búp trên cành" đều là những sự vật còn
22/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

non nớt, đang phát triển. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh (búp
trên cành) gợi suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “ trẻ em”; đầy sức
sống, non tơ, chứa chan niềm hi vọng.
Bài tập vận dụng: Trong đoạn thơ dưới đây sự vật nào được nhân hoá?

Nhân hoá theo cách nào? Tác dụng ra sao?
Những chị Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn Cò trắng
Khiêng nắng qua sông
Cô Gió chăn Mây trên đồng
Bác Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi
(Trần Đăng Khoa / Tiếng Việt 3 – tập 2)
Hướng dẫn của giáo viên
- Bước 1. Đọc kĩ bài tập và đoạn thơ
+ Nội dung của hai câu thơ là gì ?
+ Biện pháp nghệ thuật là gì ?
- Bước 2 .Các dấu hiệu nghệ thuật
- Đoạn thơ có những sự vật nào được
nhân hoá?
- Nhân hoá bằng cách nào?

Dự kiến câu trả lời của học sinh
- Cảnh thiên nhiên sinh động háp dẫn ở
quê hương tác giả.
- Nhân hoá
- Lúa, Tre, Cò, Gió, Mặt Trời.
- Dùng các danh từ chung chỉ người để
gọi tên sự vật, dùng các động từ chỉ
hoạt động của người để nói về sự vật.
- Miêu tả thiên nhiên sinh động, hấp
dẫn.

- Nhân hoá có tác dụng gì?
- Bước 3. Dàn ý

- Bước 4. Viết đoạn văn cảm thụ hoàn - HS viết đoạn văn
chỉnh
Bài làm của em Nguyễn Thị Trang - học sinh lớp 5A (năm học 2014 –
2015)
Được đọc đoạn thơ của tác giả “Trần Đăng Khoa”, em thấy đoạn thơ
trên có nhiều sự vật được nhân hoá như: Lúa, Tre, Đàn Cò, Gió, Mặt Trời.
Bằng cách gọi tên thân mật các sự vật đó như: chị, cậu, cô, bác và dùng những
từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người như: bá vai, thì thầm, học, khiêng,
chăn, đạp xe để nói về sự vật. Chính vì nhờ nhân cách hoá mà tác giả đã miêu
23/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

tả cảnh thiên nhiên rất sinh động, hấp dẫn một cách mới mẻ và đẹp đẽ. Qua đó,
tác giả muốn bộc lộ tình cảm của mình với quê hương đất nước Việt Nam.
Dạng 2. Bài tập chỉ ra nội dung, ý nghĩa.
Ví dụ : Trong bài thơ Dừa ơi nhà thơ Lê Anh Xuân có viết :
“ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.”
Em hãy cho biết : hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều
gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
Hướng dẫn của giáo viên
Dự kiến câu trả lời của học sinh
- Bước 1. Đọc kĩ bài tập và đoạn thơ
+ Nội dung của hai câu thơ là gì ?
- Cây dừa là hình tượng của con người

miền Nam.
+ Biện pháp nghệ thuật là gì ?
- So sánh, nhân hóa
- Bước 2. Các biện pháp nghệ thuật cần
khai thác :
- Từ ngữ hình ảnh nào miêu tả cây dừa
+ Dáng : đứng hiên ngang.
(dáng, lá, rể) ?
+ Lá :
rất mực dịu dàng.
- Hình ảnh nghệ thuật nào được sử dụng
trong khổ thơ ?

+ Rể : bám sâu vào lòng đất.
+ Hình ảnh so sánh : Rễ dừa bám sâu
vào lòng đất( như) dân làng bám chặt
quê hương.
- Đoạn thơ có thể chia làm ba ý.
+ Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao
vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên
cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào
trong chiến đấu.
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Ca ngợi phẩm chất trong sáng, thủy
chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc
sống.
+ Ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ
giữ đất, giữ làng, gắn bó chặt chẽ với

- Đoạn thơ có thể chia làm mấy ý ?

+ Ý 1: Câu “ Dừa vẫn đứng hiên ngang
cao vút ” có ý ca ngợi những phẩm chất
gì của con người miện Nam trong kháng
chiến chống Mỹ?
+ Ý 2: Câu “ Lá vẫn xanh rất mực dịu
dàng ” ca ngợi những phẩm chất gì của
con người miền Nam trong kháng chiến
chống Mỹ ?
+ Ý3: Câu “ Rễ dừa bám sâu vào lòng
đất - Như dân làng bám chặt quê hương
” ý nói phẩm chất gì của con người miền
24/38


Đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
Bước 3. Dàn ý
Bước 4. Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh

mảnh đất quê hương miền Nam.
- HS tự nêu dàn ý
- HS viết thành đoạn văn

Bài làm của em Chu Thị Hường - học sinh lớp 5A (năm học 2015 2016)
Sau khi đọc đoạn thơ trong bài “ Dừa ơi ” của tác giả Lê Anh Xuân em
thấy hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ nói lên khá nhiều những phẩm chất đẹp đẽ
của người dân Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước nói riêng. Hình ảnh mà ta bắt gặp đầu tiên chính là sự kiên
cường, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu :

“ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút ”
Cùng với những phẩm chất trên người miền Nam còn vô cùng trong sáng,
thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống đời thường :
“ Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ”
Ngoài nhũng phẩm chất trên ta con bắt gặp sự kiên cường bàm trụ, gắn bó
chặt chẽ với quê hương cảu người dân miện Nam:
“ Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương ”
Nói tóm lại cây dừa là hình tượng của con người miền Nam với những
phẩm chất thật đáng tự hào.
Bài tập vận dụng : Trong bài Vàm Cỏ Đông (SGK-TV3, tập1) nhà thơ
Hoài Vũ có viết :
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông
quê hương như thế nào ?
- Học sinh phải trả lời được các câu hỏi:
Hướng dẫn của giáo viên
Dự kiến câu trả lời của học sinh
- Biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ là gì ?
+ Nghệ thuật so sánh
- Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ ?
+ Dòng sông- dòng sữa mẹ.
25/38


×