Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Thực trạng rối loạn cơ xương khớp của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện tại hải phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.12 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

HOÀNG ĐỨC LUẬN

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN
HUYỆN TẠI HẢI PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HẢI PHÒNG - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

HOÀNG ĐỨC LUẬN

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN
HUYỆN TẠI HẢI PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CAN THIỆP


LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 62.72.03.01

Người hướng dẫn:
Hướng dẫn 1: PGS. TS. Phạm Minh Khuê
Hướng dẫn 2: PGS. TS. Nguyễn Mai Hồng

HẢI PHÒNG – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.

Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2020

NCS Hoàng Đức Luận


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược
Hải Phòng, phòng Đào tạo sau đại học, khoa Y Tế công cộng và các phòng ban liên
quan của Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Minh Khuê và PGS.TS
Nguyễn Mai Hồng, người Thầy đã dành nhiều thời gian, trí tuệ và tâm sức trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện
luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thày cô giáo Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, đặc biệt cảm ơn đến TS. Hoàng Thị Giang và
ThS. Nguyễn Thanh Hải và các chuyên gia quốc tế hợp tác với bộ môn, đã tận tình
giúp đỡ tôi về kiến thức chuyên môn và phương pháp can thiệp trong đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ y tế và toàn bộ điều dưỡng viên
tham gia vào nghiên cứu của 15 bệnh viện quận/huyện tại Thành phố Hải Phòng đã
nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện để tôi thu thập số liệu phục vụ cho đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp của Trường Cao đẳng Y Dược
Phú Thọ và các thầy cô khoa Y tế công cộng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình đã luôn động viên,
chia sẻ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và công tác.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Người thực hiện


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNN

:


Bệnh nghề nghiệp

CDC

:

Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)

CI

:

Confidence Interval (Khoảng tin cậy)

CLCS

:

Chất lượng cuộc sống

CXK

:

Cơ xương khớp

ĐDV


:

Điều dưỡng viên

ILO

:

International Labour Organization
(Tổ chức lao động thế giới)

KAP

:

Knowledge, attitude and practice
(Kiến thức, thái độ và thực hành)

KTC

:

Khoảng tin cậy

N–n

:

Số lượng


OR

:

Odds ratio (Tỉ suất chênh)

OSHA

:

Occupational Safety and Health Administration
(Cục Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp Hoa Kỳ)

RLCX

:

Rối loạn cơ xương

RLCXNN

:

Rối loạn cơ xương nghề nghiệp

SKNN

:

Sức khỏe nghề nghiệp


STT

:

Số thứ tự

TCVSCP

:

Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

TTYTDP

:

Trung tâm Y tế dự phòng

VGBNN

:

Viêm gan B nghề nghiệp

WHO

:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN .............................................................................. 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học của RLCX nghề nghiệp và tác động của RLCX lên
công việc và cuộc sống của nhân viên y tế.................................................. 3
1.1.1. Đại cương về rối loạn cơ xương ....................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên ....................... 7
1.1.3. Tác động của rối loạn cơ xương lên công việc và cuộc sống hằng
ngày của điều dưỡng viên ............................................................... 15
1.2. Môi trường - điều kiện làm việc và tình trạng rối loạn cơ xương trên điều
dưỡng viên…………………………………………………………………...16
1.2.1. Yếu tố nguy cơ vật lý/tư thế với RLCX ............................................ 17
1.2.2. Cường độ làm việc và tình trạng RLCX .......................................... 20
1.2.3. Các điều kiện khác về môi trường làm việc và RLCX .................... 21
1.3. Biện pháp dự phòng RLCX nghề nghiệp trên điều dưỡng viên và hiệu
quả của các biện pháp dự phòng .................................................................... 21
1.3.1. Khái niệm và các cấp độ trong dự phòng ....................................... 21
1.3.2. Dự phòng RLCX trong môi trường lao động .................................. 22
1.3.3. Dự phòng RLCX trên điều dưỡng viên............................................ 23
1.3.4. Một số phương pháp đánh giá tình trạng RLCX trên điều dưỡng
viên………………………………………………………………….27

1.3.5. Lý do lựa chọn công cụ đánh giá và các biện pháp dự phòng
RLCXNN trên ĐDV trong đề tài ........................................................ 34


v
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 39
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 39
2.1.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu ..................................................... 39
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................... 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2 giai đoạn...................................................... 40
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 43
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu .......................................................................... 44
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 46
2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................... 46
2.3.2. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ............................................... 52
2.3.3. Các bước và tiến hành nghiên cứu ................................................. 56
2.4. Sai số và cách khống chế sai số ............................................................... 58
2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 58
2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 59
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 60
3.1. Tỷ lệ mắc RLCX và ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc
hàng ngày của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng 60
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 60
3.1.2. Tỷ lệ mắc RLCX của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện
Hải Phòng .......................................................................................... 67
3.1.3. Ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc hằng ngày của
điều dưỡng viên các bệnh viện quận huyện Hải Phòng .................... 69
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX
trên điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng ........................... 73

3.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng viên về RLCX .... 73
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX trong vòng 12 tháng qua


vi
trên điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng ......... 80
3.3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm
dự phòng RLCX trên điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện tại Hải
Phòng ......................................................................................................... 86
3.3.1. So sánh một số đặc điểm của điều dưỡng viên trước và sau can
thiệp ................................................................................................... 86
3.3.2. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ mắc RLCX .......................................... 87
3.3.3. Hiệu quả của can thiệp đối với KAP của điều dưỡng viên ............. 89
3.3.4. Hiệu quả can thiệp lên chất lượng cuộc sống, mức độ lo âu và công
việc hàng ngày của điều dưỡng viên ................................................. 95
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ............................................................................... 99
4.1. Tỷ lệ mắc RLCX và ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc
hằng ngày của điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng .......... 99
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 99
4.1.2. Tỷ lệ mắc RLCX trên điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện
Hải Phòng ........................................................................................ 103
4.1.3. Ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc hằng ngày của
điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng ......................... 109
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX
trên điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng ......................... 113
4.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng viên về RLCX .. 113
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến RLCX trên điều dưỡng viên bệnh viện
tuyến quận huyện Hải Phòng........................................................... 119
4.3. Hiệu quả can thiệp dự phòng RLCX trên điều dưỡng viên ................... 122
4.3.1. Cỡ mẫu và quần thể dùng trong nghiên cứu can thiệp ................. 122

4.3.2. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ mắc RLCX ........................................ 123
4.3.3. Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thái độ và thực hành đối với
RLCX................................................................................................ 124
4.3.4. Hiệu quả can thiệp lên chất lượng cuộc sống, mức độ lo âu và công
việc hàng ngày của điều dưỡng viên ............................................... 126


vii
4.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu .................................... 129
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 133
5.1. Tỷ lệ RLCX và ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc hằng
ngày của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng ....... 133
5.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX
trên điều dưỡng viên ................................................................................ 133
5.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng RLCX trên điều dưỡng
viên bệnh viện quận huyện ...................................................................... 133
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................
PHỤ LỤC ...............................................................................................................
A. Bộ câu hỏi chuẩn hóa Nordic về Rối loạn cơ xương
B. Bộ câu hỏi đánh giá mức độ lo âu – K6
C. Bộ câu hỏi đánh giá sự vắng mặt
D. Bộ câu hỏi Quality of Life Enjoyment and Satisfaction Questionnaire (QLES-Q-SF) Đánh giá chất lượng cuộc sống
E. Bộ câu hỏi KAP về Rối loạn cơ xương
F. Xác nhận của cơ sở lấy số liệu
G. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài
H. Tờ rơi - Tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thực trạng RLCX trên điều dưỡng viên tại các nước Châu Âu ........... 9
Bảng 1.2. Thực trạng RLCX trên điều dưỡng viên tại một số nước Châu Á ..... 12
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh viện ................................... 60
Bảng 3.2. Phân bố điều dưỡng theo khoa lâm sàng tại các bệnh viện ................ 63
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo tiền sử bệnh cơ xương khớp ......................... 64
Bảng 3.4. Đặc điểm lao động và điểm chất lượng cuộc sống của điều dưỡng ... 65
Bảng 3.5. Đặc điểm vắng mặt ở nơi làm việc trong vòng 12 tháng qua ............. 66
Bảng 3.6. Thời gian kéo dài của các đợt mắc RLCX trong 12 tháng qua .......... 68
Bảng 3.7. Thời gian giảm sút các hoạt động thường ngày và giải trí do RLCX
trong 12 tháng qua ............................................................................................... 70
Bảng 3.8. Đặc điểm chất lượng cuộc sống trên điều dưỡng viên trong 12 tháng
qua theo tình trạng RLCX ................................................................................... 71
Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ lo âu trong cuộc sống trên điều dưỡng viên trong 12
tháng qua theo tình trạng RLCX ......................................................................... 72
Bảng 3.10. Đặc điểm sự vắng mặt tại nơi làm việc trong 12 tháng qua theo tình
trạng RLCX ......................................................................................................... 72
Bảng 3.11. Tỷ lệ trả lời đúng kiến thức về triệu chứng RLCX........................... 73
Bảng 3.12. Tỷ lệ trả lời đúng về các yếu tố nguy cơ của RLCX ........................ 74
Bảng 3.13. Tỷ lệ trả lời đúng về các biện pháp phòng ngừa RLCX ................... 74
Bảng 3.14. Tỷ lệ trả lời đúng về hậu quả của RLCX .......................................... 75
Bảng 3.15. Tỷ lệ đã nghe về khái niệm Éc-gô-nô-mi của điều dưỡng viên ....... 75
Bảng 3.16. Tỷ lệ trả lời đúng kiến thức thao tác y tế dự phòng RLCX .............. 76
Bảng 3.17. Thái độ dự phòng RLCX trong thao tác y tế .................................... 76
Bảng 3.18. Thái độ dự phòng RLCX trong cuộc sống hàng ngày ...................... 77
Bảng 3.19. Thái độ của điều dưỡng viên với các tổn thương cơ xương khớp .... 77
Bảng 3.20. Thực hành dự phòng RLCX trong một số hoạt động chuyên môn .. 78
Bảng 3.21. Thực hành dự phòng RLCX trong cuộc sống hàng ngày ................. 78
Bảng 3.22. Thực hành khi xuất hiện các triệu chứng RLCX .............................. 79

Bảng 3.23. Liên quan giữa một số đặc điểm về dân số xã hội học của điều dưỡng
viên và tình trạng RLCX ..................................................................................... 80
Bảng 3.24. Liên quan giữa một số đặc điểm về công việc của điều dưỡng viên và
tình trạng RLCX .................................................................................................. 81
Bảng 3.25. Liên quan giữa kiến thức đúng về RLCX và tình trạng mắc RLCX 82
Bảng 3.26. Liên quan giữa việc được đào tạo hướng dẫn sử dụng các dụng cụ y tế
đúng tư thế và tình trạng RLCX .......................................................................... 83
Bảng 3.27. Liên quan giữa có được đào tạo hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đúng
tư thế và tình trạng RLCX ................................................................................... 83
Bảng 3.28. Liên quan giữa thái độ đúng về RLCX và tình trạng mắc RLCX .... 84


ix
Bảng 3.29. Liên quan giữa thực hành đúng về RLCX và tình trạng mắc RLCX84
Bảng 3.30. Mô hình đa biến yếu tố liên quan đến RLCX trên điều dưỡng viên (chỉ
liệt kê những biến có ý nghĩa thống kê) .............................................................. 85
Bảng 3.31. Đặc điểm chung của 2 nhóm điều dưỡng tham gia nghiên cứu can
thiệp ..................................................................................................................... 86
Bảng 3.32. Tỷ lệ RLCX trước và sau can thiệp của điều dưỡng viên tại các bệnh
viện quận huyện Hải Phòng ................................................................................ 87
Bảng 3.33. Tỷ lệ RLCX trước và sau can thiệp của điều dưỡng viên tại từng vị trí
giải phẫu trên cơ thể ............................................................................................ 88
Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân, hậu quả của RLCX
trước và sau can thiệp trên điều dưỡng viên ....................................................... 89
Bảng 3.35. Thay đổi kiến thức về dự phòng đối với RLCX và Ergonomie trước
và sau can thiệp trên điều dưỡng viên ................................................................. 90
Bảng 3.36. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thái độ đối
với RLCX của nhóm không được can thiệp (N=162) ........................................ 91
Bảng 3.37. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thái độ đối
với RLCX của nhóm được can thiệp (N=130) .................................................... 92

Bảng 3.38. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thực hành
đối với RLCX của nhóm không được can thiệp (N=162) .................................. 93
Bảng 3.39. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thực hành
đối với RLCX của nhóm được can thiệp (N=130).............................................. 94
Bảng 3.40. Sự thay đổi về điểm trung bình chất lượng cuộc sống của 2 nhóm điều
dưỡng trước và sau can thiệp .............................................................................. 95
Bảng 3.41. Sự thay đổi về điểm trung bình mức độ lo âu trong cuộc sống của 2
nhóm điều dưỡng trước và sau can thiệp ............................................................ 96
Bảng 3.42. Sự thay đổi về tỷ lệ bị giảm sút các hoạt động thường ngày do các vấn
đề RLCX tại từng vị trí giải phẫu trên cơ thể trước và sau can thiệp của điều dưỡng
viên ...................................................................................................................... 97
Bảng 3.43. Sự thay đổi về tỷ lệ bị giảm sút các hoạt động giải trí do các vấn đề
RLCX tại từng vị trí giải phẫu trên cơ thể trước và sau can thiệp của điều dưỡng
viên ...................................................................................................................... 98


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ giải thích sự xuất hiện của các RLCX ........................................ 7
Hình 1.2. Phân bố các vấn đề sức khỏe trên người lao động tại 28 quốc gia Châu
Âu năm 2015 ......................................................................................................... 8
Hình 1.3. Một vài ví dụ về các tư thế làm việc nguy cơ gây ra tình trạng RLCX..19
Hình 1.4. Sơ đồ ba cấp độ dự phòng ................................................................... 22
Hình 1.5. Một phần của Bộ câu hỏi Nordic.........................................................30
Hình 1.6. Một ví dụ về thang đo VAS.................................................................31
Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu theo từng giai đoạn ........................................... 40
Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế và quy trình triển khai nghiên cứu ............................... 42
Hình 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới (tỉ lệ phần trăm theo từng bệnh
viện) ..................................................................................................................... 61

Hình 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi trung bình trong từng bệnh viện
............................................................................................................................. 62
Hình 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số khối cơ thể BMI .............. 62
Hình 3.4. Tỷ lệ RLCX trên điều dưỡng viên tuyến quận huyện Hải Phòng ....... 67
Hình 3.5. Hậu quả RLCX lên hoạt động thường ngày và giải trí trong 12 tháng
qua ....................................................................................................................... 69
Hình 3.6. Liên quan giữa khoa phòng làm việc của điều dưỡng viên và tình trạng
RLCX .................................................................................................................. 82


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cơ xương là một vấn đề sức khỏe nghề nghiệp phổ biến và ngày
càng gia tăng ở người lao động trên thế giới. Nó đề cập đến các rối loạn liên quan
đến bộ máy vận động như hệ thống cơ, gân, xương, sụn, dây chằng, hệ thống
mạch máu và thần kinh, các tổ chức và mô mềm khác xung quanh khớp [96].
Rối loạn cơ xương liên quan đến nghề nghiệp bao gồm tất cả các rối loạn được
gây ra hoặc làm nặng thêm bởi đặc điểm công việc và các điều kiện làm việc liên
quan [68].
Những rối loạn này rất phổ biến ở người lao động trên toàn thế giới. Ở châu
Âu, rối loạn cơ xương chiếm một phần lớn trong các vấn đề sức khỏe mà người
lao động gặp phải [68]. Theo khảo sát về điều kiện làm việc ở châu Âu lần thứ
6, rối loạn cơ xương là một trong những vấn đề sức khỏe được báo cáo nhiều
nhất trên người lao động: đau lưng (43%), đau cơ ở cổ hoặc chi trên (42%) và
đau cơ ở hông hoặc chi dưới (29%) [109]. Rối loạn cơ xương không chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hiệu suất của người lao động mà
chúng còn tạo ra những gánh nặng lớn cho hệ thống y tế và xã hội [50], [112].
Về khía cạnh nghề nghiệp, rối loạn cơ xương là vấn đề sức khỏe nghề
nghiệp thường gặp nhất trên các nhân viên y tế trên thế giới, đặc biệt là ở các
điều dưỡng viên [42]. Một nghiên cứu tổng hợp gần đây của Soylar và cộng sự

cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn cơ xương của điều dưỡng viên trong vòng 12 tháng
qua dao động trong khoảng từ 33,0% đến 88,0% và rối loạn cơ xương liên quan
đến nghề nghiệp có liên quan đến nhiều yếu tố như đặc điểm dân số xã hội học
cũng như các yếu tố liên quan đến tư thế lao động không hợp lý, yếu tố tâm lý
và tổ chức công việc [130].
Ở nước ta, các bệnh nghề nghiệp và công tác dự phòng các bệnh nghề
nghiệp ngày càng được quan tâm. Hiện danh mục các bệnh nghề nghiệp được
hưởng bảo hiểm của nước ta đã tăng lên 34 bệnh [2], kèm theo các tài liệu và
thông tư hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp [3], [4], [11]. Nhiều chương trình


2
dự phòng bệnh nghề nghiệp đã được triển khai tại các môi trường lao động khác
nhau, trong đó có môi trường y tế. Tuy nhiên rối loạn cơ xương hiện nay chưa
được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp dù một số đánh giá cho thấy các
rối loạn này rất phổ biến trong một số loại hình lao động [22], [24], [17], [33].
Chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng rối loạn cơ xương trên
người lao động trong ngành y tế. Kết quả gần đây của nhóm nghiên cứu của
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cùng với các chuyên gia của Đại học Laval
(Canada) cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên tại bệnh
viện Việt Tiệp - Hải Phòng trong 12 tháng qua lên tới 81% [33] và rất nhiều các
yếu tố nghề nghiệp có thể tác động lên các rối loạn này [32]. Điều này chứng tỏ
vấn đề rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên nước ta có thể là rất lớn. Tuy
nhiên bệnh viện Việt Tiệp là một bệnh viện tuyến tỉnh lớn nhất của Hải Phòng,
áp lực số lượng và mức độ bệnh nhân nặng là tương đối cao. Câu hỏi của chúng
tôi là thực trạng vấn đề rối loạn cơ xương trên điều dưỡng ở các tuyến chăm sóc
khác, đặc biệt là tuyến huyện là như thế nào, tác động của chúng lên cuộc sống
và công việc của những điều dưỡng đó ra sao, kiến thức, thái độ, thực hành của
điều dưỡng về rối loạn cơ xương ở mức độ nào, và can thiệp nào trong điều kiện
của nước ta có thể có hiệu quả để giúp dự phòng các rối loạn này trên điều dưỡng

viên? Từ những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với các
mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc rối loạn cơ xương và ảnh hưởng của chúng lên đời sống
và công việc hằng ngày của điều dưỡng viên đang công tác tại các bệnh viện
tuyến quận/huyện của Hải Phòng năm 2017.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc rối
loạn cơ xương trên điều dưỡng viên tại các cơ sở trên.
3. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe
nhằm dự phòng rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên tại một số bệnh viện
tuyến quận/huyện tại Hải Phòng.


3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm dịch tễ học của RLCX nghề nghiệp và tác động của RLCX lên
công việc và cuộc sống của nhân viên y tế
1.1.1.

Đại cương về rối loạn cơ xương

1.1.1.1. Khái niệm rối loạn cơ xương và rối loạn cơ xương nghề nghiệp
Rối loạn cơ xương (RLCX) hay rối loạn cơ xương khớp chỉ các tổn thương
ở bộ máy vận động, bao gồm cơ, gân, xương và các thành phần của khớp và
ngoại khớp như sụn, dây chằng, các dây thần kinh, mạch máu, bao hoạt dịch
[96]… Các vị trí tổn thương thường gặp là ở chi trên (vai, khuỷu tay, cổ bàn
tay…), hoặc ở chi dưới (đầu gối), ngoài ra còn có thể gặp ở vùng cổ gáy hoặc
vùng lưng. RLCX bao hàm tất cả các dạng tổn thương từ các tổn thương nhẹ
thoáng qua đến cả các tổn thương không hồi phục và cả các tình trạng tàn tật
mạn tính [96].
RLCX nghề nghiệp (RLCXNN) là một nhóm bệnh mãn tính bao gồm

những tổn thương RLCX chủ yếu gây ra hay bị làm nặng lên do quá trình lao
động, các hoạt động nghề nghiệp hoặc do các tác động của điều kiện môi trường
lao động mà người lao động làm việc [69]. Mặc dù những tổn thương này cũng
có thể có liên quan đến các hoạt động trong gia đình hoặc các hoạt động chơi thể
thao, vận động khác.
Phần lớn các trường hợp RLCXNN là các rối loạn tích lũy là hậu quả của
quá trình phơi nhiễm kéo dài và lặp đi lặp lại với các áp lực lên hệ thống cơ
xương khớp. Các rối loạn này thường xảy ra ở vùng lưng, vùng cổ, vai và chi
trên nhưng cũng có thể xảy ra ở chi dưới. Một vài trường hợp RLCXNN là những
rối loạn đặc biệt được đặc trưng bởi các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng, ví dụ
như hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng đến vùng cổ tay. Các trường hợp tổn thương
khác chỉ biểu hiện bởi sự đau hoặc cảm giác khó chịu mà không có một rối loạn
cụ thể nào được quan sát một cách rõ ràng [69].


4
Những biểu hiện ban đầu của RLCXNN cũng tương tự với các triệu chứng
của một số tổn thương mạn tính trong các bệnh khớp viêm khác. Tuy nhiên, quá
trình xuất hiện và tiến triển của các bệnh lý khớp viêm khác không gắn liền với
môi trường làm việc (như mang vác nặng, tư thế gò bó, không hợp lý...). Trong
quá trình khai thác bệnh sử, cần tìm hiểu kỹ các triệu chứng của bộ máy cơ xương
khớp có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp. Ngoài ra, mỗi bệnh lý khớp viêm
khác đều có các tiêu chuẩn chẩn đoán đặc hiệu về mặt lâm sàng hoặc cận lâm
sàng. Ví dụ, chẩn đoán xác định bệnh viêm khớp dạng thấp cần tuân theo Tiêu
chuẩn của Hội Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) 1987 hay của Hội Thấp khớp Hoa Kỳ
và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010). Hoặc trong
bệnh thoái hóa cột sống, chụp X-quang cột sống thường quy sẽ có hình ảnh hẹp
khe khớp với bờ diện khớp nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống,
hẹp lỗ liên hợp đốt sống. [5]
Những dấu hiệu, triệu chứng của RLCXNN phát triển từ từ kéo dài theo

tuần, tháng hoặc năm. Những đặc điểm mãn tính tiềm ẩn này gây khó khăn cho
việc phát hiện nguyên nhân, ban đầu là những triệu chứng mà người lao động
không để ý, cho tới khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, an toàn và năng
suất lao động, thì đã phát triển sang giai đoạn bệnh lý trầm trọng.
1.1.1.2. Phân loại RLCXNN
Theo tác giả Nguyễn An Lương, RLCXNN được phân thành 5 loại sau
[11]:
- Rối loạn gân (viêm gân, viêm bao gân hoạt dịch, viêm mỏm trên lồi cầu
bên, viêm gân xoay cổ tay…)
- Rối loạn thần kinh ngoại biên (hội chứng ống xương trụ, viêm dây thần
kinh ngón tay, hội chứng ống khối xương cổ tay…).
- Rối loạn thần kinh vận mạch (hội chứng rung động tay - cánh tay
“Raynauds” …).
- Rối loạn cơ (viêm u xơ cơ, viêm đa cơ…)


5
- Rối loạn khớp hoặc bao khớp (viêm bao hoạt dịch, viêm mủ màng hoạt
dịch…).
1.1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ phát triển RLCX
Nhiều nhóm yếu tố có thể cùng đóng góp vào sự hình thành và phát sinh
tình trạng RLCX, có thể kể đến là nhóm yếu tố vật lý và cơ học, các yếu tố thuộc
về mặt tổ chức lao động và tâm lý xã hội cũng như các yếu tố cá thể. Thông
thường, tình trạng RLCX là hậu quả của nhiều yếu tố cùng tác động trong thời
gian dài [69].
 Các yếu tố cơ sinh
Yếu tố cơ sinh trong lao động từ lâu đã được chứng minh là có vai trò
quan trọng trong sự hình thành nên các tổn thương cơ xương khớp của người lao
động [57]. RLCX liên quan đến các yếu tố cơ sinh học sinh ra từ một sự quá tải
của hệ thống cơ xương. Nói cách khác, các rối loạn này xuất hiện khi cường độ

lao động cơ học vượt quá khả năng chịu đựng của các cơ quan thuộc hệ thống
cơ xương khớp, ví dụ như một sự gắng sức quá mức của các cơ [54].
Công việc quá sức
Làm công việc chân tay quá sức thường xuyên được coi là mối nguy hại
chính gây nên RLCXNN. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp bao gồm: trọng lượng
của dụng cụ, đối tượng; độ trơn của dụng cụ và đối tượng; độ mất cân bằng của
dụng cụ; kích thước và hình dạng quá mức của công cụ; găng tay không phù
hợp.
Công việc lặp đi lặp lại
Sự lặp lại của công việc là số lần cử động trung bình của một bộ phận cơ
thể (ví dụ: bàn tay, cẳng tay…) trong một đơn vị thời gian, trong một chu kỳ thao
tác nhất định. Số lần lặp lại càng cao thì nguy cơ gây RLCXNN càng lớn.
Tư thế làm việc tĩnh, bất lợi hoặc tư thế không thoải mái


6
Tư thế làm việc liên quan đến vị trí của cơ thể và các bộ phận trong không
gian thao tác.
Vận cơ tĩnh là trạng thái sinh công bất lợi nhất của hoạt động cơ, do mạch
máu bị chèn ép không cung cấp đủ liều lượng và dinh dưỡng cho cơ hoạt động.
Vì vậy công việc cần phải được thiết kế sao cho tư thế của cơ thể cũng như các
bộ phận cơ thể giữ được ở vị trí tự nhiên hoặc vị trí trung lập. Cũng có nghĩa là
không phải làm việc ở tư thế chống lại lực trọng trường.
Một số tư thế làm việc gây khó chịu: tay cao hơn vai, đứng hoặc ngồi kéo
dài, đè nén bởi các dụng cụ hoặc các bề mặt…
 Yếu tố tổ chức công việc và tâm lý xã hội
 Công việc đòi hỏi yêu cầu cao, thiếu kiểm soát đối với các nhiệm vụ cần
thực hiện và mức độ tự chủ thấp;
 Mức độ hài lòng với công việc thấp;
 Công việc lặp đi lặp lại và đơn điệu được thực hiện với nhịp độ nhanh;

 Thiếu thời gian nghỉ ngơi và phục hồi cần thiết cho hoạt động cơ bắp;
 Thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và hệ thống phân cấp.
 Yếu tố cá thể
- Có tiền sử y tế nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh lý về cơ xương khớp
- Khả năng thể chất
- Tuổi, giới
- Tình trạng béo phì, tình trạng hút thuốc lá
 Tác động phối hợp của yếu tố môi trường
Tác động phối hợp của yếu tố môi trường xấu (rung chuyển, tiếng ồn, nhiệt
độ quá nóng hoặc quá lạnh, hệ thống chiếu sáng kém…) làm tăng nguy cơ gây
RLCXNN.
Ví dụ: tiếng ồn và mất tập trung thị giác có thể làm tăng độ mệt mỏi và


7
nhầm lẫn trong thao tác. Tác động của rung cục bộ và nhiệt độ thấp gián tiếp làm
tăng lực cầm nắm do đường cảm nhận ngược về trung khu thần kinh bị giảm đi
nên gây cho người điều khiển công cụ nhu cầu phải cầm nắm chặt hơn mức cần
thiết. Từ đó gây nên hội chứng rung cánh tay, rối loạn thần kinh vận mạch.
Ngoài ra, các hoạt động giải trí như: quần vợt, golf, trò chơi điện tử…
cũng làm tăng nguy cơ RLCXNN.
Sơ đồ giải thích sự xuất hiện của RLCX nghề nghiệp [35]:
Yếu tố cá nhân
- Tuổi
- Giới
- Thể trạng
- Tiền sử bệnh tật

Yếu tố cơ sinh học
- Dùng lực quá sức

- Tư thế sai
- Giữ lâu một tư thế

Yếu tố tâm lý - xã hội
- Căng thẳng
- Áp lực thời gian
- Thiếu thời gian nghỉ
- Phạm vi làm việc hẹp

Rối loạn cơ xương
Hình 1.1. Sơ đồ giải thích sự xuất hiện của các RLCX
1.1.2. Dịch tễ học rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên
Vấn đề RLCXNN đã được quan tâm từ lâu ở rất nhiều nước trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về tình trạng RLCXNN trên nhân viên y tế nói
chung và trên điều dưỡng viên (ĐDV) nói riêng đã được thực hiện và chỉ ra
những tỉ lệ mắc rất cao. Cũng từ đó mà các biện pháp dự phòng cũng như các
khuyến cáo được đề xuất và triển khai rộng rãi, đặc biệt là tại các nước phát triển.
Ở Việt Nam, một vài nghiên cứu nhỏ lẻ về RLCXNN cũng đã được tiến hành
trên người lao động ở một số ngành nghề như ngành may công nghiệp [33], lái
xe nâng [16], công nhân làm việc tại các khu công nghiệp [22] hay chế biến thủy
sản [17]… Tuy nhiên, số liệu trên nhân viên y tế trong đó có ĐDV vẫn còn rất
hạn chế, thậm chí là chưa từng được nghiên cứu một cách tổng thể nhất.


8
 Tại các nước phát triển
RLCX được đánh giá là một vấn đề sức khoẻ phổ biến ở người lao động
nhiều ngành nghề. Việc thiết lập chương trình phòng chống RLCX cũng là một
ưu tiên sức khỏe nghề nghiệp ở các nước phát triển. Một nghiên cứu trên 28 quốc
gia Châu Âu năm 2015 [109] cho thấy, trong số những vấn đề sức khỏe nghề

nghiệp hay gặp nhất ở người lao động thì 3 vị trí đầu tiên đều là vấn đề RLCX.
Trong số đó đứng đầu là đau lưng chiếm 43%, đau vùng cổ và chi trên đều chiếm
42%; vị trí thứ 5 và thứ 6 lần lượt là đau vùng hông và chi dưới (đều chiếm 29%).

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

43

42

42
35
29

29

15
8

6


Chấn Vấn đề
Đau lưng Đau cơ đau cơ Đau đầu, Đau cơ Đau cơ Lo âu
thương về nghe
vùng cổ vùng chi mệt mỏi vùng vùng chi
và vấn
dưới
trên
mắt và hông
đề về da
mệt mỏi hoặc chi
toàn bộ dưới

Hình 1.2. Phân bố các vấn đề sức khỏe trên người lao động tại 28 quốc gia
Châu Âu năm 2015 (Nguồn: 6th European Working Conditions Survey –2017
update)
RLCXNN rất phổ biến trên người lao động ngành y tế. Theo các bằng
chứng trên thế giới cho thấy nhân viên y tế (NVYT) có nguy cơ cao bị mắc
RLCX do phải tiến hành các hoạt động thể lực với tư thế cơ xương khớp không
hợp lý. Rất nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới đã chỉ ra một tỉ lệ rất cao NVYT
xuất hiện các triệu chứng của tình trạng RLCX, từ 28% đến 96%, và đặc biệt là
trên ĐDV [42]. Vấn đề này trở nên trầm trọng ở nhiều nước, dẫn đến việc WHO


9
khuyến cáo hệ thống y tế các nước quan tâm đến công tác dự phòng RLCX trên
người lao động. Ở các nước phát triển, nhiều chương trình dự phòng RLCX đã
được áp dụng trên NVYT, tại các cơ sở y tế [96].
Trong các hệ thống về y tế, RLCX liên quan đến công việc của ĐDV là
mục tiêu quan tâm và triển khai những biện pháp can thiệp do ĐDV là nhóm

nhân viên y tế có nguy cơ cao và cũng có tỉ lệ mắc cao đối với RLCX. Theo
nhiều nghiên cứu, RLCX trên điều dưỡng có biểu hiện chủ yếu trên một số vùng
của cơ thể như: lưng, cổ, tay, vai tuy nhiên cũng có thể gặp ở một số vùng khác
nhưng tỉ lệ thấp hơn như đầu gối và bàn chân/mắt cá chân [75]. Dưới đây là bảng
thống kê kết quả một số nghiên cứu về RLCXNN gần đây tại khu vực Châu Âu
trên ĐDV.
Bảng 1.1. Thực trạng RLCX trên điều dưỡng viên tại các nước Châu Âu
Tác giả

Năm Quốc gia

Tỉ lệ

Lorusso A
và cộng sự
(review)

2007 Italia

Đau thắt lưng: Giới nữ, các yếu tố vật lý
33% đến 86% và tâm lý xã hội

Bồ
Serranheira
2015
Nha
và cộng sự

Các yếu tố liên quan


Các công việc thực hiện
88%
trên 10 lần/ngày (Các thủ
tục hành chính, chăm sóc
Đào Đau thắt lưng
vệ sinh cho bệnh nhân tại
chiếm tỉ lệ
giường bệnh; di chuyển
cao nhất
bệnh nhân tại giường
(60.9%)
bệnh)
Giới nữ, tuổi, thời gian
Đau thắt lưng: làm việc, thâm niên, làm
85.9%
ca kíp và số nhân viên mỗi
ca

Skela‐
Savič B. và
cộng sự

2017 Slovenia

Bitsios và
cộng sự

2014 Macedonia 85%

Các yếu tố thuộc về điều

kiện làm việc


10
50% vùng cổ,
38% vai, 10%
khuỷu tay và
22% bàn tay

PELISSIER
2014 Pháp
Carole và
cộng sự
Mynarski
W. và cộng
sự

Các yếu tố vật lý và tâm lý
xã hội (công việc áp lực,
chế độ lương thưởng
không xứng đáng)

70%
2014 Ba Lan

Phần lớn là
đau thắt lưng
84%

Freimann

Tiina và
cộng sự

Ribeiro và
cộng sự

2013 Estonia

2016

Bồ
Nha

Thắt lưng, cổ
và gối là
những vị trí
hay gặp rối
loạn

Tỷ lệ vắng mặt tại nơi làm
việc (nghỉ làm việc) có
89%
liên quan đến RLCX là
Thắt lưng
cao (51,4%), làm việc tư
Đào (63.1%), theo
thế đứng, uốn quay thân
sau là cổ,
người, dùng lực mạnh của
lưng, vai, bàn bàn ngón tay, tư thế làm

cổ tay
việc ngồi với các chuyển
động lặp lại
79.5%

Pinar R

2010

Tuổi cao, tình trạng kiệt
sức

Thổ
Kỳ

Nhĩ Thắt lưng
(49.7%), vai
(38%), cổ
(35%)
98%

Passali C và
2018 Hy Lạp
cộng sự

Thắt lưng
(85.3%), cổ
(71.2%) và
lưng trên


làm việc trong các đơn vị
chăm sóc đặc biệt, nâng
vật nặng, đứng lâu và tư
thế uốn cong
Giới nữ, thâm niên làm
việc 11-20 năm, làm ca
kíp, tuổi, BMI, nâng vật
nặng


11
(70.7%)

Tất cả các nghiên cứu ở trên đã chỉ ra một tỷ lệ cao RLCX trên ĐDV, dao
động từ 70% tại Ba Lan năm 2014 [103] cho đến cao nhất là 98% trong một
nghiên cứu mới đây ở Hy Lạp [110]. Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra các vị trí
thường gặp như thắt lưng, cổ, chi trên và có nhiều yếu tố góp phần phát sinh và
thúc đẩy tình trạng RLCXNN như các yếu tố vật lý, yếu tố thuộc về mặt tổ chức
và điều kiện lao động, yếu tố tâm lý và các yếu tố cá nhân [94], [119], [122],
[51], [72], [111], [113], [116]. Tại các nước phát triển, nhiều can thiệp dự phòng
đã được triển khai, nhất là trong bệnh viện nhằm giảm tỷ lệ mắc RLCX trên các
ĐDV, thông qua việc cải thiện môi trường lao động và giảm thiểu các yếu tố
nguy cơ. Điều đó đã chỉ ra rằng các biện pháp can thiệp éc-gô-nô-mi làm giảm
tỷ lệ tổn thương, các triệu chứng cơ xương, giảm thiểu các yêu cầu về bồi thường
và giảm thiểu số ngày không được làm việc hoặc nghỉ việc do bệnh tật [120].
 Tại các nước đang phát triển
Tại các nước đang phát triển, RLCXNN vẫn còn ít được quan tâm đến
mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ở các nước này cũng rất cao. Các
nước đang phát triển cũng không có quy chuẩn trong chương trình dự phòng
RLCX, điều này cũng đã được khẳng định trong các nghiên cứu về RLCX trên

ĐDV ở các nước này. Một nghiên cứu thực hiện ở Malaysia đã chỉ ra một tỷ lệ
RLCX trên nhân viên y tế là 88% ở lưng, 77% ở cổ và 60% ở vai. Nghiên cứu
trên cũng chỉ ra những yếu tố có liên quan đến RLCX xuất hiện ở một vài phần
việc cũng như các yếu tố về tâm lý [81]. Ở Nigeria, một nghiên cứu đã cho thấy
tỷ lệ RLCX trên ĐDV là 78% trong đó tổn thương chủ yếu là ở lưng, cổ và đầu
gối. Dưới đây là bảng thống kê kết quả một số nghiên cứu về tình trạng RLCX
trên ĐDV tại một số quốc gia Châu Á [40], [44], [46], [49], [58], [60], [98],
[114], [126], [127], [135], [153], [156]:


12
Bảng 1.2. Thực trạng RLCX trên điều dưỡng viên tại một số nước Châu Á
Tác giả

Năm Quốc gia Tỉ lệ
85.5%;

Smith và
cộng sự

Mehrdad
Ramin và
cộng sự

vai (71.9%), thắt
2006 Nhật Bản lưng (71.3%), cổ
(54.7%), lưng
trên(33.9%)

2010 Iran


Rathore FA
và cộng sự

2015

Trung
Quốc

2017 Pakistan

Uống rượu, hút thuốc,
có con nhỏ, thao tác
bằng tay với bệnh nhân,
thực hiện công việc mệt
mỏi về thể chất, áp lực
tinh thần cao

Đau thắt lưng, gối,
Căng thẳng nghề nghiệp
vai và cổ lần lượt là
mức độ cao và trung
73.2%, 68.7%,
bình
48.6%, và 46.3%,
79.52%

Yan P và
cộng sự


Các yếu tố liên quan

Thắt lưng
(64.83%), cổ
(61.83%), và vai
(52.36%)

Tuổi (≥26), làm việc
khoa Ngoại, khoa gây
mê, làm việc trên
40h/tuần

Làm việc tại 1 vị trí
trong thời gian dài
31.6%
(93.1%), chăm sóc số
Thắt lưng (32%), lượng bệnh nhân lớn
vai (20%), lưng và trong 1 ngày (81.2%), và
làm việc ở các vị trí khó
gối (10%)
chịu và chật chội, gò bó
(78.6%)

Mức độ liên quan giữa
>50% cổ vai và thắt công việc và chất lượng
Chen WL và
2006 Đài Loan
lưng
cuộc sống thấp, gánh
cộng sự

nặng công việc cao
Thinkhamrop
2015 Thái Lan 47.8%
và cộng sự

Vị trí làm việc không
phù hợp, lo âu/trầm cảm,


13
yêu cầu công việc thể
lực cao, tuổi cao, thừa
cân
85%
Làm việc kéo dài và
Ả rập xê Thắt lưng (65.7%), thiếu cân
Attar SM và
2014
cổ và bàn chân
út
cộng sự
(41.5%), và vai
Làm việc tại khoa ngoại
(29%)

Barzideh M
và cộng sự

2012 Iran


89.9%

Quyền quyết định và hỗ
trợ xã hội thấp, các yêu
cầu về thể chất và tâm lý
xã hội cũng như mất an
toàn trong làm việc cao

Đau thắt lưng 59%
Smith Derek
vai (46.6%), cổ
Richard và 2003 Nhật Bản (27.9%), đầu gối
cộng sự
(16.4%) cổ chân
(11.8%)

Làm việc ở khoa ngoại

70%
Trung
Smith Derek
2004
Quốc
R. và cộng sự

Arsalani và
cộng sự

2014 Iran


Thắt lưng (56.7%),
Áp lực tinh thần cao
cổ (42.8%), vai
(38.9%) và lưng
(38.9%)
Lịch làm việc cứng
nhắc, công cụ vận
88%
chuyển bệnh nhân nghèo
Thắt lưng (65.3%), nàn, gắng sức và không
gối (56.2%) và cổ hài long trong công việc;
(49.8%)
đòi hỏi thể chất và tâm
lý xã hội cao


×