Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong lập và quản lý tiến độ thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY
TRONG LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY
TRONG LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 9580202

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUẾ



HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Sơn

i


LỜI CÁM ƠN
Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu; Khoa Công trình; Bộ môn công nghệ và
quản lý xây dựng, Viện kỹ thuật công trình, các Phòng, Ban trong trường đã luôn tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thiện luận án.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các đơn vị, các tổ chức, các cá nhân đã tham gia và
cung cấp số liệu để có thể hoàn thiện luận án. Xin cảm ơn bạn bè, anh chị em và các
đồng nghiệp trong và ngoài trường đã có những động viên, chia sẻ và giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian vừa qua
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ
và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận án.

ii



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ ............x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................... 3
1.4.1. Cách tiếp cận .......................................................................................................3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................4
1.6. Cấu trúc luận án ........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG ............................................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về lập và quản lý tiến độ thi công .......................................................... 5
1.1.1. Khái niệm cơ bản về tiến độ thi công ..................................................................5
1.1.2. Các phương pháp lập và thể hiện tiến độ thi công hiện nay ............................... 6
1.1.3. Quản lý tiến độ thi công trong xây dựng và phương pháp Giá trị thu được Earned Value Management (EVM) .............................................................................13
1.2. Đánh giá công tác lập và quản lý tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở
Việt Nam........................................................................................................................ 15
1.2.1. Phương pháp lập tiến độ thi công hiện nay ...................................................... 15
1.2.2. Xác định thời gian thi công trong lập tiến độ thi công hiện nay ...................... 16
1.2.3. Công tác quản lý tiến độ thi công hiện nay ....................................................... 18
1.2.4. Tình hình và nguyên nhân chậm tiến độ thi công các công trình thủy lợi, thủy điện
.....................................................................................................................................19
1.3. Phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan về lập và quản lý tiến độ thi công 23
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu ngoài nước ..................................................................23
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu trong nước ..................................................................25

1.4. Phân tích cơ sở khoa học về bài toán tiến độ thi công ...........................................28
iii


1.4.1. Tiến độ thi công chấp nhận các đặc trưng ngẫu nhiên của các nhân tố ..........29
1.4.2. Tiến độ thi công chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố .........................................29
1.4.3. Chịu ảnh hưởng bởi các quyết định của con người ..........................................30
1.4.4. Tiến độ thi công đôi khi phải chấp nhận rủi ro .................................................30
1.4.5. Tiến độ thi công có nhu cầu dự báo cao ........................................................... 30
1.5. Phân tích định hướng nghiên cứu ...........................................................................30
Kết luận chương 1 .........................................................................................................34
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI
GIAN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG ........................................................................................................................... 35
2.1. Khái niệm cơ bản về lý thuyết độ tin cậy ............................................................... 35
2.2. Một số khái niệm về xác suất thống kê ..................................................................36
2.2.1. Biến cố ngẫu nhiên ............................................................................................ 36
2.2.2. Biến ngẫu nhiên .................................................................................................36
2.2.3. Biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn .....................................................................37
2.2.4. Hàm đối số ngẫu nhiên ...................................................................................... 38
2.2.5. Xử lý thống kê ....................................................................................................38
2.2.6. Độ tin cậy hệ thống ........................................................................................... 42
2.3. Các phương pháp dự báo thời gian thực hiện công việc trong lập và quản lý tiến độ
thi công .......................................................................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp ngoại suy xu hướng.....................................................................45
2.3.2. Phương pháp chuyên gia ................................................................................... 45
2.3.3. Phương pháp mô phỏng .................................................................................... 46
2.3.4. Phương pháp mô phỏng số Monte-Carlo .......................................................... 47
2.4. Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian thi công trong
lập và quản lý tiến độ thi công ........................................................................................ 51

2.4.1. Các bước đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian thi công
.....................................................................................................................................51
2.4.2. Xây dựng cơ sở lý thuyết về các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến thời gian thi công51
2.4.3. Xác định các nhân tố rủi ro gây kéo dài thời gian thi công công việc của công
trình thủy lợi, thủy điện ............................................................................................... 54
2.4.4. Xác lập mô hình nghiên cứu ..............................................................................63
2.4.5. Xây dựng, thiết kế bảng khảo sát ......................................................................65
iv


2.4.6. Phần mềm phân tích thống kê và phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính ..71
2.5. Phương pháp nghiên cứu xây dựng xác suất thời gian hoàn thành các công việc
chính trong thi công công trình thủy lợi, thủy điện ....................................................... 72
2.5.1. Các dạng phân phối xác suất thường dùng trong xác định thời gian thực hiện
công việc ...................................................................................................................... 72
2.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thời gian hoàn thành công việc khi lập tiến độ thi
công ............................................................................................................................. 73
Kết luận chương 2 .........................................................................................................74
CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CÓ XÉT ĐẾN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN
ĐỘ THI CÔNG ............................................................................................................75
3.1. Khảo sát các nhân tố rủi ro gây kéo dài thời gian thực hiện công việc trong lập và
quản lý tiến độ thi công .................................................................................................75
3.1.1. Kết quả thu thập mẫu khảo sát ..........................................................................75
3.1.2. Các bước thực hiện phân tích kết quả mẫu khảo sát ........................................75
3.1.3. Phân tích tần suất các biến định tính ................................................................ 77
3.1.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................................85
3.1.5. Kiểm định thang đo cho các nhóm nhân tố sau hiệu chỉnh .............................. 93
3.1.6. Mô hình điều chỉnh ............................................................................................ 97
3.1.7. Thiết lập phương trình hồi quy..........................................................................97

3.2. Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro gây kéo dài thời gian
thực hiện công việc trong lập và quản lý tiến độ thi công ...........................................104
3.2.1. Nhân tố liên quan đến kỹ thuật........................................................................104
3.2.2. Nhân tố liên quan đến các tác động bất thường trên công trường .................105
3.2.3. Nhân tố liên quan đến thiết kế .........................................................................105
3.2.4. Nhân tố liên quan đến vấn đề quy trình thực hiện ..........................................106
3.2.5. Nhân tố liên quan đến con người ....................................................................106
3.2.6. Nhân tố liên quan đến pháp lý ........................................................................107
3.3. Kết quả thu thập, phân tích xác suất thời gian thi công các công việc chính trong
công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam...................................................................108
3.3.1. Thu thập thời gian thi công của các công việc chính......................................108
3.3.2. Phân tích thống kê thời gian thực hiện các công việc chính ...........................112
Kết luận chương 3 .......................................................................................................115

v


CHƯƠNG 4. LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI, THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM SỬ DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY .......117
4.1. Lập tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam sử dụng mô phỏng
Monte-Carlo (MCS) ....................................................................................................117
4.1.1. Sự khác biệt giữa PERT, CPM và MCS ..........................................................117
4.1.2. Quy trình mô phỏng Monte-Carlo ...................................................................118
4.1.3. Lập tiến độ thi công công trình thủy lợi sử dụng mô phỏng Monte-Carlo .....121
4.1.4. Đánh giá độ tin cậy bảng tiến độ thi công theo mô phỏng Monte- Carlo ......126
4.2. Quản lý tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam theo lý thuyết
độ tin cậy .....................................................................................................................130
4.2.1. Lập và đánh giá độ tin cậy của tiến độ thi công .............................................130
4.2.2. Quản lý giảm thiểu rủi ro nhằm tăng độ tin cậy của tiến độ thi công ............131
4.3. Lập tiến độ thi công cho công trình Hồ Thác Chuối và kiểm toán kết quả nghiên

cứu ...............................................................................................................................137
4.3.1. Lựa chọn công trình thực tế để kiểm nghiệm kết quả .....................................137
4.3.2. Giới thiệu công trình .......................................................................................137
4.3.3. Lập tiến độ thi công cơ sở ...............................................................................140
4.3.4. Xác định các rủi ro và tác động đến thời gian hoàn thành công việc ............145
4.3.5. Mô phỏng tiến độ thi công theo Monte-Carlo .................................................147
4.3.6. Tính toán chỉ số độ tin cậy ..............................................................................148
Kết luận chương 4 .......................................................................................................151
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................153
1.

Những kết quả đạt được ...................................... Error! Bookmark not defined.

2.

Những đóng góp mới........................................... Error! Bookmark not defined.

3.

Tồn tại và hướng phát triển ................................. Error! Bookmark not defined.

4.

Kiến nghị ............................................................. Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................154

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1. Tiến độ thi công theo sơ đồ đường thẳng........................................................ 7
Hình 1-2. Tiến độ thi công công việc theo sơ đồ xiên .................................................... 8
Hình 1-3. Phân phối thời gian hoàn thành công việc trong PERT ................................ 10
Hình 1-4. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................... 33
Hình 2-1. Các bước nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời
gian thi công .................................................................................................................. 51
Hình 2-2. Mô hình nghiên cứu giả thuyết .....................................................................64
Hình 2-3. Phân phối thời gian thực hiện công việc theo dạng tam giác........................ 73
Hình 3-1. Biểu đồ thể hiện thời gian công tác của các cá nhân tham gia khảo sát .......81
Hình 3-2. Biểu đồ thể hiện địa điểm đang công tác của các cá nhân tham gia khảo sát
.......................................................................................................................................81
Hình 3-3. Biểu đồ thể hiện bậc học đã được đào tạo của các cá nhân tham gia khảo sát
.......................................................................................................................................81
Hình 3-4. Biểu đồ thể hiện vai trò đảm nhận công tác của các cá nhân tham gia khảo sát
.......................................................................................................................................81
Hình 3-5. Biểu đồ thể hiện vị trí đảm nhiệm của các cá nhân tham gia khảo sát .........81
Hình 3-6. Biểu đồ thể hiện loại hình công trình xây dựng tham gia nhiều nhất của các cá
nhân tham gia khảo sát ..................................................................................................81
Hình 3-7. Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa Kinh nghiệm làm việc và bậc học đã được
đào tạo qua của các cá nhân thuộc mẫu khảo sát .......................................................... 82
Hình 3-8. Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa Vị trí đang đảm nhiệm và bậc học đã được
đào tạo qua của các cá nhân thuộc mẫu khảo sát .......................................................... 83
Hình 3-9. Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa Vị trí đang đảm nhiệm và kinh nghiệm làm
việc của các cá nhân thuộc mẫu khảo sát ......................................................................84
Hình 3-10. Mô hình điều chỉnh ..................................................................................... 97
Hình 3-11. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ........................................................104
Hình 3-12. Biểu đồ phân phối xác suất của công việc đào đất cấp 1 bằng máy đào ..115
Hình 4-1. Dạng phân phối xác suất thời gian thi công ................................................118
Hình 4-2. Trình tự mô phỏng Monte-Carlo .................................................................118

Hình 4-3. Các bước lập tiến độ thi công theo lý thuyết độ tin cậy..............................121
Hình 4-4. Nguyên tắc mô phỏng Monte-Carlo............................................................123
Hình 4-5. Sơ đồ mô tả quá trình thực hiện mô phỏng .................................................125
Hình 4-6. Xác suất của dự án theo thời gian ...............................................................126
Hình 4-7. Hồ Thác Chuối đã hoàn thành .....................................................................137
Hình 4-8. Tiến độ thi công theo sơ đồ mạng công trình hồ Thác Chuối .....................142
Hình 4-9. Biểu đồ xác suất thời gian hoàn thành và số lần mô phỏng ........................147
Hình 4-10. Chỉ số CI ...................................................................................................150
Hình 4-11. Chỉ số SSI ..................................................................................................150
Hình 4-12. Chỉ số CRI .................................................................................................151
vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1. Tóm tắt các phương pháp lập tiến độ qua các nghiên cứu trên thế giới .......25
Bảng 2-1. Bảng giá trị Vn,P ............................................................................................ 39
Bảng 2-2. Thuật toán và hàm trong Matlab ...................................................................40
Bảng 2-3. Các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam
đưa vào nghiên cứu........................................................................................................55
Bảng 2-4. Phân nhóm các nhân tố rủi ro theo các chủ thể liên quan đến quá trình thi
công ............................................................................................................................... 62
Bảng 3-1. Bảng thống kê tần suất các biến định tính từ số liệu mẫu nghiên cứu .........78
Bảng 3-2. Bảng thống kê mối liên hệ giữa Kinh nghiệm làm việc và bậc học đã được
đào tạo qua của các cá nhân thuộc mẫu khảo sát .......................................................... 82
Bảng 3-3. Bảng thống kê mối liên hệ giữa Vị trí đang đảm nhiệm và bậc học đã được
đào tạo qua của các cá nhân thuộc mẫu khảo sát .......................................................... 83
Bảng 3-4. Bảng thống kê mối liên hệ giữa Vị trí đang đảm nhiệm và kinh nghiệm làm
việc của các cá nhân thuộc mẫu khảo sát ......................................................................84
Bảng 3-5. Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 .............85
Bảng 3-6. Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 1 ....................... 85

Bảng 3-7. Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 .............86
Bảng 3-8. Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 2 ....................... 87
Bảng 3-9. Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá EFA lần 3 .............88
Bảng 3-10. Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 3 ..................... 88
Bảng 3-11. Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá EFA lần 4 ...........89
Bảng 3-12. Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 4 ..................... 89
Bảng 3-13. Các thang đo bị loại bỏ ...............................................................................90
Bảng 3-14. Kết quả ma trận xoay .................................................................................. 90
Bảng 3-15. Thang đo các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ thi công phân nhóm lại......91
Bảng 3-16. Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng Thang đo
các nhân tố liên quan đến kỹ thuật của nhà thầu ........................................................... 93
Bảng 3-17. Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng Thang đo
các nhân tố liên quan đến tác động bất thường trên công trường .................................94
Bảng 3-18. Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng Thang đo
nhân tố liên quan đến con người ................................................................................... 95
Bảng 3-19. Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng Thang đo
nhân tố liên quan đến quy trình ..................................................................................... 95
Bảng 3-20. Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng Thang đo
các nhân tố liên quan đến thiết kế .................................................................................96
Bảng 3-21. Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng Thang đo
các nhân tố liên quan đến pháp lý .................................................................................96

viii


Bảng 3-22. Kết quả kiểm định dữ liệu phân phối chuẩn thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến
việc chậm tiến độ thi công của các công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam .................98
Bảng 3-23. Bảng quy ước lại các khái niệm và thang đo nghiên cứu ........................... 99
Bảng 3-24. Bảng kết quả hồi quy ................................................................................100
Bảng 3-25. Kết quả phân tích phương sai ANOVA ....................................................101

Bảng 3-26. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................101
Bảng 3-27. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ....................................................103
Bảng 3-28. Thực trạng nhân tố Liên quan đến kỹ thuật của nhà thầu.........................104
Bảng 3-29. Thực trạng nhân tố Liên quan đến các tác động bất thường trên công trường
.....................................................................................................................................105
Bảng 3-30. Thực trạng nhân tố Liên quan đến thiết kế ...............................................106
Bảng 3-31. Thực trạng nhân tố Liên quan đến vấn đề quy trình thực hiện .................106
Bảng 3-32. Thực trạng nhân tố Con người ..................................................................107
Bảng 3-33. Thực trạng nhân tố liên quan đến pháp lý ................................................107
Bảng 3-34. Kết quả thu thập thông số thời gian của một công việc được thu thập ....108
Bảng 3-35. Tổng hợp kết quả so sánh về thời gian hoàn thành giữa thực tế và dự kiến
ban đầu theo định mức một số công việc ....................................................................110
Bảng 3-36. Phân tích thống kê thời gian hoàn thành một số công việc chính trong thi
công công trình thủy lợi, thủy điện..............................................................................112
Bảng 4-1. Xếp hạng các nhân tố theo chỉ số quan trọng .............................................132
Bảng 4-2. Bảng đề xuất một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro.134
Bảng 4-3. Các thông số chính của công trình hồ Thác Chuối .....................................138
Bảng 4-4. Các công việc chính và thời gian thi công dự kiến.....................................140
Bảng 4-5. Các công việc chính và thời gian tương ứng ..............................................142
Bảng 4-6. Bảng tác động của các rủi ro.......................................................................145
Bảng 4-7. Các chỉ số độ tin cậy ...................................................................................149

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
CĐT
CPM- Critical Path Method
ĐTC
EVM- Earned Value method

EFA -Exploratory Factor Analysis
NXB
MCS -Monte Carlo Simulation
MPM- Metra Potential Method

Chủ đầu tư
Phương pháp sơ đồ mạng
Độ tin cậy
Phương pháp giá trị thu được
Phân tích nhân tố khám phá
Nhà xuất bản
Mô phỏng Monte-Carlo
Sơ đồ mạng với các công việc được thể
hiện trên các nút của mạng
ODA-Official Development Assistance
: Hỗ trợ Phát triển Chính thức
PERT - Program Evaluation and Review : Kỹ thuật ước lượng và đánh giá dự án
Technique
PMBOK -Project Management Body of : Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản
Knowledge
lý dự án
R- Coefficient of detemination
: Hệ số xác định
SĐM
: Sơ đồ mạng
SPSS-Statistical Package for the Social : Phần mềm phân tích thống kê
Sciences
TPCP
: Trái phiếu chính phủ
XLTK

: Xử lý thống kê
:
:
:
:
:
:
:
:

x


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiến độ thi công xây dựng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành
và chất lượng của sản phẩm xây dựng. Một dự án có tiến độ thi công rõ ràng, khoa học
và được quản lý tốt sẽ mang lại hiệu quả cho tất cả các bên tham gia trong dự án xây
dựng. Từ trước đến nay, trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, các kỹ
sư, các nhà khoa học và những nhà quản lý đều rất chú trọng đến việc nghiên cứu về
tiến độ thi công xây dựng. Mặc dù các nghiên cứu đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng
thực tế cho thấy phần lớn các công trình vẫn bị chậm tiến độ thi công. Ở Việt Nam cũng
vậy, hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình vốn đầu tư công, trong đó
có công trình thủy lợi, thủy điện bị chậm tiến độ thi công [1]. Công trình thủy lợi, thủy
điện thường có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công kéo dài qua nhiều mùa nên
chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, do thường nằm ở khu
vực sông suối, vùng sâu vùng xa nên chịu tác động không nhỏ của thủy văn, dòng chảy
và khó khăn về nhân vật lực cũng như biện pháp thi công. Khi lập tiến độ thi công do
chưa lường hết những yếu tố bất định trong việc xác định thời gian thực hiện công việc
nên thường dẫn đến thi công chậm tiến độ và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Qua quá trình xem xét, đánh giá nguyên nhân, phần lớn kỹ sư, nhà khoa học, nhà quản
lý, các chủ thể tham gia thực hiện dự án đều cho thấy rằng có hai nguyên nhân chính
gây nên tình trạng chậm tiến độ hiện nay:
Một là, việc xác định một cách tương đối chính xác thời gian thực hiện các công việc
không hề dễ dàng, vì bài toán tiến độ thi công mang nhiều yếu tố bất định. Trong khi
đó, tiêu chuẩn tính toán thiết kế ở nước ta và trên thế giới đều mang tính chất tiền định.
Nghĩa là, mọi tham số ngẫu nhiên đều được tiền định hóa trước khi đưa vào tiêu chuẩn.
Hiện nay, hầu hết các công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam đều lập tiến độ thông
qua hình thức thể hiện sơ đồ ngang (Gantt), thời gian thi công được xác định dựa trên
định mức xây dựng. Phương pháp thể hiện này được đánh giá là đơn giản, dễ lập. Tuy
nhiên, phương pháp thể hiện này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, chủ quan của người

1


lập và thường không xét đến các yếu tố bất định, ngẫu nhiên. Phương pháp CPM
(Critical Path Method) được dùng nhiều và phát triển thành PERT (Program Evaluation
and Review Technique) để có thể dự báo, phỏng đoán thời gian thi công các công việc.
Tuy nhiên, việc xác định thời gian nhỏ nhất, thời gian lớn nhất và thời gian kỳ vọng
trong PERT không hề đơn giản. Ngoài ra PERT thường chỉ nghiên cứu tập trung vào
một đường găng làm giảm độ tin cậy của phương pháp này.
Hai là, trong quá trình thi công, việc quản lý nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa các yếu tố rủi
ro gây chậm tiến độ thi công chưa được chú trọng đúng mức. Các yếu tố ảnh hưởng đến
tiến độ thi công rất đa dạng và tác động trên nhiều mặt, có những yếu tố là nguyên nhân
trực tiếp, có những yếu tố lại là những nguyên nhân gián tiếp hoặc là hệ quả của những
nguyên nhân khác.
Vì vậy, để khắc phục hoặc hạn chế các nguyên nhân trên cần chú trọng hai vấn đề, đó
là: Khi lập tiến độ thi công cần phải xác định tương đối chính xác thời gian thi công
công việc ứng với các độ tin cậy khác nhau và có kế hoạch quản lý chi tiết nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu các nhân tố gây chậm tiến độ thi công. Cụ thể, cần phải xác định được

các nhân tố rủi ro và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến thời gian
hoàn thành công việc và xây dựng được phân phối xác suất thời gian thi công thực tế so
với thời gian dự kiến ban đầu dựa trên phương pháp tất định. Từ đó xây dựng quy trình
lập và quản lý tiến độ thi công theo lý thuyết độ tin cậy.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng mô phỏng Monte-Carlo để xây dựng phương pháp lập tiến độ thi công có xét
đến ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro, từ đó đánh giá được độ tin cậy của tiến độ thi
công, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý tiến độ thi công đảm bảo độ tin cậy từ việc
quản lý rủi ro.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công trình thủy lợi, thủy điện
- Phạm vi nghiên cứu: Lập và quản lý tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện
ở Việt Nam.

2


1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận lý thuyết: Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu thực hiện cách tiếp
cận từ tổng thể đến chi tiết.
Tiến hành phân tích, đánh giá các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước về các nhân
tố rủi ro gây chậm tiến độ thi công từ đó nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy
để xác định, đánh giá thời thi công các công việc chính trong công trình thủy lợi,
thủy điện ở Việt Nam.
- Cách tiếp cận thực tiễn: Điều tra thu thập khảo sát các số liệu thực tiễn về thời gian
thi công, các nhân tố rủi ro vì chậm tiến độ thi công để có cơ sở phân tích đánh giá
và xây dựng phương pháp nghiên cứu. Đồng thời từ kết quả nghiên cứu về lý thuyết,
kiểm chứng qua thực tiễn bổ sung và hoàn thiện lý thuyết, các điều kiện đầu vào để
bài toán đặt ra đạt được độ tin cậy cao.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp, kế thừa, phương pháp mô phỏng.
+ Phương pháp phân tích thống kê: Thông qua các kết quả khảo sát, thu thập tiến
hành phân tích thống kê định tính và định lượng dựa trên các cơ sở lý thuyết thống
kê mô tả.
+ Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng lặp lại nhiều lần trong
nghiên cứu nhằm tổng hợp các ý kiến chung nhất trong quá trình thực hiện khảo sát,
phân tích.
+ Phương pháp tổng hợp, kế thừa: Được sử dụng để tổng hợp các nghiên cứu đã có
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ thi công.
+ Phương pháp mô phỏng: Được sử dụng để mô phỏng bài toán tiến độ thi công,
trong nghiên cứu chủ yếu sử dụng mô phỏng Monte-Carlo.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ thi công và mức độ ảnh hưởng

3


của chúng đến tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam làm cơ sở
cho các chủ thể tham gia có kế hoạch chủ động, điều chỉnh trong lập và quản lý tiến
độ thi công;
Phân phối thống kê về thời gian thi công các công việc chính là căn cứ cho các cán
bộ kỹ thuật khi thực hiện việc lập và quản lý tiến độ thi công ứng lý thuyết độ tin
cậy.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hướng dẫn lập tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam theo lý
thuyết độ tin cậy sử dụng mô phỏng Monte-Carlo giúp cho các cán bộ kỹ thuật lập
tiến độ và dự báo thời gian hoàn thành công trình tương đối chính xác.

Có ý nghĩa với các đơn vị: Quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám
sát, nhà thầu thi công trong quá trình lập và quản lý tiến độ thi công.
1.6. Cấu trúc luận án
 Phần Mở đầu
 Chương 1. Tổng quan về công tác lập và quản lý tiến độ thi công
 Chương 2. Lý thuyết độ tin cậy và phương pháp xác định thời gian thực hiện công
việc trong lập tiến độ thi công
 Chương 3. Xác định thời gian thực hiện công việc có xét đến tác động của các nhân
tố rủi ro trong lập tiến độ thi công
 Chương 4. Lập và quản lý tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam
theo lý thuyết độ tin cậy
 Phần kết luận và kiến nghị
 Danh mục công trình công bố của tác giả
 Tài liệu tham khảo

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN
ĐỘ THI CÔNG
1.1. Tổng quan về lập và quản lý tiến độ thi công
1.1.1. Khái niệm cơ bản về tiến độ thi công
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng
lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xã
hội để tránh bị lạc hậu.
Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử
dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng
công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công
lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu
tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt... đòi hỏi các nhà

xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất
những ảnh hưởng xấu của nó. Do đó, ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất khác
muốn đạt được hiệu quả thực sự thì trước khi thực hiện phải có một bản tiến độ thi công
rõ ràng, hiệu quả. Nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về tiến độ thi công, cụ thể như sau:
Theo Nguyễn Đình Thám, Nguyễn Ngọc Thanh [2], Một kế hoạch rõ ràng hiệu quả gắn
với thời gian thực hiện và thể hiện sự logic chặt chẽ giữa các đại lượng được gọi là tiến
độ thi công hay kế hoạch thi công.
Theo giáo trình Thi công các công trình thủy lợi [3], tiến độ xây dựng công trình là kế
hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây
dựng và biện pháp tổ chức thích hợp nhằm hoàn thành công trình xây dựng đảm bảo
chất lượng kỹ thuật trong mức hạn phí và thời hạn đã đề ra, bảo đảm an toàn lao động
và vệ sinh môi trường. Tiến độ thi công là kế hoạch sản xuất thể hiện bằng biểu đồ nội
dung bao gồm các số liệu tính toán, các giải pháp được áp dụng trong thi công bao gồm:
Công nghệ, thời gian, địa điểm, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng với điều
kiện thực hiện chúng. Tiến độ thi công là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức
xây dựng và thiết kế tổ chức thi công. Trong tổng tiến độ xác định tốc độ, trình tự và

5


thời hạn thi công cho các công trình đơn vị (công trình chính, công trình phụ, công trình
tạm) của hệ thống công trình; định ra thời hạn hoàn thành các công việc chuẩn bị xây
dựng và công việc kết thúc.
Như vậy, tiến độ thi công là một kế hoạch thể hiện về mặt thời gian hoạt động của dự
án xây dựng, thể hiện phương pháp tổ chức thi công, trình tự - thời gian thi công các
công việc và hao phí tài nguyên theo thời gian.
Một dự án đầu tư xây dựng được đánh giá là có tiến độ thi công hợp lý khi tiến độ đó có
tổng thời gian thực hiện không vượt quá tổng thời gian đã được phê duyệt, có trình tự
thi công các công việc hợp lý, sử dụng nhân lực máy móc thiết bị hài hòa, và lượng vốn
đưa vào công trình hợp lý.

Tiến độ thi công xây dựng công trình rất quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với
các bên liên quan.
 Đối với chủ đầu tư thì tiến độ thi công là cơ sở để lập chi phí, điều phối phân bổ chi
phí theo từng thời điểm;
 Tiến độ thi công là căn cứ để đảm bảo thời gian hoàn thành dự án giữa chủ đầu tư
và nhà thầu; kiểm tra, kiểm soát tiến độ thi công công trình của nhà thầu;
 Đối với nhà thầu tiến độ thi công là căn cứ để xác định nhu cầu nhân lực, vật tư, huy
động máy móc thiết bị;
 Làm cơ sở cho quá trình thanh quyết toán theo giai đoạn.
1.1.2. Các phương pháp lập và thể hiện tiến độ thi công hiện nay
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều phương pháp thể hiện tiến độ thi
công, trong đó phải kể đến như: sơ đồ đường thẳng (ngang, xiên), sơ đồ mạng (phương
pháp CPM, PERT, lý thuyết tập mờ, Monte-Carlo…)
1.1.2.1. Sơ đồ ngang
Sơ đồ đường thẳng là loại hình đơn giản nhất để biểu diễn tiến độ thi công công trình.
Công việc được thể hiện bằng đường gạch ngang, độ dài của mỗi đường gạch ngang

6


theo trục thời gian biểu thị thời gian hoàn thành công việc đó. Sơ đồ ngang được thể
hiện như hình dưới đây:

Hình 1-1. Tiến độ thi công theo sơ đồ đường thẳng
Ưu điểm:
 Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện
của các công việc;
 Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc.
Nhược điểm:
 Không thể thực hiện được mối quan hệ giữa các công việc, không ghi rõ quy trình

công nghệ. Trong dự án có nhiều công việc thì điều này thể hiện rất rõ nét;
 Chỉ áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp.
1.1.2.2. Sơ đồ xiên (sơ đồ chu trình)
Sơ đồ xiên biểu diễn tiến độ cả về thời gian thi công và không gian xây dựng. Khi biểu
diễn mối quan hệ công việc phát triển theo hai hướng không gian và thời gian tạo thành
những đường xiên. Do đó thể hiện tiến độ bằng sơ đồ xiên theo phương án tổ chức sản
xuất xây dựng dây chuyền rất thích hợp, bảo đảm tính nhịp nhàng, liên tục. Sơ đồ xiên
được biểu diễn trong hình dưới đây:

7


Hình 1-2. Tiến độ thi công công việc theo sơ đồ xiên
Ưu điểm:
 Thể hiện rõ ràng các công việc, dễ quản lý,
 Các công việc được chia thành các phân đoạn nhỏ, thời gian được chia thành các
chu kỳ.
Nhược điểm: Không thể hiện được các dự án lớn có nhiều công việc.
1.1.2.3. Sơ đồ mạng
+ Căn cứ theo hình thức thể hiện các công việc trên sơ đồ, có thể chia ra hai loại chính:
- Sơ đồ mạng với các công việc được thể hiện trên các cung của mạng. Điển hình của
cách thể hiện này là phương pháp phân tích đường găng C.P.M (Critical Path Method).
- Sơ đồ mạng với các công việc được thể hiện trên các nút của mạng. Điển hình của cách
thể hiện này là phương pháp MPM (Metra Potential Method).
+ Căn cứ vào đặc trưng các thông số cần phân tích - tính toán trong mô hình kế hoạch
có thể phân ra:
 Phương pháp phân tích thời gian
 Phương pháp phân tích tài nguyên (nguồn lực).
 Phương pháp phân tích chi phí.
+ Căn cứ đặc trưng yếu tố thời gian thực hiện công việc trên sơ đồ, có thể phân ra:


8


- Phương pháp tất định: Ở sơ đồ mạng loại này, thời gian thực hiện các công việc là một
trị số được định trước.
- Phương pháp xác suất: Đối với sơ đồ mạng kiểu này, thời gian thực hiện các công việc
có thể thay đổi và được ấn định theo phương pháp xác suất thống kê, chẳng hạn như
phương pháp sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review Technique).
1) Phương pháp đường găng (CPM)
Phương pháp đường găng là một thuật toán toán học của các sự kiện được sử dụng để
theo dõi tiến trình của một dự án đa nhiệm trong một tổ chức. Nó cũng được sử dụng để
ước tính thời gian cần thiết hoàn thành dự án.
+ Ưu điểm:
- CPM giúp các nhà quản lý dự án dễ dàng hơn trong việc xây dựng một nhóm và tạo
mạng để xử lý hiệu quả dự án đa nhiệm vụ.
- CPM xem xét các yêu cầu để hoàn thành dự án theo cách hiệu quả nhất có thể.
- CPM giúp các nhà quản lý dự án ước tính thời gian và chi phí của dự án, giúp giám sát
nguồn nhân lực và chi phí của dự án.
- CPM giúp đánh giá các hoạt động song song dễ dàng hơn, xử lý chậm trễ và đánh giá
kết quả của một nhiệm vụ đơn giản hơn.
- CPM cho phép các nhà quản lý giảm thiểu thời gian dự án bằng cách theo dõi đường
găng.
- Cho phép các nhà quản lý xác định thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian dự
trữ đến từng hoạt động của dự án.
+ Nhược điểm:
- Trong một dự án lớn, CPM sẽ trở nên cực kỳ phức tạp và khó hiểu
- Nếu dự án quá cồng kềnh thì yêu cầu quá trình giám sát đường găng rất phức tạp

9



- Không xử lý hiệu quả những thay đổi đột ngột trong việc thực hiện kế hoạch, khó vẽ
lại nếu đột nhiên có sự thay đổi kế hoạch giữa chừng
- Không thể hình thành và kiểm soát lịch trình của những người tham gia dự án
- Việc phân bổ nguồn lực không được giám sát cụ thể
- Mất nhiều thời gian để giám sát đường găng khi dự án lớn
- Các đường găng có thể thay đổi và khó kiểm soát
- Thiết kế CPM rất tốn thời gian.
2) Phương pháp xác suất (PERT)
Trong phương pháp PERT thời gian được xác định dựa vào xác suất và được ước lượng
dựa vào 3 chỉ số: thời gian lạc quan (a), thời gian kỳ vọng (m) và thời gian bi quan (b).

Hình 1-3. Phân phối thời gian hoàn thành công việc trong PERT
+ Ưu điểm của PERT:
- Trong quá trình tính toán đã đưa thêm nhiều yếu tố tác động nhằm làm cho tiến độ sát
với thực tế nhất.
- Buộc người quản lý dự án phải trao đổi với nhiều người để đạt được sự đồng thuận.
- Giá trị nhận được là giá trị cân bằng giữa 2 thái cực nên rất có ý nghĩa và đáng tin cậy
làm cho việc lập kế hoạch trở nên chi tiết hơn.
+ Nhược điểm của PERT:
- Mất thời gian (của một người và của cả tập thể), khi dự án có quá nhiều công việc

10


- Phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của người lập
- Thường chỉ tính toán xoay quanh một đường găng
3) Phương pháp sơ đồ mạng sử dụng lý thuyết tập mờ
Ý tưởng điều độ mờ đầu tiên xuất hiện vào năm 1979 do Prade đề ra. Khi dữ liệu đầu

vào không chính xác thì lý thuyết mờ được xem là thích hợp với dạng tự nhiên của vấn
đề hơn là CPM hay PERT. Prade chỉ ra ứng dụng khái niệm mờ trong vấn đề điều độ
như thế nào và khi nào.
Năm 1981, Chanas và Kamburowski lập luận rằng cần phải cải tiến PERT và chỉ ra ba
nguyên nhân: tính chủ quan của việc ước lượng thời gian công việc, thiếu sự lặp lại của
các công việc, sự khó khăn trong tính toán khi sử dụng phương pháp xác suất. Sau đó
họ đưa ra mô hình Fuzzy PERT với thời gian công việc là những số mờ tam giác [4].
Năm 1988, Kaufmann và Gupta đã trình bày phương pháp đường găng khi công việc là
số mờ tam giác. Cũng vào năm đó, McCahon và Lee cho rằng PERT chỉ thích hợp cho
những dự án đã làm và chỉ thích hợp khi dự án có số công việc lớn hơn hay bằng 30.
Ngược lại, khi thời gian công việc là mơ hồ thì nên mô hình dự án với những thành phần
mờ [5].
Vào 1989, khái niệm Fuzzy PERT được xác định rõ hơn khi Buckley đề ra hai phương
pháp tính Fuzzy PERT với thời gian hoàn thành công việc là những số mờ rời rạc và
liên tục theo dạng hình thang [6].
Năm 1993, McCahon trong bài báo “Using PERT as an approximation of fuzzy project
– network analysis” đã đưa ra phương pháp FPNA Fuzzy Project Network Analysis để
phân tích sơ đồ mạng và đã so sánh FPNA với PERT.
Năm 1995, Chang và các cộng sự [7] sử dụng cả hai phương pháp kết hợp và so sánh
trong phân tích số mờ để đưa ra một giải thuật hiệu quả nhằm giải quyết bài toán điều
độ dự án. Đầu tiên phương pháp so sánh loại trừ những công việc có khả năng găng
không cao. Sau đó, phương pháp kết hợp xác định những đường có khả năng găng cao
nhất.

11


Chanas được xem là nhà nghiên cứu điều độ dự án mờ nhiều nhất. Ngoài nghiên cứu
1981, năm 2000, cùng với Zieliski, Chanas suy rộng khái niệm găng cho dự án có thời
gian công việc mờ bằng cách áp dụng trực tiếp nguyên lý mở rộng của Zadeh. Năm

2001, cả hai tác giả trên lại đưa ra phương pháp phân tích đường găng khi thời gian công
việc là mơ hồ.
Nhược điểm của phương pháp sơ đồ mạng sử dụng lý thuyết tập mờ là rất khó khăn
trong việc xác định được các luật mờ để đưa vào bài toán. Và để thực hiện được đòi hỏi
người lập phải có một khả năng về toán học nhất định.
4) Phương pháp sơ đồ mạng sử dụng mô phỏng Monte-Carlo
Mô phỏng Monte-Carlo là một công cụ để phân tích các hiện tượng có chứa yếu tố rủi
ro nhằm rút ra lời giải gần đúng. Nó còn được gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê.
Mô phỏng Monte-Carlo thường được sử dụng khi việc thực hiện các thí nghiệm hoặc
các phương pháp tính toán bằng giải tích gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện
được, đặc biệt là khi sử dụng các máy tính số và không yêu cầu những công cụ toán học
phức tạp. Thực chất của mô phỏng này là lựa chọn một cách ngẫu nhiên của các biến
đầu vào (risk variables) ngẫu nhiên để có một kết quả thực nghiệm của đại lượng tổng
hợp cần phân tích. Quá trình đó được lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết
quả thực nghiệm. Cuối cùng xử lý thống kê để có các đặc trưng thống kê của đại lượng
tổng hợp đó. Trong những năm gần đây nhiều tác giả cũng đã sử dụng mô phỏng MonteCarlo để thực hiện trên bài toán tiến độ thi công. Tuy nhiên, các bài toán thường chỉ thực
hiện được trên một công trình cụ thể.
Nhược điểm của phương pháp này là việc xác định được các hàm phân phối xác suất
đầu vào cho mô phỏng. Điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu một cách công phu về xác
suất thời gian thực hiện cho các công việc trong bài toán tiến độ thi công.
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp sơ đồ mạng sử dụng mô phỏng
Monte-Carlo để lập và đánh giá độ tin cậy của tiến độ thi công.

12


1.1.3. Quản lý tiến độ thi công trong xây dựng và phương pháp Giá trị thu được Earned Value Management (EVM)
Sau khi kế hoạch tổng hợp đã được xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự
án được phép triển khai sang giai đoạn thực hiện, đây cũng là giai đoạn phải hiện thực
hoá các mục tiêu đã đề ra. Giai đoạn triển khai thực hiện dự án là giai đoạn cần phải

triển khai các công tác giám sát, kiểm soát và các hành động điều chỉnh nếu cần thiết.
Quản lý tiến độ thực hiện dự án là một trong những nội dung then chốt trong quá trình
triển khai thực hiện dự án, vì vậy các bước thực hiện cũng tuân thủ vào một vòng lặp
liên tục: lập kế hoạch - giám sát - kiểm soát. Công tác quản lý tiến độ thi công là một
trong những yếu tố nhằm đảm bảo chất lượng công trình, và được luật định.
EVM là kỹ thuật (hay công cụ, hay phương pháp) sử dụng để theo dõi tiến độ và tình
trạng của dự án và dự đoán hiệu quả của dự án. EVM là kỹ thuật quản lý, kiểm soát tích
hợp giữa quản lý mục tiêu (phạm vi công việc), tiến độ và chi phí. Sử dụng kỹ thuật
EVM trả lời nhiều câu hỏi cho các bên cùng làm việc trong một dự án liên quan đến việc
hiệu quả triển khai dự án.
Kỹ thuật EVM có thể được sử dụng để báo cáo kết quả trước đây của dự án, kết quả
hiện tại của dự án và dự đoán kết quả trong tương lai của dự án bằng cách sử dụng các
kỹ thuật thống kê. Một bản tiến độ tốt kết hợp với sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật
EVM sẽ làm giảm một số lượng lớn các vấn đề phát sinh làm tăng tiến độ và vượt chi
phí thực hiện dự án. EVM nổi lên như một công cụ phân tích tài chính đặc biệt trong
các chương trình Chính phủ Hoa Kỳ những năm 1960, nhưng EVM đã trở thành một
nhánh quan trọng của công tác quản lý dự án. Cuối những năm 1980 và đầu những năm
1990, EVM nổi lên như một phương pháp quản lý dự án mà các nhà quản lý và giám
đốc điều hành phải nắm bắt và biết sử dụng, chứ không chỉ các chuyên gia EVM.
Có 3 đại lượng cơ bản trong EVM:
 Planned Value (PV): Giá trị kế hoạch (dự toán chi phí, chi phí theo kế hoạch, Sản
lượng kế hoạch, khối lượng kế hoạch).
 Chi phí thực tế (AC)
 Giá trị đạt được (EV): Giá trị thực tế làm được Cả 3 đại lượng trên có thể tính toán
xác định tại thời điểm bất kỳ cần lập báo cáo.

13



×