Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 203 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo bộ tài chính
học viện tài chính




nguyễn thị thanh loan





HOàN THIệN Kế TOáN DOANH THU Và CHI PHí
CủA HợP ĐồNG XÂY DựNG TạI CáC DOANH NGHIệP
XÂY DựNG CÔNG TRìNH THủY ĐIệN ở VIệT NAM






luận án tiến sĩ kinh tế










Hà nội - 2014


ii


Bộ Giáo dục và Đào tạo bộ tài chính
học viện tài chính




nguyễn thị thanh loan




HOàN THIệN Kế TOáN DOANH THU Và CHI PHí
CủA HợP ĐồNG XÂY DựNG TạI CáC DOANH NGHIệP
XÂY DựNG CÔNG TRìNH THủY ĐIệN ở VIệT NAM


Chuyên ngành : Kế toán
M số : 62.34.03.01


luận án tiến sĩ kinh tế




Ngời hớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Đình Đỗ
2. PGS.TS Mai Ngọc Anh



Hà nội - 2014


iii




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

T¸c gi¶ luËn ¸n


Nguyễn Thị Thanh Loan







iv

Môc lôc

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ


MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU
VÀ CHI PHÍ CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG


1.1.

Đặc điểm hoạt động xây dựng và phương thức quản lý ảnh hưởng
đến kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
9
1.1.1. Đặc điểm hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến kế toán doanh

thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
9
1.1.2. Đặc điểm phương thức quản lý đầu tư xây dựng chi phối đến
kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
11
1.1.3. Hợp đồng xây dựng và phân loại hợp đồng xây dựng trong
các doanh nghiệp xây dựng
13
1.2.

Kế toán tài chính doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 18
1.2.1. Kế toán doanh thu của hợp đồng xây dựng 19
1.2.2. Kế toán chi phí của hợp đồng xây dựng 25
1.3.

Kế toán quản trị doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 35
1.3.1. Mục tiêu của kế toán quản trị doanh thu và chi phí của hợp
đồng xây dựng
35

v

1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh thu và chi phí của hợp đồng
xây dựng
36
1.3.3. Xác định phạm vi và phân loại doanh thu, chi phí của hợp
đồng xây dựng trên góc độ kế toán quản trị
37
1.3.4. Thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp các thông tin về
doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng phục vụ yêu cầu

quản trị doanh nghiệp
43
1.4.

Kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng của một số
quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam
62
1.4.1. Kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng theo mô
hình kế toán ở khối các nước Anglosaxon
62
1.4.2. Kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng theo mô
hình kế toán các nước Châu Âu lục địa
65
1.4.3. Bài học kinh nghiệm vận dụng cho các doanh nghiệp xây
dựng ở Việt Nam
67
Chương 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

71
2.1.

Tổng quan về các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở
Việt Nam
71
2.1.1. Sự hình thành và phát triển lĩnh vực xây dựng công nghiệp,
xây dựng công trình thủy điện

71
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và quy trình xây dựng
thủy điện tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện
ở Việt Nam
75
2.1.3. Phương thức quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy điện ở
Việt Nam
80

vi

2.1.4. Hợp đồng xây dựng và đặc điểm hợp đồng xây dựng công
trình thủy điện tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy
điện ở Việt Nam
85
2.2.

Khung pháp lý kế toán việt nam làm cơ sở kế toán doanh thu và
chi phí của hợp đồng xây dựng
90
2.2.1. Giai đoạn từ 1995 đến trước khi ban hành Chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 15 "Hợp đồng xây dựng"90

2.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 15 "Hợp đồng xây dựng" đến nay
92
2.3.

Thực trạng kế toán tài chính doanh thu và chi phí của hợp đồng
xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở

Việt Nam
94
2.3.1. Kế toán tài chính doanh thu của hợp đồng xây dựng tại các
doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam
94
2.3.2. Kế toán tài chính chi phí của hợp đồng xây dựng tại các
doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam
99
2.3.3. Trình bày thông tin về doanh thu và chi phí của hợp đồng xây
dựng trên báo cáo tài chính
112
2.4.

Thực trạng kế toán quản trị doanh thu và chi phí của hợp đồng
xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở
Việt Nam
114
2.4.1. Hệ thống các chỉ tiêu quản trị doanh thu và chi phí nhằm phục
vụ mục tiêu kế toán quản trị tại các doanh nghiệp xây dựng
công trình thủy điện
114
2.4.2. Xác định phạm vi và phân loại doanh thu, chi phí của hợp đồng
xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện
114
2.4.3. Thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về doanh
thu, chi phí của hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây
dựng thủy điện
115

vii


2.5.

Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng
xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở
Việt Nam
122
2.5.1. Các kết quả đạt được 122
2.5.2. Những vấn đề tồn tại về kế toán doanh thu và chi phí của hợp
đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy
điện ở Việt Nam
123
2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại về kế toán doanh thu và chi phí
của hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công
trình thủy điện ở Việt Nam
131
Chương 3:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

134
3.1.

Định hướng phát triển xây dựng thủy điện trên thế giới và tại
Việt Nam
134
3.2.

Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí

của hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công
trình thủy điện ở Việt Nam
136
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của
hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình
thủy điện ở Việt Nam
136
3.2.2. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí
hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình
thủy điện ở Việt Nam
138
3.3.

Hoàn thiện kế toán tài chính doanh thu và chi phí của hợp đồng
xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở
Việt Nam
140
3.3.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanh
nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam
141

viii

3.3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí hợp đồng xây dựng theo khoản mục
tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam
144
3.3.3. Hoàn thiện việc công bố các thông tin có liên quan đến hợp đồng
xây dựng trên báo cáo tài chính
148
3.4.


Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu và chi phí của hợp đồng
xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở
Việt Nam
149
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu quản trị doanh thu và chi phí
nhằm phục vụ mục tiêu quản trị doanh nghiệp
149
3.4.2. Hoàn thiện xác định phạm vi và phân loại doanh thu, chi phí hợp
đồng xây dựng phục vụ cho quản trị doanh nghiệp
154
3.4.3. Hoàn thiện việc thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp các
thông tin về doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
157
3.4.4. Xây dựng báo cáo kế toán quản trị doanh thu và chi phí của hợp
đồng xây dựng
167
3.5.

Kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện 171
3.5.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 173
3.5.2. Về phía các doanh nghiệp xây dựng 180

KẾT LUẬN
185

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSDMTC

: Chi phí sử dụng máy thi công
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
DATĐ : Dự án thủy điện
DNXD : Doanh nghiệp xây dựng
EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam
FASB : Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính
GAAP : Nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐXD : Hợp đồng xây dựng
IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế
KTQT : Kế toán quản trị
KTTC : Kế toán tài chính
NVL : Nguyên vật liệu
SXKD : Sản xuất kinh doanh

TK : Tài khoản
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam

x



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 So sánh chi phí và sản lượng 121
3.1 Xác định phạm vi và phân loại chi phí HĐXD theo mối quan
hệ với khối lượng hoạt động
156
3.2 Dự toán theo cách ứng xử của chi phí 160
3.3 Nội dung tài khoản chi tiết sử dụng trong KTQT 163
3.4 Báo cáo phân tích biến động biến phí 165
3.5 Báo cáo phân tích biến động doanh thu 166
3.6 Báo cáo chi phí 168
3.7 Báo cáo chi phí sản xuất 169

xi



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
1.1 Cách thức xác định phạm vi và phân loại chi phí của hợp
đồng xây dựng
42
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Sông Đà 10 77
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần xây dựng số 2
Lào Cai
78
2.3 Sơ đồ quy trình xây dựng công trình thủy điện 79



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
2.1 Vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành cho ngành xây dựng

74
2.2 Giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành phân theo loại
công trình
74
2.3 Các hình thức khoán áp dung trong các doanh nghiệp 81
2.4 Văn bản thực hiện quy chế khoán 84



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng công trình thủy điện nói riêng
đang ngày càng không ngừng phát triển mạnh, đóng góp không nhỏ cho toàn bộ nền
kinh tế quốc dân và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành khác phát triển.
Trong những năm vừa qua, hàng loạt các công trình thủy điện lớn, nhỏ đã và đang
được xây dựng như: thủy điện Sơn La, thủy điện Dung Quất, thủy điện Yali, thủy điện
Tuyên Quang, thủy điện Bản Chát … với giá trị đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng
góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển mạnh
mẽ này đã góp phần tích cực vào giải quyết nhu cầu năng lượng đang ngày càng gia
tăng. Qua đây có thể thấy được vai trò hết sức to lớn của hệ thống thủy điện trong
chiến lược phát triển của một quốc gia. Không chỉ là nguồn năng lượng tái tạo, sạch
và bền vững, đảm bảo nguồn năng lượng thay thế dần cho nhiên liệu hóa thạch (như
dầu mỏ, than đá) đang dần cạn kiệt, thủy điện còn mang lại hiệu quả to lớn cho phát
triển công, nông nghiệp và dân sinh, đồng thời là nguồn quan trọng giảm nhẹ thiên
tai (chống lũ, chống hạn) góp phần giảm khí thải hiệu ứng nhà kính gây ra sự thay
đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi
năng lực sản xuất, nguồn vốn rất lớn, quản lý hết sức phức tạp và khó khăn do thời gian
xây dựng dài lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố thời tiết, khí hậu, địa chất công
trình, đã đặt ra cho các doanh nghiệp xây dựng (DNXD) công trình thủy điện luôn
phải tìm mọi cách đổi mới hệ thống các công cụ quản lý, trong đó có kế toán.
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, xét
đến năm 2030 của Chính phủ, các DNXD hiện nay đã và đang tập trung đầu tư, khai
thác các DATĐ (DATĐ) vì đây là một trong những ngành nghề chiến lược có nhiều
lợi thế. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế đang lan rộng như hiện nay,
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng

thủy điện nói riêng cũng là lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và cũng rất nặng nề do

2

thị trường bất động sản đóng băng, chi phí đầu tư lớn mà không thu hồi được vốn,
mặt khác những công trình nhận thầu hoặc chỉ định thầu cũng không có vốn để thực
hiện, nhiều công trình chậm tiến độ, thiếu tính khả thi không chỉ ảnh hưởng lớn đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn gây rất nhiều khó khăn trong việc quản
lý, hạch toán doanh thu và chi phí của các dự án đầu tư, do tính đặc thù của ngành
xây dựng cơ bản nên việc vận dụng chuẩn mực kế toán số 15 "Hợp đồng xây dựng"
trong kế toán tài chính (KTTC) doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
(HĐXD) công trình thủy điện cũng như kế toán quản trị (KTQT) doanh thu và chi
phí của HĐXD công trình thủy điện tại các DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam
đang còn khá nhiều vấn đề bất cập. Chính vì vậy, nghiên cứu để đưa ra các giải
pháp hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD tại các DNXD công trình
thủy điện là vấn đề mang tính thời sự và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Từ
các lý do trên, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của
hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt
Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, vị trí của ngành
xây dựng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng quan trọng. Trong nền
kinh tế thị trường, xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhận thức
được vấn đề này nên tác giả Nguyễn Đình Hựu (năm 1991) đã nghiên cứu về "Hạch
toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và việc đổi mới tổ chức hạch toán kế toán ở các xí
nghiệp xây lắp", luận án trình bày rõ những lý luận về hạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa và vận dụng nó để đưa ra những đề xuất nhằm đổi mới hạch toán kế toán
nói chung tại các xí nghiệp xây lắp để phù hợp với nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên trong bối cảnh đó thì những đề xuất của đề tài là
rất phù hợp nhưng với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, chế độ và chính sách kế
toán thay đổi, khung pháp lý về kế toán thay đổi thì những kết luận của đề tài cần
phải hoàn thiện thêm. Từ đầu những năm 2000 đến nay, đã có một số nghiên cứu về
các vấn đề liên quan trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD) xây lắp. Tác

3

giả Đỗ Minh Thành (năm 2001) nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở các doanh nghiệp xây lắp nhà nước
trong điều kiện hiện nay", tác giả đã khái quát hóa toàn bộ lý luận chung về kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, ngoài ra
còn phát triển lý luận về KTQT, phân tích được thực trạng kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp của các doanh nghiệp xây lắp nhà nước, trong
điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạch toán một
cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư đồng thời các doanh
nghiệp phải vận dụng một cách linh hoạt các chế độ chính sách của Nhà nước, mặt
khác hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào
giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định được kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra
những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều
kiện cho sản phẩm có tính cạnh tranh và hiệu quả cao, từ đó làm căn cứ đưa ra các
giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh
nghiệp xây lắp nhà nước. Trong năm 2001, tác giả Trương Thị Thủy nghiên cứu
"Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình xây dựng cầu đường" làm đề tài luận án tiến
sĩ cho mình, trong luận án này đã hệ thống hóa toàn bộ lý luận kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ KTTC như các cách phân loại chi phí,
đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, phương pháp tập hợp và kế
toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, ngoài ra luận án còn trình bày các
cách phân loại chi phí theo góc độ KTQT, việc lập dự toán, báo cáo KTQT chi phí

sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong hoạt động xây lắp nói chung. Trong
luận án của tác giả Trương Thị Thủy đã tập trung nghiên cứu một lĩnh vực xây dựng
cầu đường, tác giả cũng đã xem xét và đánh giá một cách khoa học và thực tiễn về
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, qua đó đưa ra được các giải pháp
nghiệp vụ và tổ chức để hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các DNXD cầu đường. Đến năm 2002, tác giả Nguyễn Văn
Bảo với luận án "Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và kế toán quản trị

4

trong các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng", tác giả đã hệ thống hóa lý luận và
phân tích vai trò của cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước về
xây dựng như cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý và sử dụng vốn và tài sản của
doanh nghiệp, cơ chế quản lý doanh thu, cơ chế quản lý chi phí, … đồng thời khái
quát về KTQT trong những doanh nghiệp này nhưng mới ở góc độ tổng quát cho
các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành xây dựng, từ đó mà tác giả đã
đưa ra được những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn và tài sản, đổi mới cơ
chế quản lý doanh thu, chi phí và trên cơ sở đó để hoàn thiện báo cáo quản trị chung
cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng.
Với đặc điểm của KTQT là linh hoạt và cung cấp thông tin hữu ích cho các
nhà quản trị ra quyết định, đặc điểm đó phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của nhà
quản trị cũng như đặc điểm của từng doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, quy trình
công nghệ sản xuất, mô hình tổ chức quản lý, … Chính vì lý do đó mà những năm
gần đây có nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu vào từng lĩnh vực cụ thể để tổ chức cũng
như xây dựng mô hình KTQT chi phí phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc
cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn các phương án kinh
doanh, lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn, một trong những nghiên cứu đó là
nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Tưởng (năm 2010) nghiên cứu đề tài "Tổ chức
kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh
nghiệp xây lắp Việt Nam", đề tài đã hệ thống hóa và phát triển các lý thuyết về tổ

chức KTQT nhằm tăng cường quản lý hoạt động SXKD trong doanh nghiệp, đề tài
khái quát các mô hình tổ chức KTQT được vận dụng ở một số nước trên thế giới và
phân tích thực trạng tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam hiện
nay, từ đó tác giả đề xuất xây dựng mô hình tổ chức KTQT nhằm tăng cường quản
lý hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam trong điều kiện kinh
doanh hiện nay. Như vậy, cho đến nay, các tác giả đã có xu hướng tập trung vào
nghiên cứu các lĩnh vực SXKD cụ thể hơn, phạm vi nghiên cứu đang dần được tập
trung sâu vào từng phần cụ thể của KTTC và KTQT, như luận án tiến sĩ của tác giả
Lê Thị Diệu Linh (năm 2011) nghiên cứu "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi

5

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng dân dụng",
luận án đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận về bản chất của chi phí
và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, xem xét chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm trên khía cạnh KTTC và khía cạnh KTQT, luận án trình bày những
đặc điểm đặc thù của ngành xây dựng cơ bản trên cơ sở đó phân tích được những
tác động lớn của sản phẩm, sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế tài chính đến công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các DNXD dân dụng, luận
án khái quát và phân tích được những hạn chế cơ bản về hạch toán chi phí và giá
thành trong các DNXD dân dụng trong điều kiện hiện nay chưa đáp ứng được yêu
cầu mới, từ đó luận án phân tích và đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các DNXD dân
dụng ở Việt Nam. Như vậy, càng ngày các tác giả tiến hành nghiên cứu và hệ thống
hóa các vấn đề về KTTC và KTQT một cách có hệ thống, các quan điểm rất tập
trung và làm rõ được vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Mặc dù vậy vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu KTTC và KTQT
doanh thu và chi phí của HĐXD trong doanh nghiệp xây lắp.
Hầu hết các DNXD tiến hành hoạt động xây dựng cơ bản thông qua hợp
đồng, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng tới công tác

kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD. Xuất phát từ bản chất, chức năng của
mình, kế toán có thể cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời về tình hình sử
dụng vốn, chi phí cho công trình và doanh thu của công trình. Từ đó các nhà quản
trị đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm trong điều kiện
không làm giảm chất lượng công trình, nâng cao hiệu quả SXKD. Đồng thời thông
tin của kế toán cũng là cơ sở để Nhà nước kiểm soát hoạt động xây dựng cơ bản và
thu thuế. Vì vậy, kế toán khoa học, hợp lý doanh thu và chi phí của HĐXD sẽ góp
phần hạch toán đúng, đủ chi phí xây dựng, xác định chính xác kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ lý do trên mà có rất nhiều đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu,
vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 "Hợp đồng xây dựng" để hoàn thiện
kế toán chi phí và doanh thu của HĐXD hay hoàn thiện KTQT chi phí trong doanh

6

nghiệp xây lắp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu kế
toán chi phí và doanh thu của HĐXD theo hướng vận dụng chuẩn mực kế toán số
15 nên chủ yếu mới chỉ dừng lại ở góc độ hoàn thiện KTTC doanh thu và chi phí
của HĐXD và giới hạn tại một doanh nghiệp xây lắp cụ thể hoặc một tổng công ty
xây dựng mà chưa đi sâu nghiên cứu về KTQT doanh thu và chi phí của HĐXD.
Chưa có một đề tài nào nghiên cứu về HĐXD của công trình thủy điện tại các
DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Hoàn
thiện kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp
xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của luận án.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án với đề tài "Hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của hợp
đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam"
sẽ đi sâu nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về HĐXD, làm sáng tỏ những nội dung chủ
yếu về phương pháp kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD theo quan điểm KTTC và
KTQT, đồng thời nghiên cứu kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD của một số quốc
gia trên thế giới để định hướng hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD tại

Việt Nam. Luận án cũng khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán
doanh thu và chi phí của HĐXD tại các DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam
theo cả về phương diện KTTC và KTQT để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn
thiện KTTC và KTQT doanh thu và chi phí của HĐXD tại các doanh nghiệp này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về HĐXD, doanh thu và chi phí
của HĐXD, KTTC và KTQT doanh thu và chi phí của HĐXD, kinh nghiệm kế toán
doanh thu và chi phí của HĐXD của một số nước trên thế giới. Luận án đi sâu khảo
sát thực trạng KTTC và KTQT doanh thu và chi phí của HĐXD tại các DNXD công
trình thủy điện ở Việt Nam. Trên cơ sở đó xác định phương hướng nhằm hoàn thiện
kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD không những theo quan điểm KTTC mà
còn theo quan điểm KTQT tại các DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam

7

- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là tại các DNXD công trình thủy điện ở
khu vực phía Bắc Việt Nam và các công trình thủy điện được xây dựng tại Việt
Nam, luận án không nghiên cứu tại các doanh nghiệp lắp đặt thủy điện.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về HĐXD, doanh thu và chi phí
của HĐXD, phương pháp kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD cả về KTTC và
KTQT đồng thời điều tra, phân tích kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD của
một số quốc gia trên thế giới để định hướng hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí
của HĐXD tại các DNXD công trình thuỷ điện ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Luận án nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu và chi phí của
HĐXD tại các DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam trên cả phương diện KTTC

và KTQT, đồng thời luận án phân tích, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại cũng như
nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong công tác kế toán doanh thu và chi phí
của HĐXD tại các DNXD công trình thủy điện.
+ Luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện KTTC và KTQT doanh thu
và chi phí của HĐXD tại các DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam trong điều
kiện hiện nay, nhằm giúp cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh
xây dựng công trình thủy điện của các doanh nghiệp này.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử để nghiên cứu toàn diện các vấn đề, vừa hệ thống và vừa đảm bảo tính logic, tính
thực tiễn của các giải pháp.
- Vận dụng các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu khoa học kinh tế như:
phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích mang tính hệ
thống, các phương pháp thống kê, chọn lọc, so sánh để phân tích, lý giải các vấn đề
lý luận và thực tiễn để rút ra kết luận hợp lý.

8

- Phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến đối với một số lãnh đạo, cán
bộ quản lý, chuyên gia, kế toán trưởng và các nhân viên kế toán, … để phản ánh
được thực trạng và làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
doanh thu và chi phí của HĐXD tại các DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam.
- Luận án cũng sử dụng các tài liệu thứ cấp như sách, niên giám thống kê,
tạp chí chuyên ngành, các báo cáo của Bộ Xây dựng, các kết quả nghiên cứu đã
được công bố của các tác giả trong và ngoài nước.
7. Những đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về HĐXD, kế toán
doanh thu và chi phí của HĐXD theo quan điểm KTTC và KTQT, nghiên cứu kinh
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới làm bài học cho các DNXD công trình
thủy điện ở Việt Nam.

Thứ hai, luận án tổng quan về các DNXD công trình thủy điện ở Việt Nam,
trình bày khung pháp lý kế toán làm cơ sở kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD,
luận án nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng kế toán doanh thu và chi phí của
HĐXD công trình thủy điện trên phương diện KTTC và KTQT, từ đó luận án nêu ra
được những vấn đề tồn tại chủ yếu trong kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD.
Thứ ba, luận án trình bày sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện kế toán
doanh thu và chi phí của HĐXD, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện KTTC và
KTQT doanh thu và chi phí của HĐXD tại các DNXD công trình thủy điện ở Việt
Nam, điều kiện để thực hiện giải pháp.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu và chi phí của hợp
đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam.

9

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU
VÀ CHI PHÍ CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN
LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA HỢP ĐỒNG
XÂY DỰNG
1.1.1. Đặc điểm hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến kế toán doanh thu

và chi phí của hợp đồng xây dựng
Xây dựng cơ bản là ngành SXKD đặc thù, là ngành sản xuất vật chất quan
trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh
tế quốc dân. Quá trình sản xuất của DNXD và sản phẩm xây dựng có đặc điểm
riêng biệt, khác với các ngành sản xuất vật chất khác và điều đó có ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng sản phẩm các công trình xây dựng và giá cả trong xây dựng, đến
kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD trong DNXD, thể hiện [14, tr. 15]:
Thứ nhất, địa điểm sản xuất không cố định. Trong xây dựng, mỗi công trình
được tiến hành ở một địa điểm khác nhau, sau khi hoàn thành công trình, con người
và công cụ lao động đều phải di chuyển đến địa điểm xây dựng mới. Đặc điểm này
làm cho hoạt động xây dựng hay bị gián đoạn vì công nhân và máy thi công phải di
chuyển địa điểm làm cho việc tổ chức sản xuất không ổn định, do đó, trong quá
trình thi công thường phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như chi phí điều
động nhân công, điều động máy thi công, chi phí xây dựng nhà tạm phục vụ thi
công, chi phí chuẩn bị mặt bằng và dọn mặt bằng trước và sau khi thi công xong…
Vì thế, kế toán doanh nghiệp phải xác định, phản ánh, tập hợp chính xác các khoản
chi phí liên quan của HĐXD và phân bổ hợp lý các khoản chi phí.
Thứ hai, thời gian xây dựng công trình thường dài. Do sản phẩm xây dựng
có quy mô lớn phải trải qua thời gian thực hiện xây dựng lâu dài mới có thể đưa vào
sử dụng, nên kỳ tính giá thành thường được xác định theo thời điểm khi công trình,

10

hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn
quy ước, tùy thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị
xây lắp. Từ đặc điểm này mà việc tập hợp chứng từ liên quan đến doanh thu và chi
phí rất phức tạp và khó khăn nên khi hạch toán doanh thu và chi phí của HĐXD
cũng cần chú ý đến nhân tố thời gian và phương thức thanh toán thích hợp. Đặc
điểm này cũng làm cho việc xác định chính xác thời điểm và giá trị ghi nhận doanh
thu có ý nghĩa quan trọng để DNXD xác định chính xác kết quả hoạt động kinh

doanh, do đó doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu theo thực tế phần công việc
hoàn thành theo ba phương pháp xác định phần công việc hoàn thành hoặc ghi nhận
doanh thu theo hợp đồng, khi đó doanh nghiệp căn cứ vào các điều khoản của hợp
đồng để ghi nhận doanh thu.
Thứ ba, sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc theo đơn đặt hàng. Sản
phẩm xây dựng không có sự giống nhau hoàn toàn, là các công trình hay vật kiến
trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, không thể tiến hành sản xuất hàng loạt mà sản
xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi
thắng thầu hoặc do chỉ định thầu. Do đó, giá dự toán (trong chỉ định thầu) hoặc giá
dự thầu (thông qua đấu thầu) là giá bán hay còn gọi là doanh thu của hoạt động xây
dựng. Như vậy, doanh thu của sản phẩm xây dựng được định trước khi sản xuất sản
phẩm. Đồng thời, chi phí bỏ ra để thi công xây dựng các công trình có nội dung và
cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp khác, tính chất hàng
hóa của sản phẩm xây dựng không được thể hiện rõ, quá trình tiêu thụ sản phẩm xây
dựng được thực hiện thông qua việc nghiệm thu và bàn giao công trình, khối lượng
xây dựng hoàn thành cho bên giao thầu. Do vậy, việc tổ chức quản lý và tổ chức kế
toán doanh thu và chi phí phải căn cứ vào bản vẽ, thiết kế thi công và giá cả công
trình, nhất thiết phải có dự toán thiết kế, dự toán thi công vì nó là yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến dự toán chi phí của công trình, hạng mục công trình trong HĐXD, kế
toán phải tập hợp chi phí, tính giá thành, hạch toán doanh thu và kết quả thi công
cho từng công trình xây dựng riêng biệt, từng HĐXD riêng biệt và việc ghi nhận
doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp.

11

Thứ tư, hoạt động xây dựng thường diễn ra ngoài trời nên chịu nhiều ảnh
hưởng của các điều kiện thời tiết, tự nhiên, khí hậu, dẫn đến ảnh hưởng làm gián
đoạn quá trình thi công, năng lực của các doanh nghiệp không được điều hòa, từ đó
ảnh hưởng đến sản phẩm dở dang, đến vật tư thiết bị thi công, đến sức khỏe của
người lao động. Đặc điểm này ảnh hưởng đến kế toán doanh thu và chi phí của

HĐXD như việc gián đoạn công trình ảnh hưởng đến thời gian nghiệm thu thanh
toán và hạch toán doanh thu, hay những tổn thất do yếu tố khách quan dẫn đến việc
tập hợp chi phí rất khó chính xác.
Thứ năm, tổ chức quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp. Trong quá trình
thi công xây dựng, tùy vào từng công trình mà có thể có nhiều đơn vị tham gia thực
hiện thi công một hay nhiều hạng mục trong công trình đó theo một trình tự nhất
định về thời gian và không gian trên một mặt bằng thi công. Đồng thời, các DNXD
hiện nay áp dụng cơ chế khoán rất rộng rãi với các hình thức khoán khác nhau như:
khoán gọn công trình (khoán toàn bộ chi phí) hoặc khoán theo từng khoản mục chi
phí. Đặc điểm này đòi hỏi các DNXD phải phối hợp nhịp nhàng, kiểm tra, giám sát
tốt hoạt động thi công để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, tổ chức
công tác kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD phải khoa học nhằm đáp ứng yêu
cầu cung cấp thông tin một cách trung thực, kịp thời và đầy đủ nhất về tình hình
hoạt động sản xuất của các DNXD.
1.1.2. Đặc điểm phương thức quản lý đầu tư xây dựng chi phối đến kế
toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
Phương thức quản lý đầu tư xây dựng chi phối tới hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản, đặc biệt là chi phối tới công tác kế toán doanh thu và chi phí của
HĐXD như sau:
- Quản lý theo hệ thống định mức: Định mức dự toán xây dựng là công cụ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường nhằm công khai các
thông tin để tăng tính cạnh tranh trong quá trình đầu tư xây dựng. Qua đó làm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý dự án xây dựng nói riêng. Hệ
thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dùng để lập dự toán bao gồm các loại định

12

mức thi công, định mức dự toán, đơn giá xây dựng cơ bản, giá tính cho 1m2 sử
dụng hay một đơn vị công suất các ngôi nhà, hạng mục công trình, công trình thông
dụng cũng như các định mức tính theo tỷ lệ (định mức chi phí chung, thu nhập chịu

thuế tính trước). Quản lý theo hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật làm căn
cứ xác định tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán các hạng mục, giá xét thầu hoặc
giá chỉ định thầu giúp công việc quản lý đơn giá xây dựng cơ bản và khối lượng
công việc thực hiện phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Quản lý chủ yếu theo phương thức đấu thầu: Đấu thầu xây dựng là một
hình thức cạnh tranh trong xây dựng, nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu
kinh tế kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình của chủ đầu tư. Hình thức lựa
chọn nhà thầu của chủ đầu tư gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định
thầu. Với mỗi hình thức nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chức đấu thầu của chủ
đầu tư cũng như việc dự thầu của các nhà thầu. Quản lý theo phương thức đấu thầu
có vai trò rất lớn đối với các DNXD đó là: không giống với các doanh nghiệp kinh
doanh trong các lĩnh vực khác mà đối tượng SXKD của các DNXD là các công
trình xây dựng. Do vậy DNXD muốn duy trì hoạt động SXKD không có cách nào
khác là tìm kiếm thông tin về các dự án đầu tư và tham gia đấu thầu. Nếu không
tham gia đấu thầu hoặc trượt thầu thì sẽ không tạo đủ công ăn việc làm cho người
lao động, hoạt động SXKD có thể bị đình trệ. Vậy có thể nói đấu thầu là tiền đề cơ
sở và nền tảng của quá trình SXKD của doanh nghiệp.
- Quản lý theo phương thức khoán:
Trong cơ chế hoạt động của DNXD, không thể không nói đến việc thực hiện
cơ chế khoán, cơ chế khoán cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới công tác kế toán nói
chung trong doanh nghiệp và kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD nói riêng. Khoán
trong xây dựng có thể khoán cho từng bước công việc đối với từng cá nhân, song cũng
có thể khoán cho cả tập thể người lao động cho cả một công trình, hạng mục công trình.
Chế độ khoán này thường được áp dụng cho các tổ, đội xây dựng hoặc cá nhân người
xây dựng, không có tổ chức hạch toán kinh tế độc lập nhằm một mặt tạo ra tính chủ
động, sáng tạo trong sản xuất thi công nâng cao chất lượng công trình, tiến độ thi công.

13

Công tác khoán trong các DNXD là một quá trình thực hiện hàng loạt các

công việc, từ việc xác định đặc điểm tính chất, định mức đơn giá, lập dự toán thi
công, giá giao khoán đến khâu tổ chức thực hiện và thanh quyết toán công trình.
Trong thực hiện khoán thì định mức là rất quan trọng, nó có thể kìm hãm hoặc thúc
đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá cũng đóng một
vai trò quan trọng, cần phải xác định đúng để thực hiện thanh quyết toán nhanh gọn,
hợp lý. Để thực hiện cơ chế khoán, các doanh nghiệp áp dụng theo những qui định
và hướng dẫn của Nhà nước về thực hiện áp dụng chế độ khoán công trình trong
DNXD. Các quy định, hướng dẫn này là khung pháp lý, quy định hướng dẫn, làm
cơ sở cho các doanh nghiệp dựa vào đó để xác định cho mình một cơ chế khoán hợp
lý, xác lập các hình thức giao khoán phù hợp như khoán gọn hay khoán các khoản
mục chi phí nhằm giúp các đơn vị giải quyết kịp thời các vướng mắc thực hiện tổ
chức sản xuất có hiệu quả, nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công.
- Ngoài ra, quản lý hoạt động xây dựng thường bị chi phối bởi pháp luật
chuyên ngành như luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường … Các thông
tư, nghị định, quyết định, công văn cũng ảnh hưởng, chi phối tới hoạt động xây
dựng nói chung và kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD nói riêng với những quy
định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết như: điều chỉnh giá và HĐXD, điều chỉnh dự toán,
bảo hành, bảo trì công trình xây dựng, nghiệm thu công trình và công tác thanh
quyết toán trong DNXD…
1.1.3. Hợp đồng xây dựng và phân loại hợp đồng xây dựng trong các
doanh nghiệp xây dựng
1.1.3.1. Hợp đồng xây dựng
Do đặc thù của hoạt động xây dựng là sản xuất từng chiếc theo đơn đặt
hàng thông qua hình thức ký kết hợp đồng, do đó mà HĐXD được hiểu theo những
khía cạnh sau:
- Xét theo khía cạnh quản lý nhà nước:
Theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: "Hợp đồng trong hoạt động xây
dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây

14


dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng
công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt
động xây dựng" [46].
Theo Nghị định 48/2010/NĐ-CP: "Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự
được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một,
một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng" [20, tr. 2].
Như vậy, theo quan điểm quản lý, HĐXD là loại hợp đồng dân sự chứa
đựng nhiều yếu tố kinh tế, có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài; Nội dung hợp
đồng và việc thực hiện gắn liền với quá trình lựa chọn nhà thầu; Các quyền, nghĩa
vụ theo hợp đồng của các chủ thể hợp đồng có liên quan đến bên thứ ba.
- Xét theo góc độ kế toán:
Theo IAS 11: "Hợp đồng xây dựng là hợp đồng cụ thể đàm phán để xây
dựng một tài sản hoặc một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ với nhau hoặc
độc lập về thiết kế, công nghệ và chức năng/sử dụng" [33, tr. 31].
Theo VAS 15: "Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây
dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn
nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của
chúng" [6, tr. 331].
Vậy, theo quan điểm kế toán, HĐXD được hiểu là hợp đồng được thể hiện
bằng văn bản, ký kết thỏa thuận giữa các bên để xây dựng một tài sản đơn lẻ (còn
gọi là một công trình) hoặc xây dựng tổ hợp các tài sản (các hạng mục công trình)
có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay
mục đích sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu có một nhóm các hợp đồng
được ký kết với một khách hàng hoặc một số khách hàng và mỗi hợp đồng đều có
thiết kế riêng nhưng lại có liên quan chặt chẽ với nhau thì HĐXD đó được phân
chia và kết hợp như thế nào?
Để có thể nhận biết được một hợp đồng riêng rẽ hoặc một nhóm các hợp
đồng thì việc kết hợp và phân chia các HĐXD đều phải thỏa mãn được những điều

kiện cụ thể trong những trường hợp sau:

×