Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.16 KB, 16 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNGTRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm rủi ro
Ngân hàng thương mại là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt
- hàng hoá tiền tệ. Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng là
một ngành kinh tế nhậy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh
hưởng của rất nhiều loại rủi ro phức tạp luôn đi sát các lĩnh vực hoạt động của
mỗi ngân hàng. Sở dĩ ta nói như vậy là do: cùng với sự gia tăng cạnh tranh trong
hệ thống ngân hàng, giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính dưới ảnh
hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hoá, nguồn tiền của các
ngân hàng thương mại đang có thay đổi mạnh mẽ. Nguồn tiền gửi của các cá
nhân và doanh nghiệp trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn.
Điều này tạo thuận lợi hơn cho một ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn tiền
song lại làm tăng tính mỏng manh, kém ổn định của cả hệ thống.
Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra
tổng thất ngoài dự kiến.
Rủi ro của ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác
nhau, song nó đều có bản chất chung đó là khả năng xảy ra những tổn thất cho
ngân hàng. Một số quan điểm khác thì cho rằng rủi ro là toàn bộ tổn thất có thể
xảy ra ngoài dự kiến gắn liền với giảm sút thu nhập ngoài dự kiến.
1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Có nhiều cách để phân loại rủi ro khác nhau.
* Phân chia rủi ro theo các loại tài sản thì rủi ro gồm:
- Rủi ro trong quản lý và kinh doanh ngân quỹ
- Rủi ro trong quản lý và kinh doanh chứng khoán
- Rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài sản khác.
* Phân chia rủi ro theo tính chất nghiệp vụ tín dụng ngân hàng thì có thể
thấy các loại rủi ro sau đây:
- Rủi ro nguồn vốn
- Rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái


- Rủi ro trong bảo lãnh mở : L/C
- Rủi ro trong thanh toán liên quan trực tiếp đến hoạt động tín
dụng...
 Rủi ro nguốn vốn:
Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, đi vay để cho vay, huy động
vốn vào phải cho vay ra. Theo tính toán, tổng dư nợ cho vay và đầu tư chiếm
khoảng 75 - 80% tổng nguồn vốn của một ngân hàng là lý tưởng. Trên mức đó là
yếu thanh khoản, ngân hàng dễ có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán, có thể
dẫn tới bị đổ vỡ, phá sản. Ngược lại, nếu thấp hơn thì vốn bị đọng nhiều, kinh
doanh có kém hiệu quả. Nói cách khác, rủi ro nguồn vốn xảy ra khi tỷ trọng vốn
đang sử dụng nằm ngoài tỷ lệ lý tưởng trên.
- Rủi ro tín dụng: Đây là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng
phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy
đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự
kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn
hàm chứa rủi ro. Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân
hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước
trong chiến lược hoạt động chung. Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất
dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành công trong quản lý.
- Rủi ro tồn đọng vốn: Đây là rủi ro xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn
không cho vay và đầu tư làm thu nhập của ngân hàng giảm sút.
 Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất thay đổi
ngoài dự tính. Tình trạng này xảy ra khi ngân hàng đang huy động vốn với lãi
suất bình thường hoặc lãi suất cao, nhưng lãi suất cho vay đột ngột giảm xuống.
Hay là, trong trường hợp lạm phát tốc độ tăng cao, người vay vốn thì có lợi vì lãi
suất vẫn chỉ phải trả theo mức ghi trên khế ước hay trong hợp đồng tín dụng còn
ngân hàng thì lại bị thiệt hại, bị rủi ro...Rủi ro lãi suất còn do tình hình cạnh
tranh, ngân hàng nâng lãi suất huy động vốn quá cao so với mặt bằng chính, hạ
lãi suất cho vay xuống quá thấp, do uy tín thấp, lo sợ mất thị trường, mất khách

hàng, thiếu vốn... Điều này khiến cho ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, khả
năng tài chính yếu.
 Rủi ro hối đoái:
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu
khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính dẫn đến những tổn thất cho
ngân hàng. Tình trạng này xảy ra khi một ngân hàng vay nợ quá nhiều về một
loại ngoại tệ nào đó nhưng sau đó, loại ngoại tệ này lên giá hoặc mua vào một
loại ngoại tệ, sau đó nó mất giá, khiến cho ngân hàng bị thua lỗ.
 Rủi ro trong bảo lãnh mở L/C
Thông qua các loại thư tín dụng (L/C) khác nhau như: Thư tín dụng đấu
lưng (L/C back to back), thư tín dụng trả ngay (L/D at sight), thư tín dụng trả
chậm ( Defered L/C), thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C), thư tín
dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)..., theo đó, ngân hàng đứng ra bảo
lãnh cho nhà nhập khẩu, cam kết trả đủ số tiền cho nhà xuất khẩu sau khi nhà
nhập khẩu nhận đủ hàng hoá. Loại rủi ro này xảy ra nếu mức ký quỹ thấp không
đủ giá trị L/C hoặc khách hàng không trả đủ nợ, ngân hàng phải đứng ra thanh
toán thay cho khách hàng rồi làm thủ tục cho vay bắt buộc. Hoặc những sai sót
do ngân hàng hoặc do khách hàng gây ra trong nghệp vụ L/C, cuối cùng sinh ra
tranh chấp, kiện tụng, ngân hàng bị phạt tiền hay phải trả thay cho khách hàng.
 Rủi ro trong thanh toán liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng:
Loại rủi ro này có các dạng và nguyên nhân sau đây:
1. Do nhân viên ngân hàng thông đồng với các phần tử bên ngoài giả mạo
các chứng từ hoá đơn trong thanh toán, lẩn tránh sự kiểm soát của bộ phận
chuyên môn để ăn cắp tiền ngân hàng.
2. Với các kỹ thuật tinh vi, kẻ gian làm giả thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,
séc du lịch... để rút tiền ngân hàng.
3. Cán bộ tín dụng trực tiếp thu nợ, thu lãi của khách hàng, nhờ khách
hàng vay hộ, vay ké hay các rủi ro khác về đạo đức liên quan trực tiếp đến cán
bộ tín dụng.
2. RỦI RO TÍN DỤNG

2.1 Bản chất rủi ro tín dụng
Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển các loại hình ngân hàng,
các tổ chức tín dụng cùng với tính đa dạng của các hoạt động và hình thức tín
dụng đã tạo nên một thị trường tín dụng sôi động. Nhưng điều này cũng chứa
đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
mà khả năng ngăn ngừa và chống đỡ rủi ro kém.
Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong mọi hoạt
động ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay
không có khả năng hoàn trả được, không ttả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ gốc
và lãi cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn
nhất của ngân hàng thương mại - hoạt động tín dụng. Chúng ta biết rằng, tín
dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi giữa người có
vốn và người thiếu vốn. Tín dụng hoàn toàn khác với các nghiệp vụ tài trợ dạng
cấp vốn của Nhà nước cho doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng là hoạt động đa
dạng, là một loại kinh doanh tiền tệ phức tạp. Tính phức tạp của nó chính là đối
tượng kinh doanh, tức là tiền tệ, và ở đây tiền tệ đã bị tách rời giữa quyền sở hữu
và quyền sử dụng khi cho vay. Cũng có người cho rằng, quyền cho vay là của
ngân hàng và quyền trả nợ "thực tế" là của người vay. Chính vì vây, đòi hỏi ngân
hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng trả nợ "thực tế" đó của
khách hàng, ít nhất cũng là dự tính, phán đoán khả năng, mức độ. Quan hệ tín
dụng là quan hệ kinh tế bình đẳng giữa người cho vay và người đi vay, là sự cam
kết thoả thuận bằng các điều khoản thi hành, được thể hiện trong các hợp đồng
tín dụng. Sự cam kết này chính là cơ sở pháp lý cơ bản để thực hiện các nghĩa
vụ của hai bên tham gia hoạt động tín dụng. Nó là cơ sở pháp lý để thực hiện các
bảo đảm tín dụng. Bên cạnh đó, các bên tham gia hoạt động tín dụng còn những
cam kết khác, bằng các hành vi hay năng lực kinh tế, thể hiện dưới các hình thức
đảm bảo nợ vay, có thể bằng vật chất hay uy tín như các tài sản thế chấp, cầm
cố, ký quỹ và bảo lãnh. Thế nhưng, trên thực tế, mặc dầu các khoản tín dụng
giữa ngân hàng và người vay đều được xác lập theo các điều khoản của hợp

đồng tín dụng nhưng tình trạng vi phạm cam kết đó xảy ra khá phổ biến, kể cả
trong trường hợp người vay có năng lực tài chính để thực hiện các điều khoản
cam kết đó. Thậm chí, ngay cả trường hợp có đảm bảo nợ vay như thế chấp, cầm
cố... tình trạng rủi ro tín dụng vẫn xảy ra, do tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay
gặp rủi ro về giá trị vì những biến động về thời gian và thị trường. Điều đó có
nghĩa là, một khi còn có hoạt động ngân hàng thì còn có rủi ro trong hoạt động
tín dụng và buộc người ta phải nghĩ đến việc dành một khoản tiền gọi là quỹ dự
phòng để bù đắp khi có rủi ro xảy ra.
2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro
Trong hoạt động tín dụng, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra rủi ro
tín dụng song có thể tạm phân thành 3 nhóm sau:
2.2.1 Rủi ro xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất bị
tổn thất không trả được nợ và ngân hàng phải gánh chịu rủi ro. Rủi ro tín dụng
có thể do các nguyên nhân: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, sự suy thoái kinh tế
của từng ngành hoặc cả nước, sự thay đổi chính sách của nhà nước với ngân
hàng và với người vay, sự thay đổi của các văn bản pháp lý, sự mất ổn định về
chính trị xã hội (đình công, bãi công...)... vượt quá tầm kiểm soát của người vay
lẫn người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay,
tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay, với bản lính của
mình có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn. Trong
những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thát song vẫn có khả năng trả nợ
cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của những

×