Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.98 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNo&PTNT BA ĐÌNH
Các vấn đề trong chương
- Định hướng hoạt động cho vay trong thời gian tới
- Một số giải pháp
- Kiến nghị
1
I. Định hướng hoạt động trong thời gian tới
Phương hướng và mục tiêu tổng quát của chi nhánh là xây dựng NHNo&PTNT Ba Đình thành
một ngân hàng lớn mạnh hơn về quy mô, phạm vi hoạt động, năng lực tài chính tăng cường khả
năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để ngân hàng hoạt động lành mạnh có hiệu quả,
góp phần giữ vững an toàn hệ thống, đáp ứng đủ vốn phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hoá - hiện
đại hoá.
Xuất phát từ định hướng kinh doanh năm 2004 của NHNo&PTNT Hà Nội, căn cứ vào tình
hình thực tế và kết quả kinh doanh năm 2003 của chi nhánh. NHNo&PTNT Ba Đình xác định mục
tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2004 như sau:
• Nguồn vốn tăng trưởng 40% so với năm 2003.
• Dư nợ tăng 30 – 35% so với năm 2003.
• Nợ quá hạn dưới 1% trên tổng dư nợ.
• Đảm bảo quỹ thu nhập đủ chi lương theo hệ số của NHNo&PTNT Việt Nam.
Các chỉ tiêu cụ thể được thống kê trong bảng dưới đây:
CHỈ TIÊU THỰC HIÊN 30/12/03 KẾ HOẠCH 2004 ±
Nguồn vốn 417.412 584.000 166.588
Nội tệ 369.006 530.000 160.994
Ngoại tệ 48.406 54.000 5.594
Sử dụng vốn nội tệ 88.884 120.000 31.116
Ngắn hạn 72.397 90.000 17.604
Trung hạn 16.487 30.000 13.513
DN theo thành phần KT 88.884 120.000
2


DN Nhà nước 38.720 48.000 9.280
DN ngoài quốc doanh 26.966 40.000 13.034
Hộ cá thể, cầm cố, tiêu dùng 23.198 32.000 8.802
NQH / Σ dư nợ 1%
Tổng thu 946 25.071 36.340 11.269
Thu lãi cho vay 8.759 9.960 1.201
Thu dịch vụ phí 289 800 511
Thu phí điều vốn 14.731 24.180 9.499
Thu lãi tiền gửi ngoại tệ 1.211 1.350 139
Thu nhập bất thường 81 50 -31
Tổng chi 946 22.143 31.232 9.089
Chi trả lãi tiền gửi ngoại tệ 361 907
Chi trả lãi huy động nội tệ 20.267 28.052
Các chi khác 1.515 2.273 758
Quỹ thu nhập 2.928 5.108 2.180
Quỹ tiền lương
II. Một số giải pháp
Làm tốt công tác tiếp thị, tổ chức phát triển tài chính doanh nghiệp định kì hoàn thiện công tác
phân loại khách hàng, nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra định hướng đầu tư cho từng khách hàng
cụ thể và áp dụng cơ chế lãi suất cho từng loại khách hàng thông qua việc phân loại khách hàng
hàng năm.
Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ tư
nhân cá thể và cho vay đời sống có tài sản đảm bảo, phấn đấu dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 40%
tổng dư nợ.
Có các giải pháp cụ thể, hữu hiệu trong việc thu lãi cho vay, thu nợ quá hạn, nợ đã được xử lí
rủi ro, đặc biệt là có biện pháp xử lý tài sản đối với các khoản vay đã quá hạn lâu.
Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho cán bộ, làm tốt công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức, phong cách cho cán bộ tín
dụng đồng thời bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn trên nguyên tắc hiệu quả, an toàn
kinh doanh tín dụng.

Động viên khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực học tập nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và các mặt nghiệp vụ khác như tin học, ngoại ngữ, thanh toán quốc tế, thẩm định dự
án đầu tư… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với
tiến trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế ngày một đến gần.
3
Đoàn kết phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên nêu
cao vai trò của từng đảng viên, cán bộ công nhân viên ở từng cương vị, đẩy mạnh công tác công
đoàn, đoàn thanh niên… thực hiện và hưởng ứng các phong trào thi đua của ngân hàng cấp trên
nhằm động viên mọi cán bộ công nhân viên tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia
mạnh mẽ các phong trào đoàn thể, thể thao trong công nhân viên chức.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động
kinh doanh cũng như điều hành, ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm trong quy trình nghiệp
vụ kinh doanh, nghiêm túc chỉnh sửa các sai sót sau kiểm tra do ngân hàng cấp trên phát hiện ra,
kiên quyết xử lý những cán bộ tiêu cực không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Coi trọng công tác đào tạo các nghiệp vụ kỹ năng cho cán bộ và công tác sắp xếp tổ chức
phát huy năng lực sở trường của từng cán bộ, triệt để khoán đến từng người nhằm thúc đẩy sự
phát triển trong hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng nên có chính sách tín dụng cụ thể và rõ ràng, xác định mục tiêu rõ ràng cho mình.
Và các cán bộ tín dụng, các cấp ra quyết định trong mọi trường hợp phải theo đuổi chính sách đã
được vạch ra. Chính sách của ngân hàng cung cấp cho cán bộ tín dụng những phương hướng hoạt
động nhất định, dựa trên đó cán bộ tín dụng thực hiện công việc của mình. Nhưng chính sách chỉ
tạo nên một khuôn khổ mang tính chất định hướng, còn trong vòng khuôn khổ đó là sự năng động
của cán bộ tín dụng. Chính vì vậy hiệu quả của cán bộ tín dụng góp phần quan trọng vào chất lượng
tín dụng của ngân hàng. Do vai trò quyết định mà người ta nói nhiều tới sự cần thiết phải đổi mới và
hoàn thiện trong công tác thẩm định tài chính và quá trình ra quyết định tín dụng.
Nếu nhìn nhận theo quan điểm hệ thống, công tác thẩm định của cán bộ ngân hàng chuyên
trách như một hộp đen thì thông tin như là một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Nếu thiếu thông tin
hoặc thông tin không chính xác thì cán bộ tín dụng sẽ không thể đưa ra được kết luận hoặc có thì
những kết luận đó dễ bị sai lệch. Cán bộ tín dụng có thể truy cập những nguồn thông tin như: thông
tin từ trung tâm thông tin tín dụng; qua sách báo, tạp chí; thông tin do doanh nghiệp cung cấp hay

thông tin từ công ty kiểm toán mà ngân hàng thuê để kiểm tra tính trung thực của thông tin nhất là
thông tin về các báo cáo tài chính; ngoài ta cán bộ ngân hàng có thể tham khảo chính sách, phương
hướng của Nhà nước, các bộ luật liên quan,.... Vấn đề là cán bộ tín dụng cần chủ động trong việc
thu thập thông tin. Sau khi có thông tin thì công việc tiếp theo là tổng hợp và sử lý thông tin sơ bộ.
Nhiệm vụ trung tâm của cả quá trình thẩm định là phân tích tín dụng. Trong quá trình phân
tích các cán bộ tín dụng nên phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong ngân hàng để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao đông thời theo đuổi chính sách của ngân hàng.
Mỗi cán bộ tín dụng nên được giao quản lý một lượng khách hàng nhất định. Chính họ sẽ là
người chịu trách nhiệm trực tiếp trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ
hợp lý là đặc biệt quan trọng. Tùy theo chuyên môn đào tạo, kinh nghiệm hoặc có thể là sự quen
thuộc với lĩnh vực kinh doanh mà cán bộ tín dụng có thể được phân công quản lý một số khách
hàng nào đó. Sự chuyên môn hóa sẽ giúp cho cán bộ tín dụng phát huy được khả năng, nâng cao
trình độ am hiểu về lĩnh vực mà mình quản lý.
4
Ngân hàng cần phải có một cơ chế giám sát hoạt động của cán bộ tín dụng. Ngân hàng phải
tránh xảy ra sự tách biệt giữa cán bộ nhân viên ngân hàng và giữa cán bộ đảm trách với cán bộ
quản lý. Do đó trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng nên có một bộ phận thứ hai làm đối trọng cân
bằng với bộ phận tín dụng, cùng với bộ phận tín dụng quản lý chức năng cho vay. Cần chú ý là tránh
chồng chéo nhiệm vụ mà mục đích duy nhất là giám sát lẫn nhau. Khi đó cần phân công trách nhiệm
và chức năng cụ thể với từng cán bộ từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng người.
Cán bộ tín dụng cần phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của doanh
nghiệp. Xem doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích không. Tích cực thu thập thông tin liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó biết khoản vay nào tốt, khoản nào có
vấn đề để trình lên cấp trên giải quyết. Những dấu hiệu thể hiện khoản vay có vấn đề mà cán bộ tín
dụng cần phải xem xét: những dấu hiệu kinh tế chung, dấu hiệu từ báo cáo tài chính, từ những vấn
đề phát sinh trong quá trình ngân hàng cho vay, dấu hiệu từ thái độ của khách hàng.
Nâng cao hiệu quả đánh giá, quản lý tài sản thế chấp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả
cho vay. Không nên ham tài sản có giá trị quá lớn mà phải tìm tài sản đảm bảo thích hợp, và tài sản
càng thông dụng càng dễ phát mại. Các ngân hàng nên chủ động trong việc định giá tài sản đảm
bảo, dự báo những biến động tương lai ảnh hưởng tới giá trị tài sản đảm bảo.

Vận dụng phương thức cho vay phù hợp với từng khách hàng. Việc áp dụng phương thức
cho vay phải trên cơ sở đặc điểm chuyến vốn và uy tín của khách hàng không phân biệt thành phần
kinh tế.
III. Kiến nghị
Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng
lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch tổng thể sẽ giúp tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở lập
kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo
được nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp, phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai hướng của NHTM.
Nhà nước cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm
túc chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, ban hành quy
chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính tạo điều kiện giúp NHTM phân tích thực
trạng của doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro.
Nhà nước cần củng cố các cơ quan, công ty tư vấn hiện có để đáp ứng nhu cầu thuê thẩm
định, thuê kiểm định thông tin về dự án. Cần có văn bản pháp lý quy định trách nhiệm, phạm vi hoạt
động của các công ty này.
Cùng với Nhà nước, các NHNN cần mở rộng phạm vi và nội dung của thông tin tín dụng trên
địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các NHTM về các doanh nghiệp.
Cần tạo lập cơ chế để các NHTM cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin, số liệu cho
trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN Việt Nam. Đối với bộ phận thông tin phong ngừa rủi ro
5

×