Ngôn ngữ lập trình Tổng quan
i
TỔNG QUAN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Mục đích của môn học Ngôn ngữ lập trình là cung cấp cho sinh viên một khối lượng
kiến thức tương đối hoàn chỉnh về nguyên lí của ngôn ngữ lập trình. Cùng với môn
học Tin học lí thuyết, Ngôn ngữ lập trình sẽ là môn học tiên quyết để học môn Trình
biên dịch. Sau khi học xong môn học này, sinh viên cần:
- Nắm được các khái niệm về đối tượng dữ liệu và kiểu dữ
liệu. Các khía
cạnh cần nghiên cứu khi đặc tả và cài đặt một kiểu dữ liệu. Vấn đề kiểm tra
kiểu và chuyển đổi kiểu cũng cần được quan tâm.
- Nắm được các kiểu dữ liệu sơ cấp và có cấu trúc. Với mỗi kiểu dữ liệu cần
nắm định nghĩa, đặc tả và cách cài đặt kiểu dữ liệu.
- Nắm đượ
c khái niệm trừu tượng hoá trong lập trình thể hiện trên hai khía
cạnh là trừu tượng hoá dữ liệu bằng cách sử dụng các kiểu dữ liệu tự định
nghĩa và trừu tượng hoá chương trình bằng cách chia chương trình thành
các chương trình con. Vấn đề truyền tham số cho chương trình con cũng cần
được lưu tâm.
- Nắm được khái niệm điều khiển tuần tự, nguyên tắc điều khiển tu
ần tự trong
biểu thức và giữa các câu lệnh.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Môn học ngôn ngữ lập trình được dùng để giảng dạy cho các sinh viên năm thứ 4
chuyên ngành Tin học.
NỘI DUNG CỐT LÕI
Trong khuôn khổ 45 tiết, giáo trình được cấu trúc thành 9 chương
Chương 1: Mở đầu. Chương này trình bày khái niệm về ngôn ngữ lập trình, lợi ích
của việc nghiên cứu ngôn ngữ lập trình và các tiêu chuẩn để đánh giá một ngôn ngữ
l
ập trình tốt.
Chương 2: Kiểu dữ liệu. Chương này trình bày các khái niệm về đối tượng dữ liệu
và kiểu dữ liệu; các phương pháp kiểm tra kiểu và chuyển đổi kiểu; Phép gán trị cho
biến và sự khởi tạo biến.
Chương 3: Kiểu dữ liệu sơ cấp. Chương này trình bày khái niệm về kiểu dữ liệu sơ
cấp, sự đặc tả và nguyên tắc cài đặt m
ột kiểu dữ liệu sơ cấp nói chung. Phần chủ yếu
của chương trình bày một số kiểu dữ liệu sơ cấp phổ biến như các kiểu số, kiểu miền
con, kiểu liệt kê, kiểu kí tự và kiểu logic.
Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc. Chương này trình bày khái niệm về kiểu dữ
liệu có cấu trúc, sự đặc tả các thuộc tính, đặc tả phép toán,
đặc biệt là phép toán lựa
chọn một phần tử; các phương pháp lưu trữ một cấu trúc dữ liệu trong bộ nhớ và
phương pháp lựa chọn phần tử. Nội dung chủ yếu của chương trình bày các cấu trúc
cụ thể như mảng, mẩu tin, chuỗi ký tự, tập hợp…
Chương 5: Kiểu dữ liệu tự định nghĩa. Chương này trình bày về sự trừu tượng hoá,
định nghĩa kiểu dữ liệu và sự tương đương của các kiểu dữ liệu được định nghã.
Ngôn ngữ lập trình Tổng quan
ii
Chương 6: Chương trình con. Chương này trìn bày về sự định nghĩa và cơ chế gọi
thực hiện chương trình con, các phương pháp truyền tham số cho chương trình con.
Chương 7: Điều khiển tuần tự. Chương này trình bày các loại điều khiển tuần tự
và vấn đề xử lý ngoại lệ.
Chương 8: Lập trình hàm. Chương này trình bày khái niệm, bản chất của lập trình
hàm và giới thiệu một ngôn ngữ
lập trình hàm điển hình là LISP.
Chương 9: Lập trình logic. Chương này trình bày khái niệm, bản chất của lập trình
logic và giới thiệu một ngôn ngữ lập trình hàm điển hình là PROLOG.
KIẾN THỨC TIÊN QUYẾT
Để học tốt môn học ngôn ngữ lập trình cần phải có các kiến thức và kĩ năng lập trình
căn bản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Terrence W. Pratt, Marvin V. Zelkowitz; Programming Languages: Design
and Implementation;
Prentice-Hall, 2000.
[2] Doris Appleby, Julius J. VandeKopple; Programming Languages; McGraw-
Hill; 1997.
[3] Ryan Stensifer; The Study of Programming Languages; Prentice Hall, 1995.
[4] Maryse CONDILLAC; Prolog fondements et applications; BORDAS, Paris
1986.
[5] Website về XLISP
[6] Website về Turbo Prolog