Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.6 KB, 15 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ II
Môi trường kinh doanh bên ngoài Công ty bao gồm môi trường vĩ mô và
môi trường ngành kinh tế (vi mô).
1. Môi trường ngành kinh tế(vĩ mô)
-Xu hướng biến đổi của lãi suất ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán của Công ty.
-Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu máy
móc thiết bị của Công ty.
-Xu hướng dân số ngày càng tăng.
-Mức độ thất nghiệp cao, ảnh hưởng đến giá cả của lao động đầu tư vào.
-Các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhà nước đã
làm hình thành hàng loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp.
-Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành sản xuất vật chất,văn
hoá xã hội.
+Môi trường văn hoá xã hội
Do sự du nhập của văn hoá phương Tây cho nên phong cách lối sống, sở
thích của người dân cũng thay đổi, đòi hỏi những sản phẩm có độ tinh tế, thẩm
mỹ và chất lượng cao hơn.
+Môi trường tự nhiên:
Yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng khai thác, tiến độ sử dụng máy móc
thiết bị, tiến độ thi công công trình. Do đặc điểm của ngành xây dựng mà ảnh
hưởng của yếu tố này đến nó là rất lớn.
Trong môi trường ngành kinh tế Công ty cần phân tích những điểm sau:
1. Đối thủ cạnh tranh
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, đặc biệt là các đối thủ
ngang sức cũng rất lớn.
-Trong lĩnh vực xây lắp: Công ty có các đối thủ sau đây:Vinaconex (Tổng
Công ty xuất khẩu xây dựng), Công ty xây dựng Hà Nội, Công ty xây dựng Bạch
Đằng,Công ty xây dựng Trường Sơn.


Trang 1
-Trong sản xuất công nghiệp:
- Trong lĩnh vực vận tải : Hiện nay đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty
là các doanh nghiệp vân tải tư nhân, Công ty xây dựng cầu Thăng Long, Công ty
Deawoo-Việt Nam…
-Trong lĩnh vực cơ khí-sửa chữa-lắp máy có các đối thủ chính như : Công ty
cơ khí GTVT, Công ty Chế tạo và lắp máy Việt Nam.
Trong các thị trường kinh tế:
+ Trong ngành xây dựng chi phí cố định về máy móc thiết bị rất lớn, việc
rút lui khỏi nghành là rất khó.
+ Phân tích về các mục tiêu khát vọng, về chiến lược hiện thời của đối thủ:
Chẳng hạn như chiến lược dự thầu, đấu thầu mà đối thủ sẽ thực hiện (chiến lược
giảm giá, dựa vào công nghệ kỹ thuật, dựa vào những ưu thế sẵn có).
+ Phân tích khả năng tăng trưởng của các đối thủ, quy mô sản xuất của các
đối thủ là lớn hay nhỏ: Chẳng hạn như trong lĩnh vực xây lắp các đối thủ trực
tiếp của Công ty có quy mô khá lớn và khả năng tăng trưởng là rất cao.
+ Khả năng thích nghi với hoàn cảnh xung quanh của đối thủ.
+ Khả năng phản ứng đối phó với tình hình.
+ Khả năng chịu đựng, kiên trì.
+ Phân tích về hướng đàu tư mới trong tương lai của các đối thủ.
2. Phân tích khách hàng
Do đặc điểm về sản phẩm của công ty mà khách hàng của Công ty cũng rất
đa dạng. Do vậy, Công ty hiện nay đang chịu rất nhiều sức ép từ phía các khách
hàng.
+ Xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng công trình, chủ công trình bao
giờ cũng muốn có chi phí thấp nhất. Điều này là hết sức dễ hiểu là bởi vì hiện
nay trong lĩnh vực xây dựng cũng lớn hơn cầu rất nhiều, do vậy mà các doanh
nghiệp xây dựng nhiều khi phải cạnh tranh với nhau để chấp nhận giá thấp,
không có nhiều lợi nhuận, chủ yếu nhằm đảm bảo công việc ổn định cho người
lao động.

+ Xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép khá lớn đối với
Công ty. Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu khi công
trình đã hoàn thành, bàn giao thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng nhiều
năm trong khi nhà thầu phải đi vay vốn của ngân hàng để làm công trình phải
Trang 2
chịu lãi suất tiền vay.Với lãi suất như hiện nay thì chi phí về vốn là khá lớn
nhiều khi lớn hơn cả lợi nhuận thu được từ công trình, do vậy đã làm Công ty
thiệt hại rất nhiều.
+ Ngoài ra các chủ công trình còn gây sức ép khi chậm trễ, ách tắc trong việc
bảo đảm các điều kiên khởi công và xây dựng công trình như hồ sơ thiết kế, tài
liệu kỹ thuật…
3. Phân tích các nhà cung cấp
Các nhà cung cấp của Công ty bao gồm các nhà cung cấp máy móc thiết bị,
cung cấp vật liệu xây dựng và cung cấp giấy.
Hiện nay máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như:
Nga, Đức, Mỹ, Nhật…họ là những nhà cung cấp độc quyền máy móc thiết bị.
Do vậy, Công ty chịu rất nhiều sức ép từ phía họ, họ thường xuyên nâng giá cao
hơn giá thị trường hoặc những máy móc thiết bị không đủ chất lượng. Hơn nữa,
do trình độ ngoại thương của cán bộ còn hạn chế, cho nên trong hợp đồng nhập
khẩu các điều khoản chưa được chặt chẽ, chưa có điều kiện ràng buộc nhà cung
cấp, vì vậy Công ty thường phải chịu thiệt thòi.
4. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Ngoài việc phân tích các vấn đề nêu trên, trong môi trường ngành Công ty
còn phải chủ yếu phân tích các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Đó là các tập đoàn
xây dựng nước ngoài đã và sẽ tham gia trên thị trường xây dựng Việt Nam. Có
thể nói đây là những đối thủ rất mạnh mẽ về khả năng tài chính cũng như công
nghệ…ta cần phân tích kỹ càng để tìm ra giải pháp khống chế như liên kết với
một số công ty xây dựng mạnh nhằm tạo ra hàng rào cản trở xâm nhập đối với
họ.
2.Phân tích hoàn cảnh nội bộ Công ty

Không chỉ phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh mà
còn phải phân tích những thế mạnh điểm yếu của mình từ đó phát huy thế mạnh
và hạn chế điểm yếu của mình.
2.1. Phân tích các nguồn lực
Các nguồn lực của Công ty bao gồm có máy móc thiết bị, nhân công, tài
chính.
a. Thiết bị công nghệ
Qua đặc điểm về máy móc thiết bị chúng ta thấy đấy là một thế mạnh rất lớn
của Công ty chẳng hạn như các phương tiện vận tải siêu trường siêu trọng, hệ
Trang 3
thống các máy khoan sâu, khoan đá. Những phương tiện vật chất này hiện nay
trong ngành xây dựng có rất ít doanh nghiệp có. Bởi vậy Công ty sẽ có đủ khả
năng để đấu thầu các công trình có quy mô lớn và đủ độ tin cậy cho Nhà nước
giao các công trình trọng điểm. Thế mạnh về năng lực máy móc thiết bị của công
ty được thể hiện rõ hơn.
b. Nhân công và đội ngũ lãnh đạo
Nhân công và đội ngũ lãnh đạo của Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong
nghề, có trình độ kỹ thuật cao (tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao, chiếm khoảng 70%).
Đặc biệt là trước đây Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn như
thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện YALY…
Đây là một thế mạnh vô cùng to lớn của công ty, cần phải được phát huy hết
tác dụng. Song bên cạnh đó về nhân công thì Công ty vẫn còn có điểm yếu là
trình độ đào tạo của cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác kinh doanh còn kém,
còn bị ảnh hưởng nhiều của cơ chế cũ để lại, chưa linh hoạt và quyết đoán trong
kinh doanh.
c. Tài chính
Tài chính của Công ty khá mạnh với số vốn như vậy, Công ty hoàn toàn có
đủ khả năng tham gia đấu thầu với các công trình lớn trong tương lai.
Bên cạnh đó điểm yếu của Công ty ở đây là khả năng hay hiệu quả sử dụng
đồng vốn là không cao, khả năng quay vòng vốn thấp do sự chậm trễ trong thanh

toán của các chủ công trình, dự án.
d.Hoạt động Marketing
Ở Công ty hoạt động này chủ yếu tập trung vào công tác đấu thầu vì sản
phẩm đặc trưng là sản phẩm về lĩnh vực xây lắp. Trong 5 năm qua Công ty cũng
đã xác định được vai trò quan trọng của nó và đã thành lập Phòng thị trường để
chuyên lo công tác này. Bước đầu Phòng thị trường cũng mang lại kết quả đáng
kể, tỷ lệ sản lượng thực hiện từ công trình đấu thầu chiếm trong giá trị xây lắp đã
tăng từ 22% năm 2001 lên 60% năm 2004. Tuy nhiên điểm yếu của chúng ta ở
đây là trình độ năng lực của các cán bộ làm công tác này còn non nớt, chưa có
kinh nghiệm lại do Công ty đã sống trong môi trường bao cấp quá dài. Do vậy
việc đào tạo con người là một yếu tố then chốt ở Công ty.
2.2.Phân tích khả năng tổ chức của Công ty
Mô hình tổ chức của Công ty là mô hình trực tuyến chức năng, do vậy nó
đảm bảo được quyền lực của người lãnh đạo và sử dụng được các chuyên gia
Trang 4
trong các lĩnh vực như : kế hoạch, tài chính-kế toán, kinh doanh, kỹ thuật. Với
mô hình như vậy, nó đảm bảo được tính thống nhất từ trên xuống. Mô hình này
phù hợp với mô hình chiến lược của Công ty là đa dạng hoá sản phẩm và do đó
tạo được thế mạnh rất lớn. Tuy nhiên, hạn chế trong khả năng tổ chức của Công
ty là tính chậm trễ trong việc ra quyết định kinh doanh, do vậy nó thường làm
mất đi cơ hội kinh doanh của Công ty.
2.3. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty
Trong điều kiện cung lớn hơn cầu hiện nay, Công ty đang phải đương đầu
với một vấn đề rất lớn đó là sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác trong
ngành. Do vậy, việc phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty có ý nghĩa rất
lớn trong việc đề ra các chiến lược nhằm đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh.
+ Năng suất lao động là cao hay thấp?
+ Giá thành công trình bàn giao là cao hay thấp
+ Chất lượng của công trình xây dựng của Công ty ra sao?
+ Kinh nghệm của Công ty trong lĩnh vực xây dựng?

+ Vị trí cạnh tranh của Công ty? thị phần? uy tín ?
Việc phân tích những yếu tố trên chỉ là tương đối, ta phải đặt nó trong mối
quan hệ với các đối thủ cạnh tranh.
II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DÀI HẠN, NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY
SÔNG ĐÀ II
Nhận thức rõ được những thuận lợi cũng như khó khăn thách thức của Đất
nước, của ngành và của Công ty trước khi bước vào thế kỷ XXI, căn cứ vào mục
tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010) của Đảng, chúng ta cần xác định định
hướng và mục tiêu phát triển trong 10 năm tới cho Công ty Xây dựng Sông Đà II
như sau:
Định hướng: Xây dựng và phát triển Công ty trở thành tập đoàn kinh tế
mạnh lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền
vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy
trì và phát triển nghành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo Công ty xây
dựng Sông Đà II là một nhà thầu mạnh có khả năng làm thầu các công trình lớn
ở trong nước và quốc tế. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực
cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.
1. Mục tiêu dài hạn
Trang 5
1. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15-18%.
2. Phấn đấu để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh với nhiều ngành nghề,
nhiều sản phẩm khác nhau, với kinh nghiệm cạnh tranh cao.
3. Lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo chủ yếu và sự phát triển bền
vững của Công ty về chất : Đó là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, uy tín của
Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
4. Duy trì và tiếp tục phát triển Công ty là doanh nghiệp mạnh của ngành
xây dựng có khả năng cạnh tranh, khả năng thầu trọn gói các công trình lớn ở
trong nước và quốc tế.
5. Phấn đấu tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm từ 45-50% trong

tổng giá trị SXKD của Công ty.
*Mục tiêu kinh doanh thi công xây lắp
Trong nhiệm vụ kinh doanh xây lắp vẫn lấy xây dựng các công trình thuỷ
lợi làm chủ đạo, đồng thời chú trọng tới việc thi công các công trình đường bộ
để phát huy năng lực sẵn có về thiết bị đã đầu tư. Các công trình công nghiệp,
dân dụng và xây dựng hạ tầng cơ sở được phát triển ở mức độ đồng đều. Về giá
trị hàng năm khoảng 180 đến 201 tỷ đồng.
Về cơ cấu giá trị thực hiện các dạng công trình trong thi công xây lắp.
-Kinh doanh xây lắp các công trình thuỷ điện,thuỷ lợi giá trị chiếm khoảng
55% giá trị xây lắp hàng năm. Trong đó xây dựng các công trình thuỷ điện do
Công ty đầu tư chiếm khoảng 40%.
-Giá trị các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng chiếm 30% tổng giá
trị xây lắp.
-Giá trị xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: Giá trị chiếm khoảng 15%
tổng giá trị xây lắp.
*Mục tiêu kinh doanh trong sản xuất công nghiệp.
Để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong sản xuất trong công nghiệp trong 5
năm tới trên cơ sở các cơ sở sản xuất sẵn có, chúng ta sẽ đầu tư thêm các nhà
máy thuỷ điện vừa và nhỏ, 1 nhà máy xi măng lò quay, 1 nhà máy các thép,1
nhà máy lắp ráp ô tô-máy xây dựng để đưa các sản phẩm điện, xi măng, chiếm
80% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm khác như đá nghiền, vỏ
bao xi măng từng bước ổn định nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đồng
bộ đổi mới thiết bị chiếm lĩnh thị trường, các sản phẩm này chiếm 20% trong
giá trị sản xuất công nghiệp.
Trang 6

×