BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
NGUYỄN HOÀNG MỸ AN
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CHỐNG ĐÔNG MÁU
CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN NỌC BÒ CẠP
Heterometrus laoticus
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
TP.HCM – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
TRANG PHỤ BÌA
NGUYỄN HOÀNG MỸ AN
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CHỐNG ĐÔNG MÁU
CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN NỌC BÒ CẠP
Heterometrus laoticus
Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Phương Liên
TP.HCM – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
-
Đây là đề tài nghiên cứu của tôi.
-
Số liệu trong đề tài này là chính xác và trung thực.
-
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của tôi.
Chữ ký sinh viên
Nguyễn Hoàng Mỹ An
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Nguyễn Tất
Thành, khoa Dược và bộ môn Dược lý đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn TSKH. Hoàng Ngọc Anh đã đặt nền móng cho những nghiên cứu về
loài Bò cạp đen An Giang (Heterometrus laoticus), để từ đó em có cơ sở thực hiện
đề tài này.
Em xin đặc biệt cảm ơn ThS.DS. Hoàng Thị Phương Liên - bộ môn Dược lý đã truyền
đạt những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học
và đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn em thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên trong bộ môn Dược lý đã tạo điều
kiện hết sức thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng phản biện đã đưa ra các nhận
xét và góp ý quý giá để báo cáo khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, mình cảm ơn các bạn trong nhóm monitor bộ môn Dược lý đã hỗ trợ, giúp
đỡ mình hoàn thành khóa luận.
Sinh viên Nguyễn Hoàng Mỹ An
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 2
1.1.
TỔNG QUAN VỀ BÒ CẠP ......................................................................... 2
1.1.1. Giới thiệu về bò cạp ................................................................................... 2
1.1.2. Độc tính của nọc bọ cạp ............................................................................. 4
1.1.3. Tác dụng dược lý của nọc bọ cạp ............................................................... 5
1.1.4. Cơ chế tác động của nọc bọ cạp ................................................................. 6
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÒ CẠP ĐEN AN GIANG (Heterometrus laoticus) ..... 10
1.3.
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CẦM MÁU ........................................... 12
1.3.1. Tiểu cầu .................................................................................................... 12
1.3.2. Cầm máu ................................................................................................... 15
1.3.3. Rối loạn đông máu ................................................................................... 19
1.3.4. Những chất chống đông máu.................................................................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 23
2.1.
NGUYÊN LIỆU .......................................................................................... 23
2.1.1. Nọc Bò cạp đen An Giang (Heterometrus laoticus) ................................ 23
2.1.2. Động vật thử nghiệm ................................................................................ 23
2.1.3. Dụng cụ .................................................................................................... 23
2.1.4. Hóa chất .................................................................................................... 23
2.2.
PHƯƠNG PHÁP ......................................................................................... 24
2.3.
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ ........................................................ 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ & BÀN LUẬN............................................................... 25
3.1.
KẾT QUẢ ................................................................................................... 25
i
3.1.1. Tác động của chất khảo sát lên quá trình đông máu ................................ 25
3.1.2. Tác động của chất khảo sát lên quá trình chảy máu ................................. 26
3.2.
BÀN LUẬN ................................................................................................ 28
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ ................................................................ 31
4.1.
KẾT LUẬN ................................................................................................. 31
4.2.
ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
ADP
Adenosine diphosphate
BKCa
Big conductance potassium
Kênh Kali được hoạt hóa bởi Calci
channel
có độ dẫn lớn
BmK
Buthus martensi Karsch.
DIC
Disseminated intravascular
Hội chứng đông máu rải rác/ lan tỏa
coagulation
Dược sĩ
DS.
hNav
IKCa
KCa
Human voltage-gated sodium
Kênh Natri cảm ứng điện thế ở
channel
người
Intermediate conductance
Kênh Kali được hoạt hóa bởi Calci
potassium channel
có độ dẫn trung bình
Calcium-activated potassium
Kênh Kali được hoạt hóa bởi Calci
channel
Toxin tác động lên kênh Kali
KTx
Kv
Kênh Kali cảm ứng điện thế
Voltage-gated potassium
channel
Nav
Voltage-gated sodium channel Kênh Natri cảm ứng điện thế
PAF
Platelet activator factor
Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu
PĐ
Phân đoạn
PĐTC
Phân đoạn thứ cấp
PPP
Huyết tương nghèo tiểu cầu
Platelet poor plasma
iii
PRP
Platelet rich plasma
Huyết tương giàu tiểu cầu
rNav
Human voltage-gated sodium
Kênh Natri cảm ứng điện thế ở
channel
chuột
RyR
Ryanodine receptor
Thụ thể Ryanodin
SKCa
Small conductance potassium
Kênh Kali được hoạt hóa bởi Calci
channel
có độ dẫn nhỏ
Thạc sĩ
ThS.
TSKH./
Tiến sĩ khoa học
Doctor of Science
D.Sc.
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bọ cạp hóa thạch ......................................................................................... 2
Hình 1.2. Cấu tạo cơ thể bò cạp Androctonus crassicauda ........................................ 3
Hình 1.3. Bò cạp đen An Giang (Heterometrus laoticus)......................................... 10
Hình 1.4. Phần đuôi (metasoma) của Heterometrus laoticus ................................... 11
Hình 1.5. Các giai đoạn của quá trình sinh tiểu cầu.................................................. 13
Hình 1.6. Các tế bào máu .......................................................................................... 13
Hình 1.7. Hình dạng tiểu cầu .................................................................................... 13
Hình 1.8. Cấu trúc của tiểu cầu ................................................................................. 14
Hình 1.9. Quá trình đông máu ................................................................................... 17
Hình 1.10. Các giai đoạn của quá trình đông máu .................................................... 17
Hình 1.11. Mạng lưới fibrin giam giữ hồng cầu, tạo cục máu đông ......................... 18
Hình 1.12. Quá trình tan cục máu đông .................................................................... 19
Hình 3.1. Thời gian đông máu dưới tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1,
5.22.3 ở liều 2,48mg/kg ............................................................................................ 25
Hình 3.2. Thời gian chảy máu dưới tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1,
5.22.3 ở liều 2,48mg/kg ............................................................................................ 27
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố đông máu trong huyết tương .................................................. 18
Bảng 3.1. Thời gian đông máu dưới tác động của các chất khảo sát của PĐ 5 và các
PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg so với lô chứng (NaCl 0,9%) ............ 25
Bảng 3.2. Thời gian chảy máu dưới tác động của các chất khảo sát của PĐ 5 và các
PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg so với lô chứng (NaCl 0,9%) ............ 27
vi
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học – Năm học 2013 - 2018
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CHỐNG ĐÔNG MÁU
CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN NỌC BỌ CẠP (Heterometrus laoticus)
Nguyễn Hoàng Mỹ An
Hướng dẫn khoa học: ThS. Hoàng Thị Phương Liên
Đặt vấn đề
Phân đoạn 5 của nọc bò cạp Heterometrus laoticus An Giang có tác động chống đông mạnh
vượt trội ở thử nghiệm in vitro. Từ phân đoạn 5, đã phân lập được 24 phân đoạn thứ cấp, trong
đó có 3 phân đoạn sạch là 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3. Đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát tác
động của phân đoạn 5 và các phân đoạn thứ cấp trên lên thời gian đông – chảy máu.
Đối tượng – phương pháp
Nọc bọ cạp: phân đoạn 5, các phân đoạn thứ cấp 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 được cung cấp bởi
TSKH. Hoàng Ngọc Anh (Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, Viện hàn lâm khoa học và công
nghệ Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh).
Động vật thử nghiệm: chuột nhắt trắng trưởng thành chủng Swiss albino do Viện Vắc xin và
sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp.
Phương pháp: Tiêm tĩnh mạch đuôi chuột dung dịch NaCl 0,9% (lô chứng) và các phân đoạn
khảo sát pha trong NaCl 0,9% với liều 2,48 mg/kg (lô thử), thể tích tiêm là 0,1 ml/10g thể trọng
chuột.
Thời gian chảy máu: Cắt 1 đoạn đuôi chuột (dài 5 mm, đường kính 1,5 mm) từ đầu mút ngoài.
Nhúng phần đuôi còn lại vào dung dịch NaCl 0.9% ở 37oC. Tính thời gian chảy máu tại các
thời điểm 20, 30, 60, 90 và 120 phút sau tiêm.
Thời gian đông máu: Lấy 1 giọt máu (đường kính 6-7 mm) từ vết cắt đuôi chuột lên lam kính.
Tính thời gian đông máu tại các thời điểm 20, 30, 60, 90 và 120 phút sau tiêm.
Kết quả
Phân đoạn 5 và các phân đoạn thứ cấp được khảo sát cho thấy tác dụng kéo dài thời gian đông
– chảy máu so với nhóm chứng. Trong đó, phân đoạn thứ cấp 5.5.1, 5.22.3 có tác động mạnh
hơn và phân đoạn thứ cấp 5.21.1 có tác động yếu nhất.
Kết luận
Phân đoạn 5 và các phân đoạn thứ cấp 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 có tác động chống đông máu ở liều
2,48 mg/kg
Từ khóa: nọc bò cạp, Heterometrus laoticus, chống đông máu, thời gian chảy máu, thời gian
đông máu
Final assay for the degree of BS Pharm – Academic year: 2013 – 2018
ANTICOAGULANT ACTIVITY OF FRACTIONS FROM Heterometrus laoticus
SCORPION VENOM
Nguyen Hoang My An
Supervisor: Hoang Thi Phuong Lien
Introduction
The fraction 5 of Heterometrus laoticus venom (from An Giang province, Viet Nam) shows
anticoagulant activity in vitro. This fraction was separated into 24 sub-fractions and 3 of them
(5.5.1, 5.21.1 and 5.22.3) are clean. Therefore, this study was conducted to investigate the
anticoagulant activity of fractions 5, 5.5.1, 5.21.1 and 5.22.3 in vivo.
Materials – Methods
Scorpion venom: fraction 5, sub-fractions 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 (provided by D.Sc. Anh Ngoc
Hoang, Institute in Applied Materials Science, Vietnam Academy of Science and Technology,
Ho Chi Minh City).
Mice: Swiss albino mice were provided by Institute of Vaccines and Biological Medical- IVAC.
Method: Solution of the fractions in 0,9% NaCl were injected into the lateral vein of the mouse
tail at a dose of 2,48 mg/kg (injection volume 0,1 ml/10g of body mouse weight). The mice of
the control group received only 0,9% NaCl solution.
Determination of Bleeding Time: Amputate the mouse tail (about 5 mm long from the outside
end, diameter of about 1,5 mm), soak the remaining tail into the 0,9% NaCl solution at 37oC.
Calculate the bleeding time at 20, 30, 60, 90 and 120 minutes after injection.
Determination of Blood Coagulation Time: Take a drop of blood from the amputated tail on the
glass (diameter of about 6-7 mm). Calculate the clotting time at 20, 30, 60, 90 and 120 minutes
after injection.
The results
Fraction 5 and 3 sub-fractions have bleeding time and blood coagulation time longer than
control. Specifically, sub-fraction 5.5.1, 5.22.3 have stronger effect and sub-fraction 5.21.1 has
weaker effect.
Conclusion
Fraction 5 and sub-fraction 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 have anticoagulant activity at a dose of 2,48
mg/kg.
Key words: scorpion venom, Heterometrus laoticus, anticoagulation, bleeding time, blood
coagulation time
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bò cạp là loài động vật chân đốt, thuộc lớp Arachnida, đã có mặt trên Trái đất từ
trước khi con người xuất hiện và chúng được mệnh danh là “hóa thạch sống” [27].
Từ xa xưa, trong y học cổ truyền, bò cạp đã được sử dụng như một vị thuốc chữa kinh
giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn ván, tràng nhạc… [3]. Trong y học
hiện đại, nọc bò cạp trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được các polypeptide trong
nọc bò cạp có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus [53], thể hiện được
tác động giảm đau, kháng viêm, chống động kinh và chống đông máu [14, 17, 29-31,
38, 41, 54-56]. Ngoài ra, chúng đã mở ra tiềm năng phát triển các thuốc điều trị rối
loạn cương dương [12-13, 42, 48-50] và điều trị ung thư [24].
Heterometrus laoticus còn được gọi là bò cạp đen hoặc bò cạp rừng là một trong
những loại bò cạp phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Những năm qua đã có những
nghiên cứu về nọc độc của loài bò cạp này và đã chứng minh được chúng có tác dụng
kháng khuẩn [51], giảm đau – kháng viêm [6-10, 33]. Từ nọc bò cạp Heterometrus
laoticus An Giang, đã tách được 5 phân đoạn (PĐ). TSKH. Hoàng Ngọc Anh cùng
các đồng sự đã chứng minh được các PĐ 2, 4 và 5 có tác dụng chống đông máu trong
thử nghiệm in vitro [2]. Cũng từ PĐ 5, đã có 24 phân đoạn thứ cấp (PĐTC) được
phân lập, trong đó có 3 PĐTC sạch là 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3.
Đề tài “KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CHỐNG ĐÔNG MÁU CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN
NỌC BÒ CẠP Heterometrus laoticus” được thực hiện nhằm khảo sát hoạt tính chống
đông máu của 3 PĐTC. Từ đó, đóng góp thêm một phần nguyên liệu nhằm phát triển
các thuốc chống đông máu, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến huyết khối – nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
TỔNG QUAN VỀ BÒ CẠP
1.1.1. Giới thiệu về bò cạp
Bò cạp là một loài động vật thuộc ngành Arthropoda, phân ngành Chelicerata và lớp
Arachnida. Chúng được xem là loài chân đốt cổ xưa nhất về nguồn gốc và hình thái
cơ thể. Chúng lần đầu xuất hiện trên Trái đất từ kỷ Silur (416 – 444 triệu năm trước)
dưới dạng động vật thủy sinh. Trong suốt quá trình phát triển, hình thể của bò cạp
thay đổi rất ít. Vì vậy mà chúng được gọi là những “hóa thạch sống” [27].
a
b
c
d
e
f
Hình 1.1. Bọ cạp hóa thạch
(a) Allopaleopholus caledonicus
(b) Protobuthus elegans
(d) Protoischnurus axelrodorum
(c) Gallioscorpio voltzi
(e) Archaeobuthus estephani
(f) Palaeolychas balticus [27]
Bò cạp được tìm thấy ở khắp nơi trên Thế giới, trừ Bắc Cực, nhưng phân bố chủ yếu
ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, sa mạc và bán sa mạc. Chúng là động vật ăn đêm
và nhút nhát, thường chỉ sống dưới các tảng đá, các khe nứt, lớp vỏ cây và gốc tối
của những ngôi nhà [27].
2
Đặc điểm hình thái của bò cạp
Cơ thể bò cạp được chia thành 2 phần: phần đầu-ngực (prosoma) và phần bụng
(opisthosoma). Toàn thân bò cạp được bao phủ bởi một lớp vỏ gồm chitin, protein và
chúng lớn lên bằng cách lột xác [27].
Phần prosoma được bảo vệ bởi một “cái mai” có hình thang hoặc hình chữ nhật. Bộ
phận này mang 1 cặp mắt trung tâm, 2-5 cặp mắt bên và có cánh thìa. Chúng có 1 cặp
chi phụ trước miệng (chân kìm), 1 cặp càng, 4 cặp chân đi và không có râu [27].
Phần opisthosoma lại được chia thành 2 phần nhỏ hơn là phần bụng trước (mesosoma)
và phần đuôi (metasoma). Mesosoma có 7 đốt, chứa phổi và bộ phận sinh dục.
Metasoma có 5 đốt hẹp và có thể chuyển động linh hoạt. Opisthosoma kết thúc ở bộ
phận telson (túi chức nọc độc) và ngòi đốt [27].
Chân kìm
Càng
Mắt
Chân 1
Chân 2
Chân 3
Đốt bụng trước
Chân 4
Đốt đuôi
Telson
Ngòi đốt
Hình 1.2. Cấu tạo cơ thể bò cạp Androctonus crassicauda
3
1.1.2. Độc tính của nọc bọ cạp
Bò cạp là loài động vật có độc và có thể gây chết người, có 2100 loài thuộc 190 chi
và 16-19 họ. Trong đó, Buthidae và Hemiscorpiidae là 2 họ bọ cạp rất nguy hiểm cho
con người [27].
Nọc độc của bò cạp có khả năng làm tê liệt các bộ phận của cơ thể con người và súc
vật. Bò cạp châu Phi là loài độc nhất, giết chết người nhanh hơn cả rắn độc. Vết đốt
của nó gây ra đau đớn dữ dội, làm nạn nhân vã mồ hôi, tim đập nhanh, co giật mạnh,
các cơ bị tê liệt dẫn đến tử vong. Bò cạp Việt Nam đốt chỉ gây sưng đau, nhức nhối
và phù nề, nhưng không gây chết người [3].
Độc tính nọc bò cạp ảnh hưởng chủ yếu lên hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa,… [36]
- Hệ thần kinh thực vật: nọc độc bò cạp gây kích thích hệ thần kinh thực vật, bao
gồm cả hệ giao cảm và hệ phó giao cảm.
Hệ phó giao cảm (hệ cholinergic): tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, co đồng
tử, tăng tiết phế quản, tiêu chảy, nôn mửa, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, cương
dương,…
Hệ giao cảm (hệ adrenergic): nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, thân
nhiệt cao, tăng đường huyết, lo âu, bồn chồn,…
Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng phó giao cảm thường xảy ra sớm hơn.
- Hệ thần kinh cơ: sự kích thích hệ thần kinh ngoại biên của nọc độc dẫn đến hoạt
động thần kinh cơ bất thường như rối loạn thị giác, co cơ và động kinh,…
- Hệ tim mạch: loạn nhịp tim, ngoại tâm thu thất, đảo ngược sóng T, block nhánh
(bundle-branch block), suy tim, hôn mê, suy đa tạng…là những tình trạng có thể
gặp phải khi bị bò cạp đốt.
- Hệ tiêu hóa: nọc độc có thể làm nạn nhân nôn mửa, tiêu chảy, viêm tụy cấp…
Nọc độc tác động trực tiếp lên các tế bào biểu mô ống thận, gián tiếp lên hệ thần kinh
thực vật và gây ra phản ứng viêm, nên thận (đặc biệt là ống thận) là một trong những
cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề của nọc bò cạp [46].
4
Ngoài ra, nọc độc loài này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ
khi được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, cần có những
nghiên cứu sâu hơn nhằm xác định các cơ quan và mức độ ảnh hưởng của nọc độc
lên sự phát triển của trẻ [25].
1.1.3. Tác dụng dược lý của nọc bọ cạp
Trong y học cổ truyền, bò cạp được sử dụng cả con (toàn yết) hoặc chỉ sử dụng đuôi
(yết vĩ). Nọc bò cạp cũng được sử dụng rộng rãi. Bò cạp có vị mặn, hơi ngọt, cay,
tính bình, có độc, vào kinh can, có tác dụng trấn kinh, khu phong. Vị thuốc được dùng
để chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn ván, tràng nhạc [3].
Trong nền y học hiện tại, nọc bò cạp là một đối tượng nghiên cứu tiềm năng do có
các tác dụng dược lý quan trọng.
Các peptide trong nọc độc bò cạp đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn
(trên cả các chủng gram dương và gram âm), kháng nấm (Candida albicans,
Fusarium culmorum và Fusarium oxysporum), kháng virus (virus viêm gan C (HCV),
herpes simplex virus type 1 (HSV-1), virus sởi, SARS-CoV, virus cúm H5N1,
H1N1,…), và kháng kí sinh trùng (Plasmodium berghei, Plasmodium falciparum)
[53].
Loài Buthus martensi Karsch. (bò cạp vàng Trung Quốc) có khả năng giảm đau do
chứa các toxin BmK IT-AP, BmK dIT-AP3 (hoặc BmK IT2), BmK AngP1, BmK AS
và BmK AS1 [17, 29-30, 38, 54]. BmK AS thể hiện tác động giảm đau cả ngoại biên
lẫn trung ương và phản ứng đau giảm rõ rệt theo các liều thử nghiệm [38]. Hơn nữa,
BmK IT2 và BmK AS còn cho thấy tác động kháng viêm [17, 29], chống co giật [5556]. Từ đó, chúng tạo tiềm năng phát triển các thuốc chống động kinh. Cơ chế được
đưa ra cho các tác dụng này là sự tác động lên kênh Na+ trên các tế bào thần kinh của
các toxin trong nọc bò cạp [18, 55-56].
Các peptide trong nọc của loài động vật này cho thấy tác động thúc đẩy hội chứng
priapism – hội chứng cương dương kéo dài dai dẳng, không liên quan đến kích thích
tình dục. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nọc của các loài bò cạp Androctonus
5
australis, Buthotus judaicus, toxin Ts3 trong nọc của Tityus serrulatus (bò cạp vàng
Brazil) có tác động kích thích giải phóng nitric oxide (NO) khỏi các dây thần kinh
nonadrenergic và noncholinergic (NANC), gây giãn cơ trơn thể hang trong cấu trúc
dương vật, thúc đẩy hình thành priapism. Điều này có ý nghĩa trong việc phát triển
các tác nhân dược lý mới nhằm điều trị các rối loạn cương dương [12-13, 42, 48-50].
Nọc bò cạp còn mở ra tiềm năng phát triển các thuốc điều trị ung thư. Chlorotoxin
(một peptide nhỏ được tinh chế từ nọc loài bò cạp Leiurus quinquestriatus) là một
chất độc thần kinh, đóng vai trò như chất chẹn kênh Cl-. Toxin có tác động ưu tiên
trên một loạt các khối u ác tính ở người, điển hình là các u thần kinh đệm (glioma)
nhưng lại ít hoặc không liên kết với các mô bình thường [40, 43, 47]. Trong các
nghiên cứu khác, những peptide tương tự chlorotoxin đã được tinh chế, tái tổ hợp từ
bò cạp Buthus martensi là rBmK Cta, Bm-12 và Bm-12b cũng cho thấy tác động lên
kênh Cl-, đặt biệt là rBmK Cta gây ức chế sự tăng trưởng của các tế bào u thần kinh
theo liều nhưng không có tác động lên các tế bào hình sao [26, 29]. Ngoài ra, loài bò
cạp Rhopalurus junceus ở Cuba cũng đã được chứng minh là có tác động chọn lọc
trên các tế bào ung thư biểu mô [24].
Năm 1974, nọc thô của loài Leiurus quinquestriatus đã được chứng minh có tác dụng
chống đông máu ở động vật có vú và các yếu tố chống đông trong các PĐ tinh khiết
của nọc loài Palamneus gravimanus có tác động ngăn cản hoạt động của thrombin
[31]. Trong nọc loài Tityus discrepans cũng chứa các thành phần có hoạt tính ức chế
yếu tố X hoạt hóa [14]. Nọc độc từ bò cạp Mexico Anuroctonus phaiodactylus đã
được báo cáo là gây ra tác động làm chậm thời gian đông máu của PRP và PPP ở
người [41].
1.1.4. Cơ chế tác động của nọc bọ cạp
Nọc bò cạp là một hỗn hợp phức tạp của các peptide, nucleotide, lipid, mucoprotein,
amin sinh học, vài enzyme hiếm và các chất chưa được biết đến khác [27]. Trong đó,
các polypeptide neurotoxic tác động lên các kênh ion của hệ thần kinh, đóng vai trò
quan trọng giúp nọc bò cạp có độc tính cũng như thể hiện các tác dụng dược lý [16,
6
29]. Các kênh ion mà các toxin trong nọc bò cạp tác động đến bao gồm: kênh Natri
cảm ứng điện thế (Nav), kênh Kali cảm ứng điện thế (Kv), kênh Kali được hoạt hóa
bởi Calci (KCa), kênh Calci và kênh Chloride.
Trong bài tổng hợp “Scorpion toxin peptide action at the ion channel subunit level”
được đăng trên tờ Neuropharmacology năm 2017 của David M. Housley và các đồng
sự [34] đã cho thấy có:
- 63 peptid tác động lên Nav.
- 98 peptide có tác động ức chế Kv, trừ AaTXKb2-64 (Androctonus australis) có tác
động kích thích.
- 20 peptide tác động lên KCa. Tất cả đều ức chế IKCa và SKCa, chỉ có 7 peptid liên
quan đến BKCa. Iberiotoxin (Buthus tamulus) ức chế chọn lọc mạnh nhất lên BKCa,
Maurotoxin (Scorpio maurus palmatus) ức chế chọn lọc mạnh nhất lên IKCa và
Tamapin (Mesobuthus tamulus) có tác động mạnh nhất lên SKCa.
- Có 16 peptide ảnh hưởng lên kênh Ca2+ và có 2 peptide tác động lênh kênh Cl-.
Toxin tác động lên kênh Natri cảm ứng điện thế (Nav)
Peptid trong nọc bò cạp tác động lên Nav gồm 2 loại toxin: α-toxin và β-toxin. Các
peptide được gọi là α-toxin hay β-toxin là do vị trí gắn kết của chúng trên kênh Na+.
α-toxin liên kết với receptor site 3, trong khi β-toxin liên kết với receptor site 4 của
kênh Na+ [27].
α-toxin có ái lực phụ thuộc điện thế màng, có tác dụng chính là làm chậm hoặc ức
chế quá trình bất hoạt của kênh Na+ trong các tế bào thần kinh, cơ và tim [20, 29].
Chúng là các polypeptide gồm các chuỗi có 61-76 amino acid nối với nhau bằng 4
cầu nối disulfide, được chia thành 3 nhóm chính [28]:
(1) Các α-toxin cổ điển, hoạt động mạnh trên não động vật có vú và có ái lực cao với
synaptosome trong não chuột. Các toxin như Aah1, Aah2, Aah3 (Androctonus
australis hector), Lqq5 (Leiurus quinquestriatus quinquestriatus) và Bot3
7
(Buthus occitanus tunetanus) là những toxin lần đầu tiên được xác định thuộc
nhóm này vì có độc tính cao với con người [28, 44];
(2) Các α-toxin hoạt động mạnh trên côn trùng như LqhαIT (Leiurus quinquestriatus
hebraeus), Lqq3 (Leiurus quinquestriatus quinquestriatus), BotIT1 (Buthus
occitanus tunetanus) và BjαIT (Hotentota Judaica) có ái lực cao với tế bào thần
kinh côn trùng [28];
(3) Các toxin tương tự α-toxin có hoạt tính trên cả động vật có vú và côn trùng như
Lqh3 và Lqh6 (Leiurus quinquestriatus hebraeus), Bom3 và Bom4 (Buthus
occitanus mardochei) và BmK M1 (Mesobuthus martensii Karsch.) [28].
β-toxin gắn với một vị trí thụ thể cụ thể có trong các synaptosome độc lập với điện
thế màng có trong não chuột [15], làm thay đổi quá trình hoạt động của các kênh Na+
[29]. Các β-toxin là các polypeptie có 61 amino acid với 8 cystein nối với nhau qua
4 cầu nối disulfide [29], được chia làm 4 nhóm dược lý [27]:
- β-toxin tác động trên động vật có vú như Css4 (Centruroides suffusus suffusus),
Cn2 (Centruroides noxious) gắn kết ái lực cao với synaptosomes não chuột;
- β-toxin kích thích chọn lọc với côn trùng như AahIT (Androctonus australis), BjxtrIT (Hottentotta judaicus) gây liệt co cứng do tác động lặp đi lặp lại của dây thần
kinh vận động, làm tăng dòng điện và làm chậm lại quá trình khử hoạt của Nav;
- β-toxin ức chế côn trùng như LqhIT2 và Lqh-dprIT3 (Leiurus quinquestriatus
hebraeus), BotIT2 (Buthus occitanus tunetanus) có ái lực cao với Nav của côn
trùng và không gây hại trên chuột, toxin gây liệt mềm, trái ngược với chứng liệt
cứng ở toxin kích thích;
- β-toxin có ái lực cao với cả động vật có vú và côn trùng như Ts1 (Tityus serrulatus)
và Lqhβ1 (Leiurus quinquestriatus hebraeus). Hầu hết β-toxin có tác động thay
đổi sự hoạt hóa của rNav1.2 não chuột và rNav1.4 cơ xương cùng cơ chế, nhưng
không ảnh hưởng hNav1.5 trên tim.
Toxin tác động lên kênh Kali (KTx)
Các peptide ức chế kênh K+ đầu tiên được phân lập là từ nọc độc của loài bò cạp
Centruroides noxius [29].
8
Nhóm KTx bao gồm các peptide chuỗi ngắn với 23-43 dư lượng amino acid và chuỗi
dài với 42-84 dư lượng và cấu trúc được ổn định bởi 3-4 cầu nối disulfide. Các toxin
này được chia thành 4 nhóm: α, β, γ và κ dựa vào cấu trúc giống nhau và đặc trưng
cho từng kênh K+ riêng biệt [27].
- α-KTx được phát hiện sớm nhất, đến nay đã có 133 chất là các chuỗi peptide ngắn
(23-43 acid amin), ổn định bằng 3-4 cầu disulfide, có tác động chẹn kênh KCa;
- β-KTx dài hơn α-KTx (47-84 acid amin và 3 cầu disulfide), có nguồn gốc từ họ
Buthidae, Caraboctonidae và Scorpionidae. Toxin này chứa 2 miền: N-terminal có
hoạt tính phân giải độc tố và C-terminal chẹn kênh K+;
- γ-KTx có 36-47 amino acid và phần lớn có 4 cầu disulfide. Hiện nay đã có 29 toxin
thuốc nhóm này;
- κ-KTx là nhóm mới nhất của KTx gồm các peptide có 22-28 acid amin và 2 cầu
disulfide. Chúng có nguồn gốc từ họ Scorpionaidae và Liochelidae. Hiện nay đã
có 18 κ-KTx được liệt kê trong danh sách của UniProt;
Toxin tác động lên kênh Calci
Các peptide đầu tiên được biết là có hoạt tính trên receptor ryanodine (RyR) –
receptor của kênh Calci nhóm ligand-activated channel, được tìm thấy trong nọc loài
bò cạp Buthotus hottentota. Ryanotoxin (peptide 11KD của Buthotus judaicus) làm
tăng phóng thích Ca2+ từ mạng nội cơ tương và cũng gây ra giảm độ dẫn của các RyR.
2 peptid khác của Buthotus judaicus là BjtX-1 và BjtX-2 cũng ảnh hưởng kênh Ca2+
ở màng nội cơ tương của cơ vân nhưng không ảnh hưởng đến gan và tim. Toxin
BmK-AS và BmK-AS1 (từ loài BmK) kích thích sự gắn kết với ryanodine với RyR
trong cơ vân thỏ. IpTxi và Iptxa (Pandinus imperator) là 2 peptide đầu tiên được báo
cáo là có ái lực cao với RyR. IpTxi ức chế gián tiếp RyR xương và tim, IpTxa
(Imperatoxin A) làm tăng gắn kết ryanodine với RyR xương nhưng không có tác dụng
ở tim [45].
9
Ngoài ra, kurtoxin (toxin của Parabuthus transvaalicus) có ái lực cao với α1G T-type
của kênh Ca2+. Toxin này có sự phân biệt giữa các kênh Calci T-type α1G và các
kênh khác gồm α1A, α1B, α1C và α1E [19].
Toxin tác động lên kênh Chloride
Nọc độc loài Leiurus quinquestriatus đã được chứng minh là có khả năng chẹn kênh
Cl- có độ dẫn điện nhỏ [23]. Đó là 1 peptid cơ bản nhỏ có 4070 Da [22].
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÒ CẠP ĐEN AN GIANG (Heterometrus laoticus)
Heterometrus thuộc phân họ Scorpioninae, họ Scorpionnidae – 1 trong 24 họ bò cạp
còn tồn tại đến ngày nay. Các loài Heterometrus phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, Burma,
Borneo, Philipine và châu Phi. Có khoảng 33 loài Heterometrus được tìm thấy chủ
yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á [27]. Loài Heterometrus laoticus
phân bố chủ yếu ở Lào, Campuchia, miền Nam Thái Lan và miền Nam Việt Nam
[21].
Đặc trưng về hình thái của Heterometrus laoticus
Heterometrus laoticus trưởng thành dài từ 90-125 mm và có màu đen, riêng manus
(phần thịt của chela trước các ngón (finger)) và telson có thể có màu nâu đỏ. Ở cả hai
giới đực và cái, các răng số 15-19 xếp thành dạng lược [37].
telson
patella
chela
manus
finger
Hình 1.3. Bò cạp đen An Giang (Heterometrus laoticus)
Chela của loài này có tỷ lệ dài và rộng là 2 – 2,3 và có manus nhẵn. Lớp giáp và phần
mesosoma nhẵn và không có các hạt nhỏ. Telson có nhiều lông, thuôn dài và có bọng
dài hơn phần ngòi đốt [37].
10
Hình 1.4. Phần đuôi (metasoma) của Heterometrus laoticus
Nọc bò cạp đen An Giang (Heterometrus laoticus)
Các dấu hiệu lâm sàng gặp phải khi bị các loại bò cạp trong loài Heterometrus đốt là:
sưng – đau cục bộ, tấy đỏ hoặc đổi màu, hạ huyết áp, bồn chồn, suy hô hấp, buồn
nôn, nôn, đau bụng, khát nước, đau đầu, sốt, run và sốc [27].
Ở Việt Nam, nọc bò cạp Heterometrus laoticus của 2 tỉnh An Giang và Tây Ninh đã
được tiến hành nghiên cứu. Nọc Heterometrus laoticus 2 vùng này tương đối giống
nhau, đều tách được 10 PĐ (bằng phương pháp sắc ký cột Bio-gel P 10 và phương
pháp điện di). Trong đó, 2 PĐ độc 6 và 7 chứa các neurotoxin – các protein nằm trong
vùng 3-8 kDa. Tuy nhiên, trong nọc bò cạp An Giang, PĐ 6 độc hơn 7, trong khi nọc
bò cạp Tây Ninh thì phân đọc 7 độc hơn. Như vậy, nọc của bò cạp tại 2 tỉnh này
không giống nhau hoàn toàn [1].
Qua mô hình thử độc tính cấp, nọc độc bò cạp Heterometrus laoticus An Giang có
LD50 được xác định là 190,0 ± 1,7 mg/kg cân nặng chuột qua đường tiêm dưới da và
12,0 ± 0,6 mg/kg qua đường tiêm tĩnh mạch. Còn trong mô hình độc tính bán trường
diễn, nọc bò cạp tiêm hàng ngày dưới da với liều 0,1 mg/ 10g thể trọng/ ngày trong
30 ngày gây hoại tử da nhưng chưa biểu hiện độc tính trên gan, thận và huyết học
trong một tháng thử nghiệm. Nọc loài bò cạp này thể hiện được tác dụng giảm đau –
kháng viêm trên chuột [6-7, 10, 33]. Tác dụng này cũng có đối với Heterometrus
laoticus Tây Ninh (LD50 = 170 ± 0,95 mg/kg qua đường tiêm dưới da) [8-9].
Đã có vài polypeptide được phân lập ra từ nọc Heterometrus laoticus là
Heteroscorpine 1 (HS-1), HelaTx1, Hetlaxin và Heteromtoxin (HmTx). HS-1 là toxin
đầu tiên được phân lập, có khối lượng phân tử là 8293 Da và có tác động chẹn kênh
11
K+. HS-1 có tác động trên các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Klebsiella
pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa mạnh gấp 300 lần so với nọc thô [51].
HelaTx1 là thành viên đầu tiên của phân họ κ-KTx5 [52]. Toxin này tác động trên
các kênh K+ khác nhau và hoạt động mạnh nhất trên Kv1.1 [33]. Hetlaxin (thuộc
nhóm α-toxin) là toxin đầu tiên được phân lập từ nọc Heterometrus laoticus có ái lực
cao với Kv1.3 [32-33]. Heteromtoxin (HmTx) có nucleotide chứa 649 bp (base pair)
với cấu trúc protein trưởng thành gồm 131 amino acid dư lượng (tiểu đơn vị lớn gồm
104 amino acid, tiểu đơn vị nhỏ gồm 27 amino acid) [35].
Cũng như một vài loài bò cạp khác, Heterometrus laoticus cũng thể hiện hoạt tính
chống đông máu. Từ nọc Heterometrus laoticus An Giang, đã tách ra được 5 PĐ.
Trong đó, PĐ 2, 4 và 5 thể hiện được tác động chống đông máu trong các thử nghiệm
in vitro. Ở nồng độ 5 mg/ml, PĐ 2 có thời gian đông máu gấp đôi so với mẫu đối
chứng trong xét nghiệm Prothrombin; PĐ 4 và 5 gây ra quá trình chậm đông máu
trong xét nghiệm APTT (thời gian đông máu cục bộ) do tăng thời gian đông máu cục
bộ và PĐ 5 có tăng thời gian đông máu hơn 10 lần so với mẫu đối chứng [2].
1.3.
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CẦM MÁU
1.3.1. Tiểu cầu
Nguồn gốc
Tiểu cầu là những mảnh tế bào được tách ra từ một tế bào rất lớn, được gọi là mẫu
tiểu cầu (megakaryocytes) – có nguồn gốc từ tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy
xương. Một mẫu tiểu cầu có thể sinh ra 6000 tiểu cầu [11].
Phần lớn mẫu tiểu cầu nằm lại trong tủy xương và giải phóng tiểu cầu vào máu. Tuy
nhiên, có một số mẫu tiểu cầu theo máu đến các cơ quan khác, đặc biệt là phổi và
chúng sản sinh tiểu cầu tại đây. Lách cũng là một cơ quan dự trữ tiểu cầu. Số lượng
tiểu cầu ở nam là 263 ± 61 G/l, ở nữ là 274 ± 63 G/l [11].
12
Hình 1.5. Các giai đoạn của quá trình sinh tiểu cầu
Cấu trúc
Tiểu cầu là những mảnh hình đa giác, hình đĩa rất nhỏ (nhỏ nhất trong số các tế bào
máu), đường kính từ 2-4 μm và không có nhân.
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
Hình 1.7. Hình dạng tiểu cầu
Hình 1.6. Các tế bào máu
Màng tiểu cầu tích điện âm mạnh, có nhiều chỗ lõm vào trong bào tương làm tiểu cầu
có tính xốp và tăng diện tích bề mặt lên rất nhiều. Trên màng tiểu cầu có các receptor
với collagen, yếu tố von-Willebrand thành mạch và fibrinogen. Bào tương tiểu cầu
có actin, myosin và thrombosthenin. Các protein này giúp tiểu cầu co lại và giải phóng
các chất chứa trong các hạt đó như:
- Hạt alpha chứa nhiều enzyme và một protein có tác dụng sửa chữa thành mạch sau
tổn thương (yếu tố tăng trưởng)
- Thể đông đặc rất giàu Ca2+, serotonin, adenosinediphosphat (ADP)
13