Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH QUANG HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.6 KB, 25 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH QUANG HƯNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
1. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của một công ty sản xuất kinh
doanh
Trong những công ty, doanh nghiệp có sản xuất, có thể nói, hầu như tất cả
mọi hoạt động, nguồn lực của những tổ chức đó đều tập trung vào môi trường sản
xuất. Qua đó, chúng ta có thể hình dung được, sản xuất là một nơi tập trung nhiều
thành phần, nhiều vấn đề của tổ chức và là nơi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng lãnh đạo,
quản lý, tổ chức... Cuối cùng, là nơi tạo ra nhiều lãng phí nhất trong Công ty, trong
đó có cả bài toán về sử dụng và bố trí nguồn nhân lực sao cho hiệu quả.
- Nguồn nhân lực: Là tất cả các tành viên tham gia hoạt động cho tổ chức,
không phân biệt vị trí công việc, mức độ phức tạp hay mức độ quan trọng của công
việc.
- Quản trị nhân lực là chức năng cơ bản của quản trị học, giải quyết tất cả
các vấn đề liên quan tới con người trong tổ chức, gắn với nhũng công việc cụ thể
của họ cùng với những mối quan hệ nảy sinh trong quá trình làm việc nhằm tạo
điều kiện đẻ mọi người hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao và làm việc hiệu quả
cho mục tiêu cuối cùng của tổ chức.
- Nói một cách khác Quản trị nhân lực là:
+ Nghệ thuật lãnh đạo
+Nghệ thuật chỉ huy
+ Nghệ thuật sử dụng người
+ Nghệ thuật thực hiện công việc bằng người khác.
Trong một tổ chức quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động được
thiết kế để cung cấp và điều phối các nguồn lực con người của tổ chức. Vậy mục
tiêu của quản trị nhân lực là:
- Giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.
- Sử dụng các kỹ năng và khả năng của nguồn nhân lực một cách có hiệu
quả.


- Cung cấp cho tổ chức những nhân lực được đào tạo tốt và có đông cơ
mạnh mẽ.
- Gia tăng sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc và nhu cầu tự
khẳng định.
- Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và đạo đức về sử dụng lao động.
Như vậy sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chính là phát huy hết những khả
năng hiện có của người lao động nhằm phục vụ mục tiêu và lợi ích của cá nhân, tổ
chức. Mặt khác sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẽ mang lại những giá trị mà tổ
chức mong muốn đó là:
- Phát huy tính sáng tạo và khả năng làm việc tích cực của mỗi cá nhân
người lao động.
- Giá trị kinh tế, phi kinh tế khi sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đem lại.
- Tạo cơ sở hình thành văn hóa và thương hiệu nguồn nhân lực của tổ chức.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của một công ty sản
xuất kinh doanh
Hiện nay có 3 tiêu chí cơ bản đánh giá tính hiệu quả của công tác quản trị nguồn
nhân lực theo quan điểm hiện đại, đó là :
- Năng suất lao động.
- Chi phí nhân công.
- Mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp
Trong quản lý, ba tiêu chí này có liên quan với nhau, đồng thời cũng mâu thuẫn
với nhau ở mức độ nào đó. VD : năng suất cao, chi phí lao động cao thì mức độ hài
lòng của nhân viên tăng lên nhưng giá thành sẽ cao và thị phần có thể sẽ giảm. Nếu
năng suất lao động cao, chi phí lao động thấp thì giá thành sẽ giảm, thị phần tăng
nhưng mức độ hài lòng của nhân viên giảm, khả năng họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp và
cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, trong quản lý cần làm thế nào để 3
mặt đó được giải quyết hài hòa và cân đối với nhau.
* Để nâng cao mức độ hài lòng, cần xem xét các điều kiện sau :
- Tiền đề phát triển của tổ chức và cá nhân.
- Xây dựng quan hệ tốt giữa người với người.

- Áp dụng phương thức quản lý có sự tham gia của nhân viên.
- Duy trì quan hệ lao động hòa thuận.
* Để kiểm soát chi phí lao động hiệu quả, cần chú ý :
- Phân công trách nhiệm giữa các bộ phận một cách rõ ràng, thiết lập quan
hệ hợp tác hữu hiệu giữa các bộ phận.
- Nghiên cứu xác định trách nhiệm của mỗi công việc, mỗi chức vụ.
- Lựa chọn người làm việc phù hợp với chuyên môn.
- Phối hợp cá nhân và tổ chức với công việc một cách hiệu quả.
* Để nâng cao năng suất lao động, cần chú ý :
- Thiết kế công việc một cách hợp lý.
- Lựa chọn phương pháp làm việc hữu hiệu.
- Xác định khối lượng công việc bình quân hàng ngày.
- Xây dựng chế độ, quy định một cách hoàn chỉnh.
- Giám sát và chỉ đạo một cách hữu hiệu.
*Trước khi đi vào tính toán một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá :
Năng suất lao động và chi phí nhân công; ta cần tìm hiểu về khái niệm giá
trị gia tăng.
Giá trị gia tăng là chỉ số đầu ra quan trọng nhất. Giá trị gia tăng phản ánh giá
trị mới tạo thêm nhờ sự đóng góp chung của mọi người trong Công ty và của
những người đầu tư vốn (Công ty không có hình thức đầu tư này).
Giá trị gia tăng (Added Value – AV) khác với doanh thu hoặc giá trị sản
lượng ở chỗ nó không bao gồm : giá trị của cải do bên cung ứng của Công ty tạo
ra; vì thế AV đánh giá giá trị thực do Công ty tạo ra. AV được tạo dùng để phân bổ
cho những người đóng góp tạo ra nó dưới dạng : tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng,
lãi suất vay vốn, thuế, lợi nhuận. Do đó, khái niệm AV liên quan đến khía cạnh
quan trọng là việc tạo ra của cải và việc phân phối của cải.
Phân tích giá trị gia tăng cho phép Công ty biết rõ hiệu quả kinh doanh và
đua ra các biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao năng suất một cách hợp lý. Hơn nữa,
việc phân bổ AV còn cho người lao động biết rõ mối quan hệ giữa thu nhập của
người lao động với sự thành công của Công ty; từ đó khích lệ người lao động tham

gia tích cực hơn trong công việc hoàn thiện các họat động của Công ty vì lợi ích
chung và riêng của từng người.
Giá trị gia tăng được tính theo 2 cách :
Cách 1 : Phương pháp trừ lùi (Cách tiếp cận tạo ra của cải)
[Giá trị gia tăng = Tổng đầu ra - Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào]
Trong đó :
- Tổng đầu ra gồm :
+ Doanh thu ròng.
+ (Thành phẩm tồn kho cuối kỳ - đầu kỳ)
+ (Bán thành phẩm cuối kỳ - đầu kỳ)
+ Xây dựng tự có.
+ Thu nhập từ bán hàng hóa không qua gia công (mua vào để bán lại).
+ Thu nhập từ dịch vụ cho thuê.
- Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào gồm :
+ (Nguyên vật liệu tiêu thụ + hàng cung ứng, dụng cụ, in ấn, dầu nhờn).
+ Giá vốn bán hàng không qua gia công (hàng mua vào để bán lại)
+ (Chi phí sử dụng điện, nước, nhiên liệu)
+ Thanh toán hợp đồng phụ.
+ (Thanh toán cho công việc do người khác thực hiện, kho hàng và cung ứng).
+ Thanh toán các dịch vụ phi sản xuất.
Cách 2 : Phương pháp cộng dồn (Cách tiếp cận của cải)
[Giá trị gia tăng = Lợi nhuận + Lãi suất + Thuế + Chi phí nhân công + Khấu hao]
* Nhóm chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động.
Một trong những khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường, đó là việc sử dụng hợp lý chi phí lao động (đầu tư
có hiệu quả); hay nói cách khác là việc sử dụng hợp lý lao động để đem lại hiệu
quả tối ưu.
Nếu theo quan điểm cũ chi phí lao động; để hạ giá thành lao động, doanh
nghiệp sẽ cắt giảm lao động hoặc các khoản chi phí lao động, …vv thì có thể đem
lại những hậu quả tiêu cực, mang tính phiến diện.

Do đó, quản lý một cách hiệu quả chi phí lao động tức là biết sử dụng và
khuyến khích những lao động có chất lượng đem lại những lợi ích cho Công ty.
Chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động cho thấy khả năng cung ứng dịch vụ ở mức
chi phí lao động thấp nhất có thể; nhóm chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động
gồm 4 chỉ tiêu chính :
=> Giá trị gia tăng trên chi phí lao động.
- Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí cho lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu
giá trị gia tăng hay lượng giá trị gia tăng phân bổ cho lao động.
- Xét ở góc độ nhà quản lý, thường mong muốn chỉ tiêu này đạt giá trị cao vì
khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng chi phí lao động cao, làm tăng khat năng
cạnh tranh về giá.
- Tuy nhiên ở khía cạnh khác, nếu tỷ số này cao phản ánh việc phân chia
thành quả đạt được cho người lao động không công bằng.
- Nếu tỷ số này thấp thể hiện chi phí lao động cao, không cân xứng với giá trị
gia tăng được tạo ra.
- Đơn vị tính : số học thuần túy.
=> Chi phí lao động cho một lao động.
- Tỷ số này đánh giá mức tiền công trung bình cho một lao động.
- Nó phản ánh chế độ ưu đãi của Công ty đối với lao động và chất lượng lao
động có tay nghề cao.
- Cần kết hợp với chỉ tiêu AV/số lao động để thất được việc tăng phúc lợi cho
lao động có tương xứng với AV tạo ra không.
- Tỷ số này cao có nghĩa người lao động có thu nhập cao hơn hoặc phản ánh
Công ty đang đầu tư phát triển lao động; tỷ số này thấp có ý nghĩa ngược lại.
- Đơn vị tính : giá trị / 1 lao động.
=>Chi phí lao động trong tổng đầu ra.
- Tỷ số này thể hiện phần chi phí lao động chiếm tỷ trọng trong tổng đầu ra.
- Tỷ số này cao thể hiện chi phí lao động cao và ngược lại.
- Đơn vị tính : số học thuần túy.
=>Phần trăm (%) chi phí lao động trong tổng đầu vào.

- Tỷ số này thể hiện phần chi phí lao động chiếm tỷ trọng trong tổng đầu vào.
- Tỷ số này cao thể hiện chi phí lao động chiếm phần lớn trong tổng đầu vào.
- Đơn vị tính : phần trăm (%)
* Năng suất lao động.
Năng suất lao động (Labour Power – LP) là một trong những chỉ tiêu cơ bản
nhất trong đánh giá năng suất chung; nó biểu thị lượng của cải, vật chất do mỗi lao
động tạo ra, LP đánh giá hiệu quả của mỗi lao động trong việc tạo ra giá trị gia
tăng hoặc tổng đầu ra.
Lao động được xem là một trong những nguồn đầu vào quan trọng nhất, vì
thế được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Yếu tố
lP chịu ảnh hưởng của : chất lượng lao động, khả năng lao động có thể tạo ra của
cải vật chất, tức là những điều kiện cần thiết để phát huy được yếu tố lao động đạt
hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc đánh giá LP sẽ giúp chúng ta nhìn nhận tính hiệu
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năng suất lao động được đánh giá qua 2 tỷ số :
=> Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng.
[Năng suất lao động = Giá trị gia tăng / Số lượng lao động]
- Tỷ số này phản ánh lượng của cải, vật chất tạo ra từ số lượng lao động trong
Công ty, tỷ số này chịu ảnh hưởng :
+ Hiệu quả quản lý : nếu cơ cấu và phương thức quản lý phù hợp, sẽ giúp cho
sử dụng hợp lý lao động, khuyến khích và phát huy lao động sáng tạo và giảm
được các lãng phí trong quá trình.
+ Thái độ làm việc : tinh thần làm việc tốt sẽ giúp mọi người nỗ lực đóng góp
tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp. Một lao động sẽ có ý thức tập trung, phát
huy khả năng để đem lại giá trị cao hơn.
+ Giá cả thị trường : yếu tố này có thể tác động tới giá trị gia tăng được tạo ra.
Nếu giá thị trường được tăng lên, mà giá thành về sản phẩm vẫn có thể duy trì ở
mức ổn định hoặc giảm dần (khai thác những nguồn vạt liệu ổn định, chất lượng
lao động, công nghệ cao, dẫn đến làm giảm lãng phí trong sản xuất, …) sẽ làm cho
phần giá trị gia tăng trong cấu thành sản phẩm tăng lên.

- Nhu cầu về sản phẩm : nếu tăng lên thì sản phẩm có thể tiêu thụ mạnh trên
thị trường cũng dẫn đến khả năng đem lại giá trị gia tăng và lợi nhuận cao. Yếu tố
này phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa, khả năng chiếm lĩnh thị trường, những lợi
thế của DN so với các đối thủ cạnh tranh khác, …
- Tỷ số này cao chỉ ra năng suất lao động cao thuận lợi cho DN trong quá
trình tạo ra của cải vật chất.
- Tỷ số này thấp nghĩa là quá trình làm việc không thuận lợi như : chi phí
nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào cao hoặc tăng lãng phí thời gian, nhân lực.
- Đơn vị tính : giá trị/1 lao động
=>Tổng đầu ra tính theo số lượng lao động.
[Năng suất lao động = Tổng đầu ra / Số lượng lao động]
- Phản ánh lượng đầu ra trên mỗi lao động. Nhìn chung tỷ số này cao phản
ảnh điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá đúng chỉ tiêu này
cần xem xét đến một số yếu tố khác. VD : tổng đầu ra tăng lên do giá nguyên vật
liệu đầu vào tăng chứ không do giá trị mới tạo ra của doanh nghiệp tăng lên thì như
vây không thể gọi là hiệu quả. Hoặc trong tổng đầu ra đó, lượng hàng tồn kho
chiếm tỷ trọng quá lớn, hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ được thì cũng không thể
đánh giá là hiêu quả. Vì vậy, để đánh giá được tỷ số này cần dụa vào nhiều yếu tố
khác.
- Đơn vị tính : giá trị/1 lao động.
 Đối với nội dung khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty ta
có thể xây dựng trên cơ sở sau:
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI
CÔNG TY
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC
Đầu tiên, chúng tôi muốn tìm hiểu về mức độ hài lòng của bạn với công việc,
ví dụ như: liệu bạn có được những thử thách thú vị ở công việc hiện tại, hoặc khối
lượng công việc ra sao,....
- Tôi hiểu rõ yêu cầu công việc của mình
- Bản thân tôi rất hài lòng với công việc của mình

- Tôi rất tự hào khi nói với người khác về công ty tôi đang làm việc
- Khối lượng công việc của tôi là chấp nhận được
- Công việc của tôi có nhiều thử thách thú vị
LƯƠNG BỔNG & PHÚC LỢI
Đây là phần nói về lương bổng và phúc lợi mà bạn nhận được từ công ty hiện tại.
- Tôi tin rằng mức lương của tôi rất cạnh tranh so với thị trường lao động
trong nước
- Tôi được trả lương xứng đáng cho trách nhiệm và chất lượng công việc
- Tôi nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương (ví dụ chi phí đi lại, ăn uống,
nghỉ mát...)
- Tôi cảm thấy phúc lợi tôi nhận được từ công ty hấp dẫn hơn so với bạn
đồng nghiệp ở những công ty khác
- Tôi rất hài lòng với cách quy định chế độ tăng lương và các phúc lợi khác
của công ty
Bạn nhận được những phúc lợi nào dưới đây từ công ty?
- Trợ cấp nghỉ hưu
- Trợ cấp nhà ở
- Trợ cấp đi lại
- Kiểm tra sức khỏe
- Căn-tin/ Bữa ăn được cung cấp
- Ngày nghỉ hàng năm
- Nghỉ phép có lương
- Nghỉ bệnh
- Nghỉ sinh con có lương
- Nghỉ vào ngày vợ sinh con có lương
- Ngày nghỉ cho các chương trình huấn luyện và đào tạo
- Phí bảo hiểm xã hội/ bảo hiểm tai nạn
- Các chương trình hỗ trợ nhân viên, ví dụ: Tập huấn về cách thức quản lý
công việc , giảm căng thẳng, Chương trình cho nhân viên vay vốn....
- Chế độ thưởng cho thành tích

- Trả lương ngoài giờ
- Kế hoạch thưởng cổ phiếu cho nhân viên
- Trợ cấp ngày nghỉ lễ
- Chương trình hỗ trợ cho việc phát triển trình độ học vấn của nhân viên, ví
dụ: Cao học....
- Chế độ hỗ trợ cho việc chuyển đổi nơi công tác
- Hỗ trợ chi phí xăng dầu
- Phiếu quà tặng của công ty
Với các phúc lơi mà bạn nhận được, hãy lựa chọn các trường hợp bạn cảm thấy
mình đáng được hưởng hoặc công ty cần cải thiện thêm.
- Trợ cấp nghỉ hưu
- Căn-tin/ Bữa ăn được cung cấp
- Ngày nghỉ hàng năm
- Nghỉ phép có lương
- Nghỉ bệnh
- Ngày nghỉ cho các chương trình huấn luyện và đào tạo
- Phí bảo hiểm xã hội/ bảo hiểm tai nạn
- Các chương trình hỗ trợ nhân viên, ví dụ: Tập huấn về cách thức quản lý
công việc , giảm căng thẳng, Chương trình cho nhân viên vay vốn....
- Chế độ thưởng cho thành tích
- Kế hoạch thưởng cổ phiếu cho nhân viên
- Trợ cấp ngày nghỉ lễ
- Chương trình hỗ trợ cho việc phát triển trình độ học vấn của nhân viên, ví

×