Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.99 KB, 5 trang )

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận chung
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, yếu tố vốn nhất là
nguồn tiền gửi có tính chất rất quan trọng. Chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện
Bên là một Chi nhánh nằm trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã và đang ngày càng tạo ra
ưu thế của mình so với các Chi nhánh của các ngân hàng thương mại khác trên
cùng địa bàn bằng cách nghiên cứu mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm, đa dạng hình
thức huy động vốn, đổi mới hoàn thiện phong cách giao dịch và công nghệ ngân
hàng để tăng sức cạnh tranh.
Nếu như Chi nhánh biết phát huy những ưu thế của mình và khắc phục những hạn
chế còn tồn tại trong ngân hàng bằng việc áp dụng các biện pháp nêu trên thì Chi
nhánh sẽ có được một lượng vốn tiền gửi với số lượng và hiệu quả cao, thu hút tối
đa mọi nguồn tiền tiềm ẩn, tạo cơ sở thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh, tăng mức lợi nhuận cho bản thân Chi nhánh.
Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thành phố Điện Biên, em thấy việc đưa ra các biện pháp để tăng cường
và nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi là rất cần thiết đối với Chi nhánh hiện nay.
Trong tương lai nếu có điều kiện, em sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này nhưng ở
mức độ cao hơn. Cụ thể là các biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác
huy động tiền gửi không những trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Ngọc Thúy và toàn thể các thầy cô giáo
khoa Ngân hàng Tài chính, đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú,
các anh chị trong phòng kế toán và các cán bộ Chi nhánh NHNNo&PTNT Thành
phố Điện Biên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề
này.
2 Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân và đối với NHNNo&PTNT Thành phố
Điện Biên.
2.1 Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân
Qua quá trình thực tập tại chi nhánh NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên em đã
cơ hội tìm hiểu về hoạt động tín dụng, kế toán tại chi nhánh và vận dụng lý thuyết
vào hoạt động thực tiễn, từ đó so sánh lý thuyết được học với thực tế.


Trong thời gian thực tập em đã nắm bắt và học hỏi kinh nghiệm về cách thức làm
việc và giao tiếp với khách hàng cùng với các anh chị nhân viên trong ngân hàng.
Đó là cơ sở và là bước đệm để sau này em ra trường để có thể được làm trong một
môi trường đầy năng động và có nhiều sức cạnh tranh.
2.2 Ý nghĩa của đề tài đối với ngân hàng
Ngân hàng là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế. Ngành ngân hàng
của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, đây chính là vấn đề gây khó khăn cho chúng
ta trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề
nóng nhất khi sức mạnh hội nhập lan tỏa trên toàn bộ nền kinh tế nước ta.
Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế năng động đó, mỗi ngân hàng cần phải
xác định cho mình một con đường đi phù hợp và hiệu quả nhất. Nâng cao vị thế
trên thị trường, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động luôn là vấn đề cốt lõi. Huy
động vốn là cơ sở để tiến hành hoạt động, là cơ sở để đảm bảo thanh toán, là uy tín
và cũng chính là tiền đề cho sự sống còn của ngân hàng. Hòa chung vào không khí
đó NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên luôn ý thức vai trò trách nhiệm của
mình, để từ đây có thể đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ
thống ngân hàng nước ta nói chung và hệ thống NHNNo&PTNT Thành phố Điện
Biên nói riêng.
3 Định hướng phát triển của NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên
Từ những kết quả đạt được trong năm 2008, 2009, năm 2010 chi nhánh TP Điện
Biên tiếp tục phấn đấu để đạt thành tích cao hơn, các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Nguồn vốn: Đạt 310.473 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2009, trong đó nâng cao
tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 20% trong tổng nguồn vốn tương đương là 305.000
triệu đồng.
Dư nợ: đạt 326.610 triệu đồng, trong đó tỷ lệ nợ trung, dài hạn chiếm 30% dư nợ
cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho vay tiêu dùng cầm cố đời sống
chiếm 25% tổng dư nợ.
Tài chính: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính trên giao, đảm bảo thu nhập cho
CBCNV theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ.
Để đạt được những chi tiêu cụ thể trên, chi nhánh TP Điện Biên đã đề ra phương

hướng hoạt động và một số biện pháp cơ bản sau:
3.1 Về công tác nguồn vốn
Tiếp tục mở rộng mạng lưới phù hợp với điều kiện cụ thể.
Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra mức lãi suất huy động phù hợp
thị trường.
Phối hợp các phòng giao dịch thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc
khách hàng đạt hiệu quả nhằm tăng cường nguồn vốn không kỳ hạn với lãi suất
thấp.
3.2 Về công tác tín dụng
Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiềm 30% tổng dư nợ. Mở rộng cho
vay đối với các thành phần kinh tế.
Tăng tỷ lệ cho vay có bảo đảm, đồng thời nâng cao khả năng quản lý tín dụng, đảm
bảo an toàn vốn vay.
4 Một số kiến nghị
4.1 Đối với chính phủ
Trong hoạt động ngân hàng hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu
bằng hệ thống các dịch vụ ngân hàng. Chiến lược này bao gồm việc đa dạng hóa,
áp dụng chọn lọc các hoạt động mà ngân hàng khác cả trong và ngoài nước đã áp
dụng, từ đó cải tiến để tạo ra sự khác biệt đối với những dịch vụ mới theo một quy
trình chính thức. Dịch vụ đa dạng, thuận tiện sẽ tác động trực tiếp đến quy mô và
chất lượng nguồn tiền gửi giao dịch của khách hàng, chủ yếu là nguồn tiền gửi
không kỳ hạn nhằm phục vụ cho các mục đích thường xuyên của họ.
Ngân hàng cũng quan tâm hơn đến việc huy động tiền gửi qua tài khoản thanh
toán, điều nay cũng có nghĩa khuyến khích dân cư làm quen với việc mở tài khoản
và thanh toán qua ngân hàng. Để làm được điều này trong điều kiện hiện nay cần
quy định các tổ chức hành chính sự nghiệp kể cả Kho bạc Nhà nước mở tài khoản
và thanh toán qua Ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng khối tiền mặt
tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị này vào quá trình tài trợ cho doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh.
4.2 Đối với NHNN Việt Nam

4.2.1 Về lãi suất
Vào những năm cuối của thập kỷ 80, đầu thế kỷ 90 của thế kỷ 20, ngân hàng đã sử
dụng khá thành công chính sách lãi suất để chống lạm phát, đồng thời thu hút một
số vốn tiền gửi dân cư đáng kể vào ngân hàng. Song với mức lãi suất thấp như hiện
nay có tác dụng kích thích tiêu dùng của người dân nhưng lại tương đối khó khăn
cho các ngân hàng có thể huy động được tiền gủi.
Hiện nay, lãi suất tiền gửi chưa hợp lý đối với nhu cầu của người gửi tiền nhằm
mục tiêu sinh lợi và an toàn của đồng vốn. Do vậy, tùy từng thời kỳ mà Ngân hàng
Nhà nước sẽ ban hành các chính sách lãi suất.
4.2.2 Về tỷ giá
Tỷ giá không ổn định và nhất là nền kinh tế luôn có khả năng tiềm ẩn của cuộc
khủng hoảng thì rõ ràng rất nhiều người sẽ chọn dự trữ bằng các đồng tiền mạnh
như USD, JPY, EURO... do đó việc ổn định tỷ giá là vấn đề cần thiết để người dân
tin tưởng ở nền kinh tế Việt Nam. Do tình hình hiện nay đồng nội tệ chưa đủ mạnh
để áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi, Ngân hàng Nhà nước cần duy trì chế độ tỷ giá
thả nổi có sự quản lý của Nhà nước. Để thực hiện được điều này, trong thời gian
tới, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện những vấn đề sau:
Tập trung quỹ ngoại tệ Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý để có thể tham
gia vào thị trường một cách có hiệu quả.
Tăng cường hoàn thiện thị trường hối đoái, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ
để Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả.
4.3 Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam
Với tư cách là ngân hàng mẹ của chi nhánh NHNo&PTNT TP Điện Biên, Ngân
hàng nhà nước Việt Nam cần có những hoat động giúp đỡ chi nhánh trong vấn đề
hoàn thiện công tác huy động tiền gửi của chi nhánh như:
Tạo điều kiện giúp đỡ chi nhánh khi có phương án mở rộng mạng lưới huy động,
tăng thêm nguồn vốn bằng cách cho phép chi nhánh tăng thêm biên chế. Hỗ trợ chi
nhánh trong thời kỳ chi nhánh thực hiện xây dựng trụ sở mới, nâng cao công nghệ
ngân hàng tại chi nhánh nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ và đảm bảo thực
hiện công tác ngân hàng thương mại. Trang bị cho chi nhánh những công nghệ

hiện đại như nâng cao công tác thanh toán điện tử tại chi nhánh, dịch vụ thẻ ATM.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×