Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.92 KB, 9 trang )

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Cơ sở lý luận vể huy động tiền gửi tại NHTM
1.1 Tiền gửi
Là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục
đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dễ dàng chuyển
thành tiền mặt.
1.2 Tiền gửi thanh toán
Đây là khoản tiền mà các doanh nghiệp cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích là
sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng có thể được trả lãi (trả lãi thấp) hoặc
không được trả lãi tùy thuộc vào mỗi ngân hàng. Người gửi tiền vào ngân hàng để
nhờ ngân hàng thu hộ tiền, trả hộ tiền, với mức phí thấp nhất. Các ngân hàng có thể
sử dụng các số dư tiền gửi của khách hàng vào các hoạt động của mình.
1.3 Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận
trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
2 Các hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM
2.1 Đặc điểm nguồn tiền gửi tại NHTM
Tiền gửi phải được thanh toán khi có sự yêu cầu của khách hàng, ngay cả khi đó là
tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn. Hoạt động nhận tiền được nhìn nhận như là một
nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi của khách
hàng thông qua mở cho khách hàng một tài khoản như tài khoản gửi định kỳ (tiền
gửi có kỳ hạn), tài khoản tiền gửi hoạt kỳ (tiền gửi không kỳ hạn) và tài khoản tiền
gửi tiết kiệm. Giao nhận tiền gửi của NH được hiểu là cam kết song phương giữa
NHTM với khách hàng gửi tiền, thông qua việc giao kết hợp đồng tài khoản tiền
gửi. Giai đoạn đầu nó chỉ đơn thuần là một hợp đồng dịch vụ gửi tài sản, theo đó
NH đóng vai trò là bên nhận gửi giữ để được nhận thù lao. Về sau do nhu cầu
khách quan của hoạt động kinh tế, giữa NH và khách hàng có thêm thỏa thuận NH
có thể sử dụng chính số tiền này để đầu tư nhằm mục đích sinh lợi, với điều kiện là
phải hoàn trả cho người sử dụng toàn bộ số vốn đã sử dụng kèm theo một khoản


tiền lãi nhất định tùy thuộc vào thời gian mà NH giữ khoản tiền đó.
2.2 Phân loại tiền gửi
2.2.1 Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng mà có sự thoả thuận về thời gian rút
tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy về nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ
được rút tiền ra, khi đến hạn đã thoả thuận.
Nó có dạng như một khoản tiền vay của ngân hàng nhưng không thể hiện bằng một
phiếu khoán. Nó là một ngoại lệ của quy tắc khả dụng, bởi vì ngân hàng chỉ phải
hoàn lại số tiền ký thác vào ngày đáo hạn ghi trên hợp đồng. Hiện nay các NHTM
Việt Nam đang áp dụng hai loại tiền gửi định kỳ:
Tiền gửi định kỳ theo tài khoản.
Tiền gửi định kỳ dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng.
2.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi
tiền vào ngân hàng không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích 0an
toàn tài sản, khi cần khách hàng đến ngân hàng rút tiền để chi tiêu.
3 Một số huy động về tiền gửi
3.1 Đối tượng, phạm vi áp dụng
3.1.1 Đối tượng
Đối tượng gửi tiền bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước
ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Đối tượng gửi tiền bằng ngoại tệ là các cá nhân và những người cư trú.
3.1.2 Phạm vi áp dụng
Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi của mọi cá
nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau.
Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng
100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy
định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn
và mức huy động tối đa.

Việc nhận tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi
được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.
3.1.3 Quy chế bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền
gửi các báo cáo theo quy định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo ngay với tổ chức bảo hiểm tiền
gửi trong những trường hợp sau đây:
Gặp khó khăn về khả năng chi trả.
Khi thay đổi các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc
(Giám đốc).
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi có trách nhiệm gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo tài
chính năm.
Khi phát hiện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn
trong hoạt động ngân hàng, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, đồng thời báo cáo
bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước.
4 Hạch toán kế toán tiền gửi có kỳ hạn
4.1 Kế toán nhận tiền gửi
Căn cứ vào giấy nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập vào dữ liệu của máy
tính. Hạch toán:
Nợ: TK Tiền mặt (1011)
Có: TK Tiền gửi có kỳ hạn ( 4222.xx.)
Khách hàng trích từ tài khoản không kỳ hạn chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ
hạn. Căn cứ vào giấy ủy nhiệm chi kế toán ghi:
Nợ: TK Tiền gửi không kỳ hạn (4221.xx)
Có: Tiền gửi có kỳ hạn (4222.xx)
4.2 Kế toán chi trả tiền gửi
Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn

cứ vào giấy lĩnh tiền mặt ghi:
Nợ: TK Tiền gửi có kỳ hạn (4222.xx)
Có: TK Tiền mặt (1011)
Cũng có thể khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Trong trường
hợp này khách hàng làm giấy đề nghị chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Căn cứ vào giấy đề nghị chuyển tiền từ tài
khoản tiền gửi có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Căn cứ vào giấy đề
nghị của khách hàng kế toán lập chứng từ, hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi có kỳ hạn (4222.xx)
Có: TK Tiền gửi không kỳ hạn (4221.xx)
4.3 Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn
Việc trả lãi tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn (trả
cùng gốc). Tuy nhiên thực hiên nguyên tắc cơ sở dồn tích thì hàng tháng tiến hành
tính lãi và hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đối ứng với tài khoản lãi
phải trả cho tiền gửi. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kế toán hạch toán trả lãi
cho khách hàng từ tài khoản lãi phải trả cho tiền gửi tổng số tiền lãi.
Tính tiền lãi có kỳ hạn áp dụng phương pháp lãi đơn.
Công thức tính lãi hàng tháng
Tiền lãi = Số tiền gửi vào x Lãi suất tiền gửi/ tháng
Sau khi tính được số lãi phải trả kế toán lập chứng từ, hạch toán
Nợ: TK Chi phi trả lãi (TK thích hợp)
Có: TK Lãi phải trả cho tiền gửi (4911)
Khi khách hàng đến tính lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi, hạch toán:
Nợ: TK Lãi phải trả cho tiền gửi (4911)
Có: TK thích hợp (TK tiền mặt hay tiền gửi không kỳ hạn).
5 Sự thay đổi của hoạt động tiền gửi trong năm 2008 – 2010
5.1 Những hoạt động tiền gửi trong năm 2008 – 2010
Ngân hàng có những hoạt động đa dạng: Như huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, mở các đợt trái phiếu, cổ phiếu... sử dụng vốn huy động có được cho
vay hay đầu tư vào các dự án... Ngoài ra còn có các dịch vụ: chuyển tiền, chuyển

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×