Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giáo trình Hàn điện hồ quang tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 63 trang )

Hàn điện hồ quang tay

Giáo trình

Bài 1: Những kiến thức cơ bản khi hàn điện hồ quang tay
Mục tiêu:
- Trình bày được các ký hiệu, quy ước của mối hàn;
- Phân biệt các loại máy hàn điện hồ quang, đồ gá, kính hàn, kìm hàn và
các dụng cụ cầm tay;
- Xác định được loại que hàn thép các bon thấp theo ký mã hiệu, hình
dáng bên ngoài;
- Liệt kê được các liên kết hàn cơ bản;
- Nhận biết các khuyết tật trong mối hàn;
- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
Nội dung:
1. Sơ lược về ký hiệu, quy ước của mối hàn;
1.1. Cách biểu diễn mối hàn trên bản vẽ;
1.1.1. Khái niệm chung
Mối hàn là mối ghép không tháo được. Muốn tháo rời các chi tiết của mối
hàn ta phải phá vỡ mối hàn đó, vì khi hàn người ta dùng phương pháp làm nóng
chảy cục bộ kim loại để dính kết các chi tiết lại với nhau.
1.1.2. Phân loại mối hàn.
Căn cứ theo cách ghép các chi tiết hàn, người ta chia mối ghép bằng hàn ra
bốn loại.
a. Mối ghép đối đỉnh, ký hiệu Đ. hình 1.1.a.
b. Mối ghép chữ T, ký hiệu T. hình 1.1.b.
c. Mối ghép chập, ký hiệu C. hình 1.1.c.
d. Mối ghép góc, ký hiệu G. hình 1.1.d.

b


d
Hình 1.1.

1.2. Quy ước mối hàn trên bản vẽ.
Trang 1


Hàn điện hồ quang tay

Giáo trình

Căn cứ theo hình dạng mép vát của đầu chi tiết đã chuẩn bị để hàn, người
ta chia ra nhiều kiểu mối hàn khác nhau. Kiểu mối hàn được ký hiệu bằng chữ,
bằng số và bằng dấu hiệu quy ước.
Các kiểu mối hàn và kích thước cơ bản của mối hàn đã được quy định
trong các tiêu chuẩn về mối hàn.
Ví dụ: Kiểu và kích thước cơ bản của mối hàn hồ quang điện bằng tay
được quy định trong TCVN 1091 - 75.
Khi cần biểu diễn hình dạng và kích thước của mối hàn thì trên mặt cắt,
đường bao mối hàn được vẽ bằng nét liền đậm, mép vát đầu các chi tiết được
vẽ bằng nét liền mảnh. Hình 6.29.

Hình 1.2.
Biểu diễn và ký hiệu quy ước các mối ghép bằng hàn được quy định theo
TCVN 3746 – 83.
Ký hiệu quy ước về mối ghép bằng hàn gồm có: ký hiệu bằng chữ về loại
hàn, ký hiệu bằng hình vẽ về kiểu mối hàn, kích thước mặt cắt mối hàn, chiều
dài mối hàn, ký hiệu phụ đặc trưng cho vị trí của mối hàn và vị trí tương quan
của các mối hàn. Hình 1.4.


Hình 1.3.
Cách ghi ký hiệu của mối ghép bằng hàn.
Ký hiệu quy ước của mối ghép bằng hàn được ghi trên bản vẽ theo một
trình tự nhất định và ghi trên giá ngang của đường gióng đối với mối hàn thấy
và ghi dưới giá ngang đối với mối hàn khuất. Cuối đường gióng có ghi nữa mũi
Trang 2


Hàn điện hồ quang tay

Giáo trình
tên chỉ vào vị trí của mối hàn. Hình 1.4.

Dưới đây là một số ví dụ về cách ghi ký hiệu mối hàn. Hình 1.4 là mối hàn
ghép chập có ký hiệu: C2 6 – 100/200.
- C2: Kiểu mối hàn chập không vát hai đầu
-

6: Chiều cao mối hàn 6mm

- 100/200: Mối hàn đứt quãng, chiều dài mỗi quãng 100 mm, khoảng cách
giữa các quãng là 200 mm.
: Hàn theo đường bao hở.
2. Các loại que hàn thép các bon thấp
2.1. Que hàn thép các bon kết cấu
2.1.1. Cấu tạo que hàn: gồm 2 phần chính:

Hình 1.4. Cấu tạo que hàn.
- Phần lõi: là những đoạn dây kim loại có chiều dài từ 250 ÷ 450mm,
tương ứng đường kính từ 1.6 ÷ 6mm. Theo TCVN 3734-89 quy ước đường

kính que hàn được gọi theo đường kính của phần lõi que d.
- Phần vỏ thuốc: gồm hỗn hợp các hoá chất, khoáng chất, fero hợp kim và
chất dính kết.
2.1.2. Yêu cầu:
- Về vỏ thuốc, que hàn phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:
+ Tạo ra môi trường ion hoá tốt để đảm bảo dễ gây hồ quang và hồ quang
cháy ổn định. Thường dùng các nguyên tố của nhóm kim loại kiềm.
+ Tạo ra môi trường khí bảo vệ vũng hàn, không cho nó tiếp xúc khí ô xi
và ni tơ của môi trường xung quanh. Thường dùng các chất hữu cơ (tinh bột,
xenlulô,…) các khoáng chất (manhêtit, đá cẩm thạch,…).
+ Tạo lớp xỉ lỏng phủ đều lên bề mặt kim loại mối hàn, bảo vệ không cho
không khí xâm nhập trực tiếp vào vũng hàn và tạo điều kiện cho mối hàn nguội
chậm. Lớp xỉ này phải dễ tróc sau khi mối hàn nguội. Thường dùng các loại
như TiO2, CaF2, MnO, SiO2,…
+ Có khả năng khử ô xi, hợp kim hoá mối hàn nhằm nâng cao hoặc cải
thiện thành phần hoá học và cơ tính của kim loại mối hàn. Trong vỏ thuốc các
fero hợp kim thường được đưa vào để thực hiện chức năng này.
+ Đảm bảo độ bám chắc của vỏ thuốc lên lõi que, bảo vệ lõi que không bị
ô xi hoá. Thường dùng các nước thuỷ tinh, dextrin,…
Trang 3


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

+ Nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp vỏ thuốc phải lớn hơn nhiệt độ nóng
chảy của lõi que, để khi hàn lõi thuốc tạo ra hình phiểu hướng kim loại que hàn
nóng chảy đi vào vũng hàn thuận lợi. Vỏ thuốc phải cháy đều và không rơi
thành cục.

- Về tổng thể que hàn phải đạt được các yêu cầu sau đây:
+ Đảm bảo yêu cầu cơ tính của kim loại mối hàn.
+ Đảm bảo thành phần hoá học cần thiết cho kim loại mối hàn.
+ Có tính công nghệ tốt, thể hiện ở các chỉ tiêu:
 Dễ gây hồ quang, hồ quang cháy ổn định khi hàn với dòng điện và chế
độ hàn ghi trên nhãn.
 Nóng chảy đều, không vón cục gây khó khăn cho công việc hàn.
 Kim loại mối hàn ít bị khuyết tật: nứt, rỗ khí, xỉ,…
 Xỉ hàn dễ nổi, phủ đều dễ tách khỏi mối hàn khi nguội.
 Trong quá trình hàn kim loại lỏng ít bắn toé ra xung quanh.
 Có năng suất hàn cao (hệ số đắp cao).
 Không tạo ra các loại khí độc ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
+ Giá thành sản phẩm thấp.
2.1.3. Phân loại que hàn: có nhiều cách phân loại que hàn.
- Theo công dụng que hàn được chia thành các nhóm sau:
+ Que hàn để hàn thép các bon và thép hợp kim kết cấu.
+ Que hàn để hàn thép hợp kim chịu nhiệt.
+ Que hàn để hàn thép hợp kim cao có tính chất đặc biệt.
+ Que hàn đắp.
+ Que hàn gang,…
- Theo chiều dày lớp vỏ bọc, căn cứ vào tỉ số D/d quy ước:
+ Loại vỏ thuốc mỏng: D/d ≤ 1.2.
+ Loại vỏ thuốc trung bình: 1.2 ≤ D/d ≤ 1.45.
+ Loại vỏ thuốc dày: 1.45 ≤ D/d ≤ 1.8.
+ Loại vỏ thuốc đặc biệt dày: D/d > 1.8.
- Theo tính chất hủ yếu của vỏ thuốc bọc (chất trợ dung) người ta phân
biệt:
+ Que hàn Cellulose (hữu cơ) ký hiệu (C).
+ Que hàn Rutile ký hiệu (R).
+ Que hàn Baze (Basic) ký hiệu (B).

Trang 4


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

+ Que hàn Oxit ký hiệu (O).
+ Que hàn Acid ký hiệu (A).
2.2. Que hàn thép hợp kim kết cấu
Que hàn thép VD-9016-B3 (VD-7018-A1, VD-8016-B2)
2.2.1. Đặc điểm - ứng dụng
- VD-9016-B3 là loại que hàn thuộc nhóm hydrogen thấp, kim loại có bổ
xung hàm lượng Cr, Mo nên mối hàn chịu tải trọng lớn, chịu nhiệt độ cao. Xỉ
hàn dễ bong, dễ làm sạch, ít bắn nổ. Kim loại đông đặc nhanh nên dễ hàn ở các
tư thế 3G, 4G, …
- Thích hợp để hàn thép hợp kim thấp (Cr đến 2,5%; Mo đến 1,2%). Chịu
tải trọng từ 620 – 650 Mpa, làm việc ở nhiệt độ cao như: kết cấu lò luyện,
buồng đốt, nhiệt điện, thuỷ điện, …
2.2.2. Thành phần hoá (%)

2.2.3. Cơ tính kim loại mối hàn

2.2.4. Hướng dẫn sử dụng
- Làm sạch dầu, mỡ, bụi bẩn trước khi hàn.
- Sấy que hàn ở 300-3500C trong thời gian 30-60 phút trước khi hàn.
- Gia công mép hàn theo đúng quy phạm.
- Lựa chọn dòng điện hàn phù hợp để tránh các khuyết tật phát sinh.
- Các đường hàn lót nên sử dụng que Ø3.2 mm
- Sử dụng nguồn điện AC hoặc DC (+)

- Kích thước que hàn và dòng điện sử dụng:

Trang 5


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

2.3. Que hàn đắp
2.3.1. Que hàn đắp DMn-500-VD (DMn-350-VD; DMn-250-VD)
a. Đặc điểm – ứng dụng
- DMn-500 là loại que hàn có hàm lượng Mangan cao. Hệ số đắp cao,
chống mài mòn tốt.
- Thích hợp để hàn các chi tiết bị mài mòn, chà sát có độ cứng đến 500HB
như: Răng gàu múc, má kẹp hàn, búa máy nghiền đá, lưỡi ủi. Sau khi hàn
không gia công cắt gọt được
b. Thành phần hoá (%)

c. Cơ tính kim loại mối hàn

d. Hướng dẫn sử dụng
- Làm sạch dầu, mỡ, bụi bẩn trước khi hàn.
- Sấy que hàn ở 200-2500C trong thời gian 30-60 phút trước khi hàn.
- Giữ hồ quang ngắn nhất có thể
- Gia công mép hàn theo đúng quy phạm.
- Lựa chọn dòng điện hàn phù hợp để tránh các khuyết tật phát sinh.
- Sử dụng nguồn điện một chiều cực dương để hàn (DC +)
- Kích thước que hàn và dòng điện sử dụng:


2.3.2. Que hàn đắp DCr-60-VD (DCr-250-VD)
a. Đặc điểm - ứng dụng
- DCr-60 là loại que hàn đắp có hàm lượng Cr 6 ÷ 6,5%. Hệ số đắp cao,
chống mài mòn tốt, chịu va đập mạnh.
- Thích hợp để hàn các chi tiết bị mài mòn có độ cứng đến 60 HRC như:
khuôn rèn, dụng cụ cắt gọt, …
- Sau khi hàn không thể gia công cắt gọt được
b. Thành phần hoá (%)
Trang 6


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

c. Cơ tính kim loại mối hàn

d. Hướng dẫn sử dụng
- Làm sạch dầu, mỡ, bụi bẩn trước khi hàn.
- Sấy que hàn ở 200-2500C trong thời gian 30-60 phút trước khi hàn.
- Giữ hồ quang ngắn nhất có thể
- Gia công mép hàn theo đúng quy phạm.
- Lựa chọn dòng điện hàn phù hợp để tránh các khuyết tật phát sinh.
- Sử dụng nguồn điện một chiều cực dương để hàn (DC +)
- Kích thước que hàn và dòng điện sử dụng:

2.3.3. Que hàn đắp HX5-VD
a. Đặc điểm - ứng dụng
- HX5 là loại que hàn có hàm lượng Mangan cao và Niken. Hệ số đắp cao,
chống mài mòn tốt, chịu va đập.

- Thích hợp để hàn cac chi tiết bị mài mòn, chà sát có độ cứng 500HB
như: răng gàu múc, má kẹp hàn, búa nghiền đá, lưỡi ủi. Sau khi hàn không gia
công cắt gọt được.
b. Thành phần hoá (%)

c. Cơ tính kim loại mối hàn

d. Hướng dẫn sử dụng
- Làm sạch dầu, mỡ, bụi bẩn trước khi hàn.
- Sấy que hàn ở 200-2500C trong thời gian 30-60 phút trước khi hàn.
Trang 7


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

- Giữ hồ quang ngắn nhất có thể
- Gia công mép hàn theo đúng quy phạm.
- Lựa chọn dòng điện hàn phù hợp để tránh các khuyết tật phát sinh.
- Sử dụng nguồn điện một chiều cực dương để hàn (DC +)
- Kích thước que hàn và dòng điện sử dụng:

3. Các liên kết hàn cơ bản;
3.1. Liên kết hàn giáp mối;
Mối hàn giáp mối được đặc trưng bằng các kích thước: Chiều rộng b, chiều
sâu chảy h (hàn một lớp h chính là chiều sâu ngấu của mối hàn) và chiều cao
của mối hàn c (chiều cao phần nhô):

Loại liên kết này đơn giản, dễ chế tạo và chịu tải trọng tốt, tiết kiệm kim

loại,... nên được dùng phổ biến trong thực tế.
3.2. Liên kết hàn góc;
Loại liên kết này được sử dụng rộng rãi trong chế tạo các kết cấu mới. Tùy
theo chiều dày của chi tiết mà có thể vát mép thành đứng hoặc không vát mép.

Trang 8


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

3.3. Liên kết hàn chồng nối;
Độ bề của liên kết hàn chồng thấp, tốn nhiều kim loại nên trong thực tế ít
được sử dụng để chế tạo kết cấu mà chủ yếu dùng sửa chữa các chi tiết máy,
các kết cấu cũ.

4. Các khuyết tật của mối hàn;
4.1. Nứt mối hàn;
Nứt xảy ra bên trong và bên ngoài của mối hàn.
Vết nứt có các kích thước khác nhau, có thể là nứt tế vi hay nứt thô đại.
Các vết nứt thô đại có thể gây phá huỷ kết cầu ngay khi làm việc. Các vết nứt tế
vi, trong quá trình làm việc của kết cấu sẽ phát triển rộng dần ra tạo thành các
vết nứt thô đại.

Có thể phát hiện các vết nứt bằng mặt thường hoặc với kính lúp đối với các
vết nứt thô đại và nằm ở bề mặt của liên kết hàn. Đối với các vết nứt tế vi và
nằm bên trong mối hàn chỉ có thể phát hiện được khi dùng các phương pháp
kiểm tra như siêu âm, kiểm tra từ tính, chụp X quang, ...
* Nguyên nhân:

- Do hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho trong kim loại vật hàn và que hàn
quá nhiều.
- Độ cứng vật hàn lớn và cường độ dòng điện hàn lớn.
- Khi hàn dòng điện hàn lớn và kết thúc đường hàn không điền đầy, sau
khi co ngót thì rãnh hồ quang xuất hiện đường nứt cuối đường hàn.
* Biện pháp phòng tránh:
- Chọn que hàn và vật hàn có hàm lượng P, S phù hợp.
Trang 9


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

- Chọn dòng điện hàn phù hợp.
4.2. Lỗ hơi (rỗ khí)
Rỗ khí mối hàn hay còn gọi là lỗ hơi, là hiện tượng xuất hiện do sự có mặt
của khí (chủ yếu là hidro,nitơ) trong vùng hàn, khi kim loại lòng trong vũng
hàn kết tinh các khí đó không kịp thoát ra tạo nên lỗ khí trong mối hàn. Sự tồn
tại của các lỗ khí trong mối hàn sẽ làm giảm tiết diện chịu lực, cường độ chịu
lực và độ kín khít của mối hàn.
Các lỗ khí trong mối hàn thường xuất hiện thành từng chuỗi hoặc từng
nhóm. Trong mối hàn, các lỗ khí thường tập trung nhiều nhất ở dọc trục mối
hàn, là nơi kim loại lỏng kết tinh sau cùng. Giới hạn số lỗ khí cho phép được
ghi trong yêu cầu kỹ thuật sản xuất của liên kết hàn.

* Nguyên nhân:
- Do dòng điện hàn nhỏ.
- Hàm lượng khí cacbon trong điện cực hoặc trong kim loại cơ bản quá
cao.

- Que hàn đang sử dụng có khả năng oxy hoá kém.
- Que hàn bị ẩm, cạnh hàn bẩn: dính dầu mỡ hoặc gỉ, ...
- Hồ quang hàn quá dài, tốc độ hàn lớn, đặt dòng điện hàn nhỏ.
* Biện pháp phòng tránh
- Điều chỉnh lại cường độ dòng điện hàn cho thích hợp.
- Dùng kim loại cơ bản và kim loại điện cực có hàm lược cacbon thấp
nhưng phải đảm bảo cơ tính cho mối hàn và sử dụng que hàn có khả năng khử
oxy tốt.
- Làm sạch cẩn thận cạnh hàn và phải sấy khô que hàn trước khi hàn.
- Rút ngắn chiều dài hồ quang hàn và điều chỉnh tốc độ hàn thích hợp.
- Điều chỉnh thời gian làm nguội chậm mối hàn.
4.3. Lẫn xỉ;
Lẫn xỉ là loại khuyết tật rất dễ xuất hiện trong mối hàn. Xỉ hàn là loại tạp
chất có thể tồn tại trong mối hàn (1), có thể nằm trên bề mặt mối hàn (2), chỗ
giáp ranh giữa kim loại đắp và kim loại cơ bản (3) hoặc giữa các lớp hàn.
* Nguyên nhân:
- Dòng điện hàn quá nhỏ, không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại
nóng chảy và xỉ khó thoát lên kim loại vũng hàn.
- Mép hàn chưa được làm sạch hoặc khi hàn đính hay hàn nhiều lớp chưa
gõ sạch xỉ.
Trang 10


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

- Góc độ hàn chưa hợp lý và tốc độ hàn quá nhanh.
- Làm nguội mối hàn quá nhanh, xỉ hàn chưa kịp thoát ra ngoài.
* Biện pháp khắc phục:

- Tăng dòng điện cho thích hợp, hàn bằng hồ quang ngắn và tăng thời gian
dừng lại của hồ quang.
- Làm sạch vật hàn trước khi hàn, gõ sạch xỉ ở mối hàn đính và các lớp
hàn.
- Thay đổi góc độ và phương pháp đưa điện cực cho hợp lý. Giảm tốc độ
hàn, tránh để xỉ hàn chảy trộn lẫn vào trong vùng hàn hoặc chảy về phía trước
vùng nóng chảy.
- Làm nguội mối hàn từ từ.
Loại khuyết tật này bao gồm những sai lệch về hình dáng mặt ngoài của liên
kết hàn, làm nó không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật và thiết kế.
* Thí dụ: Chiều cao phần nhô hoặc chiều rộng không đồng đều; Đường hàn
vặn vẹo không thẳng; Bề mặt mối hàn nhấp nhô.
* Nguyên nhân:
- Gá lắp và chuẩn bị mép hàn chưa hợp lý.
- Chế độ hàn không ổn định.
- Vật liệu hàn không đảm bảo chất lượng.
- Trình độ công nhân quá thấp.
* Khắc phục:
- Gá lắp và chuẩn bị mép hàn hợp lý.
- Chọn chế độ hàn phù hợp.
- Chọn đúng vật liệu hàn.
- Thợ hàn phải có tay nghề.
4.4. Hàn chưa thấu;
Hàn không ngấu là loại khuyết tật nghiêm trọng trong liên kết hàn. Ngoài
ảnh hưởng không tốt như rỗ khí và lẫn xỉ nó còn nguy hiểm hơn nữa là dẫn đến
nứt làm hỏng liên kết. Nhiều kết cấu hàn bị phá huỷ do khuyết tật hàn không
ngấu.
Hàn không ngấu sinh ra ở góc mối hàn, mép hàn hoặc giữa các lớp hàn.
* Nguyên nhân:
- Mép hàn chuẩn bị chưa hợp lý. Góc vát quá nhỏ.

- Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh.
- Góc độ điện cực hàn (que hàn) và cách đưa điện cực không hợp lý.
Trang 11


Hàn điện hồ quang tay

Giáo trình
- Chiều dài cột hồ quang quá lớn.

- Điện cực hàn chuyển động không đúng theo trục mối hàn.
* Biện pháp khắc phục:
- Chuẩn bị mép hàn hợp lý. Vát đúng góc độ.
- Chọn dòng điện hàn phù hợp, tốc độ hàn chậm đều.
- Góc độ que hàn và cách dao động que hàn hợp lý.
- Giữ đúng khoảng cách hồ quang.
- Que hàn chuyển động luôn luôn theo trục mối hàn.
4.5. Khuyết cạnh
Lẹm chân là phần bị lẹm (lõm, khuyết) thành rãnh dọc theo ranh giới giữa
kim loại cơ bản và kim loại đắp. Lẹm chân làm giảm tiết diện làm việc của liên
kết, tạo sự tập trung ứng suất cao và có thể dẫn đến sự phá huỷ của kết cấu
trong quá trình sử dụng.
* Nguyên nhân:
- Dòng điện hàn quá lớn.
- Chiều dài cột hồ quang quá lớn.

Khuyết
cạnh

- Góc độ que hàn và cách đưa que hàn

chưa hợp lý.
- Sử dụng chưa đúng kích thước điện
cực hàn.
* Biện pháp khắc phục:

Hình 1.5. Khuyết tật lẹm
chân.

- Chọn đúng chế độ hàn.
- Dao động que hàn phù hợp.
4.6. Đóng cục
Khi hàn kim loại hàn có xu hướng rớt xuống đất do lực hút trái đất, lúc này
mối hàn không đều có xu hướng lệch xuống phía dưới.
* Nguyên nhân:
- Dòng điện hàn quá lớn.
- Hồ quang hàn quá dài.
- Tốc độ hàn quá chậm.
* Khắc phục:
- Điều chỉnh dòng điện hợp lý.
- Rút ngắn hồ quang.
- Điều chỉnh tốc độ hàn hợp lý.

Hình 1.6. Mối hàn chảy xệ.

Trang 12


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay


5. Những ảnh hưởng của hồ quang hàn tới sức khoẻ công nhân hàn
5.1 Ảnh hưởng ánh sáng hồ quang
Ngọn lửa hồ quang khi hàn hồ quang tay có bức xạ rất mạnh, chỉ cần tiếp
xúc trong thời gian ngắn là có thể làm tổn thương cho da (quầng đỏ, bong
tróc...) hoặc có thể làm bỏng giác mạc mắt, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng
lớn tới sức khỏe và hiệu quả làm việc của người thợ hàn. Sử dụng mặt nạ hàn là
một giải pháp hiệu quả, thường có 2 loại mặt nạ hàn, mặt nạ có độ tối cố định
và mặt nạ cảm quang. Mặt nạ có độ tối cố định có giá thành rẻ nhưng có nhiều
bất tiện khi sử dụng, mặt nạ cảm quang giá cao hơn nhưng rất tiện lợi khi hàn.
5.2 Các ảnh hưởng khác
5.2.1. Ảnh hưởng của khói hàn
Không khí được gọi là "trong lành" nếu như 1 m3 không khí sạch chứa ít
hơn 5mg khói hàn, thực tế trong các xưởng hàn thì lượng khói hàn lớn hơn rất
nhiều.
Với tùy từng loại thuốc bọc hàm lượng khói sinh ra sẽ khác nhau, ví dụ
khói của que hàn E 6013 sẽ ít hại hơn khói của que hàn E7018, nhưng dù là ít
hay nhiều nếu hít vào thường xuyên sẽ gây tác hại lớn cho sức khỏe người thợ
hàn. Lời khuyên tốt nhất là hạn chế tiếp xúc càng nhiều càng tốt, nơi làm việc
phải thông thoáng, và người thợ nên bảo vệ tốt vùng mặt cùng đầu của mình.
Khi hàn các loại thép không gỉ, hợp kim đắp cứng bề mặt, một số que hàn
thành phần thuốc bọc có chứa flo, que hàn gang... nên sử dụng loại mũ hàn có
cấp khí thở. Thợ hàn và người quản lý sản xuất luôn luôn cần tham khảo các
khuyến cáo của nhà sản xuất vật liệu hàn để có những biện pháp bảo vệ hợp lý
nhất cho người thợ hàn.
5.2.1. Cẩn thận trước sự bắn tóe của kim loại nóng chảy và xỉ hàn
Khi hàn hồ quang có rất nhiều tia lửa bắn tóe ra xung quanh, nhất là đối với
người mới học hàn. Không nên ở quá gần mối hàn nóng chảy. Các tia lửa gây
cháy quần, áo và rất phiền toái nếu như bị lọt vào cổ hoặc giày. Người thợ nên
mặc đồ bảo hộ chuyên dùng như quần áo, tạp dề bằng da, đầu nên chùm khăn

kết hợp với đeo mặt nạ hàn. Xung quanh vị trí hàn cần sạch sẽ và không gồm
các tác nhân dễ bắt lửa. Cần bố trí 1 bình cứu hỏa để gần khu vực hàn, phòng
khi cháy nổ.
5.2.3. Đề phòng điện giật
Với máy hàn hồ quang 1 chiều điện áp không tải khoảng 80V, điện áp không
tải của máy hàn xoay chiều cũng trong khoảng 80V, đặc biệt có máy lên tới
100V như vậy khả năng người thợ bị điện giật trong quá trình hàn hoàn toàn có
thể xảy ra. Vì thế trước khi hàn, người thợ cần kiểm tra các chi tiết như:
- Dây cáp có bị sờn, hở không?
- Các tiếp điểm phải tiếp xúc kín và chắc chắn
- Kìm hàn phải khô ráo và cách nhiệt, cách điện tốt
- Đeo găng tay khi hàn
Tuy trong trường hợp này điện giật ít có khả năng nguy hiểm tới tính mạng
nhưng nó sẽ rất nguy hiểm nếu như người thợ thao tác ở trên cao hoặc dưới
nước...
Trang 13


Hàn điện hồ quang tay

Giáo trình

Bài 2: Vận hành máy hàn điện thông dụng
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình chung vận hành máy hàn hồ quang;
- Vận hành được một số loại máy hàn hồ quang thông dụng;
- Bảo quản được máy hàn sau khi vận hành;
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng;
Nội dung:
1. Quy trình vận hành máy hàn điện hồ quang

1.1. Nối máy hàn với nguồn điện
Máy hàn điện hồ quang (máy biến áp hàn) hiện nay có nhiều mẫu mã, hình
dáng khác nhau, chủ yếu là loại giảm áp, chuyển điện áp cao dòng điện thấp từ
tuyến phân phối điện công nghiệp một pha 220V hoặc 3 pha 380V thành điện
áp thấp dòng điện cao cần thiết cho quá trình hàn.
Máy
hàn
Dây dẫn đến
kẹp hàn

Kẹp hàn
Que hàn

Kẹp mass

Dây dẫn
đến kẹp

Hình 2.1. Mô hình máy hàn điện.
mass
Dựa vào cách phân loại dòng điện, chia máy hàn thành hai loại: Hàn hồ
quang bằng dòng điện xoay chiều (AC) và hàn hồ quang bằng dòng điện một
chiều (DC).
Dựa vào phân loại theo cách nối dây, có: nối dây trực tiếp, nối dây gián tiếp
và nối hỗn hợp. Trong cách nối trực tiếp có nối thuận và nối nghịch.
Nối thuận: DC-, DCEN (Direct Current Electrode Negative) là cách nối
cực âm của nguồn hàn với điện cực hàn và cực dương với vật hàn.
Nối nghịch: DC+, DCEP (Direct Current Electrode Positive) là cách nối
cực dương của nguồn hàn nối với điện cực hàn và cực âm nối với vật hàn.
* So sánh hàn bằng máy xoay chiều và máy một chiều:

- Hàn bằng dòng xoay chiều có ưu điểm:
+ Thiết bị đơn giản, dễ bảo quản và sửa chữa.

Trang 14


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

+ Giá thành tương đối thấp.
+ Không gây hiện tượng thổi lệch hồ quang.
- Khuyết điểm về mặt công nghệ:
+ Khó mồi hồ quang và hồ quang cháy không ổn định.
+ Mối hàn không đạt chất lượng cao.
1.2. Nối cáp hàn với máy hàn
- Nối dây gián tiếp: là nối hai cực của ngồn điện với điện cực hàn chứ
không nối với vật hàn.
Do hồ quang cháy giữa hai điện cực nên cách nối này chỉ dùng đối với
trường hợp hàn bằng điện cực không nóng chảy. Cách nối này dùng hàn những
vật mỏng hay các kim loại và hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Nối dây hỗn hợp: được dùng với trường hợp hàn hồ quang tay bằng điện
cực ba pha. Khi đó hai cực của nguồn điện hàn được nối với điện cực không
nóng chảy, còn cực thứ ba được nối với vật hàn.
Cách nối này có ưu điểm, nhiệt độ tập trung ở vùng hàn cao hơn so với
hai cách nối trên, kim loại cơ bản cũng như kim loại bổ sung chảy mạnh hơn,
do đó năng suất hàn cao hơn. Thích hợp hàn các vật dày, kim loại và hợp kim
có nhiệt độ nóng chảy cao.
1.3. Điều chỉnh dòng điện hàn
Trong kỹ thuật hàn thì điều chỉnh cường độ dòng điện hàn là một kỹ năng

hàng đầu vì nó đóng vai trò quan trọng trong chất lượng cũng như thẩm mỹ của
mối hàn.
Nếu cường độ dòng điện thấp sẽ gây ra hiện tượng dính que, ít chảy loãng,
độ ngấu thấp làm cho mối hàn bị nhô cao và mối hàn dễ bị lẫn xỉ hoặc bọt khí.
Ngược lại, nếu dòng hàn quá cao sẽ gây nên hiện tượng bắn tóe, di chuyển
nhanh dễ gây cháy biên. Khi hàn các chi tiết mỏng, nếu để dòng hàn quá cao rất
dễ gây thủng hoặc chảy xệ nếu hàn ngược.
Rất khó để hướng dẫn chi tiết cách điều chỉnh dòng điện trong kỹ thuật hàn
vì mỗi loại máy móc có một đặc thù khác nhau, tính chất các loại vật liệu hàn
và que hàn khác nhau. Mỗi kỹ thuật hàn cũng có cách điều chỉnh dòng điện
khác nhau. Đa phần các thợ hàn giỏi hoặc lâu năm sẽ dựa vào kinh nghiệm để
xử lý.
Việc điều chỉnh dòng điện hàn hợp lý phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Đường kính lõi que và bề dày thuốc bọc, đặc điểm que hàn, vật liệu hàn
cơ bản, tư thế hàn, loại mối nối, bề dày chi tiết cần hàn.
- Dòng điện hàn đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường hay nhiệt độ
xung quanh, thời gian làm việc của máy. Sau đây là hướng dẫn cách điều chỉnh
dòng điện hàn cơ bản:

Trang 15


Hàn điện hồ quang tay

Giáo trình

Cường độ dòng hàn trung bình tư thế hàn đứng

Cường độ dòng hàn trung bình tư thế hàn phẳng
2. Điều chỉnh chế độ hàn

2.1. Điều chỉnh dòng điện hàn thô
2.2. Điều chỉnh dòng điện hàn tinh
3. Cặp que hàn và thay que hàn
4. Các hỏng hóc thông thường của máy hàn và biện pháp khắc phục
4.1. Các hỏng hóc của máy hàn một chiều
Sự cố
Nguyên nhân
Phương pháp xử lý
Mô tơ của máy hàn
Mô tơ cảm ứng 3 pha
Cho thay đổi 2 dây
điện một chiều quay đấu sai với lưới điện
nào đó trong 3 dây pha
ngược
Sau khi mở máy, tốc - Có 1 trong 3 cầu chì
- Thay cầu chì
độ quay của mô tơ rất của 3 pha bị cháy
chậm và có tiến ung ung
- Cuộn dây trong stato - Quấn lại cuộn đây
của mô tơ bị đứt
trong stato
Máy hàn điện 1 chiều
- Quá tải
- Ngừng máy và giảm
quá nóng
dòng điện hàn.
Trang 16


Giáo trình

- Cuộn dây rô to của
máy phát điện chập
mạch
- Cổ góp điện bị chập
mạch
- Cổ góp điện không
sạch sẽ
Chổi điện tan có tia
- Chổi điện tan và cổ
lửa
góp điện tiếp xúc không
tốt.
- Chổi điện tan bị kẹt
- Miệng mica của cổ
góp điện lòi ra.

4.2. Các hỏng hóc của máy hàn xoay chiều
Sự cố
Nguyên nhân
Máy biến thế của máy
- Quá tải
hàn quá nóng
- Cuộn dây biến thế bị
chập mạch
Chỗ nối dây của dây
Vít chỗ nối dây hơi
dẫn quá nóng
lỏng
Trong quá trình hàn,
- Vật hàn với cáp điện

dòng điện khi lớn khi tiếp xúc không tốt
nhỏ
- Phần động của bộ
điều chỉnh dòng điện bị
di động theo sự chấn
động của máy hàn
Khi hàn lõi sắt di động
Có thể là vít hãm hoặc
phát ra tiếng kêu lớn
lò xo của lõi sắt quả
lỏng cơ cấu di động của
phần động của lõi sắt đã
bị mài mòn. Cuộn dây
sơ cấp hoặc thứ cấp bị
chập mạch
Vỏ ngoài của máy hàn
Sự cách điện giữa
điện có điện
cuộn dây với vỏ ngoài
hoặc cuộn dây với lõi
sắt đã bị hỏng

Hàn điện hồ quang tay
- Cho sửa chữa lại
- Cho sửa chữa lại
- Lấy vải lau sạch bề
mặt cổ góp điện
- Lau sạch mặt tiếp
xúc của chổi điện tan và
cổ góp điện

- Điều chỉnh khe hở
chổi điện tan
- Lấy lưỡi dao cắt
miếng mica cho nó thấp
hơn bề mặt của cổ góp
điện 1 mm
Phương pháp xử lý
- Giảm bớt dòng điện
hàn
- Cho sửa chữa lại
Vặn chặt vít
- Cho vật hàn với cáp
điện tiếp xúc chặt chẽ
với nhau
- Tìm phương pháp
hạn chế sự di động của
phần đồng bộ điều
chỉnh dòng điện
Vặn chặt vít, điều
chỉnh sức kéo của lò xo,
kiểm tra sửa chữa cơ
cấu di động. Cho sửa
chữa lại
Cho sửa chữa lại

Ngoài ra, còn có các hiện tượng khác:
* Hiện tượng máy hàn yếu:
Trang 17



Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

- Do điều chỉnh dòng điện hàn chưa đúng »»»» quay vô lăng để tăng điện
hàn theo chiều kim đồng hồ.
- Dây điện vào quá nhỏ »»»» Thay dây dẫn khác lớn hơn theo hướng dẫn
(với 1mm² dây đồng chịu tải khoảng 5A).
- Độ tiếp điện không tốt »»»» Xiết chặt các bulong từ nguồn đến máy đảm
bảo độ chặt.
- Điện áp nguồn dưới 220V »»»» Quay vô lăng tối đa để tăng dòng hàn bù
vào điện áp đã hao hụt. Nếu không đủ mà bạn thường xuyên phải làm việc
trong môi trường có nguồn điện áp thấp thì nên chọn loại máy hàn có cọc phụ
để sử dụng khi điện áp thấp.
- Đấu kéo máy hàn quá xa cầu dao điện làm sụt giảm điện áp »»»» Nếu bắt
buộc phải kéo máy xa nguồn điện quá 15m thì nên sử dụng loại dây lớn hơn
thông thường để tránh sụt giảm điện áp.
- Điện thế của dòng điện đủ nhưng vẫn không hàn được - Công suất máy
phát điện không đủ để hàn »»»» Thay đổi nguồn điện hàn.
* Điện hàn ra quá mạnh:
- Cách điều chỉnh dòng ra chưa đúng »»»» Quay vô lăng theo chiều ngược
kim đồng hồ để giảm dòng hàn.
- Dòng điện thế vào lớn hơn quy định »»»» Điều chỉnh lại điện thế nguồn
(nếu có thể) hoặc thay thế bằng nguồn khác phù hợp.
- Máy hàn có công suất quá lớn, đã điều chỉnh xuống mức thấp nhất nhưng
vẫn không hàn được (nhất là hàn với sắt mỏng) »»»» Đổi máy hàn có công suất
thấp hơn.
* Máy hàn phát ra tiếng kêu lớn (ù ù):
- Do bulong vỏ máy bị lỏng »»»» Kiểm tra xiết chặt lại toàn bộ bulong vỏ
máy.

- Máy bị đổ trong quá trình di chuyển »»»» Đem đến trạm bảo hành vì bạn
không thể kiểm tra chính xác hư hỏng bên trong máy.
* Chạm vỏ (vỏ bị rò điện):
- Máy bị ẩm, bụi kim loại bám vào máy »»»» Thổi sạch bụi kim loại bằng
máy nén khí, sấy khô máy sau đó mang máy đến trạm bảo hành để đo lại độ
cách điện và có hướng khắc phục tốt nhất.
- Kỹ thuật đấu nối dây điện vào không đúng làm chạm vỏ »»»» Kiểm tra lại
các mối nối, nếu hở thì xiết lại các bulong cho chặt nhưng không được chạm
vỏ.
- Máy hàn bị chạm bên trong ruột »»»» Phải mang đến trạm bảo hành để
khắc phục sửa chữa.
* Bị cháy đen tại các mối nối điện:
- Các điểm tiếp xúc bằng bulong không được xiết chặt »»»» Chà sạch chỗ
cháy đen bằng giấy ráp, sau đó siết chặt lại. Trường hợp các điểm cháy đen bị
Trang 18


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

hư hỏng nặng, cần mang máy đến trạm bảo hành để thay thế các tiếp điểm.
* Máy đang làm việc thì bị bốc khói:
- Cháy máy »»»» Mang máy đến trạm bảo hành để kiểm tra sửa chữa.
5. Bảo dưỡng máy hàn
Máy hàn điện là một thiết bị hiện đại và được sử dụng khá phổ biến trong quá
trình lao động của con người. Tuy nhiên, trong quá trình lao động dài hạn, nhiều
thành phần của máy hàn sẽ dễ gặp trục trặc, xảy ra lỗi ở một số chi tiết máy và
rất khó sửa chữa. Cho nên, chúng ta cần phải hiểu rõ cách bảo dưỡng máy hàn
điện tốt nhất để giúp nâng cao tuổi thọ cũng như hiệu suất làm việc của máy hàn

điện, đồng thời tránh được các tai nạn ngoài ý muốn do sự cố kĩ thuật từ việc lỗi
máy trong quá trình làm việc.
Sau đây là một số bước quan trọng trong việc bảo dưỡng máy hàn điện tốt
nhất:
- Đầu tiên, chúng ta phải kiểm tra tất cả các bộ phận của máy trước khi làm
việc, xem mọi chi tiết của máy vẫn hoạt động tốt hay không. Đảm bảo thiết bị đã
được nối đất và không bị bám bụi quá nhiều, Nếu phát hiện bất cứ chi tiết nào
của máy có dấu hiệu bị lỗi thì phải khắc phục kịp thời để tránh tình trạng kéo
theo hư hỏng các bộ phận khác của máy.
- Kế tiếp, chúng ta phải hiểu rõ được cách hoạt động của máy ra sao trước
khi khởi động máy. Biết cách cài đặt làm việc và thường xuyên kiểm tra lại theo
hướng dẫn nhà sản xuất. Với các loại máy hàn hồ quang điện thì đặt nối đất và
nên cẩn trọng để tránh tình trạng cháy nổ. Đồng thời, sử dụng các phụ kiện phù
hợp với loại máy.
- Đảm bảo nơi làm việc an toàn, sạch sẽ thông thoáng. Kiểm soát chặt chẽ
tình hình thiết bị trước các tác động từ bên ngoài.
- Khi sử dụng cần thiết lập giờ làm việc đúng, các điện cực và chất độn trong
quá trình hàn của phải phù hợp như hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu thiết lập
sai hoặc không chú ý đến các hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng
máy hòng, thậm chỉ gây cháy nổ.
- Bảo quản thiết bị ở nơi cao ráo và an toàn sau khi sử dụng. Thiết bị có thể
bị hư hỏng nếu rơi hay va đập, và bị ăn mòn nếu gặp môi trường có độ ẩm cao,
việc bụi tích tụ ở các mạch điện hay bộ phận quan trọng có thể làm máy nhanh
hỏng hoặc giảm hiệu suất làm việc.

Trang 19


Giáo trình


Hàn điện hồ quang tay
Bài 3: Vận hành một số thiết bị cầm tay thông dụng

Mục tiêu:
- Giải thích cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy mài cầm tay,
máy mài hai đá và máy khoan.
- Chuẩn bị dụng cụ mài như: kính bảo vệ, kính bảo hộ, thùng nước làm
mát, mũi sửa đá, cờlê, mỏ lết đầy đủ, an toàn
Mô tả đúng các bước kiểm tra an toàn trước khi mài
- Vận hành sử dụng các loại máy mài cầm tay, máy mài hai đá Thành thạo
đúng tư thế thao động tác.
- Thực hiện mài sắc các loại dụng cụ cắt cầm tay, mài các sản phẩm nghề
hàn, phôi hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
Nội dung của bài:
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy máy mài cầm tay, máy
mài hai đá và máy khoan
1.1. Máy mài cầm tay

Các loại máy mài hiện nay thường được sử dụng với chức năng để cắt, chà
nhám, đánh bóng, mài nhẵn,.. Và nói chung cấu tạo các bộ phận tương đối
giống nhau:
1.1.1. Nút nguồn
Nút nguồn là bộ phận cấu tạo quan trọng không thể thiếu của máy mài. Đa
số các nhà sản xuất máy mài đều thiết kế nút nguồn theo nguyên tắc giúp bạn
có thể dùng ngón tay nhấn vào khởi động máy và nhả ra khi bạn dừng sử
dụng. Ngoài ra, trên thị trường vẫn có nhiều mẫu máy mài cầm tay được thiết
kế có nút nguồn On/Off ở dạng đẩy trượt với mục đích duy trì hoạt động của
máy mà bạn không cần phải liên tục nhấn vào nút nguồn.
1.1.2. Vành chắn máy mài góc

Đối với máy mài góc cầm tay thì vành chắn là một trong các bộ phận cấu
tạo của máy mài góc có chức năng bảo vệ người sử dụng khỏi những mãnh vỡ
cũng như bụi bắn ra ngoài ngay khi mài. Hơn nữa, bộ phận vành chắn bảo vệ
này có thể xoay chuyển dễ dàng giúp việc sử dụng máy mài của bạn trở nên dễ
Trang 20


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

dàng và an toàn hơn.
Chú ý: Bạn tuyệt đối không nên sử dụng máy mài cầm tay mà không có
vành chắn bảo vệ mặc dù vành chắn khi được tháo ra thì việc quan sát của bạn
sẽ thuận tiện hơn.
1.1.3. Chổi than
Một bộ phận nhỏ vô cùng quan trọng trong cấu tạo của máy mài góc cầm
tay chính là chổi than mà không phải ai cũng biết. Bộ phận nhỏ này nằm bên
ngoài mô tơ và hỗ trợ mô tơ làm việc được hiệu quả hơn.
Bản chất thì lõi quay Roto của mô tơ cần phải được nối vào phần tính
Stato và để thực hiện được điều này, một cuộn dây bằng đồng hoặc bằng thau
được cố định với trục lò xo và được ép bên trong chổi than nhằm dẫn và cung
cấp điện năng. Sau một thời gian sử dụng hoặc lâu không sử dụng bạn nên
kiểm tra lại chổi than vì khi bị mòn đi sẽ làm cho máy mài ngừng hoạt động.
Để thay mới chổi than cho máy mài cầm tay bạn chỉ cần tháo hai con ốc ở
hai bên của thân máy ra lắp chổi than mới vào và bắt lại vít như cũ.
1.1.4. Các bộ phận khác của máy
Ngoài ra, các bộ phận khác của máy mài cầm tay có thể kể đến như: Cờ lê
hàm để cố định có chức năng cố định hướng mài, đây cũng là bộ phận quan
trọng của máy mài. Bên cạnh đó, mỗi chiếc máy mài đều có nút khóa trục cho

phép bạn khóa chặt các phụ kiện như đá mài, đá cắt hoặc lưỡi cắt sau khi gắn
vào máy. Các sản phẩm máy mài thế hệ mới hiện nay như máy mài cầm tay
được trang bị kèm theo một tay cầm bên có thể tháo lắp dễ dàng.
1.2. Máy mài hai đá
Bộ phận cơ bản của máy mài 2 đá là đầu máy. Các loại máy cũ của Liên Xô
và một số nước xã hội chủ nghĩa là một mô tơ điện có 2 trục ở 2 đầu để lắp đá
mài; còn các loại máy mới có cụm gối đỡ trục gắn liền với cơ cấu tiếp động
(puli), ở 2 đầu trục được gia công để lắp đá. Đá mài là 2 bánh đá tròn, phẳng
có độ nhám bề mặt khác nhau; thân máy là một vỏ rỗng bằng gang không đáy.
Máy kiểu cũ mặt trước và mặt sau đều có nắp mở, loại máy mới trong khoang
bụng sát với chân có gắn động cơ điện, phía trên là mặt đỡ cụm gối đỡ trục đá;
hộp đựng dung dịch làm mát vật mài; kính bảo hiểm; nắp che; bệ tì; giá đỡ;
bàn quay; băng nút điều khiển; giá đỡ bệ tỳ là một cụm ghép có thể thay đổi
chiều cao và độ tịnh tiến ra vào so với mặt đá.

Trang 21


Hàn điện hồ quang tay

Giáo trình

1.3. Máy khoan
Máy khoan là loại máy chuyên dùng để gia công lỗ tiêu chuẩn. Máy tạo ra
chuyển động quay tròn và chuyển động tiến cắt của mũi khoan có nhiều kiểu
máy như: máy khoan tay, máy khoan điện xách tay, máy khoan bàn, máy
khoan đứng, máy khoan nhiều trục.
1.3.1. Máy khoan bàn

Hình 6.5. Máy khoan bàn

Hình 6.6 là loại máy khoan bàn gồm các bộ phận: Đế máy (1), bàn máy (2),
thân đứng máy (3) thường làm tròn, trục chính 4, bầu kẹp (5), động cơ điện
(6), khóa hãm (7), tay quay điều chỉnh trục chính lên hoặc xuống (8).
1.3.2. Máy khoan đứng

Trang 22


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

1.4. Máy cắt sắt:
Dùng để chuẩn bị vật trước khi hàn và cắt vật hàn ra để hàn mới.

2. Dụng cụ mài
Các loại dụng cụ phục vụ cho quá trình mài bao gồm: kính bảo vệ, kính bảo
hộ, thùng nước làm mát, mũi sửa đá, cờlê, mỏ lết.
3. Kiểm tra an toàn trước khi mài
3.1. Đối với máy mài cầm tay
- Không sử dụng máy mài quá xuống cấp hay có dấu hiệu bất bình thường,
bạn cần liên hệ người có nghiệp vụ kiểm tra.
- Luôn mặc đúng trang thiết bị, đồng phục bảo vệ khi sử dụng để tránh
Trang 23


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay


mảnh vỡ có thể gây sát thương.
- Điện áp chiếu sáng cục bộ phải đảm bảo nhỏ hơn hiệu điện thế cho phép
cho từng dòng máy.
- Không làm việc ở nhưng nơi dễ cháy nổ, do trong quá trình hoạt động có
thể bắn ra những tia lửa dễ bắt cháy.
- Trước khi mài phải kiểm tra lại các thiết bị che chắn đá mài và các bộ
phận của máy.
- Phải thay đá mài mới khi tấm mài quá cũ, không nên tiếc tấm mài cũ, dễ
gây băng bắn cũng như không có chất lượng mài tốt.
- Bệ tỳ phải điều chỉnh được đảm bảo cho chi tiết gia công nằm trong mặt
phẳng ngang, đi qua tâm đá mài hoặc cao hơn đôi chút nhưng không quá 10
mm.
- Sử dụng nước làm mát, khi ngừng công việc phải ngừng làm mát và phải
lau khô đá.
- Không nên dùng búa để gõ, điều chỉnh đá mài.
- Phải chạy thử ít nhất 1 phút trước khi vận hành máy và ít nhất 3 phút sau
khi thay đá mài.
- Không để máy chạy quá tốc độ quy định, chạy đúng với tốc độ ghi trên
máy đảm bảo máy không quá tải và tuổi thọ lâu bền
3.2. Đối với máy mài 2 đá
- Trước khi mài phải kiểm tra các cơ cấu và bộ phận của máy, tình trạng
che đá mài và hướng của đá. Kiểm tra độ hở của bệ tỳ với mặt làm việc của đá
xem có vượt quá 3 mm không. Chỉ điều chỉnh bệ tỳ khi đá đứng yên.
- Không mài khi đá không có bệ tỳ và nắp che an toàn.
- Phải lắp kính bảo hiểm và đeo kính an toàn khi mài.
- Chỉ mài khi đá quay đạt tốc độ cần thiết.
4. Vận hành, sử dụng máy mài cầm tay, máy mài hai đá
4.1. Sử dụng máy mài cầm tay
4.1.1. Thao tác lắp đá mài vào trục:
- Khi lắp đá mài vào máy mài cầm tayphải lắp đúng chiều của đá, đá và

trục phải cùng kích thước lỗ, phải dùng dụng cụ là chìa khoá chuyên dùng để
siết đai ốc cho mặt sau của đá tì sát vào vai trục.
- Không được dùng búa để tác động vào đai ốc.
4.1.2. Thao tác làm việc:
- Khi mài hai tay phải nắm chặt máy mài: một tay nắm tay cầm (tay
thuận); tay còn lại nắm vào phần sau của máy mài và ngón tay trỏ tì nhẹ lên
công tắc. Khi mài cần chú ý:
- Cấm không mài những chi tiết chưa được kẹp chắc chắn.
- Chi tiết nhỏ phải kẹp trên Ê- tô
- Phải dùng tấm tole che chắn, tránh làm nguy hiểm đến những vùng lân
cận xung quanh

Trang 24


Giáo trình

Hàn điện hồ quang tay

- Phải cảnh giác phòng chống cháy
4.2. Sử dụng máy mài 2 đá
4.2.1. Khâu bảo quản:
- Đá mài phải được bảo quản đúng nơi qui định.
- Không được làm rơi đá và không được dùng đá bị rơi và bị nứt mẻ.
- Thao tác lắp ráp đá mài vào trục:
- Đá mài phải đặt đồng tâm với vị trí lỗ đặt đá. Mặt sau đá phải tì sát với
vòng đệm của vai trục. Mặt trước đá phải có vòng đệm sau đó mới ép vặn đai
ốc vào.
- Sử dụng máy mài khi chỉ có một đá, hoặc chênh lệch đường kính giữa
hai đá trên 40%.

- Khi đá quay bị rung hoặc lắc, phải dừng để kiểm tra, khắc phục.
4.2.2. Thao tác với máy mài.
- Máy mài phải được lắp đặt vừa tầm đứng của công nhân và lắp trên vị
trí bệ vững chắc
- Khi mài không được tì chi tiết mài quá mạnh lên mặt làm việc của đá
mài.
- Chi tiết mài phải nằm vững chắc trên bệ tì, bề mặt chi tiết đang mài
phải cao hơn tâm của đá mài.
- Những chi tiết có chiều dài nhỏ hơn 50mm không được mài bằng tay
cầm trực tiếp của chi tiết đó.
- Không được đứng đối diện với hướng ly tâm của đá mài, phải đứng
lệch một bên và ra phía ngoài của máy mài.
- Phải cảnh giác phòng chống cháy.
5. Kỹ thuật mài
- Tư thế cầm máy phải chính xác, các ngón tay phải ổn định không rung
động.
- Khi mài phải thường xuyên làm mát để tránh cho dao khỏi cháy.
- Khi mài cần di động hết bề rộng của đá, không nên mài ở một chổ trên đá
mài.
- Khi mài không nên dùng lực quá lớn, để tránh bị trượt tay đập vào đá mài.
- Khi mài phải đứng về một bên của đá để tránh các hạt mài bắn vào mặt,
tốt nhất là đeo kính bảo hộ.
- Khi bề mặt ngoài của đá mài bị đảo thì không nên mài tiếp mà phải dùng
cây sữa đá để sữa cho tròn đều.
6. Công tác an toàn, phòng chống điện giật và vệ sinh phân xưởng
- Khi làm việc xong phải lau chùi máy sạch sẽ, quét dọn vệ sinh khu vực
nơi làm việc.
- Sắp xếp các thiết bị dụng cụ thực hành ngăn nắp vào đúng nơi quy định
Trang 25



×