Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tăng trưỞng kinh tẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.36 KB, 2 trang )

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. KHÁI NIỆM
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô
sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so
sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy
mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải
của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc
nội.
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng
hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản
xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng
hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về
người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định.
II. VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những
dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng
trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất
lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là
tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn
đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục
sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và
chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất
nghiệp.
Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân


quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế
nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế
trong nền kinh tế.Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó
lại là hai vấn đề luôn luôn tồn tại song song với nhau.
Trong thực tế không một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng không tránh
khỏi lạm phát. Bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng trải qua các cuộc
khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau. Tỷ lệ lạm
phát tăng cáo sẽ đẩy giá cả hàng hóa chung tăng lên mà tiền công danh nghĩa của
công nhân không tăng lên đo đó tiền lương thực tế của họ sẽ giảm đi.
Khi lạm phát tăng cao gây ra hiện tượng siêu lạm phát làm đồng nội tê tăng rất
nhanh, khi đó người dân sẽ ồ ạt bán nội tệ để mua ngoại tệ.Tệ nạn tham nhũng tăng
cao, nạn buôn lậu phát triển mạnh, tình hình đầu cơ trái phép tăng nhanh, trốn thuế
và thuế không thu đã gây ra tình trạng nguồn thu của nhà nước bị tổn hại nặng nề
càng làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước trầm trọng dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×