Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.23 KB, 10 trang )

NGUYÊN TẮC
NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
Như chúng ta đã được biết, cơ chế giá cả trên thị trường chính là tín hiệu cho những người tiêu dùng
biết về chi phí để sản xuất ra một sản phẩm nào đó là bao nhiêu, và nó cũng báo hiệu cho những người sản
xuất biết về việc đánh giá dung lượng tiêu thụ về một loại hàng hóa - dịch vụ sản phẩm nhất định (căn cứ
vào giá sẵn lòng trả - WTP).
Bên cạnh đó, việc tiếp cận tự do về hàng hóa - dịch vụ (giá cả hàng hóa - dịch vụ bằng không) sẽ làm
cực đại hóa việc sử dụng tài nguyên, các loại hàng hóa - dịch vụ phi thị trường cũng sẽ được sử dụng rất
nhiều. Giá cả của hàng hóa - dịch vụ không phản ánh chính xác giá trị của toàn thể các tài nguyên được sử
dụng để sản xuất ra chúng, thị trường tự do sẽ bị thất bại trong việc phân phối hiệu quả nguồn tài nguyên.
Tuy nhiên, lý giải trên đây không có nghĩa rằng các thị trường tự do không thể thực hiện được việc cải
thiện về chất lượng môi trường. Nếu người tiêu dùng thay đổi thị hiếu bằng cách muốn sử dụng các sản
phẩm ít gây ô nhiễm (bằng cách dán nhãn sinh thái hay quy định nghiêm ngặt về mặt vệ sinh môi trường
từ các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ) thì ít ra sức mạnh của thị trường cũng sẽ dẫn đến một sự thay
đổi về vấn đề ô nhiễm của sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.
5.1. NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng trong các nền kinh tế công nghiệp đã
dẫn đến tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) gồm 24 nước công
nghiệp cộng với ủy ban cộng đồng châu Âu và Nam Tư cũ nhóm họp và soạn thảo “Nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải trả tiền” (PPP - polluter pays principle) đây được xem như là nguyên tắc căn bản cho các
chính sách về kinh tế môi trường.
Nguyên lý căn bản của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả là giá cả của một hàng hóa - dịch vụ
phải được biều hiện đầy đủ vào trong tổng chi phí sản xuất ra nó, có tính đến chi phí của tất cả các tài
nguyên được sử dụng. Như vậy, việc sử dụng đất, nước, không khí hay ngay việc thải ra các chất thải cũng
phải được tính toán và quy trách nhiệm về cho người gây áp lực lên nó.
Hiện trạng thiếu thông tin về giá cả đúng mức cho tài nguyên môi trường và đặc tính tự do tiếp cận
đối với nhiều tài nguyên môi trường đã tạo ra nguy cơ trầm trọng trong việc khai thác quá mức và sẽ dẫn
đến sự hủy hoại hoàn toàn nguồn tài nguyên đó.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả sửa đổi tình trạng thất bại thị trường này bằng việc buộc
những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí làm xuống cấp tài nguyên môi trường vào trong tính toán.
Mục tiêu chính của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả vẫn là kết hợp việc sử dụng môi trường vào


trong tính toán kinh tế thông qua dấu hiệu về giá cả và các công cụ kinh tế như “thuế xanh”, giấy phép
thải, thu lệ phí ô nhiễm.
Muốn sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả trên quy mô quốc tế có hiệu quả cần phải có sự
phối hợp với các công ước, nghị định, chương trình hành động... về môi trường, điều này có thể gây biến
dạng trong mậu dịch quốc tế vì có một vài quốc gia thực hiện trợ cấp trong đầu tư kiểm soát ô nhiễm trong
khi đó các quốc gia khác lại không thực hiện như vậy. Để nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả thành
công, OECD quy định rằng nguyên tắc này phải trở thành một nguyên tắc căn bản của việc kiểm soát ô
nhiễm trong các quốc gia thành viên vào năm 1972.
Trên phạm vi quốc tế, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đã trở thành một nguyên tắc cho việc
không trợ cấp đối với những người gây ô nhiễm. Tuy nhiên, các thành viên của OECD cũng đưa ra những
nguyên tắc nhẹ nhàng hơn, họ ủng hộ việc đẩy mạnh các chương trình quốc gia về những biện pháp làm
giảm ô nhiễm thông qua những ngoại lệ. Chẳng hạn như, đối với những khu vực ô nhiễm mà chính quyền
khu vực này đang phải gánh chịu vấn đề khó khăn về tài chính thì có thể nhận được sự giúp đỡ về tài
chính từ các vùng khác.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả sửa đổi cũng đã được cộng đồng châu Âu phê duyệt trong
khuyến cáo vào năm 1975, trong đó có đính kèm những điều kiện áp dụng tương tự đối với OCED và
được đưa vào trong đạo luật Singe European. Vào năm 1989, OCED cũng đã đưa ra khuyến cáo về việc áp
dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đối với trường hợp ô nhiễm ngoài dự kiến. Đây là sự liên kết
giữa lý thuyết kinh tế với nguyên tắc pháp lý đối với sự đền bù thiệt hại.
Lý thuyết hiệu quả kinh tế đề nghị rằng người gây ô nhiễm (cá nhân, xí nghiệp, chính quyền…) phải
trả hoàn toàn các chi phí về tổn hại môi trường do hoạt động của họ gây ra. Điều này đã góp phần tích cực
vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường (ít ra cũng ở mức mà chi phí biên tế của việc giảm ô nhiễm bằng
với chi phí biên tế của sự tồn tại gây ra bởi ô nhiễm đó).
Xét về nguyên tắc thì việc bắt buộc tất cả những ai xả chất thải đều trả cùng giá tiền cho mỗi đơn vị xả
thêm (thông qua thuế ô nhiễm đánh trên mỗi đơn vị thải hoặc thông qua các giấy phép ô nhiễm chuyển
nhượng) sẽ đạt đến một sự phân bố hiệu quả kinh tế của chi phí kiểm soát chất thải. Điều này đưa đến hệ
quả là bất cứ tổng lượng chất thải nào được sinh ra cũng đã thu một chi phí nhất định để quản lý và kiểm
soát nó. Các nhà kinh tế thường cho rằng với cùng một mục tiêu về cắt giảm tổng lượng chất thải thì luật
và cơ chế sẽ đưa đến kết quả là tổng chi phí kiểm soát cao hơn nhiều so với các công cụ kinh tế.
MNPB

MEC
Điểm ô nhiễm tối ưu
0 Q
a
Q Q
n

Mức hoạt động kinh tế

0 W
a
W W
n

Mức độ ô nhiễm
Lợi ích, chi phí
Hình 5.1. Xác lập điểm ô nhiễm tối ưu
Hình 5.1 trên đây là một phác thảo đơn giản về mô hình xác lập điểm ô nhiễm tối ưu. Khi hoạt động
của xí nghiệp ở mức sản lượng Q thì mức độ phát thải tương ứng là W (chất thải đưa vào môi trường có
thể được trung hòa bởi các quá trình vật lý, hóa học và sinh học và do đó, nó không thể tồn tại lâu dài và
được lưu giữ một cách không độc hại trong bể chứa của môi trường). Người ta cũng giả thuyết rằng ở bất
cứ mức độ hoạt động nào dưới mức Q
a
thì khối lượng chất thải sinh ra có thể được hấp thụ bởi môi trường,
nếu có đủ thời gian; và do đó, bất cứ ngoại tác nào xảy ra cũng chỉ là tạm thời.
Với:
- MNPB là lợi ích tăng thêm mà một xí nghiệp đang gây ô nhiễm nhận được từ việc thay đổi mức độ
hoạt động của nó bằng một đơn vị (chi phí tư nhân biên tế của sản xuất trừ cho thu nhập biên tế
nhận được).
- MEC là giá trị của một tác hại kinh tế tăng thêm gây ra bởi ô nhiễm có liên quan đến một đơn vị

hoạt động tăng thêm.
Kết quả chính của phân tích này là mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được xác định ở giao điểm của
MNPB và MEC tại E (nơi mà MNPB = MEC, với mức hoạt động kinh tế là Q và khối lượng chất thải là
W). Cũng cần nói thêm rằng, ở điểm này mức độ ô nhiễm sẽ không bằng không, nhưng nó vẫn ở trong
mức độ chấp nhận được đối với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng mô hình này không đúng đối với trường hợp có nhiều chất
độc hại, nhất là các chất có đặc tính không phân hủy sinh học và tồn tại lâu dài trong môi trường (như
PCB và các chất ô nhiễm tích lũy theo thời gian và không hấp thụ an toàn được).
- Mô hình này cũng đi kèm với giả thiết rằng chỉ một chất ô nhiễm đơn nhất được thải ra mà thôi.
Trong thực tế, người ta thường thấy có rất nhiều chất ô nhiễm cùng phát thải ra môi trường, điều
này càng làm cho mức độ thiệt hại trở nên trầm trọng hơn.
- Mô hình này cũng giả thiết rằng tác hại của ô nhiễm chỉ xuất hiện khi các cá nhân nhận biết được sự
thiệt hại về phúc lợi; điều này có nghĩa rằng, các hoạt động được xem là gây tổn hại đến môi trường
chỉ khi các tác hại của chúng được phát hiện hoặc tổn hại trên quy mô lớn. Chính vì điều này mà
các ô nhiễm với mức độ thấp trong suốt thời kỳ dài sẽ không được xem xét đến.
Tuy nhiên, mô hình đơn giản này đã thực sự có ích trong việc làm sáng tỏ về mặt kinh tế của ô nhiễm
môi trường. Ô nhiễm bằng không chỉ được xét về mặt lý thuyết hoặc là mục tiêu của các chính sách, xét
về mặt kỹ thuật thì nó thực sự không khả thi và ở bất cứ trường hợp nào thì nó cũng đều không được chấp
nhận vì mức độ tốn kém của nó, nếu xét trên cả hai phương diện đầu tư về thiết bị và các quy trình làm
giảm chất thải cũng như sự mất mát về các lợi ích sinh ra từ việc sản xuất những sản phẩm đó.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đòi hỏi người gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc kiểm soát làm
giảm chất thải xuống mức chấp nhận được, nhưng không phải là chi phí cho sự tổn hại môi trường gây ra
bởi lượng chất thải chấp nhận được đó. Vì vậy, nguyên tắc chuẩn người gây ô nhiễm phải trả cho phép
người gây ô nhiễm được xả ra một lượng chất thải ở mức chấp nhận được mà không phải trả lệ phí cho ô
nhiễm. Như vậy, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả cho phép tính lệ phí khuyến khích giảm ô nhiễm,
hay nói cách khác những người gây ô nhiễm trả tiền cho chất thải ở mức chấp nhận được.
5.2. CÁC LOẠI CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
5.2.1. Lệ phí
Theo OECD (1991) thì một số các công cụ trực tiếp định giá cho việc sử dụng môi trường gồm lệ phí
phát thải, lệ phí sử dụng, lệ phí theo sản phẩm, giấy phép mua bán, các hệ thống ký thác.

5.2.1.1. Lệ phí phát thải
Bảng 5.1. Lệ phí phát thải ô nhiễm
Mục tiêu
cơ bản và
ưu điểm
Điều kiện thực hành tốt
nhất
Sự thích hợp
với môi
trường
Những hạn
chế
• Tiết kiệm
chi phí,
tuân thủ
luật lệ.
• Áp dụng
linh hoạt
• Tăng
nguồn
thu.
• Ô nhiễm nguồn điểm.
• Chi phí biên để khống
chế ô nhiễm khác
nhau giữa những
người gây ô nhiễm.
• Phải có hệ thống giám
sát việc phát thải.
• Tiềm năng cho những
người gây ô nhiễm

giảm phát thải và thay
đổi hành vi.
• Tiềm năng cho phát
minh kỹ thuật.
• Nước: triển
vọng tốt.
• Không khí:
triển vọng
trung bình
và phải đi
kèm với
việc giám
sát.
• Tiếng ồn:
triển vọng
cao cho máy
bay, thấp
cho các loại
phương tiện
khác.
• Hạn chế
về phân
loại chất
thải.
• Phân phối
thu nhập.
• Khi nguồn
thu tăng
lên thì cần
phải có hệ

thống
phân bổ
chặt chẽ.
Đây là những lệ phí đánh vào việc phát thải chất thải gây ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất
hoặc tạo ra tiếng ồn). Lệ phí phát thải liên quan tới số lượng và chất lượng của chất ô nhiễm và chi phí tác
hại gây cho môi trường.
5.2.1.2. Bảo vệ môi trường
Lệ phí sử dụng có hàm số tăng nguồn thu và liên quan đến chi phí xử lý, chi phí thu gom và thải bỏ,
hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lý tùy thuộc vào từng tình huống mà chúng được áp dụng. Lệ phí sử
dụng không liên quan trực tiếp đến chi phí tác hại đến môi trường.
Chẳng hạn như điều 1 pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày
13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau:
Bảng 5.2. Lệ phí bảo vệ môi trường
ST
T
Chất gây ô nhiễm có trong
nước thải
Mức thu (đồng/kg chất gây ô
nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi Ký
hiệu
Tối thiểu Tối đa
1 Nhu cầu ôxy hóa học A
COD
100 300
2 Chất rắn lơ lửng A
TSS
200 400
3 Thủy ngân A
Hg

10.000.000 20.000.000
4 Chì A
Pb
300.000 500.000
5 Arsenic A
As
600.000 1.000.000
6 Cadimi A
Cd
600.000 1.000.000
5.2.1.3. Lệ phí môi trường theo sản phẩm
Lệ phí này được đánh vào các sản phẩm có hại cho môi trường khi được sử dụng. Loại lệ phí này có
thể tính trong các quy trình sản xuất, khi tiêu thụ hoặc khi loại bỏ nó.
Bảng 5.3. Lệ phí theo sản phẩm
Mục tiêu căn
bản và ưu
điểm
Điều kiện thực
hành tốt nhất
Sự thích hợp với
môi trường
Những hạn chế
Giảm sử dụng
sản phẩm và
kích thích thay
thế sản phẩm.
Sản phẩm được
sử dụng với số
lượng và khối
lượng lớn.

Nước: triển vọng
trung bình
Không áp dụng
đối với các chất ô
nhiễm.
Tác dụng
khuyến khích.
Sản phẩm nhận
dạng được.
Không khí: triển
vọng cao, đặc biệt
là đối với nhiên
liệu.
Không áp dụng
đối với các chất
thải gây nguy
hiểm.
Tăng nguồn
thu cho ngân
sách.
Cần điều tiết
giá đối với sản
phẩm được lựa
chọn.
Chất thải: triển
vọng cao.
Hệ số co dãn thấp
và khả năng thay
thế cản trở mạnh
mẽ đến hiệu lực

của công cụ.
Áp dụng linh
hoạt.
Khả năng thay
thế.
Tiếng ồn: triển
vọng trung bình.
Liên quan đến
mậu dịch và cạnh
tranh.
Có thể ứng
dụng cho các
nguồn ô
nhiễm di động
và phân tán.
Thích ứng với
các hệ thống
quản lý và tài
chính hiện hữu.
Các hạn chế tiềm
năng về quản lý
hành chính.
Mức lệ phí tùy thuộc vào chi phí tác hại đến môi trường có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm đó.
5.2.1.4. Giấy phép mua bán
Giấy phép mua bán ô nhiễm (hay mua bán Côta gây ô nhiễm) là một loại giấy phép xả thải chất thải
có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp... được phép
thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường.
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó
phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính

thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai
đoạn xác định cho các nguồn thải.
Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô
nhiễm. Họ có thể linh hoạt lựa chọn giải pháp giảm thiều mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp
nhất. Có thể là mua côta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử
lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp
hơn so với việc mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có
mức chi phí cho việc xử lý ô nhiễm cao hơn.

×