Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

NGHIÊN cứu CHứC NĂNG THấT TRáI BằNG SIÊU âm ĐáNH dấu mô cơ TIM TRÊN BệNH NHÂN TĂNG HUYếT áp và đái THáO ĐƯờNG typ 2 có phân số tống máu bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 57 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI

Lấ TH THM

NGHIÊN CứU CHứC NĂNG THấT TRáI BằNG SIÊU
ÂM
ĐáNH DấU MÔ CƠ TIM TRÊN BệNH NHÂN TĂNG
HUYếT áP
Và ĐáI THáO ĐƯờNG typ 2 Có phân số tống máu
bảo tồn

CNG LUN VN THC S Y HC


HÀ NỘI – 2017


B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI

Lấ TH THM

NGHIÊN CứU CHứC NĂNG THấT TRáI BằNG SIÊU
ÂM
ĐáNH DấU MÔ CƠ TIM TRÊN BệNH NHÂN TĂNG
HUYếT áP
Và ĐáI THáO ĐƯờNG typ 2 Có phân số tống máu
bảo tồn


Chuyờn ngnh: Tim mch
Mó s: 60720140
CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. PHM TH HNG THI
2. TS. PHM MINH TUN


HÀ NỘI – 2017
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................2
1.1. Đại cương về tăng huyết áp.....................................................................2
1.1.1. Dịch tễ học........................................................................................2
1.1.2. Định nghĩa.........................................................................................2
1.1.3. Nguyên nhân.....................................................................................3
1.1.4. Chẩn đoán và phân tầng nguy cơ tăng huyết áp................................4
1.1.5. Điều trị..............................................................................................9
1.2. Đái tháo đường......................................................................................11
1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................11
1.2.2. Phân loại..........................................................................................11
1.2.3. Chẩn đoán xác định.........................................................................12
1.2.4. Điều trị...........................................................................................13
1.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thất trái.....................................17
1.4. Sức căng cơ tim và đánh giá sức căng cơ tim trên siêu âm tim đánh dấu
mô..........................................................................................................20
1.4.1. Định nghĩa sức căng cơ tim............................................................20
1.4.2. Đánh giá sức căng cơ tim trên siêu âm đánh dấu mô......................22
1.4.3. Giá trị siêu âm đánh dấu mô...........................................................26
1.4.4. Một số nghiên cứu về siêu âm đánh dấu mô cơ tim........................28



Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............29
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................29
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................29
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................29
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................29
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................29
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................30
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................30
2.4. Các biến số nghiên cứu.........................................................................30
2.4.1. Các biến số về đặc điểm lâm sàng..................................................30
2.4.2. Các biến số cận lâm sàng................................................................30
2.4.3. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán...........................................................31
2.4.4. Đánh giá sức căng cơ tim bằng phương pháp speckle tracking.....32
2.4.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.......................................................35
2.5. Xử lý số liệu..........................................................................................36
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................37
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................38
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................38
3.2. Đặc điểm về sức căng cơ tim của đối tượng nghiên cứu................................39
3.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng trục dọc với một số thông số siêu
âm tim kinh điển và yếu tố nguy cơ........................................................40
3.3.1. Tìm hiểu mối tương quan giữa sức căng trục dọc thất trái với EF..40
3.3.2. Tìm hiểu mối tương quan giữa sức căng trục dọc thất trái với đường
kính thất trái cuối tâm trương và tâm thu........................................40



3.3.3. Tìm hiểu mối tương quan giữa sức căng trục dọc thất trái với phì
đại thất trái.......................................................................................40
3.3.4. Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng trục dọc thất trái của nhóm
THA – ĐTĐ với rối loạn lipid máu.................................................40
3.3.5. Tìm hiểu mối tương quan giữa sức căng trục dọc thất trái của nhóm
THA – ĐTĐ với hút thuốc lá..........................................................41
3.3.6. Tìm hiểu mối tương quan giữa sức căng trục dọc thất trái của nhóm
THA – ĐTĐ với tuổi.......................................................................41
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................42
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................42
4.2. Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim trên
bệnh nhân THA – ĐTĐ có chức năng tâm thu thất trái bảo tồn EF ≥50%. 42
4.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng cơ tim trên siêu âm đánh dấu mô cơ
tim với các thông số siêu âm tim kinh điển và một số yếu tố nguy cơ.....42
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Khuyến cáo kỹ thuật đo huyết áp....................................................6
Bảng 1.2: Các ngưỡng huyết áp áp dụng để chấn đoán tăng huyết áp theo
cách đo............................................................................................6
Bảng 1.3: Phân độ tăng huyết áp.....................................................................8
Bảng 1.4: Phân tầng nguy cơ tăng huyết áp ...................................................8
Bảng 1.5: Khuyến cáo mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở người > 18 tuổi ......9
Bảng 1.6: Xử trí tăng huyết áp theo phân tầng nguy cơ và phân độ tăng huyết
áp ..................................................................................................10
Bảng 1.7: Các yếu biện pháp không dùng thuốc nhằm hạ huyết áp và/ hoặc

các yếu tố nguy cơ tim mạch. .......................................................11
Bảng 1.8: Chẩn đoán đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose theo
đường huyết mao mạch hoặc tĩnh mạch........................................13
Bảng 3.1: Đặc điểm về giới...........................................................................38
Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu..............................38
Bảng 3.3: Đặc điểm về tăng huyết áp của nhóm THA - ĐTĐ.......................38
Bảng 3.4: Đặc điểm xét nghiệm máu giữa hai nhóm....................................39
Bảng 3.5: Đặc điểm về siêu âm tim giữa hai nhóm.......................................39
Bảng 3.6: Giá trị sức căng trục dọc thất trái từng phân đoạn giữa hai nhóm
bệnh nhân......................................................................................39
Bảng 3.7: Giá trị sức căng trục dọc thất trái từng phân đoạn theo giai đoạn
tăng huyết áp.................................................................................40


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phác đồ chẩn đoán tăng huyết áp theo các kỹ thuật đo huyết áp....7
Hình 1.2. Ví dụ về biến dạng của một chủ thể............................................20
Hình 1.3. Mô tả biến dạng của một vật thể theo 1 chiều và 2 chiều.............21
Hình 1.4. Mô tả biến dạng của một vật thể theo 3 chiều..............................21
Hình 1.5. Một đoạn cơ tim thể hiện trong không gian với những phần tử có
màu xám còn gọi là mô hình đốm (speckle pattern) trên hình ảnh
siêu âm..........................................................................................22
Hình 1.6. A Đường cong sức căng bình thường (đường cong màu xanh co
bóp rất nhẹ ở thành bên sau đóng van ĐMC- thời gan giãn đồng
thể tích).........................................................................................25
Hình 1.6. B Giảm co bóp tâm thu và xuất hiện co bóp hậu tâm thu ở vùng
mỏm (đường cong màu xanh), co bóp tâm thu bình thường và
không co bóp hậu tâm thu ở vùng đáy..........................................25
Hình 1.7. Hình ảnh biểu diễn kết quả đánh giá sức căng trục dọc thất trái
bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim.................................................28

Hình 2.1. Chọn điểm trên mặt cắt 3 buồng...................................................34
Hình 2.2. Sức căng trên mặt cắt 3 buồng......................................................34
Hình 2.3. Chọn điểm trên mặt cắt 4 buồng...................................................34
Hình 2.4. Sức căng trên mặt cắt 4 buồng......................................................34
Hình 2.5. Sức căng toàn bộ thất trái..............................................................34
Hình 2.6. Hình ảnh Bull’s eye.......................................................................35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh ngày càng
phổ biến ở những nước phát triển nói chung và ở Việt nam nói riêng. Hai
bệnh này có thể độc lập, hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu
cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành cùng nhau vì chúng có cùng những
yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều
muối, đường; lười vận động. THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của
ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn.
Người ta thấy rằng tỷ lệ THA ở người ĐTĐ cao gấp 2 lần so với người không
bị ĐTĐ. THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ gây tổn thương cơ quan đích:
tim, thận, mắt, não và động mạch. Trong đó tim là cơ quan ảnh hưởng đầu
tiên của áp lực máu. Siêu âm tim là phương tiện hữu hiệu khảo sát hậu quả
trên tim do tăng huyết áp và đái tháo đường bao gồm xác định phì đại thất
trái, chức năng tâm trương, chức năng tâm thu hiệu quả và đặc hiệu. Với mục
tiêu phát hiện tổn thương tim sớm nên đã có một số kỹ thuật siêu âm tim được
áp dụng trong đó siêu âm đánh dấu mô cơ tim. Kỹ thật này mô tả , đánh giá
khách quan về số lượng biến dạng và tốc độ biến dạng của từng phân đoạn ở
thành tim cũng như toàn bộ thất vớ độ chính xác cao. Sức căng cơ tim có thể
phát hiện sớm các rối loạn giãn cơ phân đoạn thất trái ở bệnh nhân THA –
ĐTĐ trong khi các phương pháp siêu âm khác vẫn còn bình thường. Do đó

chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm
đánh dấu mô cơ tim trên bệnh nhân tăng huyết áp - đái tháo đường typ 2
có phân số tống máu bảo tồn” nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim trên
bệnh nhân THA – ĐTĐ typ 2 có phân số tống máu bảo tồn EF ≥50%.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng trục dọc trên siêu âm đánh dấu mô
cơ tim với một số thông số siêu âm tim kinh điển và yếu tố nguy cơ.


2

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP [1][2]
1.1.1. Dịch tễ học
Tăng huyết áp rất thường gặp ở người trưởng thành và là yếu tố hàng
đầu trong mười yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm gây tử vong ở
các nước đã và đang phát triển. Tăng huyết áp cũng rất phổ biến ở Việt Nam,
tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành năm 2008 ở Việt Nam ước tính
khoảng 25,1% [3]. Tăng huyết áp ngày càng gia tăng trong những năm gần
đây, ước tính tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp trong quần thể tăng gần 1% / năm.
Mặc dù tỷ lệ biết về tăng huyết áp, được điều trị và được kiểm soát huyết áp
ngày càng được nâng cao, ước tính có 1/3 dân số có tăng huyết áp, trong số
người có tăng huyết áp 1/3 số người được điều trị và trong số người được điều
trị chỉ có 1/3 số người kiểm soát được tăng huyết áp bằng thuốc. Tăng huyết
áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng cơ quan
đích và gây biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim,
phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận rồi dẫn đến tử vong.
1.1.2. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mm Hg và /hoặc

huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mm Hg hoặc khi đang được điều trị bằng
một thuốc hạ áp.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr ≤
90 mm Hg.
Tăng huyết áp tâm trương đơn độc là khi HATT ≤ 140 mmHg và HATTr
≥90 mmHg.


3

Tăng huyết áp áo choàng trắng là khi HA thường xuyên tăng tại bệnh
viện hoặc phòng khám trong khi đo huyết áp hằng ngày tại nhà hoặc HA trung
bình khi đo 24 giờ lại bình thường. Tỷ lệ tăng huyết áp áo choàng trắng 10 %
- 30 %, chiếm 1 tỷ lệ không ít ở những người tăng huyết áp. THA áo choàng
trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này giảm đi <10 % đối với người tăng huyết áp
độ 2, độ 3 khi đo tại phòng khám.
Tăng huyết áp ẩn khó phát hiện hơn tăng huyết áp áo choàng trắng dù ít
gặp hơn, vốn là tình trạng trái ngược lại: HA đo thấy bình thường tại phòng
khám trong khi thấy cao khi đo bằng các phương pháp khác như đo HA 24
giờ hoặc đo nhiều lần tại nhà. Nhóm bệnh nhân này có tổn thương cơ quan
đích nhiều hơn và nguy cơ tim mạch tổng thể cao hơn kể cả những đối tượng
có THA.
1.1.3. Nguyên nhân
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không có nguyên nhân,
chỉ có khoảng 10 % là có nguyên nhân.
Tăng huyết áp thứ phát:
• Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp hoặc mạn, viêm thận
kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.
• Hẹp động mạch thận
• U tủy thượng thận.

• Cường Aldosterol tiên phát (hội chứng Conn).
• Hội chứng Cushings.
• Bệnh lý tuyến giáp/ cận giáp, tuyến yên.
• Do thuốc liên quan đến thuốc kháng viêm non – steroid, thuốc tránh
thai, corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm.
• Hẹp eo động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên.


4

• Takayashu.
• Nhiễm độc thai nghén.
• Ngừng thở khi ngủ.
• Yếu tố tâm thần.
1.1.4. Chẩn đoán và phân tầng nguy cơ tăng huyết áp [4]
Chẩn đoán tăng huyết áp được thực hiện bằng phương pháp đo huyết áp
theo đúng quy trình như sau:
+ Nghỉ ngơ trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp
+ Không dùng chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ.
+ Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế có tựa, cánh tay
duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra có thể đo ở các
tư thế đứng, nằm. Đối với người cao tuổi, hoặc có đái tháo đường nên đo
huyết áp ở tư thế đúng nhằm xác định xem có hạ huyết áp tư thế hay không.
+ Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế
điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị cần được kiểm tra định kỳ. Bề dài
bao đo tối thiểu bằng 80 % chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40 % chu vi
cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2
cm. Đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 ngang với tim.
+ Nếu không dùng thiết bị đo tự động trước khi đo phải xác định vị trí
động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không

còn thấy mạch đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập
đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.
+ Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. Không bắt chéo chân.
+ Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có số đo
huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
+ Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 1- 2 phút. Nếu con số
huyết áp đo giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần


5

sau khi đã nghỉ ngơi trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của 2
lần đo cuối cùng.
+ Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động
tại nhà hoặc bằng máy đo 24 giờ.
+ Ghi lại số đo theo đơn vị mm Hg dưới dạng HA tâm thu/ HA tâm
trương, thông báo kết quả cho người đo.
• Ngoài cách đo thông thường do cán bộ y tế đo tại phòng khám, nên áp
dụng thêm 1 số phương pháp đo huyết áp khác như: tự đo/ theo dõi huyết áp
tại nhà, đo huyết áp liên tục 24 giờ.
Chẩn đoán THA cần dựa vào: trị số HA
Quá trình chẩn đoán bao gồm các bước chính như sau:
• Đo HA nhiều lần
• Khai thác tiền sử
• Khám thực thể
• Thực hiện các khám nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Huyết áp lưu động cung cấp thông tin nhiều hơn HA đo tại nhà hoặc phòng
khám; ví dụ, HA 24 giờ gồm cả HA trung bình ban ngày (thường từ 7-22 giờ)
và giá trị ban đêm và mức dao động HA.



6

Bảng 1.1: Khuyến cáo kỹ thuật đo huyết áp[4]

Bảng 1.2: Các ngưỡng huyết áp áp dụng để chấn đoán tăng huyết áp
theo cách đo.[4]

Tự đo HA tại nhà được khuyến cáo áp dụng nhằm: cung cấp nhiều
thông tin cho các quyết định của bác sỹ và cải thiện sự gắn kết bệnh nhân vào
chế độ điều trị.


7

Hình 1.1. Phác đồ chẩn đoán tăng huyết áp theo các kỹ thuật đo huyết áp


8

Bảng 1.3: Phân độ tăng huyết áp[4]

Bảng 1.4: Phân tầng nguy cơ tăng huyết áp[4]

Dựa vào phân độ huyết áp, số lượng các yếu tố nguy cơ tim mạch và
biến cố tim mạch để có chiến lược quản lý, theo dõi và điều trị lâu dài.


9



10

1.1.5. Điều trị
Xử trí THA và tất cả những YTNC khác liên quan đến biến cố tim mạch
bao gồm RLLM, rối loạn dung nạp Glucose hoặc ĐTĐ, béo phì và hút thuốc
lá. Điều quan trọng cần thông tin cho bệnh nhân rằng điều trị THA thường
phải lâu dài và nó có thể gây nguy hiểm cho họ khi ngưng điều trị bằng thuốc
hoặc thay đổi lối sống mà không thảo luận trước với bác sỹ.
Bảng 1.5: Khuyến cáo mục tiêu điều trị tăng huyết áp
ở người > 18 tuổi [4]


11

Bảng 1.6: Xử trí tăng huyết áp theo phân tầng nguy cơ và phân độ tăng
huyết áp[4]


12

Bảng 1.7: Các yếu biện pháp không dùng thuốc nhằm hạ huyết áp và/
hoặc các yếu tố nguy cơ tim mạch [4]

1.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.[5], [6]
1.2.1. Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc
trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn
chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh
học của insulin và/hoặc tiết insulin.

1.2.2. Phân loại


Đái tháo đường typ 1: do bệnh tự miễn dịch: các tế bào β tuyến tụy

bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá hủy này có thể nhanh hoặc
chậm. Tiến triển nhanh gặp ở người trẻ < 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng rầm rộ
khát nhiều, uống nhiều, sút cân, mệt mỏi. Xuất hiện các tự kháng thể kháng
đảo tụy (ICA: islet cell autoantibodies), tự kháng thể kháng insulin và tự
kháng thể kháng GAD (gluctamic acid decarboxylase) trong 85 – 90% trường
hợp. Biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê nhiễm toan ceton. Điều trị bắt
buộc phải điều trị bằng insulin, tỉ lệ gặp < 10%. Thể tiến triển chậm hay gặp ở


13

người lớn, gọi là đái tháo đường tự miễn dịch tiềm tàng ở người lớn (LADA:
latent autoimmune diabetes in adults).


Đái tháo đường typ 2: đái tháo đường typ 2 trước đây được gọi là

đái tháo đường không phụ thuộc insulin, đái tháo đường ở người lớn, bệnh có
tính gia đình. Đặc trưng của đái tháo đường typ 2 là kháng insulin đi kèm với
thiếu hụt insulin tương đối. Tuổi > 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng âm thầm,
thường phát hiện muộn. Biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê tăng áp lực
thẩm thấu. Có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống và/hoặc insulin. Tỉ lệ
gặp 90 – 95%.



Đái tháo đường thai kì: đái tháo đường thai kì là tình trạng rối loạn

dung nạp đường huyết xảy ra trong thời kì mang thai.


Các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác: giảm chức năng tế

bào beta do khiếm khuyết gen: MODY 1, MODY 2, MODY 3, đái tháo đường
ti lạp thể, giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. Bệnh lí tuyến tụy: viêm
tụy, xơ, sỏi tụy, ung thư tụy,… Một số bệnh nội tiết: to các viễn cực, hội
chứng Cushing,… do thuốc, hóa chất, do nhiễm khuẩn.
1.2.3. Chẩn đoán xác định
• Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA 2017 .[6]
- Đường huyết (glucose máu – GM) lúc đói ≥ 1,26g/l = 7,0mmol/l (ít
nhất 2 lần).
- Glucose Máu làm bất kì thời điểm nào ≥ 2g/l = 11 mmol/l có kèm
theo các triệu chứng lâm sàng hoặc GM sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng
đường huyết ≥ 11,1mmol/l.
Nếu 1,1 g/l < GM < 1,26g/l: cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose để
chẩn đoán xác định.
- HbA1C ≥ 6,5%
- Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu
chứng của đái tháo đường cổ điển.


14

Bảng 1.8. Chẩn đoán đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose theo
đường huyết mao mạch hoặc tĩnh mạch
Kết luận

ĐTĐ
Rối loạn dung
nạp glucose

Đói
Sau 2 giờ
Đói
Sau 2 giờ

Mao

Tĩnh

mạch (mmol/L)
≥6,1
≥ 11,1
<6,1
≥7,8

mạch (mmol/L)
≥7,0
≥ 11,1
<7,0
≥7,8

1.2.4. Điều trị
1.

Mục tiêu điều trị
Mục tiêu kiểm soát đường huyết theo ADA, 2017 [6].

- HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung cho cả đái tháo đường typ 1

và typ 2.
- Glucose máu (GM) lúc đói nên duy trì ở mức 4,4 – 7,2mmol/l (80 –
130mg/dl).
- GM sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (< 180mg/dl).
- Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid
máu.
2.

Phác đồ điều trị tăng đường huyết
a. Chế độ ăn
- Thực hiện chế độ ăn hợp lí, cân đối các thành phần: glucid 50- 60%,

protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày, nên chọn loại thực
phẩm có chỉ số tăng đường huyết (GI) thấp, nhiều chất xơ (rau 100 –
200g/bữa), kiêng đồ ngọt.
b. Hoạt động thể lực
- Tối thiều là 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết,
HA, tình trạng tim mạch trước tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu


15

lông, leo cầu thang đều được. Nhưng chọn loại nào phải phù hợp với tình hình
sức khỏe và biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh.
c. Điều trị bằng insulin
• Phác đồ điều trị bằng insulin
Chỉ định:
- Là bắt buộc với đái tháo đường typ 1, đái tháo đường thai kì.

- Đái tháo đường typ 2 khi có:
+ Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với
tăng ceton máu cấp nặng. Mất cân không kiểm soát được.
+ Can thiệp ngoại khoa.
+ Có thai.
+ Suy gan, thận.
+ Dị ứng với các thuốc viên hạ đường huyết.
+ Thất bại với thuốc viên hạ đường huyết .
+ Chỉ định tạm thời ngay khi có đường huyết tăng cao > 250 – 300mg/dl
(14 – 16,5mmol/l), HbA1c > 11%.
- Đái tháo đường có hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.
- Đái tháo đường do bệnh lí tụy: viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy…
- Trong một số trường hợp nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao: điều
trị một số thuốc gây tăng đường huyết (corticoid).
Liều tiêm insulin:
- Liều Insulin cần thiết ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 1 từ 0,5
-1,0UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu thường từ 0,4 – 0,5UI/kg/ngày. Liều thông
thường 0,6UI/kg, tiêm dưới da 1 – 2 lần trong ngày. Sau đó căn cứ trên kết
quả đường huyết tăng hoặc giảm liều insulin từ 1 – 2UI/lần.
- Liều insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2: bắt đầu từ
0,2UI/kg/ngày. Thường 0,3 – 0,6UI/kg/ngày.
-

Liều insulin nền 0,1 – 0,2UI/kg.


16

Các phác đồ điều trị:
- Đối với đái tháo đường typ 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi 1

ngày. Đối với đái tháo đường typ 2 ngoài phác đồ như đái tháo đường typ 1 có
thể sử dụng thêm phác đồ 1 mũi insulin phối hợp với thuốc viên (Insulatard
hoặc lantus).
- Đái tháo đường thai kì thường sử dụng phác đồ 1 – 4 mũi/ngày tùy theo
nồng độ đường huyết của bệnh nhân. Chỉ sử dụng loại insulin sinh tổng hợp
(Actrapid, Mixtard, Insulatard).
d. Điều trị bằng thuốc uống
Có các nhóm thuốc sau:


Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulphonylurea)

- Chỉ định: đái tháo đường typ 2 thể trạng trung bình hoặc gầy. Phối hợp
với metformin, thiazolidinedion (TZD), acarbose, insulin.
- Chống chỉ định: đái tháo đường typ 1, suy thận, suy gan nặng, đái tháo
đường nhiễm toan ceton, có thai hoặc dị ứng với sulfolilurea.
- Liều lượng:
+ Gliclazid từ 30 – 120mg/ngày uống trước bữa ăn 15 – 30 phút.
+ Glimepirid từ 2 – 8mg/ngày uống 1 lần trước ăn 15 – 30 phút (uống
1 lần trong ngày).
+ Glibenclamid từ 3,5 – 20mg/ngày chia đều trước mỗi bữa ăn chính
15-30 phút.
• Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng
insulin: metformin, thiazolidinedione.
Biguanid: thuốc duy nhất còn sử dụng là metformin.
- Chỉ định: đái tháo đường typ 2, nhất là bệnh nhân có thừa cân hoặc
béo phì.


17


- Chống chỉ định: đái tháo đường typ 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ
chức ngoại biên (suy tim, suy hô hấp), suy thận, rối loạn chức năng gan, có
thai, chế độ ăn ít calo (để giảm cân), ngay trước và sau phẫu thuật hoặc bệnh
nhân > 70 tuổi.
-Liều lượng: glucophage viên 500, 850, 1000mg; Meglucon viên
850mg. Liều từ 500 – 2500mg/ngày, uống ngay sau bữa ăn.
Thiazolidinedion:
- Chỉ định: điều trị kết hợp với sulfonylurea hoặc metformin hoặc insulin.
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc và các thành phần của thuốc, có
thai và cho con bú, bệnh gan (enzym ALT lớn hơn 2,5 lần giới hạn cao của
bình thường), suy tim.
- Liều lượng: pioglitazon (Pioz viên 15mg): liều 15 – 45mg/ngày. Thuốc
uống 1 lần trong ngày, xa bữa ăn, có thể uống trước bữa ăn sáng.
• Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose.
- Chỉ định: tăng nhẹ đường huyết sau ăn. Điều trị đơn trị liệu kết hợp
với chế độ ăn hoặc phối hợp với thuốc khác.
- Liều lượng và cách dùng:
+ Acarbose (Glucobay viên 50 và 100mg): 50 – 200mg x 3 lần/ngày.
+ Voglibose (Basen viên 0,2 và 0,3mg): 0,2 – 0,3mg x 3 lần/ngày.
+ Miglitol (Gliset viên 25, 50 và 100mg): 75 – 300mg x 3 lần/ngày.
Uống thuốc sau miếng cơm đầu tiên. Bắt đầu bằng liều thấp nhất và tăng
dần lên tùy theo đáp ứng với điều trị hoặc mức độ tác dụng phụ.


Nhóm Glinid

– Chỉ định: tăng đường huyết sau ăn. uống thuốc 1-10 phút trước bữa
ăn, thường là bữa chính.
- Liều lượng và cách dùng: meglitinid (Starlix), repaglinid (Prandin,

Novonorm viên 1 và 2mg): 0,5 -4mg/lần, uống 15 phút trước bữa ăn.


×