Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm HÌNH THÁI đầu mặt NGƯỜI dân tộc KINH và một số dân tộc KHÁC TUỔI từ 18 25 TRÊN ẢNH CHUẨN hóa THẲNG và NGHIÊNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU
MẶT NGƯỜI DÂN TỘC KINH VÀ MỘT SỐ
DÂN TỘC KHÁC TUỔI TỪ 18-25 TRÊN ẢNH
CHUẨN HÓA THẲNG VÀ NGHIÊNG

Chủ nhiệm đề tài: BS. Đinh Sỹ Mạnh

THÁI BÌNH – 2018


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Những nghiên cứu hình thái vùng đầu mặt............................................3
1.1.1. Những nghiên cứu hình thái vùng đầu mặt trên thế giới.........................3
1.1.2. Những nghiên cứu hình thái vùng đầu mặt ở Việt Nam..........................6
1.2. Tổng quan về vai trò của hình dạng khuôn mặt.....................................8
1.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt........................10
1.4. Tư thế của đầu......................................................................................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................16
2.1.1. Số lượng đối tượng nghiên cứu..........................................................16


2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................16
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................17
2.2.2. Trang thiết bị nghiên cứu...................................................................17
2.2.3. Các bước nghiên cứu.........................................................................18
2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................21
2.2.5. Xử lý số liệu.....................................................................................21
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................21
2.2.7. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước, chỉ số nghiên cứu.......................22
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................28
3.1. Một số kích thước, chỉ số nhân trắc cơ bản vùng đầu mặt người dân tộc
Kinh và một số dân tộc khác.......................................................................28


3.1.1. Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa........................................28
3.1.2. Các tỷ lệ theo tiêu chuẩn tân cổ điển...................................................32
3.1.3. Tỷ lệ các tầng mặt.............................................................................33
3.1.4. Phân loại các chỉ số mặt theo Martin...................................................35
3.2. Phân loại hình thái mặt theo Celébie và Jerolimov trên ảnh chuẩn hóa.....36
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................37
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các điểm mốc giải phẫu của vùng đầu mặt...............................22
Bảng 2.2. Các kích thước ngang trên ảnh chuẩn hóa mặt thẳng..............23
Bảng 2.3. Các kích thước dọc trên ảnh chuẩn hóa mặt nghiêng...............24

Bảng 2.4. Các góc mô mềm trên ảnh chuẩn hóa mặt nghiêng..................25
Bảng 2.5. Tám chuẩn tân cổ điển được sử dụng trong nghiên cứu...........27
Bảng 3.1. Các kích thước (mm) ngang........................................................28
Bảng 3.2. Các kích thước (mm) dọc.............................................................29
Bảng 3.3. Các góc (độ) mô mềm...................................................................30
Bảng 3.4. Các chỉ số mặt theo Martin và Saller..........................................30
Bảng 3.5. Các tỷ lệ đo trên ảnh chuẩn hóa..................................................31
Bảng 3.6. So sánh chiều rộng mũi (Al-Al) và khoảng cách giữa hai góc
mắt trong (En-En).........................................................................32
Bảng 3.7.So sánh khoảng cách giữa hai góc mắt trong (En-En) và chiều
rộng mắt (En-Ex)...........................................................................32
Bảng 3.8. So sánh chiều dài tai (Sa-Sba) và chiều dài mũi (N-Sn)............32
Bảng 3.9. So sánh rộng mũi và rộng mặt với tiêu chuẩn tân cổ điển........33
Bảng 3.10.So sánh chiều rộng miệng (Ch-Ch) và chiều rộng mũi (Al-Al)
với tiêu chuẩn tân cổ điển.............................................................33
Bảng 3.11.So sánh chiều cao tầng mặt trên (Tr-Gl) và tầng mặt giữa (Gl-Sn)
.........................................................................................................33
Bảng 3.12.So sánh chiều cao tầng mặt giữa (Gl-Sn) và tầng mặt dưới (Sn-Gn)
.........................................................................................................34
Bảng 3.13. So sánh tỷ lệ N-Sn/N-Gn với tiêu chuẩn tân cổ điển...............34
Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ ba tầng mặt giữa nam và nữ...............................34
Bảng 3.15. Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nam và nữ............................35
Bảng 3.16. Phân loại chỉ số mũi của nam và nữ.........................................35
Bảng 3.17. Phân loại chỉ số hàm dưới của nam và nữ................................35
Bảng 3.18. Ba kiểu hình thái khuôn mặt ở nam và nữ theo phân loại của
Celébie và Jerolimov.......................................................................36


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại mặt theo Sigaud.............................................................9

Hình 1.2. Phân loại mặt theo Carton.............................................................9
Hình 1.3. Phân loại mặt theo Williams..........................................................9
Hình 1.4. Phân loại mặt theo Durer.............................................................10
Hình 1.5. Ảnh chụp thẳng, nghiêng chuẩn hoá..........................................13
Hình 2.1. Máy ảnh Canon 700D...................................................................17
Hình 2.2.Chân đế máy ảnh...........................................................................18
Hình 2.3. Tư thế chụp mặt thẳng.................................................................19
Hình 2.4. Tư thế đầu tự nhiên ảnh nghiêng................................................20
Hình 2.5. Các điểm mốc cần xác định trên ảnh chuẩn hóa thẳng và
nghiêng...........................................................................................................23
Hình 2.6. Các góc mô mềm...........................................................................25
Hình 2.7. Phân loại mặt theo Celébie Jerolimov.............................................26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân trắc học là ngành khoa học nghiên cứu các kích thước, chỉ số của
con người qua các phương pháp đo (trực tiếp, gián tiếp), dùng toán học và
thống kê nhằm rút ra các kết luận phục vụ thực tiễn. Thông qua nghiên cứu,
cho chúng ta phát hiện các quy luật phát triển cơ thể người, dạng người,
chủng tộc và nguồn gốc loài người.
Mỗi dân tộc, chủng tộc khác nhau sẽ có hình thái giải phẫu cơ thể khác
nhau. Các yếu tố như điều kiện địa lý, tập tục sinh sống, môi trường sống tác
động không nhỏ đến việc hình thành nét đặc trưng riêng của từng dân tộc. Các
đặc điểm nhân trắc khuôn mặt là yếu tố quan trọng để đánh giá đặc điểm nhận
dạng của một người. Các chỉ số nhân trắc học này thể hiện rõ nét sự khác biệt
trong dân tộc người này so với dân tộc khác.
Vùng đầu mặt là vùng tương đối phức tạp về mặt giải phẫu, có nhiều cơ
quan chuyên biệt về nhận cảm và các giác quan của người. Nhân trắc học

vùng đầu mặt đã và đang được quan tâm đặc biệt. Nó không chỉ giúp so sánh,
đánh giá hình thái, sự tăng trưởng bình thường hay bất thường ở người, mà
còn đưa ra các thông số, tiêu chí đánh giá mức độ hài hòa của khuôn mặt, ý
nghĩa quan trọng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Một số công trình nghiên cứu đã
khẳng định đặc điểm hình thái và tăng trưởng vùng đầu mặt có sự khác nhau
giữa các chủng tộc, dân tộc, giới tính và thời gian nghiên cứu.
Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt và nghiên cứu vẻ đẹp đang ngày
càng tăng cao trong xã hội hiện đại. Việc tiến hành khảo sát đánh giá để đưa
ra một vài đặc điểm nhân trắc khuôn mặt cho người Việt được hết sức quan
tâm. Ở Việt Nam đã có các nghiên cứu liên quan được tiến hành trên ảnh chụp
sọ mặt, trên sọ khô, trên phim sọ nghiêng và trên ảnh chụp chuẩn hóa, tuy
nhiên nhìn chung số lượng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế.
Việt Nam là đất nước đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống
tạo nên sự đa dạng trong văn hóa cũng như những đặc trưng nhân trắc khác
biệt. Các nghiên cứu hình thái đầu mặt trên thế giới chủ yếu thực hiện trên
người da trắng (người Caucasian) điều này dẫn đến một số khó khăn khi áp


2

dụng cho người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng do sự bất đồng về
điều kiện tự nhiên, chủng tộc... Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải có
các nghiên cứu tìm ra các đặc điểm hình thái, kích thước khuôn mặt đặc trưng
của từng dân tộc khác nhau.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu đặc
điểm hình thái đầu mặt người dân tộc Kinh và một số dân tộc khác tuổi
từ 18-25 trên ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng” với hai mục tiêu sau:
1.

So sánh một số kích thước, chỉ số đầu mặt giữa người Kinh và một

số dân tộc khác trên ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng.

2.

Phân loại hình thái đầu mặt người Kinh và một số dân tộc khác theo
Celebic – Jerolimov.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu hình thái vùng đầu mặt
1.1.1. Những nghiên cứu hình thái vùng đầu mặt trên thế giới
Việc đo đạc đầu mặt cũng như toàn bộ cơ thể người đã được thực hiện từ
thời Hy Lạp cổ đại và rất nhiều phép đo từ thời cổ đại vẫn được áp dụng trong
nhân trắc học hiện đại. Điểm khác biệt chính giữa nhân trắc học cổ điển và
hiện đại là sự phủ nhận các kích thích và tỉ lệ được đưa ra bởi các nghệ sĩ và
nhà khoa học thời trước, các tác giả này thường mô tả hình thái và các tiêu
chuẩn của cơ thể người một cách chủ quan theo ý muốn của họ. Tuy nhiên,
đối với phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, những kích thước và tỷ lệ thật được
đánh giá bằng cách sử dụng các kỹ thuật nhân trắc học và được dùng như
những nguyên tắc để sửa chữa những khiếm khuyết và sự mất cân đối.
Trước thời kỳ Phục hưng
Polycleitus (khoảng 420-450 TCN) là một nhà điêu khắc luôn bị ám
ảnh bởi vẻ đẹp hình thể của các nam vận động viên. Dù nghiên cứu dựa vào
phần lớn những tỷ lệ cơ bản của Ai Cập, những tỷ lệ cơ thể lý tưởng của ông
được cho là những tiêu chuẩn đầu tiên được định nghĩa: Chiều cao mặt bằng
1/10 chiều dài cơ thể, chiều cao toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn bộ cơ thể,
tổng chiều dài của đầu và cổ bằng 1/6 chiều dài cơ thể.

Aristotle (384 - 322 TCN) quan sát và đưa ra những triết lý về vẻ đẹp lý
tưởng, phần lớn những nghiên cứu tập trung vào cơ thể và khuôn mặt. Ông
nhấn mạnh những tỷ lệ thẩm mỹ nhưng cũng quan sát cấu trúc cơ thể để cố
gắng chỉ ra một số nhóm người ưu việt hơn những nhóm khác. Trong tác
phẩm Physiognomica của mình, ông mô tả cách chỉ ra tính cách của một con
người thông qua các đặc điểm cơ thể. Ông so sánh cơ thể và khuôn mặt của
nam và nữ với rất nhiều loài động vật. Nam giới giống những con sư tử hùng
mạnh vì có miệng rộng hơn, mặt vuông hơn, hàm cân đối, đôi mắt sâu và
sáng, lông mày rậm và trán vuông. Nữ giới thì giống những con báo uyển
chuyển. Trong tác phẩm Historia Animalium, ông cũng có sự kết hợp giữa


4

việc mô tả các đặc điểm và đánh giá tính cách con người dựa trên các đặc
điểm đó. Vì không có những số đo chính xác nên những tác phẩm của Aistotle
được coi là phép đo nhân trắc học bằng ngôn ngữ.
Thời khì Phục hưng
Leonardo Da Vinci (1452-1519) tập trung nghiên cứu những tỷ lệ cơ
thể và khuôn mặt được cho là lý tưởng và ứng dụng những tiêu chuẩn đó vào
những tác phẩm nghệ thuật của mình. Bức tranh nổi tiếng về hình người trong
vòng tròn của ông minh họa cho những tỷ lệ được mô tả bởi tác giả La mã
Vitruvius. Theo Da Vinci, ở khuôn mặt cân đối: Kích thước của miệng bằng
khoảng cách từ đường giữa 2 môi tới cằm, tỷ lệ giữa ba tầng mặt bằng nhau,
chiều cao của tai bằng chiều cao của mũi. Dù đưa ra những tiêu chuẩn khá
nghiêm ngặt về tỷ lệ lý tưởng, ông cũng không thể phủ nhận sự phong phú
vốn có của tự nhiên.
Albrecht Durer (1471-1528) cũng thấy rằng cần phải có một hệ thống
những tiêu chuẩn về các tỷ lệ lý tưởng cho các đặc điểm trên cơ thể, từ đó đưa
ra những đặc điểm đẹp nhất. Những thành quả của ông trở thành cơ sở cho

những họa sỹ khác. Sau khi nghiên cứu các kích thước và tỷ lệ trên giấy, ông đã
nhận ra: Khuôn mặt có thể chia thành 3 phần bằng nhau là phần trán, phần mũi,
phần môi và cằm. Phần môi và cằm chia thành 4 phần bằng nhau: Đường giữa
hai môi giới hạn 1/4 phía trên, rãnh cằm chia đôi khoảng cách từ lỗ mũi tới
cằm. Khoảng cách giữa hai mắt bằng độ rộng của một mắt. Mặc dù Durer cho
rằng sự sai khác với các tiêu chuẩn trên là kém thẩm mỹ nhưng có thể nhận
thấy hầu hết những cái đầu do ông vẽ đều không được chúng ta coi là đẹp.
Thế kỷ XVIII - XIX
Hầu hết các phép đo khuôn mặt được thực hiện trực tiếp trên sọ và chỉ
một số ít phần mềm được đo. Mục đích đo đạc chủ yếu là để chỉ ra một số
nhóm người ưu việt hơn nhóm người khác.
Petrus Camper (1722 – 1789) bằng cách chứng minh mối quan hệ gần
gũi giữa người da đen và người da trắng và những khác biệt chung của họ so
với vượn người, ông đã đi ngược lại quan điểm chủ đạo của thời kỳ đó là người
da đen liên hệ gần gũi với loài linh trưởng hơn người da trắng. Ông nghiên cứu


5

góc mặt (góc giữa đường kẻ ngang nối giới hạn dưới của phần mũi với lỗ ống
tai ngoài và đường thẳng từ trán tới rìa cắn răng hàm trên) trên một số lượng
lớn sọ người và vượn. Ông nhận thấy rằng, góc mặt lớn đặc trưng cho các loài
linh trưởng, trong khi người da đen và da trắng có góc mặt nhỏ hơn. Tuy nhiên,
các nhà giải phẫu học, sau đó, như De Gobineau, Broca, Topinard và Lombroso
đã cho rằng những khác biệt về tỷ lệ sọ mặt là bằng chứng cho sự không cân
bằng của tự nhiên và sự phân chia thành người cấp cao và cấp thấp.
Thế kỷ XX: Thời kì của những tỷ lệ và phép đo khách quan
Jacques Joseph (1865 – 1934), cha đẻ của ngành tạo hình mũi hiện đại
nhấn mạnh tầm quan trọng của mũi nhìn nghiêng với thẩm mỹ khuôn mặt.
Ông nghiên cứu hướng nghiêng của sống mũi trong mối liên quan với các

đường trên mặt nghiêng hơn là với mặt phẳng Francfort.
Năm 2002, Farkas L.G., Le T. Thuy và cộng sự dùng các chuẩn tỷ lệ mặt
tân cổ điển để đánh giá khuôn mặt của người Mỹ gốc Á và Âu. Tác giả đã sử
dụng 9 số đo đường thẳng để xác định các khác biệt kích thước hình thái mặt
trong nhóm người Hoa, Việt, Thái và Âu (60 người mỗi nhóm) và để đánh giá
giá trị của 6 chuẩn tỷ lệ mặt tân cổ điển ở những nhóm người này. Chuẩn mặt
nghiêng có ba phần bằng nhau không gặp cả ở người Âu lẫn người Á. Ở 5
chuẩn khác, tỷ lệ phù hợp của người Âu trong phạm vi từ 16,7 – 36,7%, của
người Á chỉ trong khoảng 1,7 – 26,7%. Các kích thước ngang: Khoảng cách
giữa hai mắt(En -En), chiều rộng mũi(Al –Al), chiều rộng gò má (Zy -Zy) ở
người Á lớn hơn người Âu một cách có ý nghĩa. Kết quả cho thấy sự không
phù hợp với tiêu chuẩn tân cổ điển của người gốc châu Á là cao hơn người
gốc Mỹ một cách có ý nghĩa. Các đặc điểm nổi bật của người Á là khoảng
gian mép mí trong rộng hơn; Phần mềm mũi rộng hơn trong bối cảnh mặt
rộng, chiều rộng miệng nhỏ hơn và chiều cao mặt dưới nhỏ hơn so với chiều
cao trán [1].
Năm 2004, Jain SK, Anand C và Ghosh SK với nghiên cứu “Phân tích
khuôn mặt qua ảnh” dùng chuẩn tân cổ điển như là phương pháp so sánh cho
thấy, kích thước của tầng mặt dưới của nhóm đối tượng nghiên cứu lớn hơn so
với tầng mặt giữa (55,37% - 44,63%) [2].


6

Năm 2009, Farhan Zaib, Junaid Israr và Abida Ijaz nghiên cứu phân tích
mô mềm khuôn mặt nhìn nghiêng bằng phương pháp đo trên ảnh chụp.
Nghiên cứu bao gồm 60 đối tượng tham gia trong đó 30 nam và 30 nữ ở độ
tuổi từ 18 đến 25. Phương pháp sử dụng là phân tích đo đạc các chỉ số trên
ảnh chụp nghiêng bằng kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa ở tư thế đầu tự nhiên. Có
tổng cộng 11 biến số được sử dụng cho nghiên cứu này. Trong đó, góc trán

mũi ở nam giới rộng hơn (130,16° ± 5,31°) so với nữ giới (133,85° ± 5,57°).
Độ rộng của mũi nam cũng lớn hơn (78,23° ± 8,45°) so với nữ giới (72,51° ±
5,84°). Góc môi cằm cao hơn nhiều ở phụ nữ (125,26° ± 7,57°) so với nam
giới (110,73° ± 12,78°). Nữ giới có góc đầu lớn hơn (82,06° ± 7,95°) so với
nam giới (78,13° ± 5,63°). Góc lồi khuôn mặt là gần như giống nhau ở nam
giới (163,60° ± 4,65°) so với nữ giới (163,76° ± 6,36°) [3].
Nhìn chung, các nghiên cứu nhân trắc về khuôn mặt gần đây, thường so
sánh với các chuẩn thẩm mỹ tân cổ điển và kết quả thường được sử dụng
trong phân tích khuôn mặt, kiểm định các số đo, đánh giá các chỉ số. Các
nghiên cứu trên các dân tộc khác nhau, độ tuổi khác nhau sẽ cho các giá trị
đặc trưng cho dân tộc đó. Vì vậy, việc áp dụng các chuẩn của nghiên cứu ở
dân tộc này cho dân tộc khác là không phù hợp.
1.1.2. Những nghiên cứu hình thái vùng đầu mặt ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc
đầu mặt, rải rác có một số công trình như sau nhưng chưa hệ thống, cỡ mẫu
bé, chưa đại diện nên đến nay chưa có được các chỉ số đầu mặt cho người Việt
Nam để ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị mà chủ yếu các bác sỹ lâm sàng
thường sử dụng các chỉ số của người Caucasian.
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Quyền (1974) đã nêu một số kết luận:
Hình dáng đầu và sọ có 5 loại: Dạng tròn, dạng tròn thót đầu (loại đầu ngắn),
dạng hình xoan (loại đầu dài), dạng hình trứng và dạng hình năm góc (loại đầu
trung bình). Trong đó, người Việt Nam thường là loại ngắn hoặc trung bình nên
tỷ lệ gặp các dạng thót đầu, hình trứng và hình năm góc là nhiều nhất. Ở nam,
dạng trứng thường hay gặp, và ở nữ, dạng năm góc nhiều hơn cả. Hình dáng
mặt được quyết định chủ yếu do sự phát triển của xương gò má. Nếu xương
này phát triển làm cho mặt rộng và phẳng, nếu xương phát triển kém thì mặt


7


hẹp, dài và nhô ra trước. Các chỉ số đầu mặt thường hay được tính: Chỉ số đầu,
chỉ số mặt toàn bộ, chỉ số mặt trên, chỉ số mỏm tiếp – hàm [4].
Năm 1999, Hồ Thị Thùy Trang nghiên cứu trên 62 sinh viên qua các ảnh
chụp, có khuôn mặt hài hòa trong độ tuổi từ 18-25, kết quả cho thấy tầng trên
ở phần mũi bẹt, mũi và sống mũi trên nhóm người Việt thấp hơn, đỉnh mũi tù
hơn; Phần trán nhô ra trước hơn đặc biệt ở nữ. Tầng dưới mặt nhô nhiều ra
trước, hai môi trên và dưới đều nhô ra trước, môi dưới nằm trước đường thẩm
mỹ và môi trên gần chạm đường thẩm mỹ. Nhìn thẳng, miệng nhỏ hơn so với
khoảng cách hai đồng tử [5].
Nghiên cứu của Võ Trương Như Ngọc (2010): Nghiên cứu đặc điểm kết
cấu sọ mặt và đánh giá khuôn mặt hài hòa của 143 sinh viên bao gồm 80 nam
và 63 nữ, tuổi từ 18 – 25 tại Viện Đào tạo Răng hàm Mặt – Trường Đại học Y
Hà Nội bằng các phương pháp đo trực tiếp, đo qua ảnh chuẩn hóa kỹ thuật số
thẳng, nghiêng và đo trên phim sọ mặt từ xa thẳng, nghiêng kỹ thuật số rút ra
kết luận: Các kích thước ngang và dọc ở nam đều lớn hơn nữ, các tỷ lệ và chỉ
số ở nam và nữ không khác nhau, mặt nam nghiêng nhô hơn mặt nữ, môi trên
của nam nhô hơn của nữ, mũi của nam cao hơn và nhọn hơn mũi của nữ. Cả
nam và nữ chủ yếu là không vẩu xương, mũi trung bình, các tầng mặt gần
bằng nhau [6].
Nghiên cứu của Trần Tuấn Anh (2017): Nghiên cứu đo đạc và phân tích
trên 100 sinh viên lứa tuổi từ 18-25 đang học tại Trường Đại học Y Hà Nội có
khớp cắn chuẩn và khuôn mặt hài hòa bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn
hóa kỹ thuật số rút ra kết luận: Tỷ lệ khuôn mặt hình Oval (65%), vuông
(23%), tam giác (12%). Các kích thước ngang và dọc của khuôn mặt nam giới
đều lớn hơn nữ giới. Không có sự khác biệt về các chỉ số mặt toàn bộ, mũi và
hàm dưới giữa nam và nữ. Nam và nữ có dạng mặt chính là rộng và rất rộng
(đều chiếm 80%), dạng mũi trung bình (nam: 52%, nữ: 74%), dạng hàm dưới
rộng (nam: 94%, nữ: 80%). Các góc đo ở nữ đều cao hơn nam như góc mũi môi(Cm-Sn-Ls) (nam: 91,33°, nữ: 94,73°), góc mũi mặt (Pn-N-Pg) (nam:
28,11°, nữ: 29,21°), góc mũi trán (Gl-N-Pn) (nam: 133,63°, nữ: 135,96°), góc
lồi mặt I (Gl-Sn-Pg) (nam: 168,7°, nữ: 170,57°), góc lồi mặt II (N-Sn-Pg)



8

(nam: 161,14°, nữ: 164,38°), góc lồi mặt qua mũi (N-Pn-Pg) (nam: 136,1°,
nữ: 138,2°) [7].
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác nữa thông qua việc đo trên
phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số, đo trực tiếp trên lâm sàng, nhưng chủ yếu là
nghiên cứu trên mô cứng để xác định các giá trị trung bình, chưa nghiên cứu
nhiều đến mô mềm và rất ít sử dụng phương pháp phân tích khuôn mặt bằng
cách đo mặt trên ảnh kỹ thuật số chuẩn hóa.
1.2. Tổng quan về vai trò của hình dạng khuôn mặt
Con người sống trong xã hội và mong muốn được hòa nhập vào cộng
đồng phụ thuộc một phần vào vẻ bề ngoài. Hình ảnh mà một con người tạo
dựng nên sẽ là công cụ đầu tiên để có thể giao tiếp thành công. Thật vậy, thời
đại hiện này là thời đại của các mối quan hệ xã hội và giao tiếp, vậy thì nhu
cầu "được đẹp" của con người là hoàn toàn có thể lý giải được.
Burstone nhận ra rằng phần mặt dưới không chỉ tham gia vào quá trình
tiêu hóa, giao tiếp, hít thở mà còn mang những ảnh hưởng rộng ra tính xã hội,
cộng đồng; là sự chấp nhận của mọi người đối với một cá nhân và nhận thức
bản thân mang tính tâm lý của cá nhân đó.
Holdaway đã đưa ra nhận định rằng diện mạo bên ngoài chính là chứng
minh thư của mỗi người. Với một vẻ ngoài cuốn hút hay ưa nhìn, nhiều cơ hội
sẽ rộng mở hơn và chúng ta. Những can thiệp phẫu thuật khuôn mặt không
mang đến tài năng mới hay không giúp hoàn thiện nhân cách của mỗi người,
nhưng mặt khác nó giúp xóa bỏ những rào cản ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển tài năng thiên bẩm cũng như nhân cách đặc biệt của mỗi.
Sigaud (1910) đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng của môi trường và cho rằng hình
thái mặt sẽ biến đổi để thích nghi với chức năng: loại bắp thịt có khuôn mặt phát
triển cân đối, ba tầng mặt bằng nhau, loại hô hấp có tầng mặt giữa lớn nhất, là một

kết quả giữa một tình trạng trao đổi oxy giữa cơ thể với môi trường nhiều hơn mức
bình thường, loại tiêu hóa với tầng mặt dưới lớn hơn hai tầng mặt trên và loại trí tuệ
có tầng mặt trên cao hơn hai tầng mặt dưới.


9

Hình 1.1. Phân loại mặt theo Sigaud.
Carton nghiên cứu và chia ra 6 loại hình mặt, trong đó 3 loại: hình xoan, hình
xoan dài, hình trứng khó phân biệt với nhau, đây là dạng mặt có sự cân đối giữa 3
tầng. Williams nghiên cứu sự liên quan giữa hình thái mặt và răng và đã phân biệt
ra thành 4 dạng mặt: dài, vuông, tam giác và oval (trái xoan).

Hình 1.2. Phân loại mặt theo Carton.

Hình 1.3. Phân loại mặt theo Williams.
Theo Durer, phân loại mặt rất đa dạng, có sự phối hợp của toán học với
sự khác nhau của các loại mặt, theo ông có các loại mặt sau: dạng vuông, hình
chữ nhật, hình chữ nhật dài, hình thang có đáy ở trên, hình thang có đáy ở
dưới, hình 6 cạnh, tam giác, oval, oval dài và tròn.


10

Hình 1.4. Phân loại mặt theo Durer
Tuy nhiên, các phân loại trên chủ yếu dựa vào hình thái, không có tiêu
chuẩn rõ ràng nên thực tế đôi khi rất khó sử dụng. Chính vì vậy, Celebie đã
căn cứ vào giá trị của các kích thước rộng thái dương (Ft-Ft), rộng mặt (ZyZy) và rộng hàm dưới (Go-Go) để chia ra thành 3 loại mặt: tam giác và vuông
và oval.
1.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt

Đánh giá nhân trắc đầu mặt là một công việc cần thiết trong thực hành
lâm sàng và nghiên cứu.
* Sơ bộ về sự tăng trưởng của các thông số đầu mặt:
- Sự tăng trưởng chiều rộng đạt tới giá trị của người trưởng thành đầu
tiên và đạt tới sự hoàn thành cơ bản từ giai đoạn tăng trưởng dậy thì và về
sau, sự thay đổi ít hẳn.
- Sự tăng trưởng theo chiều trước sau vẫn ở tốc độ khá nhanh trong thời
gian dài hơn và giảm dần khi đạt tới ngưỡng sau thời kì dậy thì nhưng vẫn có
những thay đổi đáng kể trong suốt giai đoạn người lớn sau này.
- Sự tăng trưởng theo chiều dọc vẫn tiếp tục tăng mạnh sau thời kì dậy
thì ở cả hai giới và tiếp tục tăng trưởng với mức độ trung bình trong suốt thời
kì trưởng thành về sau.


11

Do đó, nghiên cứu xác định các chỉ số nhân trắc khuôn mặt cần được
thực hiện trên mẫu thống nhất về độ tuổi, nếu muốn đại diện cho người
trưởng thành trẻ thì lứa tuổi được chọn là từ 18 đến 25 tuổi.
* Các phương pháp trong nghiên cứu các kích thước, chỉ số của đầu mặt:
Trong phạm vi đánh giá nhân trắc khuôn mặt có rất nhiều phương pháp
khác nhau đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây như đo trực tiếp,
đánh giá qua ảnh chụp kỹ thuật số chuẩn hóa thẳng và nghiêng hay đánh giá
qua phim chụp X quang.
Đo trực tiếp trên lâm sàng cho chúng ta biết chính xác kích thước thật,
các chỉ số một cách trung thực. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời
gian và cần có nhiều kinh nghiệm để xác định các điểm chuẩn xác trên mô
mềm. Nhiều kích thước đầu mặt như chiều dài đầu, chu vi vòng đầu phải sử
dụng phương pháp này để đo đạc do vậy hiện nay phương pháp này vẫn đang
được sử dụng.

Đo trên phim X-quang: Ưu điểm của đo trên phim sọ mặt là đánh giá
được mô xương bên dưới và mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm. Hạn
chế của phương pháp này là đánh giá mô mềm chưa thật chính xác.
Đo trên ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng: Ảnh chuẩn hóa là ảnh chụp
theo nguyên tắc khoa học, độ chính xác cao, đảm bảo các kích thước đúng
như kích thước thật (có tỷ lệ chụp 1:1), từ đó có kết quả chính xác được ứng
dụng trong phân tích, trong chẩn đoán và trong điều trị. Nhất là có giá trị
trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Ưu điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa:
Những mốc ngoài mặt cần xác định được không chỉ là những mốc nằm
dọc theo chiều mặt nghiêng mà còn phải kể đến các mốc giải phẫu khác nằm
phía trong, thuộc mô mềm như cánh mũi, mép hai môi, khóe mắt… Những
điểm rất khó xác định trên phim chụp sọ nghiêng nhưng lại rất dễ xác định
trên ảnh chuẩn hóa.
Phương pháp được dùng chủ yếu khi phân tích thẩm mỹ khuôn mặt là
quan sát trực tiếp và phân tích qua ảnh.


12

Thao tác đơn giản, dễ dàng đánh giá về sự cân xứng vùng mặt, dễ dàng
lưu trữ và trao đổi thông tin.
Tiết kiệm thời gian và nhân lực khi đo đạc và phân tích bằng phần mềm
trên máy vi tính.
Nhược điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa:
Mặc dù là phương pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên, một số nguyên
nhân sau tạo ra những bức ảnh kém chất lượng, dẫn tới sai số trong khi đo đạc
và phân tích.
- Tiêu cự ống kính:
Nếu sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn 35mm thì khoảng cách từ máy

ảnh đến người được chụp sẽ ngắn lại, ảnh bị biến dạng: Cằm và mũi to ra,
chiều trước sau bị kéo dài, các phần xung quanh bị uốn cong quá mức.
Với ống kính tele vừa (tiêu cự lý tưởng 100mm hay 105mm) có một bức
ảnh tốt nhất.
Nếu ống kính có tiêu cự lớn hơn 300mm, các bộ phận gần bị thu nhỏ,
chiều trước sau bị ngắn lại và khuôn mặt bị bẹt ra.
Ánh sáng, môi trường và yếu tố tâm lý:
Phông chụp nên có màu trắng hoặc xanh, nếu không đèn flash sẽ phản
chiếu màu phông lên mặt người được chụp, tạo ra một bức ảnh có màu không
trung thực.
Ánh sáng nên đơn giản để có thể lặp lại trong những lần chụp sau nhưng
cũng phải đủ để có một ảnh rõ nét. Phần lớn tác giả chụp chân dung đều cho
rằng ánh sáng lý tưởng để chụp chân dung là ánh sáng tự nhiên, còn trong
trường hợp chụp trong phòng chụp cần phải bố trí sao cho ánh sáng càng tự
nhiên càng tốt.
Phòng chụp ảnh cần có không khí thân thiện, tránh ồn ào. Người được
chụp ngồi trên ghế có thể điểu chỉnh di chuyển theo những hướng chụp khác
nhau.
Không nên mặc quẩn áo hay đồ trang sức rực rỡ, sẽ làm giảm chú ý đến
các điểm mốc quan trọng trên ảnh. Tóc nên được kẹp ra phía sau để có thể
thấy rõ đường chân tóc và lỗ tai.


13

Người được chụp cần tập trung vào một vật cố định phía trước (ví dụ
như máy ảnh phía trước) để tránh sự lơ đễnh. Sự thay đổi hướng nhìn của mắt
dù nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến ảnh chụp.
- Tư thế đầu của bệnh nhân không ổn định


Hình 1.5. Ảnh chụp thẳng, nghiêng chuẩn hoá [8]
Trục tham chiếu trên ảnh thẳng
- Trục ngang tham chiếu là đường thẳng nối liền hai điểm góc mắt ngoài
Ex (Ex-Ex). Các ảnh được định vị để trục này nằm song song với trục hoành
của màn hình máy tính.
- Trục dọc tham chiếu là trục thẳng góc với trục ngang tham chiếu và
song song với trục tung của màn hình máy tính.
Trục tham chiếu trên ảnh nghiêng
- Trục ngang tham chiếu được chọn là đường thẳng nối hai điểm lỗ ống
tai ngoài(Po) và điểm dưới ổ mắt(Or) (mặt phẳng Francfort). Trước khi chụp
ảnh, đối tượng được điều chỉnh sao cho đường nối hai đồng tử và đường nối
từ khóe mắt ngoài tới đỉnh tai song song với nền nhà (đường thẳng này song
song với mặt phẳng Francfort). Các ảnh được định vị để trục tham chiếu nằm
song song với trục hoành của màn hình máy tính.
- Trục dọc tham chiếu thẳng góc với trục ngang và đi qua điểm Ex.


14

Tất cả các kích thước ngang đều được tính song song với trục ngang tham
chiếu và các kích thước dọc đều được tính song song với trục dọc tham chiếu.
1.4. Tư thế của đầu
Tư thế đầu tự nhiên: Vị trí đầu ở tư thế tự nhiên. Tư thế đầu tự nhiên là
chìa khóa cho một phân tích ảnh chụp ý nghĩa do đường tham chiếu được
chọn là trục ngoài sọ mặt thay vì trục trong sọ (trục nội sọ chịu ảnh hướng của
sự thay đổi sinh học đáng kể về chiều hướng). Có rất nhiều định nghĩa khác
nhau của các tác giả về tư thế đầu tự nhiên, đầu tiên Broca (1862) định nghĩa
rằng một người ở tư thế đứng với đường đi qua đồng tử nằm ngang thì đầu
anh ta ở tư thế tự nhiên.
Kỹ thuật tái lập tư thế đầu tự nhiên được phát triển bởi Sollow và

Tallgren, hai tác giả yêu cầu đối tượng đi bộ nhẹ nhàng và thư giãn. Đối tượng
sau đó được yêu cầu thực hiện động tác cúi đầu ra trước, ngửa đầu về sau vài
lần trước khi đưa đầu về trị trí tự cân bằng, tiếp theo, đối tượng nhìn vào mắt
mình trong gương đặt cách 200cm [9].
Theo Clanman và cộng sự, ảnh chụp chuẩn hóa phải đảm bảo khung ảnh
bao quanh đỉnh đầu và xương đòn, khoảng cách từ khóe mắt ngoài đến đường
tóc ở mang tai bằng nhau ở cả hai bên, đường nối hai đồng tử và đường nối từ
khóe mắt ngoài đến đỉnh tai song song với sàn nhà, song song với mặt phẳng
Francfort [10].
Mặc dù nguyên tắc tư thế đầu tự nhiên đang được công nhận trong các
tài liệu chỉnh nha hay các nghiên cứu đo đạc trên phim sọ nghiêng hay ảnh
chụp chuẩn hóa nhưng vẫn gặp phải một số lỗi đòi hỏi cần có sự tác động của
người bác sĩ trong quá trình thao tác. Một vài đối tượng có xu hướng nhất
quán làm biến đổi tư thế đầu tự nhiên, đa số là do thói quen muốn che đi hình
thái khuôn mặt loại II và loại III (ngửa mặt ra sau quá mức hay cúi mặt về
trước quá mức). Trong những trường hợp này, người bác sĩ cần chú ý đến
hình thái mặt của đối tượng và chỉnh sửa để đưa về tư thế đầu tự nhiên. Chính
vì lý do trên, một khái niệm mới ra đời, NHO (Natural Head Orientation) định hướng đầu tự nhiên, kỹ thuật này được giới thiệu nhằm khai thác tối đa
ưu điểm của tư thếđầu tự nhiên trong công tác phân tích ảnh chụp chuẩn hóa.
Định hướng tư thế đầu tự nhiên được định nghĩa là sự can thiệp định hướng tư


15

thế đầu của chủ thể đối tượng qua nhận thức khách quan của tác nhân ngoại
biên là bác sĩ.
Dựa trên cơ sở tư thế đầu tự nhiên của các tác giả, kết hợp với tư thế giải
phẫu của đầu [11]. Chúng tôi đã đưa ra tư thế đầu tự nhiên trong nghiên cứu
của mình: “Đầu để tự nhiên, thoải mái không hướng lên trên hay chúi xuống
dưới, mắt nhìn thẳng sao cho góc mắt ngoài và đỉnh loa tai nằm trên mặt

phẳng nằm ngang”.


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Số lượng đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên sinh viên năm thứ nhất trường Đại học
Y Dược Thái Bình năm học 2017- 2018, với số lượng được tính dựa theo
công thức: Công thức tính cỡ mẫu của nghiên cứu mô tả để xác định giá trị
trung bình:

n=Z

2
(1 - /2)

SD2
(ɛ )2

Trong đó:
n : Cỡ mẫu
α: Mức ý nghĩa thống kê. Chọn α =0,05 thì hệ số tin cậy Z2(1 - /2)= 1,962
SD: Độ lệch chuẩn của chỉ số nghiên cứu
: Giá trị trung bình của chỉ số nghiên cứu
ɛ: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và quần thể. Chọn ɛ= 0,01.
Dựa vào nghiên cứu trước của Võ Trương Như Ngọc với giá trị trung

bình của chiều rộng mắt ± SD = 35,62 ± 2,15 (mm) [6].
Cỡ mẫu được tính theo công thức trên là n = 140 đối tượng, để tăng độ
chính xác cỡ mẫu trong đề tài nghiên cứu này gồm 150 sinh viên (75 nam, 75
nữ) đạt các tiêu chuẩn chọn mẫu.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên năm thứ nhất, ở độ tuổi 18 - 25
tuổi của trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Cách tính tuổi theo mô hình nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc cơ
bản… của dự án “điều tra cơ bản”[12], cụ thể như sau:
18 tuổi được tính từ 17 năm 6 tháng 15 ngày đến 18 năm 6 tháng 14 ngày.


17

19 tuổi được tính từ 18 năm 6 tháng 15 ngày đến 19 năm 6 tháng 14
ngày và tương tự như vậy:
25 tuổi được tính từ 24 năm 6 tháng 15 ngày đến 25 năm 6 tháng 14 ngày.
- Sinh viên có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt Nam.
- Không mắc các dị tật bẩm sinh, các chấn thương hàm mặt quan trọng.
- Chưa từng trải qua các phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt.
- Chưa điều trị nắn chỉnh răng.
- Không có các biến dạng xương hàm.
- Tự nguyện hợp tác nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Các đối tượng không đạt được các tiêu chuẩn lựa chọn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Trang thiết bị nghiên cứu
+ Máy ảnh: Canon 700D. Ống kính Canon 55 – 250mm, xuất xứ

Nhật Bản.

Hình 2.1. Máy ảnh Canon 700D
+ Các dụng cụ khác:
- Thước chuẩn hóa có niveau để lấy thăng bằng.
- Chân máy ảnh, chân giữ thước chuẩn hóa.


18

- Phông nền màu xanh.
- Phiếu điều tra nhân trắc.
- Máy tính cá nhân.
- Ghế ngồi:

Hình 2.2.Chân đế máy ảnh
- Bờm tóc, kẹp tóc… Sao cho khi chụp lấy hết được các điểm như chân
tóc, ống tai ngoài, khóe mắt ngoài v.v.
2.2.3. Các bước nghiên cứu
Bước 1: Tập hợp những sinh viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn
Bước 2: Chụp ảnh:
- Máy ảnh được gắn trên chân máy và điều chỉnh độ cao sao cho phù
hợp với từng đối tượng để đạt được ảnh chuẩn hóa theo Claman và cộng sự
[10]. Khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng là 1,5m. Sử dụng ống kính
Canon 55 – 250mm, để ở tiêu cự 105mm,khẩu độ, tốc độ chụp phù hợp với
ánh sáng tự nhiên của buổi chụp. Vị trí chụp lý tưởng là tâm ống kính đặt
cùng độ cao mắt người chụp. Điểm ngắm nằm giữa hai mắt để khoảng cách
giữa đường chân tóc với khóe mắt ngoài ở hai bên bằng nhau.
- Tư thế chụp ảnh mặt thẳng: Đối tượng ngồi trên ghế sao cho đầu ở tư
thế tự nhiên: Đầu để tự nhiên, thoải mái không hướng lên trên hay chúi xuống

dưới, đồng tử ở giữa mắt, mắt nhìn thẳng sao cho đường nối hai đồng tử song


19

song với mặt phẳng nằm ngang. Môi ở tư thế nghỉ. Thước chuẩn hóa được đặt
lên giá đỡ, để ngang trên đỉnh đầu đối tượng chụp.

Hình 2.3. Tư thế chụp mặt thẳng [6]
- Tư thế chụp mặt nghiêng: Cho đối tượng ngồi trên ghế, xoay ghế
một góc 90 so với tư thế chụp ảnh thẳng, đối tượng ở tư thế đầu tự nhiên,
nhìn thấy góc trong và ngoài của mắt bên chụp, mắt bên kia hoàn toàn
không thấy. Đường nối bờ dưới ổ mắt và điểm trên cùng lỗ ống tai ngoài
song song với mặt phẳng nằm ngang. Môi ở tư thế nghỉ, nhìn thấy điểm
lõm mũi (điểm N).


20

Hình 2.4. Tư thế đầu tự nhiên ảnh nghiêng [6]
Bước 3: Đánh dấu các mốc giải phẫu trên mô mềm cần nghiên cứu trên ảnh.
Bước 4:Chuẩn hóa ảnh, đo đạc các tỷ lệ, kích thước, các góc và khoảng
cách các điểm mốc bằng phần mềm AutoCad 2017.
Bước 5: Phân tích số liệu thu được bằng phần mềm SPSS 23.0 [13].


×