Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ DÂN SỐ ĐỐI VỚI XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.77 KB, 10 trang )

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
SINH THÁI VÀ DÂN SỐ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
(2 tiết)
I. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1. Khái niệm tự nhiên và xã hội.
*Tự nhiên:
- Theo nghĩa hẹp, tự nhiên là thế giới tự nhiên, bao gồm những sinh vật và
những yếu tố của sự sống (đất, nước, không khí, ánh sang, nhiệt độ…). Với khái
niệm này, trong quan hệ với con người và xã hội, tự nhiên là môi trường sống, là
tiền đề, điều kiện cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài
người.
- Theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan.
Với khái niệm này, con người và xã hội loài người chỉ là một bộ phận của giới tự
nhiên. Vì con người và xã hội loài người đều ra đời từ tự nhiên, có nguồn gốc từ
tự nhiên.
*Xã hội là gì?
- Những nhà xã hội học chủ quan cho rằng: xã hội là một tổ hợp những cá
nhân và gia đình rời rạc lại với nhau theo ý muốn chủ quan của một nhà cầm
quyền nào đó. Quan niệm này có tính chất chủ quan, siêu hình, mới chỉ phản ánh
cái bề ngoài của xã hội, chưa phản ánh được những mối liên hệ cơ bản, tất yếu
bên trong của nó.
- Triết học Mác-Lênin quan niệm: xã hội là hình thức vận động cao nhất của
vật chất. Hình thức vận động này lấy quan hệ giữa người với người mà trước hết
là quan hệ sản xuất làm cơ sở, nền tảng cho nó. Vì thế, xã hội tồn tại dưới bất cứ
hình thái nào, đó là sản phẩm sự tác động qua lại giữa người với người trong quá
trình sản xuất.
- Như vậy, xã hội là một thực thể có kết cấu vật chất đặc biệt, khác về chất so
với tự nhiên, song sự ra đời, tồn tại, phát triển của nó không thể tách rời tự nhiên.
2. Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
* Sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội:
- Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau ở chính bản thân con người.


Khi nói xã hội ra đời từ tự nhiên, có nguồn gốc tự nhiên, thực chất là nói
đến con người ra đời từ tự nhiên. Vì con người là chủ thể của xã hôi, nhưng lại
tiến hóa từ tự nhiên, ra đời từ vượn người thông qua lao động sản xuất. Sau khi ra
đời, con người quan hệ mật thiết với nhau, từ đó mà có xã hội loài người. Con
người lại có hai mặt: tự nhiên và xã hội.
+ Xét về mặt tự nhiên, con người là động vật bậc cao, nên tất yếu phải có
mặt sinh vật và phải tuân theo tất cả những quy luật của sinh học. Con người sống
trong môi trường tự nhiên như một sinh vật, nghĩa là “con người sống bắng giới
tự nhiên”. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại của con người. Con người liên
hệ khăng khít với tự nhiên vì “con người là một bộ phận của giới tự nhiên”.
+ Xét về mặt xã hội, con người với tư cách người, đích thực là người, khi
được sống trong môi trường xã hội, môi trường quan hệ giữa người và người.
Karl Marx viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những mối quan hệ xã hội”. Do đó, mặt xã hội là mặt bản chất của con người, mặt
người của con người.
Như vậy, con người vừa mang trong mình bản tính tự nhiên, vừa mang trong
mình bản chất xã hội nên con người là hiện thân về sự thống nhất giữa tự nhiên và
xã hội.
- Tự nhiên và xã hội còn thống nhất với nhau ở “tính vật chất” của nó.
Biểu hiện ở chỗ: tự nhiên và xã hội đều có nguồn gốc vật chất; quan hệ, liên
hệ vật chất; tổ chức kết cấu vật chất và luôn tuân theo những quy luật chung của
thế giới vật chất. Tuy vậy, xã hội vẫn có những đặc trưng riêng của nó, khác với tự
nhiên
Như trên đã nói, con người ra đời từ vượn người nên nó là sản phẩm cao
nhất của tự nhiên. Bằng hoạt động của mình, con người đã làm nên xã hội của
chính mình. Do vậy, xã hội không phải là cái gì khác mà là một bộ phận đặc biệt,
do chính con người sáng tạo ra. Xã hội có những đặc trưng riêng, quy luật riêng
trong sự vận động, phát triển của nó, đó là: tính xu hướng, tính phổ biến, tính
khách quan. Ở một góc độ nào đó, có thể xem xã hội là một thực thể đối lập với tự
nhiên. Song suy đến cùng xã hội cũng là tự nhiên vì xã hội có nguồn gốc từ tự

nhiên, là một dạng tự nhiên đặc biệt nên xã hội và tự nhiên có môi liên hệ mật
thiết với nhau.
* Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội:
- Tự nhiên ảnh hưởng đối với xã hội: Tự nhiên luôn luôn là tiền đề, điều
kiện, ảnh hưởng thường xuyên, đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, tuy nó
không phải là yếu tố trực tiếp quyết định xã hội. Vai trò của tự nhiên đối với con
người và xã hội, không thể có gì thay thế được.
Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội, chính tự nhiên đã
cung cấp những thứ tối cần thiết cho nhu cầu cuộc sống của con người. Từ thế
giới tự nhiên, con người đã khai thác để tạo ra tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất...
Điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động. Cùng
một điều kiện phương tiện, kỹ thuật như nhau nhưng nơi nào có điều kiện tự nhiên
tốt hơn thì nơi đó đem lại năng suất lao động cao hơn.
Tự nhiên có thể đưa đến những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra những khó
khăn không nhỏ cho sản xuất xã hội, ảnh hưởng tới năng suất, nhịp điệu, tốc độ,
phát triển của xã hội.
- Xã hội ảnh hưởng đối với tự nhiên: xã hội tác động vào tự nhiên thông qua
hoạt động thực tiễn của con người, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật
chất. Bằng lao động, con người tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên tạo ra của
cải vật chất đáp ứng nhu cầu của mình. Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp duy nhất về
tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất cho con người và xã hội, thì ngược lại, con người
và xã hội là người tiêu thụ và làm biến đổi tự nhiên nhanh nhất, mạnh nhất so với tất
cả các giống loài trong tự nhiên. Bởi lẽ, con người và xã hội loài người với tư cách
là người tiêu thụ, có đặc trưng:
+ Thứ nhất, có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có trong tự nhiên
vào cuộc sống của mình.
+ Thứ hai, hiệu quả tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên thường là thấp.
Như vậy, trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên thì yếu tố xã hội ngày
càng giữ vị trí, vai trò quan trọng. Song để tồn tại và phát triển thì con người không
được phá vỡ sự cân bằng sinh thái. Muốn vậy, trong hoạt động của mình con người

cần phải vươn lên để hiểu biết nhiều hơn nữa về tự nhiên và luôn tuân theo quy luật tự
nhiên một cách nghiêm ngặt và tự giác.
II. MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Môi trường - sinh thái
* Môi trường là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên
* Môi trường - sinh thái đó là môi trường sống của con người (không được
hiểu là môi trường tự nhiên thuần tuý, mà phải hiểu là môi trường tự nhiên - xã
hội, vì con người là một thực thể sinh học – xã hội).
Vấn đề môi trường sinh thái là một trong những vấn đề toàn cầu có tính cấp
bách và khó giải quyết nhất trong thời đại ngày nay. Nó đòi hỏi mọi quốc gia, dân
tộc, mọi người phải thống nhất nhận thức, thống nhất hành động thì vấn đề môi
trường - sinh thái mới được giải quyết.
2. Ảnh hưởng của môi trường sinh thái đối với xã hội
Những vấn đề nổi lên của môi trường - sinh thái hiện nay, ảnh hưởng xấu
đối với con người và xã hội đó là:
- Sự cạn kiệt tài nguyên:
Con người sống, đương nhiên phải tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên
theo nhu cầu sống của mình. Song, sự tác động của con người vào tự nhiên có hai
hướng:
+ Nếu con người tác động vào tự nhiên theo đúng quy luật của nó, như: bảo
đảm sự cân bằng sinh thái; bảo đảm sự hài hòa giữa con người và tự nhiên thì sẽ
làm cho tự nhiên ngày càng phong phú, không ngừng phát triên bền vững.
+ Ngược lại, nếu con người tác động vào tự nhiên theo hướng thái quá, cực
đoan, xem tự nhiên - môi trường sống như là một “cái kho” của cải vô tận, vô
chủ, mạnh ai nấy khai thác tất yếu dẫn đến hành động tàn phá tự nhiên một cách
vô nhân tính. Đây là hướng chính của sự tác động của con người vào tự nhiên
hiện nay. Nếu vẫn tiếp tục với tình trạng như vậy thì tài nguyên thiên nhiên chẳng

mấy chốc mà cạn kiệt.
- Sự ô nhiễm môi trường:
Với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá, cực đoan, phá
vỡ sự cân bằng sinh thái, tất yếu sẽ nhận được sự trả thù của tự nhiên.
Việc khai thác rừng bừa bãi tất yếu dẫn đến lụt lội mùa mưa, cạn kiệt muad
khô, đất đai suy thoái, trở nên vô dụng đối với sản xuất nông nghiệp.
Việc dùng một lượng lớn hoá chất độc hại để diệt cỏ, côn trùng,dùng thuốc
kích thích sinh trưởng, đã gây độc hại cho sinh vật và con người, làm ô nhiễm trên
diện rông môi trường đất và nước…
Việc sử dụng nhiên liệu: khí đốt, xăng dầu, than đá sẽ thải ra một lượng
chất thải khổng lồ làm ô nhiễm bầu không khí, khí quyển. Khi môi trường đất,
nước, không khí bị ô nhiễm tất yếu sẽ dẫn đến những hiện tượng: hiệu ứng nhà
kính, lỗ thủng tầng ôzon, mưa axit, sự tăng nhiệt độ toàn cầu, sa mạc hóa v.v... Đó
là bằng chứng, chứng minh rằng con người đang tàn phá tự nhiên một cách vô ý
thức.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
+ Trước hết là, sự tác động vô ý thức, mù quáng của con người vào tự
nhiên. Sở dĩ như vậy vì con người còn thiếu tri thức: về tự nhiên, về con người, về
xã hội; về quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ con người với xã hội.
Con người cũng chưa có nhiều tri thức về quy luật hoạt động của tự nhiên, ngay
cả những quy luật của giới tự nhiên mà con người đã biết, thì con người cũng
chưa tự giác vận dụng nó vào trong hoạt động thực tiễn. Vì con người hiện đang
chăm chú quá nhiều vào lợi ích trước mắt cho mình, không nghĩ tới lợi ích lâu dài
sau này.
+ Nguyên nhân cơ bản, sâu xa về sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường là thuộc về bản chất chế độ xã hội. Chủ nghĩa tư bản với chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa, với quy luật cạnh tranh tự do và bóc lột giá trị thặng dư
đã từng tận dụng một cách triệt để những thành tựu của nền văn minh công nghiệp
để bóc lột con người, bóc lột giới tự nhiên nhằm mang lại lợi nhuận tối đa trước
mắt, bất chấp những quy luật phát triển của tự nhiên. Bởi vậy, việc xóa bỏ chủ

nghĩa tư bản- nguyên nhân sâu xa của việc tàn phá tự nhiên là điều tất yếu. Song
việc xóa bỏ chế độ này chỉ là tiền đề, là điều kiện cần chứ chưa đủ để thiết lập
mối quan hệ hài hòa giữa xã hội và tự nhiên. Để điều này có thể trở thành hiện

×