Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁCH SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.2 KB, 30 trang )

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁCH SOẠN THẢO
MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
5.1. Một số quy tắc trong soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật
5.1.1. Quy tắc diễn đạt quy phạm
Sự quy định về hành vi, quy phạm diễn đạt theo nguyên tắc hành vi gồm 03 bộ
phận:
*Quy định
*Giải định
*Chế tài hoặc khen thưởng
Bộ phận quy định: định ra một khả năng cho một tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ
pháp luật được làm gì, có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Bộ phận giả định: Định trước những điều kiện, hoàn cảnh cho phép hoặc đòi hỏi
thực hiện quy tắc biểu hiện trong phần quy định.
Bộ phận chế tài: Đặt ra những hậu quả bất lợi mà quy phạm dành cho người không
thực hiện đúng quy tắc xử sự, vi phạm quy tắc cấm đoán.
Với quy tắc như trên, quy phạm được xây dựng theo cấu trúc ngữ pháp: Nếu …thì…
; Nếu không …thì..
Chẳng hạn, nếu là trường hợp như thế này, thì phải xử sự như thế này, nếu không
thực hiện quy tắc hoặc thực hiện không đúng, thì sẽ bị ophạt. Nhìn tổng quát thì mô hình
của quy phạm là:
“Được làm tất cả, trừ những trường hợp sau”
“Cấm làm tất cả, trừ những trường hợp sau”
Nhưng trong thực tế, các quy phạm, không phải trường hợp nào cũng đủ ba bộ phận.
Ví dụ:
Đủ 03 bộ phận: “ Xe môtô tham gia giao thông không có gương chiếu hậu sẽ bị
phạt”.
Chỉ có 02 bộ phận: “18 tuổi đối với nữ, 20 tuổi đối với nam mới được kết hôn”.
Chỉ có 01 bộ phận quy định : “Cấm đốt rừng”. Ở đây, bộ phận giả định ẩn vì cấm
đốt rừng trong mọi trường hợp.
5.1.2. Quy tắc cơ cấu văn bản quy phạm pháp luật
*Văn bản lập pháp (Luật, Pháp lệnh)


-Phần mở đầu của văn bản lập pháp
Gồm 2 điều cơ bản sau:
+ Căn cứ pháp lý:
Căn cứ pháp lý là điều, khoản, chương, mục của văn bản có hiệu lực pháp lý cao
hơn làm cơ sở pháp luật cho việc ban hành văn bản lập pháp . Căn cứ pháp lý để ban hành
Luật, Pháp lệnh là các điều của Hiến pháp.
+ Lý do ban hành:
Đưa ra lý do ban hành chính là khẳng định sự cần thiết, lẽ đương nhiên và mục đích của
văn bản. Điểm thứ hai này được bắt đầu bằng từ “để” hoặc “nhằm”.
*Văn bản lập quy
-Phần mở đầu
Phần này bao gồm 6 điểm:
+ Điểm thứ nhất: Tên văn bản gắn liền với tên cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Điểm thứ hai: Căn cứ pháp lý.
Mỗi văn bản pháp quy đều lấy những điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật
có hiệu lực pháp lý cao hơn làm căn cứ pháp luật.
+ Điểm thứ ba: Căn cứ thẩm quyền.
Văn bản pháp quy do nhiều cơ quan ban hành nên phải viết rõ căn cứ pháp lý quy
định cho cơ quan quyền ban hành.
+ Điểm thứ tư: Lý do ban hành.
+ Điểm thứ năm: Thủ tục ban hành.
Đưa ra căn cứ để minh chứng rằng văn bản đã được chuẩn bị, xem xét và thông qua
theo đúng trình tự thủ tục quy định.
+ Điểm thứ sáu: Ban hành theo đề nghị nào.
Cấp dưới đề nghị cấp trên ban hành Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư thì phần mở đầu
được diễn đạt theo lối “văn xuôi pháp luật” chứ không theo văn “điều khoản”.
*Phần nội dung
Đây là phần chủ yếu của văn bản, trong đó ghi nhận các quy phạm pháp luật thể
hiện nội dung của các Quyết định có tính quyền lực pháp lý, có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Luật, Bộ luật

Bộ, Luật bao gồm số lượng lớn các điều khoản thì được chia thành phần, chương ,
mục.
-Phần:Điều chỉnh một phạm vi rộng các quan hệ xã hội.
Đánh số thứ tự La Mã: I,II,III…
-Chương: Điều chỉnh một bộ phận các quan hệ xã hội trong phần
Đánh số thứ tự La Mã: I,II,III…
-Mục: Điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội trong chương được đánh thứ tự bằng
chữ cái in hoa: A, B, C…
-Điều: Đề cập đến mối quan hệ xã hội, được đánh số thứ tự Ả rập:1,2,3…
Điều có thể được chia thành đoạn, mỗi đoạn nên đánh số thứ tự bằng chữ cái in
thường; a, b, c…
Các phần, chương , mục của văn bản có tên gọi nêu nội dung của chúng. Trong một
số Bộ luật các điều cũng được đặt tên.
Các văn bản có số lượng vừa phải điều khoản thì thành chương. Những văn bản ít
điều khoản thì được trình bày bằng các điều khoản đánh số thứ tự điều một đến điều cuối
cùng.
Các văn bản như Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư có nọi dung định ra chủ trương,
biện pháp hoặc hướng dẫn thi hành thì được chia thành các điểm. Các điểm được đánh số
thứ tự bằng chữ số La Mã I, II, III… hoặc chữ số Ả rập 1, 2, 3…
*Phần thi hành
Phần này ghi nhận ở điều khoản cuối cùng của văn bản. Phần thi hành gồm:
-Hiệu lực của văn bản hay thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực.
-Là khong hợp lý nếu quy định hiệu lực của văn bản kể từ ngày ký, kể từ ngày ban
hành, kể từ ngày có hướng dẫn.
Nên tùy theo từng trường hợp mà dịnh chính xác ngày văn bản có hiệu lực. Nếu thấy
có đủ điều kiện thi hành thì định ngày có hiệu lực không lâu so với ngày ký, công bố. Còn
nếu phải chuẩn bị điều kiện thì định ngày có hiệu lực xa hơn.
-Văn bản mới bãi bỏ văn bản hay quy định nào?
Nếu ghi : “ Những văn bản trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ” thì như vậy
quá tổng quát. Cần cụ thể : bãi bỏ văn bản cụ thể nào, hay những điều khoản cụ thể nào?

-Đối tượng thi hành
Ghi rõ: Người trực tiếp thi hành
Người phối hợp thi hành
Phải có người chịu trách nhiệm chính. Tránh liệt kê tất cả các đối tượng vào cùng
một phạm vi là người thi hành.
5.1.3. Quy tắc sử dụng từ ngữ thể văn pháp luật
Từ ngữ trong văn bản pháp luật đòi hỏi:
-Chính xác
Quy phạm quy định hành vi con người, do vậy từ ngữ trong văn bản đòi hỏi phải
chính xác, tránh hiểu lầm, hiểu nước đôi dẫn đến hành vi thiếu thống nhất.
-Dùng thuật ngữ phải được giải thích “Các từ sau được hiểu là…”
-Không dùng tiếng lóng, tiếng địa phương.
-Không dùng tiếng nước ngoài.
-Không được ghép chữ, ghép tiếng trong quy phạm.
Trường hợp cần viết cho gọn thì dùng cách: “gọi tắt là…”. Nếu phải viết tắt thì ngay
ở những điều khoản đầu văn bản phải chú thích. Ví dụ: Hội đồng nhân dân (HĐND).
-Tránh không dùng “v.v…” (vân vân).
Vì: dễ áp dụng lệch lạc mục đích văn bản, lạm dụng thẩm quyền và sai đối tượng
điều chỉnh của quy phạm.
-Thể văn của pháp luật phải ngắn gọn, dứt khoát bằng cách sử dụng từ thuật ngữ
pháp lý.
Trong trường hợp một điều khoản có nhiều giả định, nhiều tình huống, điều kiện thì
phải phân thành từng mệnh đề rõ ràng. Cũng có thể phải chia điều khoản trên thành các
điều khoản riêng biệt để bảo đảm gọn gàng, chính xác.
-Thể văn pháp luật không biện luận. Nếu muốn biện luận, nêu ý nghĩa, mục đích,
tầm quan trọng thì dùng văn bản hướng dẫn.
-Viết theo lối hành văn Việt Nam, nên ít dùng lối hành văn đảo ngược, tránh quá
nhiều mệnh đề trong câu.
5.2. Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
5.2.1. Hiến pháp

*Khái niệm:
-Hiến Pháp là đạo luật cơ bản
-Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phạm vi điều chỉnh trong toàn quốc
-Trong Hiến pháp xác định: chế độ chính trị, kinh tế - văn hóa, địa vị pháp lý công
dân, nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước.
*Thẩm quyền:
-Hiến pháp do Quốc hội
-Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
-Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đỏi Hiến pháp và thủ tục trình tự
giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.
-Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành Luật, Nghị quyết.
-Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cuả Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội
ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết.
*Bố cục
Hiến pháp được bố cục thành 2 phần lớn là phần Lời nói đầu và phần Nội dung.
Ví dụ: Hiến pháp 1992 (sửa đổi)
Phần “Lời mở đầu”
Phần Nội dung
Chương I – Nước CHXHCN VN – Chế độ chính trị (gồm 14 điều)
Chương II – Chế độ kinh tế (gồm 15 điều)
Chương II – Văn hoá- Giáo dục – Khoa học – Công nghệ (gồm 14 điều)
Chương IV – Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN (gồm 5 điều)
Chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (gồm 34 điều)
Chương VI – Quốc hội (gồm 18 điều)
Chương VII – Chủ tịch nước (gồm 8 điều)
Chương VIII – Chính phủ (gồm 9 điều)
Chương IX – Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (gồm 15 điều)
Chương X – Tòa án nhân dân và Việc kiểm sát nhân dân (gồm 15 điều)
Chương XI – Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày quốc khánh (gồm 5 điều)
Chương XII – Hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp (gồm 2 điều)

Như vậy, ngoài Lời nói đầu, Hiến pháp 1992 (sửa đổi) gồm 12 chương, 147 điều.
5.2.1. Luật
* Khái niệm
-Luật quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực đối nội và đối
ngoại.
-Nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
-Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
-Về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
*Thẩm quyền
-Luật do Quốc hội ban hành
-Chương trình xây dựng Luật: Chính phủ lập dự kiến chương trình Luật
*Bố cục
-Các phần (I, II, III..)
-Các chương (I, II, III…)
-Mục ( A, B, C … hay 1, 2, 3…
-Điều (1,2,3…)
-Điểm (1, 2, 3…)
-Phần, chương, mục phải có tiêu đề
5.2.3. Pháp lệnh
*Khái niệm
-Pháp lệnh quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện
trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật.
-Pháp lệnh không có tên gọi là đạo luật, song có tính chất như một đạo luật.
-Dự án pháp lệnh được thông qua khi hơn một nửa tổng số thành viên UBTVQH tán
thành.
*Thẩm quyền
-thẩm quyền ban hành pháp lệnh là Ủy ban thường vụ Quốc hội.
-Đặc điểm: ở ta số đại biểu chuyên trách chỉ có 25%, chưa đủ bộ máy “làm luật”
chuyên nghiệp nên Quốc hội ủy quyền cho cơ quan thường trực của mình là UBTVQH ban
hành Pháp lệnh.

-Trong khi chưa là đủ Luật thì ban hành Pháp lệnh, và việc ra những Pháp lệnh là rất
cần thiết.
*Bố cục
+ Phần thể thức chung
1.Tiêu ngữ
2.Tên cơ quan ban hành văn bản : Ủy ban thường vụ Quốc hội
3.Số, kí hiệu: Số…/Năm…/PL-UBTVQH
4.Tên văn bản: PHÁP LỆNH…
+ Phần nêu mục đích, căn cứ và trích yếu
Ví dụ:
Để xây dựng…
-Căn cứ Hiến pháp…
-Căn cứ vào Nghị quyết cảu Quốc hội…
-Pháp lệnh này quy định…
+ Phần nội dung
Bố cục theo chương (có tiêu đề) I, II, III…, trong mỗi chương sẽ gồm Điều 1, 2, 3…
; Mục 1, 2, 3…
Chương cuối cùng là Điều khoản thi hành
5.3. Soạn thảo Nghị định
5.3.2. Khái niệm
Theo nội dung và mục đích ban hành VB QPPL, Nghị định được chia thành ba loại
sau:
Loại 1: Nghị định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cảu UBTVQH, Lệnh
và Quyết định của Chủ tịch nước.
Nghị định loại này quy định nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đề ra các biện pháp cụ thể để
thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ.
Loại 2: Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện
xây dựng thành Luật hoặc Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế,
quản lý xã hội.

Loại 3: Nghị định ban hành chính sách (Điều lệ, Quy chế).
Một số văn bản phụ như Điều lệ, Quy chế để hợp thức hóa pahỉ được ban hành kèm
theo văn bản chính thức như Nghị định, Quyết định.
5.3.2. Thẩm quyền
Theo chức năng và sự phân cấp trong bộ máy Nhà nước, Chính phủ được giao
nhiệm vụ chi tiết hóa việc thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cảu UBTVQH, Lệnh và
Quyết định của Chủ tịch nước. Nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể bằng các điều khoản
trong phần điều khoản thi hành trong Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết.
Ví dụ: Thường ở điều cuối trong phần “Điều khoản thi hành” trong Luật, Pháp lệnh,
Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH.
Điều…
“Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này”.
“Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ… có trách
nhiệm thi hành Nghị quyết này”.
“Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này”
“Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh này”
Thẩm quyền ban hành Nghị định “loại 2” là phải có sự đồng ý của UBTVQH (cơ
quan thường trực cảu Quốc hội và cơ quan giám sát các VBQPPL).
Nghị định “loại 3” được ban hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền củ Chính
phủ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động mọi mặt trong hệ thống hành
chính Nhà nước.
5.3.3. Bố cục
+ Phần thể thức chung
-Tiêu ngữ
.Tên cơ quan: “Chính phủ”
-Số, ký hiệu: Số…/Năm…/NĐ-CP
Ví dụ: Số 15/2003/NĐ-CP
-Tên văn bản: “Nghị định của Chính phủ”
-Trích yếu:
Ví dụ: “Quy định việc quản lý và sử dụng con dấu”

“Ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước”
“Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức”
“Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đường bộ”
“Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ”
+ Phần căn cứ
-Căn cứ Luật, Pháp lệnh… Nghị quyết của Chính phủ
-Xét đề nghị của ông Bộ trưởng
Ví dụ:
Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
-Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30-09-02
-Căn cứ vào Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26-02-98
-Theo đề nghị của ông Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – cán bộ Chính phủ.
+ Phần nội dung
-Chương (có tiêu đề) I, II, III…
-Mục 1, 2, 3… (có tiêu đề)
-Điều 1, 2, 3(có tiêu đề)
-Điểm 1 , 2, 3…
Ví dụ: Nghị định số 86/2002/NĐ-CP Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức cán Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Phần nội dung của Nghị định trên bao gồm.
Chương I-Những quy định chung (gồm 3 điều – các điều có tiêu đề)
Chương II-Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, Bộ trưởng (gồm 11 điều, các điều có tiêu
đề)
Chương III- Cơ cấu tổ chức của Bộ (gồm 7 điều, các điều có tiêu đề)
Chương IV – Chế độ làm việc và trách nhiệm cảu Bộ trưởng (gồm 6 điều, các điều
có tiêu đề)
Chương V – Điều khoản thi hành (gồm 3 điều, các điều có tiêu đề)
Như vậy, Nghị định 86/2002/NĐ-CP gồm 5 chương, 30 điều.
Mẫu: Nghị định
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ……./CP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày …….. tháng …….. năm ……
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về việc …………..(1)…………….
CHÍNH PHỦ
Căn cứ ………
(2)
…….……………………………………………………………….
Căn cứ …….
(3)
..……………………………………………………………………..
Theo đề nghị của ...…………………………………………………………………...
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. …........
(4)
…………..…………………………………………………………
Điều 2. ……….
(5)
.……………………………………………………………………
Điều 3. Các ……….
(6)
………………… Chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
T/M CHÍNH PHỦ
Nơi nhận Thủ tướng
- ………….
- …………
- Lưu (Ký tên, đóng dấu)

1. Ghi rõ, vắn tắt nội dung vấn đề ban hành.
2. Nếu ban hành những chính sách lớn mà Hiến pháp, Luật trao quyền cho

Chính phủ thì ghi điều của Hiến pháp, Luật trao quyền: nếu là quyền đương
nhiên của Chính phủ thì ghi: Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm
1992 (ghi gọn lấy ngày Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ Nhất thông qua ngày 30
tháng 9 năm 1992 làm căn cứ).
3. Nêu căn cứ trực tiếp đối với chính sách, chế độ, thể lệ định ban hành. Ví dụ
Pháp lệnh hoặc Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc Nghị quyết
của Chính phủ (nếu có).
4. Trường hợp nội dung Nghị định dài, bao gồm nhiều vấn đề, phạm vi lớn hơn
có thể chia thành chương, mục, điều. Nếu thành lập, bãi bỏ hoặc quy định
chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy các cơ Quan Nhà nước cần sắp xếp theo
thứ tự, ví dụ:
- Tên và chức năng chủ yếu của cơ quan thành lập.
- Trong nhiệm vụ cụ thể và cơ cấu tổ chức cũng nên sắp xếp thứ tự trong từng
lĩnh vực (quy hoạch, kế hoạch, chế độ, chính sách, vv…..
5. Thông thường quy định:
- Phạm vi hiệu lực thi hành của Nghị định. Ví dụ: Nghị định này có hiệu lực kể
từ ngày ký (nếu cần có thời gian để chuẩn bị thì ghi Nghị định này có hiệu lực
kể từ ngày ….. tháng ….. năm …..)
- Nêu văn bản bị sửa đổi hoặc bãi bỏ (nêu rõ số ….. ký hiệu, ngày, tháng, năm,
tên văn bản, của …….. để tiện tra cứu).
- Trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, báo cáo.
6. Nếu liên quan đến tất cả các cơ quan cần nêu tất cả, ví dụ: Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và

×