Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những vấn đề chung về dân tộc Nùng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.55 KB, 10 trang )

Những vấn đề chung về dân tộc Nùng ở Việt Nam
1.1. Khái niệm chung
Dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người.
Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dùng chung
một tiếng nói làm tiếng nói chính thức mang tình hành chính, có một lãnh thổ bất
khả xâm phạm, cùng chung một vận mệnh lịch sử, có chung một sinh hoạt kinh tế
hay một thị trường, có chung một tính cách dân tộc thể hiện trong lối sống và văn
hóa, đặc biệt là phải có chung một nhà nước.
Dân tộc hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội, được chỉ đạo
bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn
ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế nói chung, với những biểu tượng văn hóa
chung tạo nên một tính cách dân tộc
1
.
Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây:
Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất
của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên
của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.
Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú đan
xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với
việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của
quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, tình cảm...
Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá dân
tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của
cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).
Tộc người hay dân tộc là một cộng đồng mang tính tộc người có chung một tên
gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được thể hiện liên kết với nhau bằng
1 GS. Đặng Nghiêm Vạn (2009), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam Đa tộc người, Nxb ĐHQG TP.HCM, tr. 76
những giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý
thức tự giác tộc người, tức là có chung một khát vọng được cùng chung sống, cóc


hung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử (truyền thuyết, lịch sử
huyền thoại kiêng cử). Tộc người là một cộng đồng mang tính tộc người, không
nhất thiết phải cư trú trên cùng một lãnh thổ, có chung nhà nước, dưới sự chỉ đạo
của một chính phủ với những đạo luật chung
2
.
Nhóm địa phương là một bộ phận của một tộc người nhất định, có mối quan hệ
về lịch sử, ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa, có ý thức tự giác thuộc về tộc người đó.
Nhóm địa phương chỉ được tạo thành khi tự bản thân có một tên gọi riêng phổ biến
trong vùng.
Cộng đồng dân tộc được hình thành từ một tộc người nhất định, đa phần được
hình thành từ một hay hai, ba dân tộc nhười có trình độ phát triển kinh tế - xã hội
cao hơn, ở những địa thế có khả năng phát triển, bao gồm thêm những tộc người ít
phát triển, ít dân số ở những miền ngoại vi. Cộng đồng dân tộc còn là sự liên minh
giữa các bộ lạc, tộc người với nhau, được hình thành trong một quốc gia xác định.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc. Dân tộc Kinh
chiếm 87% dân số; 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa
bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày,
Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân
dưới 100 ngàn người; 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn
người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu,
Brâu)
1.2. Tên gọi, nguồn gốc của dân tộc Nùng
1.2.1. Nguồn gốc của dân tộc Nùng
Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ
Việt Nam.
2 GS. Đặng Nghiêm Vạn (2009), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam Đa tộc người, Nxb ĐHQG TP.HCM, tr. 77
Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung
Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa.
Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân

tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói
rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã
Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:
Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được
chia thành bốn đại chủng chính, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi
(Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại
chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có
một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới
vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết
hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã
Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn
sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc
tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia,
về phía đông tới Philippines.
Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại
khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông
Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường
xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một
chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với
Đại chủng Á mà Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á
hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á
được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.
Thời kỳ sau đó, Chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ
thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm
(bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm:
Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt,
Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt (cư trú tại Quảng Tây,
Trung Quốc và Bắc bộ Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử cho
đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-
Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình

thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt
Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo
thời gian họ chuyển biến thành Chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc
thuộc nhóm Chàm.
Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:
Địa bàn cư trú của người Bách Việt là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử,
đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam.
Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo là một tam giác mà đáy là sông
Dương Tử, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam.
Đại bàn cư chú của hậu duệ người Cổ Mã Lai, mà ngày nay là phần lớn các cư
dân Đông Nam Á là một vùng rất rộng kéo dài từ Ấn Độ đến Philippines theo chiều
tây đông, và từ sông Dương Tử xuống đến Indonesia theo chiều bắc nam.
Dân tộc Nùng là một cộng đồng các dân tộc nói ngôn ngữ Thái là dân tộc lớn ở
châu Á, có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á, và có mối quan hệ với dân tộc
Choang ở Quảng Tây và Vân Nam - Trung Quốc. Dựa vào sự so sánh đối chiếu các
tộc người cổ đại với tộc người hiện đại ngày nay các nhà nghiên cứu dự đoán về sự
tách nhóm tộc người ngôn ngữ Tày – Thái. Trên cơ sở những nhóm riêng biệt này
mà dần hình thành các nhóm tộc người nói ngôn ngữ Tày –Thái ngày nay. Dân tộc
Nùng là một nhóm tộc người được tách ra trong quá trình phát triển của lịch sử, xã
hội, địa lí…
Bản sơ đồ:
Cổ Mã Lai
Nam Đảo
Nhóm Tày
- Thái
Nhóm Mèo
- Dao
Nhóm Việt
– Mường
Nhóm

Chàm
Nhóm
Môn -
Khơme
Nam Á
Chăm, Êđê, Khơme, Việt, Mường Tày, Thái, Mèo, Dao…
GiaRai… Xơ Đăng… Thổ, Chứt… Nùng…
1.2.2. Tên gọi dân tộc Nùng
Mỗi dân tộc đều có riêng một tên khác nhau, sự hình thành và cách gọi tên dân
tộc mình có nhiều cách lí giải khác nhau, thường thì hay dựa vào những truyền
thuyết, câu chuyện về sự ra đời của dân tộc mình, tổ tiên mình mà dựa vào đó có
thể biết tên dân tộc mình, nguồn gốc và lịch sử dân tộc. Dân tộc Nùng cũng như
những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đều có chung một lí giải về nguồn gốc,
tên gọi của mình.
Sau sự thất bạo của Nùng Chí Cao, bộ phận Tày – Thái ở lại bên kia biên giới,
dần dần được tính vào tộc người Choang, một cộng đồng người gồm nhiều tộc
người khác nhau cùng và khác ngôn ngữ. Nhóm hiện nay ở Việt Nam, gọi là Nùng
trong khối Choang, phần lớn sang Việt Nam ba, bốn trăm năm nay, vào đầu đời
Minh cuối đời Thanh, đặc biệt là vào thời Thái Binh Thiên Quốc. Người dân gọi họ
là Nùng là do di cư từ Trung Quốc về
3
. Mỗi nhóm Nùng còn nhớ quê tổ của họ ở
bên kia Trung Quốc, qua tên gọi, ta có thể hiểu được xưa tổ tiên họ ở địa phương
nào
4
. Họ di cư lẻ tẻ đến Việt Nam theo từng nhóm, cứ trú đan xen với người Tày và
các tộc người khác, trong những thung lũng nhỏ, ít có điều kiện làm ruộng nước,
3 ở biên giới Việt – Trung, phía Cao Bằng, người Tày thường nói: Pay Nồng tức là sang đất của Nùng Chí Cao, tức
bên kia biên giới, người ở đó sang ta lập nghiệp được gọi là Cần Nông (người Nồng), gọi chệch đi là người Nùng
4 Ví dụ: người Nùng Phản Sình (Lạng Sơn) là từ Vạn Thành Châu sang, Nùng In (Cao Bằng, Lạng Sơn) là từ Long

Anh tới, Nùng Lòi (Cao Bằng, Lạng Sơn) từ Hạ Lôi qua, …

×