Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.97 KB, 10 trang )

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN CÔNG (LƯƠNG) TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP
I. Bản chất của tiền công(lương) trong các doanh nghiệp
1. Khái niệm về tiền công (lương)
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO)
Tiền lương: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo
một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường là trả theo
thàng hoặc theo nửa tháng
Tiền công : Là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động ( chưa trừ
thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định), được tính dựa trên số lượng sản
phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế.
Theo giáo trình Tiền lương - Tiền công thì:
Tiền lương danh nghĩa : Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.
Trên thực tế mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa
Tiền lương thực tế: Là số tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao
đổi bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản
đóng góp, khoản nộp theo quy định.
2.Các chức năng cơ bản của tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương có các chức năng cơ bản sau:
Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương là giá cả sức lao động, là
sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị lao
động nên phản ánh được giá trị sức lao động.
Chức năng tái sản xuất sức lao động : Trong qúa trình lao động, sức lao động
bị hao mòn dần cùng với qúa trính tạo ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại
sức lao động đã hao phí. Cho nên tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao
động phải bao gồm những tư liệu sinh hoạt cho họ và cho con cái họ.
Chức năng kích thích : Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao
động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người lao
động. Do vậy tiền lương là động lực rất quan trọng để họ không ngừng nâng cao kiến
thức, và tay nghề của mình.


Chức năng bảo hiểm, tích luỹ : trong hoạt động lao động của người lao động
không những duy trì được cuộc sống hàng ngày , mà còn dành lại một phần tích luỹ
dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp
rủi ro, bất trắc trong đời sống.
3. Nguyên tắc tổ chức trả lương
3.1.Yêu cầu tổ chức trả lương
• Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động;
• Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người lao động;
• Tiền lương được trả phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người
sử dụng lao động;
• Tiền lương phải được trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc;
3.2.Nguyên tắc tổ chức trả lương
• Trả lương theo số lượng và chất
lượng lao động;
• Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về
tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế
quốc dân;
• Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao
động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân;
4.Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Thị trường lao động : Tình hình cung cầu trên thị trường, thất nghiệp trên thị
trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng ngây ảnh hưởng đến số lượng tiền
công mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và giữ gìn người lao
động có trình độ;
Bản thân công việc: Công việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến
các hình thức trả công, mức tiền lương của người lao động trong tổ chức. Các doanh
nghiệp rất chú trọng tới giá trị thực từng công việc cụ thể. Những yếu tố thuộc về
công việc cần phải xem xét tuỳ theo đặc trưng nhất cần phân tích và đánh giá cho
mỗi công viêc là: Kỹ năng, trách nhiêm, sự cố gắng, điều kiện làm việc.

Bản thân nhân viên: Cá nhân ngươi lao động là yếu tố có tác động rất lớn tới
việc trả lương. Mức tiền lương, tiền công tuỳ thuộc vào sự hoàn thành công việc của
ngưòi lao động như trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, sự trung thành. tiềm
năng
II.Các hình thức trả công(lương)
1.Hình thức trả công (lương) theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức
lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức.
Thực chất của hình thức này là trả công theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm.
- Công thức tính
L
tt
= M
cb
*T
tt
Trong đó:
L
tt
: Tiền lương theo thời gian
M
cb
: Mức lương tương ứng với các cấp bậc trong thang lương, bảng lương;
T
tt
: Thời gian làm việc thực tế
- Điều kiện áp dụng: Để nhận được mức tiền công cho một công việc nhất định,
người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được
xây dựng trước
- Phạm vi áp dụng:

+ Công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
+ Những người thực hiện quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh;
+ Công nhân sản xuất làm những công việc không thể định mức lao động, hoặc do
tính chất sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm sẽ khó đảm bảo chất lượng, chẳng
hạn công việc sửa chữa, KCS, công việc sản xuất hay pha chế thuốc chữa bệnh;
- Ưu điểm:Dễ hiểu, dễ quản lý, dễ hạch toán và quản lý chi phí.
- Nhược điểm: tiền công mà người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đến sự
đóng góp lao động của họ trong một chu kỳ thời gian cụ thể.
- Các hình thức trả lương theo thời gian:
+ Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản
+ Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
1.1. Hình thức trả công theo thời gian đơn giản
Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trả lương mà tiền lương
nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ và thời
gian làm việc thực tế của họ.
- Phạm vi áp dụng :
• Khu vực hành chính sự nghiệp
• Công việc khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc
- Phân loại:
• Hình thức trả lương tháng
• Hình thức trả lương ngày
1.2.Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp của hình thức trả
lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hính thức thưởng nếu cán bộ công
nhân viên chức đạt được chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định.
- Đối tượng áp dụng
• Những bộ phận sản xuất, công việc chưa có điều kiện trả lương theo sản
phẩm;

• Công việc đòi hỏi độ tính chính xác cao;
• Công việc có trình độ cơ khí hoá, tự động hóa cao.
- Công thức tính
L
tt
= M
cb
*T
tt
+ T
thưởng
Trong đó:
L
tt
:Tiền lương theo thời gian
M
cb
: Mức lương tương ứng với các cấp bậc trong thang lương, bảng lương;
T
tt
: Thời gian làm việc thực tế
T
thưởng
: Tiền thưởng
Tiền thưởng được xác định dựa vào hiệu quả làm việc xuất sắc của người lao
động, số sản phẩm hoàn thành vượt mức và hiệu xuất sử dụng thời lao động cao.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ
trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (dịch vụ) mà họ đã hoàn thành.
Trong hình thức này, tiền lương của người lao động nhận được nhiều hay ít tuỳ thuộc

vào đơn giá của sản phẩm, số lượng, chất lượng, số lượng sản phẩm được nghiệm thu
hay khối lượng công việc đã hoàn thành.
- Đối tượng áp dụng:
Áp dụng rộng rãi cho những công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người
lao động sản xuất trực tiếp

×