Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 1954 – 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

LƯƠNG THÙY TRANG

TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM
VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 1954 – 1985

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

LƯƠNG THÙY TRANG

TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM
VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 1954 – 1985

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)



Giảng viên hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Bùi Thị Thanh Mai

Hà Nội – 2017



 

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Bt. MTVN

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

Tr

Trang

TS


Tiến sĩ



 

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ......................................................................................................
Bảng chữ cái viết tắt ........................................................................................ 01
Mục lục ............................................................................................................ 02
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 03
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................ 12
1.1. Khái niệm “Tinh thần lạc quan trong hội họa” ........................................ 12
1.2. Khái niệm “Đề tài lao động sản xuất”...................................................... 17
1.3. Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985 ........................... 21
Tiểu kết ............................................................................................................ 27
Chương 2: SỰ BIỂU HIỆN CỦA TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI
HỌA VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN
1954 – 1985 ..................................................................................................... 28
2.1. Sự biểu hiện tinh thần lạc quan qua bố cục.............................................. 28
2.2. Sự biểu hiện tinh thần lạc quan qua hình thể ........................................... 36
2.3. Sự biểu hiện tinh thần lạc quan qua màu sắc ........................................... 45
Tiểu kết ............................................................................................................ 48
Chương 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..... 50
3.1. Thành công và hạn chế của những tác phẩm hội họa Việt Nam mang tinh
thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 ................... 50
3.2. Bài học rút ra trong vấn đề sáng tác hội họa ............................................ 58
Tiểu kết ............................................................................................................ 65
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 72



 

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng là con đẻ của thời đại ấy” [10; tr.25].
Kandinsky đã đưa ra nhận định như vậy khi luận bàn về tinh thần trong nghệ
thuật. Mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển của Mỹ thuật Việt Nam nói
chung và hội họa Việt Nam Hiện đại nói riêng luôn gắn liền với bối cảnh thời
đại của toàn dân tộc, cùng những biến cố, sự kiện lịch sử của đất nước. Hiện
thực của cuộc kháng chiến những năm 1945 – 1954 đã tác động mạnh mẽ đến
cách nhìn, cách nghĩ trong quan niệm sáng tác nghệ thuật của người họa sĩ.
Cũng từ đây, một nền Nghệ thuật mới – nền Nghệ thuật Cách mạng Việt Nam
đã được hình thành, gần gũi với nhân dân, gắn bó với vận mệnh của dân tộc
và đất nước. Tiếp đó, giai đoạn 1954 – 1985 có thể coi là giai đoạn chuyển
mình của nền hội họa Việt Nam Hiện đại sang một diện mạo mới cùng với
những thay đổi của bối cảnh đất nước. Ở thời kỳ này, hội họa chứa đựng rất
nhiều thông điệp có tính thời đại, khẳng định sự thành công của phương pháp
sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa với những đề tài phản ánh chân thực nét
đẹp ngày thường của cuộc sống đất nước.
Chúng ta có thể thấy điểm chung của hội họa Việt Nam trong giai đoạn
1945 – 1985 là các tác phẩm được thể hiện bằng ngọn bút hiện thực nhưng
trên hết đều mang một tinh thần lạc quan trước thực tế gian khổ của cuộc
kháng chiến hay những khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống thời hậu chiến.
Năm 1954 kết thúc chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của
nhân dân ta, đất nước bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam và dấu mốc 1975, khi miền Nam

được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Lịch sử đất nước bước sang
một trang mới góp phần làm nền tảng, cầu nối thúc đẩy cho sự ra đời và phát
triển của nền Nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Trong thời kỳ này, ngoài những



 

tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng đã và đang được phần đông
các họa sĩ khai thác rất thành công ở giai đoạn 1945 – 1954 thì đề tài lao động
sản xuất cũng được thể hiện hết sức sinh động, phong phú.
Các tác phẩm hội họa đề tài lao động sản xuất chủ yếu được sáng tác
trong giai đoạn 1954 – 1985 đã phản ánh cái đẹp trong lao động sản xuất với
nhân vật trong tranh là những người nông dân, công nhân mới đang hồ hởi,
hăng say lao động, yêu đời, hướng tới tương lai, tin tưởng vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng, Nhà nước lãnh đạo. Những tác phẩm hội họa
về đề tài này thường được thể hiện bằng các chất liệu Sơn dầu, Sơn mài, Lụa
cùng với việc sử dụng các phương tiện của ngôn ngữ tạo hình như bố cục,
hình thể nhân vật, màu sắc và không gian, v.v… Tất cả mang đặc điểm của
Hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa, để lại dấu ấn riêng cho hội họa Việt Nam
về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 đồng thời cũng trở thành
một đề tài mũi nhọn, góp một vị trí quan trọng trong nền Mỹ thuật Việt Nam
hiện đại.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có những đề tài, công
trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu nào về tinh thần lạc quan trong hội
họa Việt Nam về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985. Bên cạnh
đó, tôi cũng mong muốn có thể hệ thống lại, phân tích và làm rõ sự biểu hiện
cùng những thành công, hạn chế của các tác phẩm mang tinh thần lạc quan
trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985, đồng thời rút ra bài học trong
vấn đề sáng tác hội họa từ việc nghiên cứu đề tài. Và đó là lí do tôi thực hiện

Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam
về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam về đề tài lao động sản
xuất giai đoạn 1954 – 1985” là một đề tài có tính chất chuyên sâu, tìm hiểu



 

và làm rõ sự biểu hiện của tinh thần lạc quan thông qua những phương tiện
của nghệ thuật tạo hình được sử dụng ở từng tác phẩm hội họa cụ thể về đề tài
lao động sản xuất trong giai đoạn 1954 – 1985. Để nghiên cứu đề tài này,
ngoài việc tìm hiểu những tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan tới mỹ
thuật nói chung, hội họa nói riêng thì những tài liệu về mỹ học, văn hóa học,
tâm lí học cũng rất hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuốn Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại (Nxb Văn hóa) của tác giả
Nguyễn Quân xuất bản năm 1982 [31] đã đề cập tới sự ra đời, phát triển của
Nghệ thuật tạo hình Cách mạng Việt Nam, cùng với đó là sự mở rộng về đề
tài, thành công về hình tượng nói chung và hình tượng người lao động nói
riêng, trong đó người lao động là hình tượng điển hình của đề tài lao động sản
xuất. Bên cạnh đó, tác giả cũng nói tới xuất phát điểm của đề tài lao động sản
xuất trong nghệ thuật tạo hình. Ngoài ra, một số tác phẩm hội họa tiêu biểu về
đề tài lao động sản xuất cũng được tác giả đề cập, phân tích trong cuốn sách
như: Tổ đổi công miền núi – Sơn mài của Họa sĩ Hoàng Tích Chù, Tát nước
đồng chiêm – Sơn mài của Họa sĩ Trần Văn Cẩn, Bình minh trên nông trang –
Sơn mài của Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng, Công nhân cơ khí và Tan ca mời chị
em ra họp thi thợ giỏi – Sơn dầu của Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, v.v… Đó là
những phân tích dựa trên cảm nhận riêng của tác giả nhưng đã giúp cho người
viết có thể tiếp cận nhanh hơn với từng tác phẩm cụ thể, đồng thời hiểu thêm

những sáng tác hội họa về đề tài lao động sản xuất.
Cuốn Các thể loại và loại hình mỹ thuật (Nxb Mỹ thuật) của PGS.
Nguyễn Trân xuất bản năm 2005 [43] đã cung cấp những hiểu biết cần thiết
về các thể loại, loại hình, chất liệu và kỹ thuật trong hội họa nói riêng cũng
như mỹ thuật nói chung giúp người viết có thể hình dung, tiếp cận các tác
phẩm mỹ thuật được dễ dàng hơn.



 

Cuốn Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại do PGS. Họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu
Bạch chủ biên cùng các tác giả: Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn
Chiến là cuốn sách được Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật
xuất bản năm 2005 [1] đã tập hợp những tư liệu có được từ trước tới nay về
Mỹ thuật Hiện đại Việt Nam. Cuốn sách đã mang lại cho người viết cái nhìn
tổng quát, cơ sở dữ liệu về bối cảnh lịch sử, hoạt động mỹ thuật, đặc điểm mỹ
thuật ở Việt Nam theo từng giai đoạn tương ứng với những biến động của đất
nước từ những năm cuối của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cho tới trước thời kỳ Đổi
mới với dấu mốc là năm 1986.
Cuốn Những vấn đề Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại – Kỷ yếu Hội thảo do
Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam xuất bản năm 2009 [17] đã tập hợp
những tham luận, bài viết tiêu biểu của các họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật. Ở
phần thứ nhất: Tổng quan Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, một số bài viết được
người viết tham khảo như: Mỹ thuật Việt Nam Thế kỷ 20 (Họa sĩ Vũ Trung
Lương); Một số nét phác thảo về Mỹ thuật Thế kỷ 20 (Họa sĩ Quách Phong);
Sự phát triển của hội họa Việt Nam Thế kỷ 20 (Nhà phê bình mỹ thuật
Nguyễn Thanh Mai); Phân kỳ lịch sử Mỹ thuật Hiện đại Việt Nam và một số
vấn đề cần trao đổi (Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo); Những thành tựu
và thực trạng của Mỹ thuật Việt Nam Thế kỷ 20; v.v…

Cuốn Mỹ thuật Việt Nam Thế kỷ 20 (Nxb Tri Thức) của tác giả Nguyễn
Quân được xuất bản năm 2010. [34] Công trình đã đưa ra một cái nhìn tổng
quát về nền Mỹ thuật Việt thông quá bốn giai đoạn phát triển. Trong các giai
đoạn được tác giả đề cập, có thể thấy ở giai đoạn 1945 – 1985, mỹ thuật mang
một đời sống mới với chủ nghĩa yêu nước và khuynh hướng tả thực, những
thành công trong sự mở rộng đề tài về chiến tranh cách mạng và lao động sản
xuất cùng hình tượng tiêu biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ và Bác Hồ.
Tuy nhiên, đây vẫn là một công trình nghiên cứu có tính chất tổng quan, khái
quát những khuynh hướng thẩm mỹ, đặc điểm nghệ thuật qua các giai đoạn



 

của Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, phần nghiên cứu về tinh thần lạc quan
trong sáng tác hội họa hay đề tài lao động sản xuất vẫn chưa được đề cập đến
một cách chuyên sâu, cụ thể. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng đã giúp người viết
có thêm những cơ sở lí luận để làm sáng rõ hơn những luận điểm, luận cứ
trong luận văn của mình.
Để nghiên cứu về tinh thần lạc quan trong tác phẩm hội họa nói riêng
hay rộng hơn là tinh thần, tâm lý ở những sáng tác mỹ thuật cho đến nay vẫn
chưa có công trình nào mang tính chuyên biệt, chủ yếu vẫn là chỉ ra những tác
động của xã hội, bối cảnh lịch sử đối với tư tưởng, quan niệm sáng tác của
nghệ sĩ một cách khái quát. Bởi vậy, để hiểu rõ hơn vấn đề, người viết sử
dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành thông qua những tài liệu về mỹ học,
tâm lý học, văn hóa học như: Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiều tính cách
dân tộc, Nxb Khoa học [28]; Viện Nghệ thuật – Bộ Văn hóa (1973), Về tính
dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Nxb Văn hóa [50]; L.X.Vưgôtxi (1981), Tâm
lý học nghệ thuật, Hoài Lam dịch, Nxb Khoa học xã hội [11]; Chu Quang
Tiềm (1991), Tâm lý học văn nghệ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh [40];

Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1997), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục,
Hà Nội [47]; Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[48]; Lê Văn Dương – Lê Đình Lục – Lê Hồng Vân (2009), Mỹ học đại
cương, Nxb Giáo dục [5]; Kandinsky (2014), Về cái tinh thần trong nghệ
thuật, Phạm Long – Quang Việt dịch, Nxb Mỹ thuật [10]; v.v… Những tài
liệu kể trên đã mang lại sự khái quát chung về tâm lý học trong văn hóa, nghệ
thuật và là những tài liệu bổ ích để người viết có thể tham khảo, góp phần làm
rõ hơn về tinh thần lạc quan qua các sáng tác mỹ thuật và từ đó có thể hiểu
được khái niệm tinh thần lạc quan trong hội họa về đề tài lao động sản xuất.
Bên cạnh đó, một số tài liệu nghiên cứu liên quan tới ngôn ngữ tạo hình
cũng đã được người viết tham khảo như: Nguyễn Quân (1986), Tiếng nói của
hình và sắc, Nxb Văn hóa [32]; Bernard Duc, Nghệ thuật bố cục và khuôn



 

hình, Nxb Fleurus (tài liệu do Đức Hòa dịch) [2]; Đàm Luyện (2007), Giáo
trình bố cục, Nxb Đại học Sư phạm [16]; Luận văn đề tài Ngôn ngữ của mặt
phẳng hội họa của Học viên Nguyễn Trường Linh (2006) [12]; Luận văn đề
tài Yếu tố đường nét – nhịp điệu – hình thể - khoảng trống – không gian trong
hội họa của Học viên Phạm Ngọc Tuấn (2009) [45]; Luận văn đề tài Những
thay đổi về cách biểu hiện không gian trong hội họa Việt Nam của Học viên
Nguyễn Văn Thuật (2012) [38]; Luận văn đề tài Các dạng thức bố cục cơ bản
trong tranh của Học viên Nguyễn Xuân Tám (2012) [35]. Những tài liệu trên
đã giúp người viết nắm được những kiến thức khái quát về đặc điểm của ngôn
ngữ tạo hình trong hội họa, từ đó hình thành những luận điểm chính cho việc
làm rõ sự biểu hiện của tinh thần lạc quan trong những tác phẩm hội họa về đề
tài lao động sản xuất nói riêng.
Ngoài ra, một số Luận văn Cao học, Khóa luận Đại học khác của Học

viên, Sinh viên thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam thực hiện có liên
quan tới đề tài lao động sản xuất cũng đã được người viết tham khảo như: Đề
tài Hội họa với đề tài công nghiệp của Học viên Lê Xuân Đức (2004) [6]; Đề
tài Hình tượng người nông dân trong hội họa Việt Nam hiện đại của Sinh viên
Đồng Xuân Toàn (2004) [41]; Đề tài Hình tượng người nông dân trong hội
họa Việt Nam thế kỷ 20 của Học viên Nguyễn Chí Nguyên (2012) [20]; Đề tài
Hình tượng người nông dân trong hội họa hiện đại Việt Nam giai đoạn 1955
– 1965 của Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nguyệt (2015) [21]; Đề tài Những
sáng tác hội họa Việt Nam về đề tài công nghiệp giai đoạn 1976 – 1995 của
Học viên Nguyễn Hoàng Long (2016) [14]. Những đề tài nêu trên cũng chỉ là
những nghiên cứu riêng lẻ về từng vấn đề như hình tượng người nông dân, đề
tài nông nghiệp hoặc công nghiệp – những phạm trù nằm trong đề tài lao
động sản xuất. Từ việc tham khảo các đề tài nghiên cứu của Sinh viên, Học
viên đã thực hiện, người viết có thể tiếp thu và chọn lọc nhất định, giúp cho
nội dung của bài luận văn được sáng rõ hơn.



 

Như vậy, đề tài “Tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam về đề tài
lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985” có thể xem là một cách tiếp cận
mang tính chuyên sâu để tổng hợp và kế thừa những nghiên cứu đi trước
nhằm làm rõ sự biểu hiện của tinh thần lạc quan trong hội họa về đề tài lao
động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985, những thành công và cả những hạn chế
của các tác phẩm được đề cập, từ đó rút ra bài học trong vấn đề sáng tác hội
họa.
3. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu sự biểu hiện của inh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam
về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985.

Từ việc nghiên cứu đề tài, luận văn cũng chỉ ra những thành công, hạn
chế của các tác phẩm hội họa mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản
xuất giai đoạn 1954 – 1985 của nền Mỹ thuật Việt Nam, đồng thời rút ra bài
học trong vấn đề sáng tác hội họa.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tinh thần lạc quan trong hội họa
Việt Nam về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm hội họa Việt Nam
về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985. Tuy nhiên trong quá trình
tổng hợp, thống kê, chủ yếu các tác phẩm hội họa sáng tác về đề tài này được
các họa sĩ miền Bắc thể hiện và mang dấu ấn đậm nét của khuynh hướng Hiện
thực xã hội chủ nghĩa, chú trọng những đề tài gắn liền với đời sống con người
trong đó có lao động sản xuất. Ngoài ra, luận văn cũng điểm qua một số tác
phẩm hội họa cùng đề tài được sáng tác vào giai đoạn sau Đổi mới.


10 
 

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học: nghiên cứu, thu thập và tổng
hợp tài liệu của các học giả đi trước.
- Phương pháp liên ngành: nghệ thuật học, mỹ học, tâm lý học.
- Phương pháp quy nạp: từ những thông tin thu thập được, phân tích và
hệ thống lại để tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ tạo hình thông qua các tác
phẩm hội họa mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai
đoạn 1954 – 1985.
- Phương pháp lịch sử: tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội nói chung và hội

họa Việt Nam nói riêng, từ đó hiểu được sự ảnh hưởng, tác động tới quan
niệm sáng tác của các họa sĩ giai đoạn 1954 – 1985.
- Phương pháp phân tích: phân tích tác phẩm để thấy được sự biểu hiện
của tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam về đề tài lao động sản xuất
giai đoạn 1954 – 1985.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn:
- Bước đầu thống kê, phân loại các tác phẩm hội họa Việt Nam về đề tài
lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 mang tinh thần lạc quan.
- Làm rõ được sự biểu hiện của tinh thần lạc quan trong sáng tác của mỗi
họa sĩ được thể hiện qua bố cục, hình thể, màu sắc, v.v… đối với từng tác
phẩm cụ thể.
- Chỉ ra những thành công, hạn chế của những tác phẩm hội họa Việt
Nam mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 –
1985, đồng thời rút ra bài học trong vấn đề sáng tác hội họa.
- Góp phần tìm hiểu sâu các lớp ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong
những tác phẩm hội họa về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985.
- Góp phần tìm hiểu sự tác động của bối cảnh xã hội, đất nước tới suy
nghĩ, tư tưởng, quan niệm, phong cách sáng tác và chọn đề tài của các họa
sĩ Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985.


11 
 

- Là tài liệu nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu, đóng góp thêm cho nghiên
cứu về tinh thần lạc quan trong những tác phẩm hội họa Việt Nam về đề
tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm (105 trang): Ngoài phần Bảng chữ cái viết tắt (1 trang),
Mục lục (1 trang), Mở đầu (9 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (4

trang), Phụ lục (34 trang) Phần Nội dung chính (54 trang) được chia làm ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu (16 trang)
Chương 2: Sự biểu hiện của tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam
về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 (22 trang)
Chương 3: Những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài (16 trang)


12 
 

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để giải quyết đề tài nghiên cứu thì việc xây dựng cơ sở mang tính lý
thuyết, tìm hiểu tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài là điều cần thiết
đầu tiên phải thực hiện. Nội dung chương 1 của luận văn sẽ đi vào tập trung
làm rõ các khái niệm “Tinh thần lạc quan trong hội họa”, “Đề tài lao động sản
xuất”; đồng thời “Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985” để
nắm được những vấn đề chung của hội họa Việt Nam giai đoạn này.
1.1. Khái niệm “Tinh thần lạc quan trong hội họa”
Khái niệm “Tinh thần lạc quan”
Lạc quan theo Từ điển Tiếng Việt của Nxb Khoa học Xã hội in năm
1994 được định nghĩa là “Vui tin ở đời, ở người, ở tương lai, trái với bi quan.”
[36; tr.458]. Định nghĩa này đã đặt khái niệm lạc quan trong sự đối sánh với
bi quan. Lạc quan đem lại cho con người một trạng thái tâm lý tích cực khi
đứng trước mọi hoàn cảnh khó khăn thì vẫn luôn tin tưởng, hướng tới những
điều tốt đẹp.
Tinh thần trong Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1994 của Nxb Khoa
học xã hội được giải thích là “1. Thái độ hình thành trong ý nghĩ để định

phương hướng cho hành động. 2. Thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư, về
mức độ chịu đựng một nỗi khó khăn hoặc đương đầu với một nguy cơ, trong
một thời gian nhất định. 3. Nghĩa sâu xa, thực chất của nội dung, thuộc trí tuệ,
phương diện trừu tượng của đời sống con người.” [36; tr.789]. Có thể thấy
rằng, định nghĩa trên nêu ra khái niệm tinh thần dưới góc độ giá trị trừu tượng
nhưng đồng thời cũng chính là nền tảng của suy nghĩ, định hướng cho nhiều
khía cạnh trong đời sống con người. Bên cạnh đó, một số chuyên ngành khác
lại có những nhận định khác nhau về tinh thần. Có thể kể đến trong tư tưởng


13 
 

Triết học, cụ thể hơn là tư tưởng Triết học duy vật biện chứng đã nhìn nhận
bản chất của tinh thần là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc
của con người. Các nhà triết học duy vật biện chứng của thời kỳ hiện đại đã
cho rằng: “Tinh thần, theo nghĩa rộng là một khái niệm đồng nhất với cái
quan niệm, với ý thức là hình thức hoạt động tâm lý cao nhất. Theo nghĩa hẹp
của từ thì đồng nghĩa với khái niệm tư duy” [46; tr.577]. Dưới góc độ tâm lý,
từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tâm lý học được xác định là một ngành
khoa học về tinh thần. Tinh thần chính là sự tổng hòa của các yếu tố tâm lý, tư
duy, tình cảm, không phải là những gì cao siêu, xa lạ mà chính là những gì
con người suy nghĩ, hành động và cảm nhận hàng ngày. Những cách định
nghĩa về tinh thần đã góp phần làm rõ thêm ý nghĩa đa dạng, phong phú của
tinh thần dưới nhiều góc độ và các lĩnh vực khác nhau. Tinh thần được xem là
một trong những giá trị cốt lõi của đời sống con người. Trái ngược với sự hữu
hình của vật chất, tinh thần là nền tảng hình thành nên các yếu tố trừu tượng
như tâm lý, tư duy, suy nghĩ, tình cảm, v.v… Nhờ có tinh thần, con người có
thể đưa ra các định hướng về những phản ứng hay hành động trong cuộc
sống. Những quan niệm về phạm trù tinh thần hết sức có ý nghĩa đối với việc

nghiên cứu về con người cũng như nghệ thuật.
Từ việc xác định những khái niệm về “lạc quan” và “tinh thần” nêu trên,
khái niệm “tinh thần lạc quan” có thể hiểu khái quát là một giá trị tư tưởng,
phẩm chất tốt đẹp, giúp con người không bi quan mà kiên cường đối diện, trụ
vững trước những gian khổ, khó khăn trong cuộc sống. Trong đời sống xã hội,
người có tinh thần lạc quan thường có những suy nghĩ, lời nói và hành động
tích cực, tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái cùng nét mặt tươi vui.
Trong cuốn Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, nhà nghiên cứu mỹ
thuật Khương Huân có đoạn viết “Người Việt Nam yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống, tâm lý họ là ham thích những sắc thái tươi mát…Người Việt Nam sống
trong cuộc sống lao động vất vả, luôn luôn đấu tranh dũng cảm với thiên


14 
 

nhiên, với giặc ngoại xâm, nhưng bao giờ họ cũng nhìn nhận sự vật với những
tình cảm lạc quan, rất có hậu, hầu như không có thái độ bi quan trước cuộc
sống…Người Việt Nam vui tính, lạc quan yêu đời nên rất trữ tình, tính trữ
tình làm cho những câu ca dao, những bài dân ca và những sáng tác mỹ thuật
càng thêm sinh động.” [50; tr.103]. Tinh thần lạc quan dường như đã trở
thành một nét đẹp truyền thống từ xưa, luôn tiềm tàng và có sẵn từ trong tâm
thức của con người Việt Nam.
Trong tư tưởng Phật Giáo, tinh thần lạc quan thể hiện ở chỗ con người
luôn chấp nhận thực tại, dù thực tại có đen tối đến đâu thì vẫn sẵn sàng đối
mặt, cho đó là luật nhân quả. Họ cho rằng những việc xảy đến là những điều
đã định sẵn, con người có nghiệp, nếu gặp phải tai họa là do kiếp trước làm
điều gì đó sai trái, nên hãy cứ chấp nhận hoàn cảnh để khỏi phải lo lắng, buồn
phiền, không bi quan, tin tưởng vào tương lai để sống tiếp.
Đặt trong lịch sử đất nước, tinh thần lạc quan như một ý thức tự nhiên

của con người Việt Nam. Từ nhiều nghìn năm trước, họ đã phải đối mặt với
những khó khăn, vất vả của cuộc sống lao động, của thiên nhiên hay đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, v.v… nhưng dường như trong tư tưởng của mình,
người Việt cũng luôn nhìn sự vật, sự việc bằng một thái độ tích cực, không bi
quan và luôn hướng tới tương lai tốt đẹp. Ngay từ những câu ca dao, sự lạc
quan của người xưa được thể hiện rất đỗi mộc mạc, giản dị mà sâu sắc
Văn học, Âm nhạc và Mỹ thuật là những lĩnh vực có thể mang đến cho
chúng ta sự phản chiếu ngay lập tức nội dung mà tác giả muốn truyền tải và
thông qua đó sẽ diễn ra sự thay đổi cảm xúc, tinh thần của người cảm thụ. Ở
lĩnh vực âm nhạc, đây có thể coi là món ăn tinh thần của con người từ xưa tới
nay, có khả năng vực dậy tâm hồn người nghe. Từ những năm tháng kháng
chiến gian khổ cho tới khi đất nước hòa bình thống nhất, cuộc sống hậu chiến
khó khăn, thiếu thốn thì sự ra đời của các ca khúc ngợi ca đất nước, con người


15 
 

trong đời sống, trong chiến đấu hay lao động sản xuất và động viên, khích lệ
tinh thần của quần chúng nhân dân theo hướng tích cực. Khi nói tới tinh thần
lạc quan trong văn thơ, không thể không kể tới tác phẩm nổi tiếng Nhật ký
trong tù được Lãnh tụ Hồ Chí Minh viết trong thời gian bị giam giữ tại nhà tù
ở Trung Quốc. Dù trong cảnh lao tù, Người vẫn giữ cho mình tinh thần lạc
quan, niềm tin vào cuộc sống, luôn hướng tới tương lai tươi sáng trước những
gian khổ, khó khăn của thực tại.
Trong nền Mỹ thuật dân gian Việt Nam, Tranh Làng Hồ – một trong số
những dòng tranh dân gian ở Việt Nam với thể loại tranh sinh hoạt đã thể hiện
những nguyện vọng, tình yêu cuộc sống, ước mơ của người dân lao động
bằng những đường nét khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ. Làng Việt ngày xưa với
mái tranh vách đất thì thú treo tranh dân gian vào ngày Tết cũng là cách con

người mang đến tiếng cười, sự sảng khoái, gửi gắm mong ước, niềm lạc quan,
tự tin để sống một năm mới đầy hi vọng. Đó dường như là một nét đặc sắc
của Tâm hồn Việt, Mỹ cảm Việt mà chúng ta vẫn luôn gìn giữ được. Đồng
thời cũng chứng tỏ rằng người nghệ sĩ xưa cũng đã mang một tinh thần lạc
quan trong tư tưởng, quan niệm của mình. Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại giai
đoạn sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954 phát triển cùng hai đề tài
chính được các họa sĩ thời bấy giờ lựa chọn làm sáng tác chủ đạo là chiến
tranh cách mạng và lao động sản xuất. Các tác phẩm được thể hiện bằng
nhiều thể loại, chất liệu, đặc điểm tạo hình khác nhau nhưng hầu hết đều nói
lên tinh thần lạc quan cách mạng, giúp cổ vũ tinh thần con người trong đời
sống xã hội.
Khái niệm “Hội họa”
Hội họa theo Từ điển Tiếng Việt năm 1994 của Nxb Khoa học Xã hội là
“Nghệ thuật tạo hình để truyền đạt tình cảm, tư tưởng bằng cách dùng đường
nét màu sắc mà tạo nên hình người, cảnh vật.” [36; tr.403].


16 
 

Trong Từ điển Thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Hội họa được định nghĩa
là “Nghệ thuật vẽ dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạt cảm xúc
của người vẽ trước vẻ đẹp của con người, thiên nhiên, xã hội. Hội họa là một
ngành của nghệ thuật tạo hình… Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, Hội họa cũng phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú.
Những khuynh hướng trừu tượng, hình thức mới với các chất liệu mới không
nhất thiết phải theo quy luật cổ điển thông thường nữa mà phát triển tự do bởi
các thế hệ họa sĩ trẻ sống ở thời đại mới, táo bạo, nhiệt tình, say mê tìm tòi
sáng tạo. Điều này thể hiện rất rõ trong hội họa Việt Nam khoảng vài thập kỉ
nay, nhất là từ ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng.” [18; tr.83].

Thông qua những quan niệm về hội họa của hai cuốn Từ điển nói trên,
ta có thể hình thành những định nghĩa tổng quan về hội họa: Hội họa là một
môn nghệ thuật lâu đời, được hình thành song song với sự tồn tại của đời sống
con người. Hội họa được xem là một bộ môn của nghệ thuật tạo hình được
sáng tác dựa trên quy luật dùng bố cục, màu sắc, đường nét, mảng khối, hình
thể nhân vật, ánh sáng, không gian, v.v… với đề tài cụ thể để khắc họa suy
nghĩ, ý tưởng cũng như cảm xúc của tác giả trước vạn vật của thế giới. Các
tác phẩm hội họa được thể hiện trên các chất liệu chính như Sơn dầu, Lụa,
Sơn mài, v.v… và từ đó truyền tải những chủ đề đa dạng, độc đáo với những
phương thức biểu đạt mang đậm dấu ấn của người nghệ sĩ. Đặc trưng của hội
họa là không gian phẳng và không gian đó bị giới hạn bởi chiều dọc, chiều
ngang. Bởi vậy mà hội họa cũng chính là sự giải phóng không gian bị giới
hạn đó bằng những sáng tạo của người nghệ sĩ.
Xác định khái niệm “Tinh thần lạc quan trong hội họa”
Tinh thần lạc quan trong hội họa được xây dựng, thể hiện bằng cách sử
dụng ngôn ngữ tạo hình như bố cục, màu sắc, hình thể nhân vật, không gian,
ánh sáng, v.v… cùng chất liệu đặc thù là Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, v.v… Qua


17 
 

đó, người họa sĩ sử dụng để truyền tải nội dung và giá trị nhân sinh chứa đựng
ở từng tác phẩm. Giá trị ấy, nội dung ấy được tiếp nhận thông qua thị giác, tác
động đến suy nghĩ và cảm nhận của công chúng khán giả, có thể đưa đến cho
họ những cảm quan tích cực, hướng tới những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Song hành cùng lịch sử phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam nói riêng,
có thể thấy rằng hội họa không chỉ có sự chuyển mình về thể loại, phong
cách, trường phái mà còn có những thay đổi đầy mới mẻ trong đời sống tinh
thần. Nội dung, đề tài cũng như cách thể hiện của không ít các tác phẩm hội

họa đã mang lại cho người xem những cảm xúc tươi vui, lạc quan và thêm
yêu cuộc sống hơn.
1.2. Khái niệm “Đề tài lao động sản xuất”
Khái niệm “Đề tài”
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nxb Từ điển Bách khoa in năm 2012, đề
tài được định nghĩa là “Phạm vi vấn đề mà nghệ sĩ hoặc nhà khoa học nhằm
nghiên cứu, giải quyết hay thể hiện.” [27; tr.289]. Theo Từ điển Tiếng Việt
được in năm 1988, đề tài là “Đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật” [25; tr.330]
Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông giải thích đề tài là “Những lí do,
những vấn đề được gợi ý hoặc được nghĩ ra bỏi một người hay một nhóm
người để tập trung xoay quanh vào đó nghiên cứu, thể hiện, diễn đạt bằng một
hình thức riêng với những đối tượng cô đọng, điển hình. Ví dụ: đề tài lực
lượng vũ trang, đề tài về chiến tranh, đề tài về thiếu nhi, đề tài về xây dựng,
v.v… Nghệ thuật tạo hình thế giới qua các thời kì đều thể hiện những đề tài
nổi bật, phổ biến. Ví dụ, trong thời kì lãng mạn, đề tài là thiên nhiên, con
người và tình yêu; thời kì hiện thực, đề tài là thiên nhiên, quê hương, con
người trong lao động, trong chiến đấu, trong sinh hoạt bình thường với những
tình cảm đa dạng phong phú, v.v… Kể từ khi hình thành chủ nghĩa Ấn tượng,


18 
 

với sự ra đời của những trường phái mới, nhất là với những trường phái mang
tính hình thức, trừu tượng thì đề tài không quan trọng và không có tính chất
quyết định nữa mà tên tranh chỉ gợi một sự chú ý, liên tưởng xa xôi, thậm chí
có khi tùy tiện. Có những bức tranh tùy hứng, vẽ theo sự thích thú ngẫu nhiên
của tác giả, không định thể hiện một ý đồ, một chủ đề nào cả, được đặt tên là
vô đề, tức là tranh không có đề tài. Nói chung, đề tài dành cho nghệ sĩ rất rộng

rãi, phong phú. Những người đã nung nấu nhiều về một đề tài thường có
nhiều cảm xúc, nhiều tư liệu nghiên cứu, tìm tòi, hư cấu sâu về đề tài đó. Nhờ
đó, họ sẽ tạo ra được những tác phẩm có chất lượng. Đề tài rộng hơn chủ đề.
Chủ đề được diễn đạt bằng hình tượng cụ thể hơn. Ví dụ: đề tài là phụ nữ, còn
chủ đề có thể là phụ nữ đi cấy, phụ nữ làm văn nghệ, phụ nữ tập quân sự,
v.v…” [18; tr.62-63].
Tóm lại, đề tài là một khái niệm dùng để đề cập đến phạm vi các sự
kiện, hoạt động hay nhân vật đã tạo nền tảng cơ sở cho đời sống của các tác
phẩm nghệ thuật nói chung và các tác phẩm hội họa nói riêng thông qua
những phương thức biểu đạt cùng hình thức thể hiện cụ thể. Nhận định về vai
trò của Đề tài, có thể nói Đề tài là giá trị cốt lõi của sáng tác nghệ thuật.
Khái niệm “Lao động sản xuất”
Lao động theo Từ điển Tiếng Việt của Nxb Khoa học Xã hội in năm
1994 được hiểu là “1. Hoạt động, việc làm bằng chân tay và trí óc để chống
lại thiên nhiên, lợi dụng và cải biến thiên nhiên, đặng mưu sự sống và tiến bộ.
2. Người làm công việc sản xuất thức ăn vật dùng; người làm công việc trí óc
(nghiên cứu, phát minh, sáng tác, dạy học…).” [36; tr.466]. Ngoài ra, theo Từ
điển Tiếng Việt xuất bản năm 2004 của Nxb Đà Nẵng, lao động được giải
thích là: “Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.” [26; tr.545]


19 
 

Từ những định nghĩa nêu trên, lao động được hiểu là sự vận động, hoạt
động có mục đích hay sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực có tác động ý
thức của con người thông qua chân tay và trí óc để tạo ra vật chất, tinh thần
phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.
Theo Từ điển Tiếng Việt in năm 1994 của Nxb Khoa học Xã hội, sản

xuất là “Dùng công cụ lao động chế biến sản vật tự nhiên thành ra thức ăn, vật
dùng.” [36; tr.682]. Bên cạnh đó, khi ở dạng động từ, Từ điển Tiếng Việt của
Nxb Từ điển Bách khoa in năm 2012 giải thích sản xuất là “Tạo ra của cải vật
chất nói chung: sản xuất lương thực, sản xuất vật phẩm tiêu dùng.”, về mặt
danh từ, sản xuất là “Hoạt động sản xuất, tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng
cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động: sản xuất nông
nghiệp, sản xuất công nghiệp.” [27; tr.1083].
Từ định nghĩa của hai cuốn Từ điển nói trên, sản xuất được hiểu chung
là việc sử dụng các nguồn lực từ tư liệu sản xuất như lực lượng lao động,
nguyên liệu, công cụ lao động, máy móc, vốn nhà nước, tài nguyên thiên
nhiên, v.v… từ đó tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm có giá
trị kinh tế. Sản xuất là một trong những ngành nghề trụ cột của nền kinh tế
quốc gia.
Như vậy, khái niệm “Lao động sản xuất” được hiểu là những hoạt động,
tác động của sức lao động – sức người vào việc sử dụng tư liệu sản xuất gồm
đối tượng lao động và tư liệu lao động nhằm tạo ra sản phẩm, của cải mang
giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho đời sống xã hội.
Trong lịch sử, vào thời kỳ Đồ đá mới, nhiều di tích được tìm thấy tại các
vùng Tiên Á, Trung Á, Châu Âu và Ấn Độ cho thấy đời sống vật chất và tinh
thần của con người đã phát triển hơn so với giai đoạn trước đó là đồ đá cũ và
đồ đá giữa. Từ săn bắn hái lượm, con người đã biết chuyển sang những hoạt


20 
 

động sản xuất có tính chất kinh tế, làm tăng sản phẩm của thiên nhiên đem lại
như trồng trọt – chăn nuôi.
Xác định khái niệm “Đề tài lao động sản xuất”
Đề tài lao động sản xuất là những đối tượng, vấn đề được nghệ sĩ, nhóm

nghệ sĩ hay nhà khoa học nghiên cứu, phản ánh về hoạt động sản xuất mà
trong đó, con người dùng sức lao động cùng tư liệu sản xuất để tạo ra sản
phẩm có giá trị vật chất, tinh thần của các ngành kinh tế như nông nghiệp,
công nghiệp, ngư nghiêp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, v.v… Ở góc độ văn
hóa – nghệ thuật nói chung, đề tài lao động sản xuất không phải quá xa lạ đối
với các văn nghệ sĩ và được xuất hiện trong một số lĩnh vực khác nhau như
Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật.
Với Âm nhạc và Văn học, đề tài lao động sản xuất được thể hiện, diễn
đạt bằng ngôn từ để phản ánh nội dung chủ đạo là những vấn đề liên quan tới
các ngành kinh tế như xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, v.v… với con người
làm chủ thể.
Một tác phẩm Mỹ thuật nói chung và hội họa nói riêng mang đề tài lao
động sản xuất với nhân vật điển hình thường là người nông dân hoặc người
công nhân. Trong tranh, họ được khắc họa khi đang trong tư thế lao động như
gặt lúa, cày cấy, hay làm việc trong các phân xưởng, xí nghiệp, nhà máy để
tạo ra sản phầm, của cải vật chất, v.v… Mỗi họa sĩ sẽ chọn cho mình một
phương thức biểu đạt riêng cùng với đó là việc lựa chọn những hình tượng
nghệ thuật điển hình để biểu đạt, thể hiện lên tác phẩm của mình.
Xinva Velaxkie là một nhà hiện thực triệt để – một nhân vật trung tâm
của trường phái Nghệ thuật Hội họa Tây Ban Nha thế kỷ 17, bức Những
người phụ nữ kéo sợi (1657) được ông sáng tác thể hiện cảnh lao động của
những nữ công nhân. Đây có thể coi là một trong số tác phẩm đầu tiên đề cập
tới đề tài lao động sản xuất trong lịch sử hội họa Tây Âu. Trong nền Nghệ


21 
 

thuật tạo hình Pháp thế kỷ 19, đề tài này cũng được các họa sĩ đề cập tới, nổi
bật trong số đó là tác phẩm Những người thợ đập đá (1849) của Danh họa

Gustave Courbet.
Ở Việt Nam, vào thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, hình người giã gạo – tư
thế lao động đã được người nghệ nhân sử dụng trong hình trang trí trên trống
đồng Ngọc Lũ bằng những nét khắc đơn giản mà đúng hiện thực. Với Mỹ
thuật Việt Nam Hiện đại, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc năm
1954, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng việc
phát triển kinh tế – chính trị – xã hội. Mỹ thuật cũng nằm trong dòng chảy
cùng tiến trình của đất nước với các tác phẩm mang đề tài chủ đạo là lao động
sản xuất. Con người xuất hiện trong tranh là những người nông dân mới, công
nhân mới – nhân vật điển hình cho tầng lớp lao động. Hình ảnh của họ xuất
hiện có thể đang trong tư thế tát nước, gặt lúa, đập lúa, khi cấy cày, v.v… hay
đang làm việc tại các phân xưởng, nhà máy, công trường, xí nghiệp cùng các
công cụ lao động đặc thù của ngành công nghiệp, v.v…
1.3. Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985
Hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985 có thể chia thành hai giai đoạn
nhỏ là: giai đoạn 1954 – 1975 khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, Đất nước
bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc và giai đoạn 1975 – 1985 là khi Đất nước
hoàn toàn thống nhất cho tới trước thời kỳ đầu Đổi mới.
Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc năm 1954, lúc này đất nước bị
chia cắt làm hai miền cả về địa lý lẫn chính trị khi miền Bắc được giải phóng,
bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ nông thôn cho tới thành
phố và miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
Miền Bắc vào những năm đầu hòa bình, khuynh hướng Hiện thực xã hội
chủ nghĩa dần được hình thành trong nền Hội họa nói riêng và Mỹ thuật nói


22 
 


chung thông qua những hoạt động giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và các
nước trong phe Xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đường lối lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước lúc này cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, làm kim chỉ nam,
định hướng cho các hoạt động sáng tác mỹ thuật với lời khẳng định của Hồ
Chủ Tịch: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy… Nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng
ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị.” [1; tr.98]. Xuất phát từ những
yếu tố trên, hội họa miền Bắc thời kỳ này chú trọng đề cập tới những vấn đề
mới, phản ánh chân thực cuộc sống qua cái nhìn tích cực, lạc quan cách mạng
của người họa sĩ với trọng tâm là con người trong lao động sản xuất, chiến
tranh cách mạng, thể loại và chất liệu tạo hình cũng được phát triển rộng mở
hơn.
Bên cạnh đó, sự kết hợp với đường lối giảng dạy của trường Mỹ thuật ở
chiến khu Việt Bắc những năm kháng chiến chống Pháp: “Dân tộc, Khoa học,
Đại chúng. Lấy Công – Nông – Binh làm đối tượng chính” càng làm cho các
họa sĩ đề cao hơn ý thức trách nhiệm của mình trước thời cuộc. Với tinh thần
lạc quan cách mạng, người Nghệ sĩ – Chiến sĩ tự nguyện đứng trong mặt trận
Văn hóa – Văn nghệ, vượt qua khó khăn gian khổ để thực hiện một nền Nghệ
thuật vị Nhân sinh, gắn với hơi thở của thời đại. Cùng thế hệ họa sĩ đi trước,
lớp học sinh được giảng dạy với đường lối đó đã trở thành lực lượng nòng cốt
cho nền Mỹ thuật Việt Nam phát triển.
Đề tài và hình tượng có sự mở rộng trong giai đoạn này. Ngoài đề tài
chiến tranh cách mạng vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng chủ đạo thì lao động
sản xuất cũng được các họa sĩ quan tâm với hình tượng chính là những con
người lao động. Một số hình tượng khác cũng được khai thác thành công như
người chiến sĩ vũ trang, chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc biệt là hình tượng người
phụ nữ được giải phóng, bình đẳng.


23 

 

Vào giai đoạn này, các chất liệu tạo hình của hội họa như Sơn dầu, Sơn
mài, Lụa đã được phát triển hoàn chỉnh hơn so với giai đoạn trước, trong đó
Sơn mài và Lụa đã có sự tìm tòi thêm về kĩ thuật cũng như ngôn ngữ biểu đạt.
Miền Bắc tuy kinh tế vẫn còn khó khăn, họa phẩm thiếu thốn nhiều song vẫn
có những tác phẩm hội họa được sáng tác có giá trị cao cả về hình thức lẫn
nội dung.
Năm 1954, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ năm được tổ chức là
cuộc tổng kết phong trào Hội họa trong suốt chín năm kháng chiến. Các tác
phẩm được treo tại triển lãm chủ yếu vẽ về người nông dân miền Trung du
Bắc Bộ, anh bộ đội và dân công trên chiến trường, quang cảnh sinh hoạt của
đồng bào miền núi, v.v… Cuộc Triển lãm năm 1955 ghi nhận những tìm tòi
mới của hội họa trong những ngày hòa bình đầu tiên ở miền Bắc. Các tác
phẩm đã thể hiện những tình cảm mới, những con người mới đang vươn lên,
vượt qua những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến, hàn gắn vết thương
chiến tranh, phấn khởi, lạc quan trong lao động sản xuất để xây dựng một đời
sống hạnh phúc, một tương lai tươi sáng hơn. Bên cạnh đó là những sáng tác
về lãnh tụ, bộ đội hành quân, chiến đấu với một tâm thế tích cực. Nếu cuộc
Triển lãm năm 1955 là một bước tiến mới so với cuộc Triển lãm năm 1954 thì
cuộc Triển lãm năm 1958 có thể coi là bước chuyển mình mạnh mẽ của họa sĩ
Việt Nam từ nội dung tới ngôn ngữ thể hiện tác phẩm. Cùng với đó, nhiều
Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam diễn ra ở nước ngoài được đánh giá cao như tại
Matxcova, Đức, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, cùng một số ít những
Triển lãm nhóm, cá nhân trong nước cũng được tổ chức. Thông qua một số
những hoạt động trển lãm trên đã cho thấy sự thành công ban đầu của nền hội
họa Việt Nam Hiện đại.
Mỹ thuật miền Nam cũng phát triển song song với nền Mỹ thuật miền
Bắc. Tuy nhiên do hoàn cảnh chính trị, Mỹ thuật miền Nam theo đó cũng chia
thành hai đường hướng chính đó là Mỹ thuật Đô thị miền Nam và Mỹ thuật



×