Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam hiện đại pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.52 KB, 19 trang )





Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa
Việt Nam hiện đại


Trong lịch sử hội họa thế giới, tranh vẽ về đề tài lịch sử còn được gọi là tranh lịch
sử, từng xếp ở vị trí cao nhất trong các thể loại. Song, kể từ thế kỷ thứ XIX thể loại
tranh này ngày càng xuất hiện ít hơn và thậm chí trong “ngôi đền” của nghệ thuật
hiện đại tranh lịch sử đã bị loại trừ. Paul Barlow khi nghiên cứu về Cái chết của
tranh lịch sử ở thế kỷ XIX
1
đã nhận định rằng, nghệ thuật hiện đại được xây dựng
trên sự từ chối tranh lịch sử. Ở Việt Nam, có những giai đoạn đề tài lịch sử thu hút
một số nghệ sĩ sáng tác và đạt được những thành công nhất định về việc phản ánh
và ghi lại những dấu ấn của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, kể từ năm 1986, trong bối
cảnh sáng tác của các nghệ sĩ trẻ hướng đến những hình thức nghệ thuật mới như
Video Art, Installation Art, Performance Art, Sound Art, Multimedia Art và đề tài
chủ yếu tập trung đến các vấn đề xã hội đương đại đã dẫn đến sự suy giảm những
sáng tác hội họa về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, xét ở góc độ nội dung tư tưởng, có thể
khẳng định rằng, “Lịch sử” vẫn luôn là một đề tài lớn và quan trọng trong sáng tác
nghệ thuật ở mọi thời đại. Với ý nghĩa đó, bài viết này trình bày ba vấn đề, đó là:
sáng tác hội họa về đề tài lịch sử và những khái niệm liên quan, lịch sử với hội họa
Việt Nam hiện đại, vai trò của nghệ sĩ trong việc biểu hiện giá trị nhân văn về lịch
sử.
Sáng tác hội họa về đề tài lịch sử và những khái niệm liên quan
Sáng tác hội họa về đề tài lịch sử được xác định bởi đề tài chứ không phải phong
cách hay chất liệu tạo hình. Về mặt thuật ngữ, trong tiếng Anh, thuật ngữ “History
painting” được ghép lại bởi hai từ là “History” và “Painting”, có nghĩa tranh lịch


sử. Xét về nguồn gốc, “History” (Lịch sử) trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ
“iστορία” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Yêu cầu thông tin”, “kiến thức thu được
qua điều tra”, là thuật ngữ chung liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như
sự phát hiện, thu thập, tổ chức và trình bày thông tin về các sự kiện. Khái niệm
“Lịch sử” hàm nghĩa chỉ những biến cố, sự kiện đã qua của nhân loại cố định trong
không gian và thời gian, là những sự kiện tuyệt đối và khách quan. Do đấy, có
người cho rằng, tranh lịch sử là thể loại tranh ghi chép lại lịch sử, thể hiện trung
thực về nhân vật, sự kiện, cảnh tượng của lịch sử. Tuy nhiên, hội họa lại không
phải là sử học mà có những yêu cầu riêng liên quan chặt chẽ đến hiệu quả thị giác
như bóng tối và ánh sáng, xa và gần, khoảng cách và ngưng nghỉ, chất và màu…
Sự trung thực với các sự kiện, chi tiết lịch sử có thể sẽ làm người họa sĩ phải hy
sinh những yếu tố tạo hình, và như vậy có thể tranh sẽ trung thực với lịch sử nhưng
lại thiếu mất đi một trong những điều cốt yếu của sáng tác nghệ thuật là sự hư cấu,
sáng tạo, và cảm xúc thẩm mỹ. Do đấy, nhà phê bình nghệ thuật Pháp Andrre
Felibien có lý khi viết: “Nếu tôi muốn biết lịch sử, không phải tôi sẽ tham khảo
một họa sĩ, anh ta chỉ là một sử gia tình cờ; nhưng tôi phải đọc sách sử đề cập vấn
đề có chủ định, mà nhiệm vụ chủ yếu không chỉ là kể lại sự kiện mà còn kể lại một
cách trung thực.”
2
Nói cho đúng, chép sử không phải là mục đích chính của hội
họa. Song, thực tế nghiên cứu và sáng tác cho thấy, nhiều khi để chỉ tác phẩm hội
họa về đề tài lịch sử người ta vẫn dùng thuật ngữ “Tranh lịch sử”
3
và một số trường
hợp tác phẩm hội họa được xem như một cứ liệu để tham chiếu, tra cứu về trang
phục, nhân vật, sự kiện trong lịch sử qua những nghiên cứu tìm tòi của nghệ sĩ về
nhân vật, cảnh tượng và sự kiện lịch sử. Ngoài ra, liên quan đến lịch sử cũng cần
kể đến những sáng tác hội họa không thuộc đề tài lịch sử mà là những tác phẩm hội
họa hiện thực vẽ về con người và xã hội đương thời song do sự phản ánh chân thực
mà có yếu tố “sử” và được như tư liệu sử bằng hình ảnh.

Thời Phục Hưng. Leon Battista Alberti xếp tranh lịch sử chiếm vị trí danh giá nhất.
Theo ông, công việc thực hiện một bức tranh lịch sử rất khó khăn bởi nó đòi hỏi
người vẽ phải nghiên cứu, có kiến thức sâu rộng về đề tài và những kỹ năng nghề
nghiệp để xây dựng bố cục, nhân vật, kết cấu, sự kiện… Thế kỷ XVII, Andre
Felibien hệ thống sắp xếp thứ hạng các thể loại tranh theo đề tài như sau: thứ nhất,
tranh lịch sử; thứ hai, tranh chân dung; thứ ba, tranh sinh hoạt; thứ tư, tranh phong
cảnh và thứ năm là tranh tĩnh vật. Trong đó, tranh lịch sử ở vị trí đầu tiên. Trong
nhiều thế kỷ, sáng tác hội họa về đề tài lịch sử từng là thể loại uy tín, đầy tham
vọng nghệ thuật, chiếm vị trí trang trọng trong các salon và học viện nghệ thuật
của châu Âu. Thậm chí, Viện Hàn lâm Pháp còn đưa ra những qui định nghiêm
ngặt đối với thể loại tranh vẽ đề tài lịch sử đến mức người họa sĩ dường như không
còn chút tự do sáng tạo nào. Sự suy giảm của tranh lịch sử vào thế kỷ XIX và thế
kỷ XX đã đặt ra ý tưởng về sự kết thúc của thể loại tranh này. Những học giả như
Jeff Wall, Robert Smithson, Gerhard Richter, Louise Bourgeois trong công trình
History Painting Reassessed
4
(Đánh giá lại tranh lịch sử) đã xem xét những khía
cạnh khác nhau của nghệ thuật hiện đại và đương đại, đặt câu hỏi về ý thức lịch sử
trong những mối quan tâm sáng tác về chủ đề chính trị, giới tính, chủ nghĩa thực
dân và sinh thái…
Lịch sử với hội họa Việt Nam hiện đại
Sáng tác hội họa Việt Nam về đề tài lịch sử
Nếu như ở phương Tây có những họa sĩ chuyên vẽ về đề tài lịch sử thì ở Việt Nam
một họa sĩ lại cùng lúc vẽ nhiều thể loại như chân dung, phong cảnh, sinh hoạt hay
tĩnh vật và thử sức ở các chất liệu khác nhau. Do tính chất không chuyên như vậy,
nên có thể thấy tranh vẽ về đề tài lịch sử không phải là thể loại chủ đạo của hội họa
Việt Nam hiện đại và chỉ những họa sĩ có kỹ thuật chuyên môn tốt, đầu tư vào việc
tìm hiểu nghiên cứu sự kiện hay nhân vật lịch sử thì mới giải quyết tốt đề tài và có
giá trị về mặt nghệ thuật tạo hình. Trong phần này, bài viết tập trung phân tích một
số tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam về đề tài lịch sử như Phạm Ngũ Lão (1923)

của Thang Trần Phềnh, Xô Viết Nghệ Tính (1957) của Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn
Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, Kết
nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956) của Nguyễn Sáng để thấy được những nhân tố
quan trọng trong sáng tác tranh về đề tài lịch sử Việt Nam.
Một trong những tác phẩm hội họa về đề tài lịch sử của hội họa Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX là bức tranh sơn dầu Phạm Ngũ Lão (1923) của Thang Trần
Phềnh là. Dựa vào tích truyện về Phạm Ngũ Lão, tướng nhà Trần của Phạm Đình
Hổ trong Vũ trung tùy bút về việc Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo đại ý như
sau: Hưng Đại Vương cùng tùy tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão
ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn
ngồi thản nhiên như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy
máu mà ông vẫn không nhúc nhích, thấy vậy Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm
Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết
gặp người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư. Từ đó
Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo. Tranh của Thang Trần
Phềnh diễn tả lại câu chuyện nói trên khá sát với các chi tiết nên người xem nếu
thuộc tích truyện thì sẽ nhận ngay ra nhân vật và sự kiện trong tranh. Nhìn chung,
tranh vẽ theo lối hiện thực, tường thuật. Trên một nền phong cảnh thôn quê với
đồng ruộng, cây cỏ được mô tả chi tiết khá công phu, Thang Trần Phềnh thể hiện
đoàn tùy tùng hộ tống Hưng Đại Vương kéo dài từ cận cảnh tranh nơi nhân vật
Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt giữa đường cho đến tận tít khóm cây phía xa nơi
cuối con đường. Trọng tâm tranh là sự kiện chính của tích truyện: ba người lính
cầm giáo dẹp lối đi vây quanh và thậm chí một người đang dùng giáo đâm hẳn vào
đùi Phạm Ngũ Lão. Song, đối lập với sự nhộn nhịp của đoàn người và sự hăng hái
dẹp đường của những người lính là dáng ngồi bình thản của Phạm Ngũ trong tư thế
ngồi chống tay như đang nghĩ ngợi, suy tư, không màng đến xung quanh đúng như
những gì đã được mô tả trong sử liệu về nhân vật lịch sử này. Các chi tiết của tích
truyện đều được họa sĩ thuật lại trên tranh, từ việc Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt giữa
đường, đoàn tùy tùng hộ tống Hưng Đạo Vương, đến việc một người lính dẹp
đường dùng giáo đâm vào đùi Phạm Ngũ Lão. Ở đây, có thể thấy rằng, họa sĩ

dường như nỗ lực vẽ lại câu chuyện, hay nói cách khác là kể lại sự kiện bằng ngôn
ngữ của hội họa.

Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ,
Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ. Xô Viết Nghệ Tĩnh. 1957. Sơn mài. 160cm x
320cm

Khác với cách vẽ theo lối diễn tả của tác phẩm nói trên, tranh sơn mài Xô Viết
Nghệ Tĩnh (1957) của Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận,
Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ đã thể hiện tinh thần của phong
trào đấu tranh chống đế quốc Pháp tại Việt Nam của lực lượng công nhân và nông
dân trong giai đoạn 1930 - 1931. Về mặt lịch sử, từ tháng 9 năm 1930, các cuộc
biểu tình vũ trang tự vệ kết hợp với các yêu sách chính trị của nông dân liên tiếp nổ
ra tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên Chính quyền
Xô Viết được hình thành hàng loạt tại nhiều xã, một mặt thi hành các chính sách
mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc
của địa chủ và ra yêu sách với các chủ xưởng, chủ tàu trong vùng. Dựa trên những
dữ kiện lịch sử quan trọng, bức tranh sơn mài của tập thể các tác giả thể hiện được
tinh thần, khí thế sục sôi của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tranh có khuôn khổ
khá lớn 160cm x 320cm, bao gồm bốn tấm ghép lại. Sử dụng ngay lợi thế về hiệu
quả vàng, son của sơn mài, các tác giả tập trung ánh sáng vàng rực rỡ bao quanh
nhân vật đứng hiên nganh trên bức tường, tay cầm vũ khí tự vệ chỉ về phía trước.
Hình ảnh những người nông dân, công nhân với những vũ khí thô sơ như gậy gộc,
búa, cuốc, xẻng trong hướng tiến lên choán phần lớn bề mặt tranh trong khi đó
đoàn lính cầm súng ở phía đối lập chiếm một diện tích rất nhỏ. Như vậy, chỉ bằng
các yếu tố tạo hình của hội họa là hình, màu sắc và bố cục các nghệ sĩ đã biểu hiện
được tinh thần và sự kiện của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người xem tranh
như cảm thấy được sự sôi động, tiếng trống thúc giục rộn rã, sự quyết tâm đoàn kết
của những người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của lực lượng quần

chúng nông dân và công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, tạo được tiếng vang cả trong và ngoài nước. Với ý nghĩa trọng đại và lớn lao
như vậy, sự kiện Xô Viết - Nghệ Tĩnh, đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong
những năm 1930, 1931, đã trở thành nguồn cảm hứng, chất xúc tác không chỉ trong
lĩnh vực sáng tác mỹ thuật mà còn với các loại hình nghệ thuật khác như thơ, âm
nhạc, múa… như ca khúc Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, Tiếng hò trên
đất Nghệ An của Tân Huyền hay vở kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh năm 1930, một
trong ba vở kịch múa đầu tiên và kinh điển của Việt Nam được Đoàn Ca múa Tổng
cục Chính trị và Đoàn Văn công Quân đội Miền Nam dàn dựng thành công
5
.

Nguyễn Sáng. Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956). Sơn mài. 112 x 180 cm.
BT Mỹ thuật Việt Nam
Có lẽ, tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956) của Nguyễn Sáng là
một trong những tranh xuất sắc đạt cả về giá nghệ thuật và sự biểu đạt nội dung tư
tưởng. Tác phẩm là tiếng nói hào hùng, đậm chất sử thi và hùng tráng bằng ngôn
ngữ của hình khối, màu sắc, và đường nét về trận thắng quân sự lớn nhất trong
kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của quân và dân Việt Nam. Về mặt lịch sử,
bằng chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu
hàng vào tháng 5 năm 1954. Ý nghĩa lớn lao của chiến dịch thấm đến từng người,
“Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế hoạch Nava, đánh bại
âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện
mới cho kháng chiến.” Dựa trên những tư liệu, ký họa về sự kiện lịch sử trọng đại
và những trải nghiệm về cuộc kháng chiến của dân tộc, danh họa Nguyễn Sáng đã
xây dựng bức tranh sơn mài về thời khắc hào hùng của những người chiến sĩ Điên
Biên, lễ kết nạp Đảng trong chiến hào. Chất hùng tráng được gợi nên từ những
hình thể chắc khỏe, góc cạnh, cô đọng và súc tích đến từng chi tiết nhỏ nhất. Lòng
quả cảm, tinh thần quyết tâm, ý chí chiến đấu toát lên từ dáng đứng, khuôn mặt và

động tác của các nhân vật. Qua đó, nêu bật sự thiêng liêng của lễ kết nạp Đảng, sự
hy sinh quên mình của những người chiến sĩ cho lý tưởng và độc lập, tự do của dân
tộc.

Có thể thấy rằng, việc tích lũy về vốn sống, ghi chép ký họa về các nhân vật, sự
kiện, và những nghiên cứu công phu về tạo hình và chất liệu là nền tảng cho sự ra
đời những tác phẩm hội họa hoành tráng về một giai đoạn lịch sử của dân tộc như
Xô Viết Nghệ Tĩnh (1957) của Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn
Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, hay tranh sơn mài Kết
nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956) của Nguyễn Sáng… Sở dĩ, Kết nạp Đảng ở
Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng đánh dấu mốc trong hội họa hiện đại Việt Nam
về thể loại này là do tác phẩm không phải là sự kể tả, ghi chép các chi tiết hay sự
kiện lịch sử mà là sự nghiên cứu, sáng tạo của nghệ sĩ để bày tỏ một thái độ, đồng
thời dựng lên các nhân vật và sự kiện sống động, trung thực, nhân văn về lịch sử.

Sự phản ánh lịch sử trong hội họa hiện đại Việt Nam
Ngoài những sáng tác về đề tài lịch sử như đã trình bày ở trên, cũng cần kể đến
những sáng tác hội họa không thuộc về đề tài lịch sử song lại có yếu tố “sử” do
phản ánh chân thực nhân vật và sự kiện của một giai đoạn. Nếu thời kỳ Mỹ thuật
Đông Dương, sáng tác hội họa chủ yếu tập trung miêu tả con người, phong cảnh,
sinh hoạt và người nghệ sĩ khi ấy đang say sưa với cái “Đẹp”, khoa học về nghệ
thuật tạo hình, khám phá chất liệu và kỹ thuật xử lý các chất liệu tạo hình thì bước
sang giai đoạn 1945-1954 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người nghệ sĩ đã ý thức
về tinh thần độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện
một số sáng tác hội họa về những nhân vật, cảnh tượng, sự kiện quan trọng trong
giai đoạn này. Nhờ đó, tạo nên giá trị nhất định để giai đoạn sau có thể tham chiếu
về mặt hình ảnh về con người, sự kiện…, hay nói cách khác là những tác phẩm hội
họa này có yếu tố “sử”, trở thành tư liệu sử bằng hình ảnh do sự phản ánh chân
thực về con người, sự kiện của một giai đoạn trong lịch sử dân tộc. Chẳng hạn,
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất với những tác phẩm thể hiện chân thực

về con người, cuộc sống Việt Nam đang trong khí thế đấu tranh chống thực dân và
ủng hộ cách mạng tuy không phải là sáng tác hội họa về đề tài lịch sử, song trải
qua thời gian hiện thực khách quan về cuộc cách mạng của dân tộc qua sáng tác
chân thực của nghệ sĩ đã trở thành những tư liệu quý có giá trị lịch sử về một giai
đoạn của lịch sử dân tộc. Những tác phẩm hội họa vẽ về những chiến sĩ tự vệ Hà
Nội đội mũ canô vai mang súng, những phố phường đỏ rực cờ Việt Nam, hay
những lớp bình dân học vụ… không phải là tranh về đề tài lịch sử, song ngày nay
chúng ta có thể tìm hiểu về đặc điểm trang phục một số nhân vật hoặc sự kiện qua
những tác phẩm này như một nguồn tham khảo về hình ảnh thực tế trong một giai
đoạn lịch sử nhất định. Như trường hợp bức bột màu Bộ đội Nam tiến của Nguyễn
Đỗ Cung vẽ năm 1947, cung cấp cho chúng ta những tư liệu hình ảnh về trang
phục như mũ ca lô, bao đạn… Hay như tác phẩm Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ
của Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1946 vẽ về Bác, vị lãnh tụ đương thời, thuộc thể
loại tranh nhân vật vào thời điểm ấy, nhưng ngày nay thì sự kiện Bác làm việc ở
Bắc bộ Phủ lại thuộc về lịch sử. Do đấy, cũng như trường hợp bức bột màu Bộ đội
Nam tiến vừa kể trên, do tính chất khách quan, chân thực mà tác phẩm trở thành tài
liệu sử quan trọng giúp chúng ta biết thêm, cũng như hiểu thêm về con người, công
việc và nhân cách của Bác. Trong tranh, Bác Hồ trong dáng vẻ và trang phục giản
dị, nghiêm trang, khoan thai mà đĩnh đạc. Để xây dựng được tác phẩm này, Tô
Ngọc Vân đã ký họa nghiên cứu dáng ngồi, tư thế Bác khi đang làm việc. Bức
tranh sơn dầu tôn trọng sự chân thực các chi tiết trong ghi chép ký họa về Bác
nhưng được đặc tả kỹ, sâu, và hoàn thiện. So sánh bản ký họa với tác phẩm sơn
dầu sẽ thấy các chi tiết đồ vật như cuốn sách đang mở, chiếc ghế, bàn làm việc, chi
tiết trang phục cho đến tư thế của Bác đang chăm chú tập trung làm việc sẽ thấy
hầu như không có sự khác biệt. Chính những chi tiết này đã làm cho tác phẩm
không chỉ có ý nghĩa giá trị về mặt nghệ thuật tạo hình mà còn cả về mặt lịch sử,
trở thành tư liệu quý về Bác Hồ, vị lãnh tụ của dân tộc. Nếu hiểu lịch sử là những
gì thuộc về quá khứ thì việc phản ánh lại nhân vật, sự kiện đương thời dường như
không thuộc lĩnh vực lịch sử. Thế nhưng, chính những tác phẩm này lại mang giá
trị sử liệu quý báu về nhân vật, sự kiện để các giai đoạn sau có thể tra cứu, tham

khảo.

Nguyễn Đỗ Cung. Bộ đội Nam tiến. (1947). Bột màu.

Tô Ngọc Vân. Đốt đuốc đi học. (1954). Thuốc nước.
Tương tự, các bức ký họa sinh động, chân thực về bộ đội, du kích, nông dân là
những tư liệu lịch sử quý bằng hình ảnh về giai đoạn kháng chiến chống thực dân
Pháp của dân tộc, chẳng hạn như: Hai chiến sĩ (1954) Đi học đêm (1954) của Tô
Ngọc Vân, Chiến sĩ Điện Biên (1964) của Mai văn Hiến, Du kích tập bắn (1947)
của Nguyễn Đỗ Cung, Nhà thờ bị ném bom (1954) của Huỳnh Văn Thuận….
Không chỉ các ký họa, mà nhiều tác phẩm hội họa trong giai đoạn này như Bộ đội
thổi sáo dưới nhà sàn, Tiểu đội pháo (sơn mài, 1949) của Nguyễn Tư Nghiêm, Tự
vệ Huế sơn dầu của Nguyễn Văn Bình. Bắc Ninh Bắc - Giang tiêu thổ kháng chiến
(1948), Đóng thuế nông nghiệp (1951) của Tạ Thúc Bình
6
… do đặc điểm sáng tác
nghệ thuật là hiện thực đồng thời gắn bó với thực tiễn lịch sử dân tộc nên có ý
nghĩa giá trị về lịch sử và yếu tố “sử”.
Vai trò của nghệ sĩ trong việc biểu hiện giá trị nhân văn về lịch sử
Nghệ thuật không làm việc chép sử như ghi chép, thống kê, tổng hợp các chi tiết và
tư liệu. Song, nghệ thuật với ưu thế của mình lại có thể góp phần làm hiện lên chân
lý, nhân cách của nhân vật và sự kiện lịch sử bằng ngôn ngữ đặc trưng của mỗi loại
hình nghệ thuật. Ở đây, cũng cần phải khẳng định rằng sự hư cấu hay sáng tạo
trong hội họa cần được dựa trên sự thật khách quan về nhân vật và sự kiện. Chẳng
hạn, tác phẩm Guernia của danh họa Picasso vẽ về vụ đánh bom của Đức và Ý đối
với Guernica, một ngôi làng ở miền Bắc Tây Ban Nha. Các hình ảnh trong tranh là
sự sáng tạo riêng của Picasso song lại diễn tả hết sức chân thực về bi kịch của
chiến tranh và sự đau khổ tột cùng của chiến tranh gây ra đối với những người dân
vô tội. Tác phẩm ví như một tượng đài bằng hội họa, và trở thành một trong những
biểu tượng chống chiến tranh mạnh mẽ, thuyết phục nhất.

Nếu như các nhà viết sử thường trình bày sự kiện theo trình tự thời gian, thì người
nghệ sĩ tạo hình có thể chỉ chọn và làm nổi bật lên một cách sống động, thẩm mỹ,
và nhân văn về một thời khắc, một khía cạnh của sự kiện, hay một vấn đề của lịch
sử. Nhưng muốn làm được điều này thì trước hết người nghệ sĩ phải am hiểu sâu
sắc về lịch sử. Vẽ một bức tranh đã khó, song vẽ được một tác phẩm mang tầm tư
tưởng nội dung sâu sắc về lịch sử lại càng khó hơn bởi những yêu cầu về nghiên
cứu nhân vật, sự kiện và các khía cạnh liên quan đến đề tài. Nếu chỉ đơn thuần là
minh họa sử thì sẽ làm giảm đi giá trị của hội họa, song hư cấu mà làm sai lệch đi
tinh thần lịch sử lại có tội với lịch sử. Nói cách khác, nghệ sĩ không thể nhân danh
nghệ thuật để đảo ngược sự thật lịch sử. Cái lớn lao và giá trị của những tranh vẽ
về đề tài lịch sử không ở việc thể hiện chi tiết tỉ mỉ mà ở cách nhìn của nghệ sĩ về
đề tài, sự kiện và nhân vật. Tác phẩm Sự thất thủ thành Breda của Velassquez miêu
tả sự cao thượng, lòng hào hiệp của người thắng trận, sự nguôi ngoai nhiệt huyết
sau cuộc chiến. Trong khi đó, những tranh khắc của Goya lại phô bày sự tàn bạo
của chiến tranh khi biểu hiện một loạt hình ảnh những xác người bị hành quyết,
những người dân vô tội Tây Ban Nha bất lực trước sự tàn bạo, ghê rợn của kẻ thù.
***
Sáng tác hội họa về đề tài lịch sử chưa phải là thế mạnh của hội họa Việt Nam.
Cho đến nay, chúng ta vẫn thiếu vắng những tác phẩm biểu hiện được lịch sử dựng
nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Ngay những tác phẩm sáng tác về cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc trong hai thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ phần lớn mới là sự phản ánh hiện thực về một giai đoạn, hồi ức về chiến tranh,
vẽ lại cảnh hành quân, cảnh chiến trường, trận địa… chứ chưa nhiều tác phẩm có
đề tài nội dung sâu sắc và thành công về biểu hiện chân lý và nhân cách lịch sử.
Suy cho cùng, vai trò của người họa sĩ trong sáng tác về đề tài lịch sử là phải sử
dụng ngôn ngữ của hội họa để biểu hiện cho được những cảm xúc buồn hay vui, sự
khinh ghét hay khâm phục, lòng căm thù hay tình yêu… qua đó làm sáng lên giá trị
nhân văn, đánh thức những xúc cảm thẩm mỹ của người thưởng ngoạn.



×