Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.75 KB, 21 trang )

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU THỦY
SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
1. Các khái niệm chung
1.1. Khái niệm thương mại
1..1.1. Khái niệm thương mại theo nghĩa rộng
Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương
mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm
mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Theo pháp lệnh trọng tài ngày 25 tháng 5 năm 2003, có 15 hành vi
thương mại đó là: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại
lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li
xăng; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển
hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường
bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật
1.1.2. Khái niệm thương mại theo nghĩa hẹp
Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là
lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.
Theo Luật Thương mại 1998 – 2005 thì các hành vi thương mại bao gồm:
mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua
bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại; đấu giá hàng hóa;
đấu thầu hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương
mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ triển lãm thương mại.
1.2. Khái niệm thương mại quốc tế
Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh hàng hóa )vượt ra khỏi
biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương (kinh doanh quốc tế hay
thương mại quốc tế).
Thương mại quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế xã hội, đồng thời phản
ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa những người sản xuất cá
biệt của các quốc gia khác nhau.
Xét trên tư cách là một quá trình kinh tế, thương mại quốc tế là quá trình
bắt đầu từ khâu nghiên cứu điều tra nhu cầu thị trường thế giới; tổ chức thu mua


tại nguồn hàng; xuất khẩu phân phối sản phẩm vào các kênh tiêu thụ; thực hiện
quá trình xúc tiến thương mại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và đánh giá hiệu quả
tiêu thụ sản phẩm.
Xét trên tư cách là một ngành kinh tế thì thương mại quốc tế được hiểu là
một lĩnh vực chuuên môn hóa có tổ chức, phân công và hợp tác, có cơ sở vật
chất kỹ thuật, có các yếu tố lao động vật tư tiền vốn.
1.3. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu thủy sản
1.3.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Như đã nói ở trên, hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia
thì được gọi là ngoại thương hay thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại
quốc tế bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.
Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài trên cơ sở lấy tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Đó là hoạt
động mua bán và trao đổi hàng hóa hữu hình và vô hình. Sản xuất ngày càng
phát triển, khả năng sản xuất đã vượt ra khỏi nhu cầu tiêu dùng của một quốc
gia, do đó hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia rất phát triển với nhiều
hình thức, diễn ra trên pham vi toàn cầu trong tất cả các ngành và các lĩnh vực
kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu có phạm vi vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, là
hoạt động mang tính quốc tế. Chính vì lẽ đó, hoạt động xuất khẩu phải tuân thủ
các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc gia nhập khẩu, của quốc tế và của
những sân chơi chung mà chúng ta tham gia.
1.3.2. Khái niệm xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thủy sản nghĩa là trong quá trình mua bán, trao đổi giữa hai
quốc gia, hai vùng lãnh thổ khác nhau, hai chủ thể kinh tế ở hai quốc gia khác
nhau, thủy sản là đối tượng của hoạt động này, quá trình này. Điều đó có nghĩa
là hàng hóa trong quá trình xuất khẩu là thủy sản.
1.4. Khái niệm thị trường và thị trường xuất khẩu
1.4.1. Khái niệm chung về thị trường
Các trường phái khác nhau đưa ra các quan điểm khác nhau về thị trường.

Chính vì vậy có rất nhiều quan điểm về thị trường được đưa ra
Thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa và lưu thông
tiền tệ.
Thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa mua bán.
Thị trường là một tập hợp các khách hàng có nhu cầu, có khả năng thanh
toán nhưng chưa được thỏa mãn và đang hướng tới sự thỏa mãn của doanh
nghiệp.
Thị trường là một môi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các sản
phẩm “có thể thay thế cho nhau vì cùng mục đích sử dụng của người tiêu dùng”.
1.4.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu
Việc xuất khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và
vùng lãnh thổ, hoặc giữa hai chủ thể kinh tế, khác nhau về quốc tịch. Xuất khẩu
mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Để thúc đẩy xuất khẩu, việc cần thiết
là phải nghiên cứu kỹ thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được hiểu là
cung – cầu về loại hàng hóa của nước nhập khẩu đối với loại hàng hóa đó ở
nước có tư cách là nước xuất khẩu.
Trên thị trường này, cạnh tranh xảy ra quyết liệt hơn do không những
phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở nước sở tại mà còn phải cạnh
tranh với hàng hóa từ các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới
2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu thủy sản
2.1. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa
- Thị trường rất rộng lớn, nhưng lại tách biệt, thông qua thông lệ quốc tế
và các quy tắc chung của các Tổ chức Thương mại trên thế giới. Chính vì vậy
công tác nghiên cứu thị trường cần phải được đầu tư và quan tâm hơn nữa.
- Xuất khẩu hàng hóa cho phép các quốc gia trên thế giới khai thác triệt
để lợi thế so sánh của mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn, tạo điều kiện
chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm
hơn cho xã hội.
- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra giữa hai chủ thể kinh tế ở hai

quốc gia khác nhau do đó luôn tồn tại khoảng cách địa lý. Vì thế cho nên chi phí
vận chuyển, các điều kiện về giao nhận hàng hóa, thanh toán, bảo quản sẽ gặp
nhiều khó khăn.
- Vì hoạt động diễn ra giữa hai quốc gia nên việc khác nhau về phong tục
tập quán, thói quen, nề nếp sống …của hai nước luôn tồn tại. Vì vậy cần hiểu
biết về những yếu tố đó của nước nhập khẩu để hàng hóa xuất khẩu có thể phù
hợp với nhu cầu khách hàng.
- Xuất khẩu là một trong những nhân tố làm tăng sản xuất trong nước,
kích thích đầu tư nâng cao chất lượng, chủng loại sản phẩm cho xã hội.
2.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong
phú. Nhưng nó thường được thực hiện dưới một số hình thức chủ yếu sau: Xuất
khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, gia công quốc tế, tái xuất khẩu và xuất khẩu
tại chỗ.
2.2.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia cho
quốc gia khác.
Ưu điểm: Có thể giảm được chi phí trung gian, tiếp cận trực tiếp được với
thị trường, nắm bắt hay đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường,. Do đó có phản
ứng linh hoạt trước sự biến động của thị trường, có thể giảm bớt được các rủi ro.
Hạn chế: Hình thức này cũng gặp rất nhiều rủi ro khi thị trường trong
nước biến động. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bán được hàng hóa hoặc khi
giá cả trong nước thay đổi bất ngờ, doanh nghiệp xuất khẩu có khi phải chịu
thiệt hại rất lớn.
2.2.2. Hình thức xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng của một quốc gia cho quốc gia
nước ngoài thông qua trung gian.
Ưu điểm: Nhà xuất khẩu sẽ phân chia bớt rủi ro cho nhà xuất khẩu trung
gian. Do vậy mà lợi nhuận họ thu về sẽ chắc chắn hơn.
Hạn chế: Nhà xuất khẩu cũng phải chia bớt một phần lợi nhuận cho trung

gian nên lợi nhuận của họ sẽ giảm. Hơn nữa nhà xuất khẩu bị chậm thông tin so
cới thị trường, điều này có thể gây thiệt hại lớn, làm cho nhà xuất khẩu không
đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
2.2.3. Hình thức gia công quốc tế
Gia công quốc tế là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán toàn bộ
nguyên kiệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau một thời gian
thỏa thuận, bên nhận gia công nộp hoặc bán lại thành phẩm cho bên gia công.
Bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công một khoản gọi là phí gia công.
Ưu điểm: Các nhà gia công không phải lo đầu vào và đầu ra, tạo thêm
việc làm, tận dụng được số lao động dư thừa.
Hạn chế: Nhà gia công sẽ không chủ động trong quá trình sản xuất và sẽ
không nắm bắt được thông tin về thị trường, không tạo lập và quảng bá được
thương hiệu.
2.2.4. Hình thức tái xuất khẩu
Là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu
nhưng không gia công chế biến. Hình thức này nhằm hưởng lợi nhuận chênh
lệch từ giá mua đi bán lại.
Ưu điểm: Không cần một lượng vốn lớn do không phải đầu tư vào sản
xuất. Chính vì thế nhà xuất khẩu có thể thay đổi sản phẩm xuất khẩu linh hoạt
theo nhu cầu của thị trường.
Hạn chế: Chi phí vận chuyển khá lớn. Rủi ro cũng tương đối lớn do mua
đi bán lại.
2.2.5. Xuất khẩu tại chỗ
Là hành vi bán hàng hóa cho người nước ngoài trên lãnh địa của nước
mình.
Ưu điểm: Ít gặp rủi ro hơn về pháp luật, chính trị, vận chuyển so với các
hình thức khác và vì thế lợi nhuận có thể lớn.
Hạn chế: Số lượng hàng hóa bán được thường không cao.
Như vậy, mỗi hình thức xuất khẩu đều có những ưu và nhược điểm. Do đó tùy
vào từng loại hàng hóa, khả năng của nhà xuất khẩu mà chọn loại hình thức xuất

khẩu phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.3. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản.
2.3.1. Đặc điểm của hàng thủy sản Việt Nam
- Sản phẩm được ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao.
Hàng thủy sản Việt Nam là mặt hàng thực phẩm được khắp nơi trên thế giới ưa
chuộng. Tại các nước phát triển, nhu cầu thủy sản rất lớn. Hàng thủy sản chế
biến sẵn luôn có giá cao hơn các mặt hàng thủy sản tươi sống. Ở các nước đang
phát triển, nhu cầu về loại hàng hóa này còn cao hơn nữa. Đây chính là một
thuận lợi rất lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên
cực kỳ thuận lợi, xuất khẩu thủy sản của nước ta không ngừng gia tăng, đóng
góp một lượng đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Quá trình sản xuất gắn liền với khâu chế biến và tiêu thụ.
Thủy sản sau khi thu hoạch cần được bảo quản, sơ chế hoặc chế biến ngay nếu
không sẽ làm giảm thậm chí là mất giá trị sau một thời gian ngắn. Hơn thế nữa
thời hạn sử dụng của loại hàng hóa này cũng không dài. Điều này đòi hỏi phải
làm tốt công tác dịch vụ hậu cần đồng thời tìm kiếm thị trường, thúc đẩy tiêu
thụ.
- Sản phẩm có tính thời vụ.
Do đặc điểm tự nhiên, khí hậu của nước ta là khá phức tạp, thời tiết và mực
nước thay đổi theo mùa do đó việc nuôi trồng cũng như khai thác thủy sản
không liên tục và ổn định trong năm theo mặt hàng chế biến. Chính vì còn phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên nên sản lượng thủy sản mỗi mùa mỗi khác, mỗi năm
mỗi khác, do đó tình trạng giá thay đổi liên tục là khó tránh khỏi.
- Khai thác và nuôi trồng trên diện rộng.
Việt Nam là nước có điều kiện địa thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác
trên diện rộng. Tuy nhiên hiện nay NTTS vẫn còn tồn tại tình trạng hoạt động
theo kiểu nhỏ lẻ, hộ gia đình. Chính vì điều này, việc thu gom nguyên liệu tập
trung diễn ra rất khó khăn. Đồng thời phải đối mặt với “cò thủy sản”, làm cho
hiệu quả sản xuất chế biến xuất khẩu giảm đáng kể. Vì vậy trong thời gian tới
cần phải có kế hoạch quy hoạch cùng nuôi trồng và khai thác thủy sản.

2.3.2. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản
- Hàng thủy sản Việt Nam hiện có mặt ở trên rất nhiều khu vực thị
trường, trong đó có các thị trường lớn như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Thị trường
tiêu thụ của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam là rất rộng lớn. Đây là một thành
công đáng kể của ngành thủy sản và của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
nước ta.
- Từ cuối năm 2006 khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, hoạt động xuất khẩu thủy sản không những phải tuân thủ những quy định
ngặt nghèo trước đây mà còn phải tuân thủ thêm những “luật chơi” mới. Nhưng
đồng thời cũng có những thuận lợi đáng kể về mặt pháp lý như sự công bằng
trong xuất khẩu giữa các nước, sự thuận lợi trong tranh chấp thương mại…
- Hoạt động chế biến xuất khẩu phụ thuộc không những vào nhu cầu thì
trường mà việc tăng giảm lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực chế biến trong nước, tức là phụ thuộc vào sản lượng khai thác,
nuôi trồng thủy hải sản.
- Hàng thủy sản là mặt hàng thực phẩm, nên khi xuất khẩu mặt hàng này
luôn gặp phải rào cản về VSATTP và đặc biệt chất lượng của mặt hàng xuất
khẩu cần phải được đảm bảo ngay từ khâu nuôi trồng đến chế biến…
- Xuất khẩu thủy sản sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm, thúc đẩy kinh tế
địa phương phát triển, nhất là đối với các tỉnh ven biển. Đồng thời nâng cao
năng suất lao động ngành thủy sản và tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất.
3. Xuất khẩu thủy sản đối với các tỉnh ven biển Nam Bộ
3.1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến
lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam, chủ động mở rộng, đa dạng thị trường
xuất khẩu và tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới.
3.1.1. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình
Mỗi quốc gia có những lợi thế khác nhau. Và theo lý thuyết thương mại
(lý thuyết lợi thế tuyệt đối, tương đối) thì các quốc gia nên tập trung chuyên
môn hóa sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế so sánh, sau đó trao đổi với

quốc gia khác, tức là tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế
so sánh.
Xuất khẩu lại có vai trò tác động ngược lại là làm sức cạnh tranh của
hàng hóa được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn
nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Quá trình này cũng
tạo ra cơ hội cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, trên cơ sở ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ.
3.1.2. Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ
Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần
tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, tạo việc làm,

×