Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận cao học, môn lao động nhà báo, những vấn đề tri thức, vốn sống của nhà báo trong quá trình thu thập, xử lý thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.53 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng. Sản phẩm,
tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin
thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng ngày,
hàng giờ trong đời sống xã hội. Đích hướng đến của một tác phẩm báo chí là
đem lại giá trị thông tin cho công chúng xã hội, do đó, đảm bảo tính thông tin là
chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí.
Nhà báo là người trực tiếp tham gia vào hoạt động báo chí, là chủ thể sáng
tạo nên những sản phẩm, tác phẩm báo chí. Giá trị thông tin của tác phẩm báo
chí ra sao, đảm bảo mang đến cho công chúng điều gì phụ thuộc hoàn toàn vào
khả năng tác nghiệp của nhà báo hay là quá trình thu thập và xử lý thông tin của
mỗi nhà báo.
Chúng ta thường mặc nhiên nhận thấy, báo chí có chung rất nhiều những
vấn đề, chủ đề thời sự, hay với một vấn đề thời sự thường được rất nhiều báo chí
khai thác để cùng đưa thông tin. Nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự khác
biệt về sức thu hút của độc giả đối với mỗi tờ báo, mỗi kênh truyền hình, phát
thanh. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng khả năng thu thập và xử
lý thông tin của mỗi nhà báo có thể coi là là yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt
trong mỗi tác phẩm báo chí và sự khác biệt trong sức thu hút của mỗi sản phẩm
báo chí.
Hoạt động thu thập và xử lý thông tin nằm trong những khung lý thuyết
cơ bản mà mỗi nhà báo đều được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng
giống như đặc điểm cơ bản của nghề báo là thực tế luôn vượt xa những lý thuyết
cơ bản nên thu thập thế nào, xử lý ra sao là câu chuyện nghề của mỗi nhà báo.
Nhưng nói thế không có nghĩa là không có những giá trị lý thuyết cơ bản dành
cho quá trình thu thập và xử lý thông tin, giá trị lý thuyết đó nằm ở vấn đề tri
thức và vốn sống của nhà báo. Có rất nhiều những yếu tố nhân cách nghề nghiệp
khác nhau để làm nên một nhà báo đích thực, trong đó không thể thiếu tri thức
và vốn sống.
1



Ngày nay, khi danh xưng nhà báo dễ có hơn, người làm báo dễ dàng hơn
trong việc thu thập thông tin, chỉ cần một cái nhấp chuột vào “google” hay “lê
la” trên các mạng xã hội là có thông tin dẫn tới những nguồn thông tin thiếu
chuẩn xác, thiếu chiều sâu thì hơn bao giờ hết vấn đề tri thức, vốn sống của nhà
báo trong quá trình này lại càng trở nên thiết thực. Với tất cả những hiểu biết,
kinh nghiệm về nghề báo, sự băn khoăn về một vấn đề không mới nhưng lại
không hề cũ trong quá trình lao động nhà báo, tôi chọn đề tài “Những vấn đề tri
thức, vốn sống của nhà báo trong quá trình thu thập, xử lý thông tin” để thực
hiện tiểu luận cho môn học Phân tích lao động sáng tạo nhà báo. Mong rằng tiểu
luận sẽ góp một ý kiến nho nhỏ của bản thân để làm sâu sắc hơn ý nghĩa của vấn
đề đối với mỗi người đã và sẽ chuẩn bị trở thành nhà báo. Rất mong sẽ nhận
được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

2


NỘI DUNG
I.

Vai trò ý nghĩa của hoạt động thu thập thông tin, tư liệu trong sáng
tạo tác phẩm báo chí.
Thu thập thông tin có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
có 3 phương pháp thu thập thông tin cơ bản: Phương pháp nghiên cứu tư liệu
văn bản; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn.
I.1

Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản:
Đối với tư liệu văn bản thì có nhiều dạng tư liệu văn bản khác nhau: Sách;


Báo chí; Văn bản nghị định, quản lý hành chính; Văn bản dời thường…
a)

Đặc điểm, vai trò của tư liệu văn bản:
 Thông tin từ văn bản giấy trắng mực đen thường ít thiên vị và có độ
tin cậy.
 Một số văn bản có tính chuẩn mực, tức là đã được các nhân tổ chức
có thẩm quyền phê duyệt.
 Báo cáo tổng kết thường chứa đựng những con số, đánh giá có thể
đem ra tính toán, so sánh đối chiếu với các sự việc, hiện tượng diễn
ra trong thực tế.
 Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hoạt động
gây nguy hiểm cho xã hội.
 Tìm hiểu tư liệu văn bản giúp phóng viên có thông tin
 Đào sâu mở rộng thông tin, làm bài báo sâu sắc thuyết phục bạn

b)

đọc hơn
Chú ý khi khác thác văn bản:
 Nguồn gốc, tác giả văn bản.
 Xác định giá trị pháp lý của văn bản.
 Thời gian ra đời.
 Văn bản là bản gốc hay bản sao.
 Bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản.
 Phân biệt sự việc và ý kiến.
 Phát hiện các con số, các chi tiết quan trọng.
 Chú ý văn bản mật.
3



 Nên có thái độ nghi ngờ đối với những văn bản không rõ nguồn
c)

gốc.
Một số lưu ý khi sử dụng văn bản:
 Tư liệu văn bản thường khuân mẫu khô khan, một bài báo chỉ có tư
liệu văn bản sẽ nặng nề thiếu sinh động.
 Thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầu tiên chứ
không phải duy nhất cho một bài báo .
 Không nên sao chép xào xáo các thông tin tư liệu làm tác phẩm báo

I.2

chí.
Phương pháp quan sát:
 Đối tượng quan sát: Quan sát phong cảnh, hiện tượng.
Quan sát con người.
Quan sát tĩnh vật.


Quan sát cơ bản:

Theo vị trí của người quan sát: Quan sát tham dự, quan sát không tham
dự.
Theo cách thức quan sát: quan sát công khai, quan sát bí mật.
 Một số chú ý khi quan sát:
Huy động các giác quan khi quan sát.
Lựa chọn thời điểm khi quan sát.
Phân tích bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết quan sát

được.
Phán đoán liên tưởng, suy luận để phát hiện ra cái không bình thường trong
cái bình thường.
Quan sát tiếp cận với biểu hiện bên ngoài vì vậy cần thận trọng
khi kết luận.
4


Kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo độ tin cậy và
cơ sở pháp lý cho thông tin.
Cân nhắc khi sử dụng chi tiết quan sát trong bài viết.
I.3

Phương pháp phỏng vấn:
 Phỏng vấn là một hoạt động trung tâm và thường xuyên phổ biến
của các nhà báo.
 Phỏng vấn nó thể hiện quyền năng của báo chí, nó thể hiện cái tri
thức, hiểu biết của nhà báo. Thể hiện bản lĩnh của một nhà báo, mỗi
một cuộc phỏng vấn là một thử thách.
 Phỏng vấn gặp gỡ hỏi chuyện, trao đổi với nhiều nguồn tin nhằm
thu thập những thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí.
 Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn:
Nguồn tin xác định, khách quan, trực tiếp.
Đa chiều.
Tái hiện được những sự kiện xảy ra, đã xảy ra mà nhà báo
không có cơ hội chứng kiến.
Đem lại những thông tin mang tính độc quyền

I.4


 Thực hiện phỏng vấn:
Vai trò:
Hoạt động quan sát của con người thường có nhiều cấp độ. Phương pháp

quan sát nằm trong cấp độ cao nhất là quan sát lý tính. Nó kết hợp hàng loạt
những phương pháp nhận thức khác như lựa chọn, phân tích, tổng hợp , phán
đoán, suy luận logic... Quan sát ở đây không chỉ còn riêng ý nghĩa là “nhìn” mà
là sự phối hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác.
Trong hoạt động báo chí, quan sát có thể được tiến hành qua các bước kết
hợp như: Quan sát từ bộ phận đến toàn thể; Quan sát từ gần đến xa; Quan sát
trong sự vận động; Quan sát trong sự so sánh v.v…
5


Ưu thế lớn nhất của phương pháp quan sát là sự tin cậy, xác thực của những
điều đã trực tiếp nhìn thấy.
Hiện nay việc nghiên cứu sử dụng tư liệu văn bản đang dần trở nên phổ
biến trong các ấn phẩm báo chí, đây là một trong những hoạt động sáng tạo của
lao động nhà báo. Điều đó khẳng định tư liệu văn bản có vai trò quan trọng
trong việc làm nên thành công của một tác phẩm và khẳng định độ chính xác của
những thông điệp được truyền tải đến công chúng.
Khai thác thông tin giúp phóng viên có được những thông tin cần thiết cho
tác phẩm báo chí, khi khai thác thông tin thì thông tin phóng viên có được sẽ
chính xác hơn.
Thông tin là vô cùng quan trọng trong bài báo nó làm nên tác phẩm.

6


II.


Khảo sát, phân tích, so sánh… các thông tin chi tiết từ các phương
pháp nghiên cứu tư liệu văn bản, quan sát, phỏng vấn trong các tác phẩm
báo chí trong năm 2015 và rút ra nhận xét.
II.1 Phân tích phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản:
Nghiên cứu tư liệu văn bản ngày càng được sử dụng phổ biến trong hoạt
động lao động sáng tạo của nhà báo.
Trong số báo ra ngày 19-6-2015, báo Dân Trí có bài Cảnh sát giả “làm
luật” cảnh sát thật tác giả đã sử dụng tư liệu văn bản là hình ảnh chụp thẻ công
an giả của một đối tượng đóng giả làm công an, ý định xử lý vi phạm của người
tham gia giao thông, thật không may cho đối tượng đã gặp phải công an thật.
Câu chuyện diễn ra trên thành phố Hải Phòng: Cụ thể vào khoảng 21h30’ ngày
16/6, Công an phường Đằng Lâm tiếp nhận vụ việc do thiếu úy Đỗ Xuân Lăng,
cán bộ Công an thuộc phòng PC65, Công an TP. Hải Phòng phản ánh về hành
vi giả danh công an của một đối tượng là công dân của địa phương.
Theo biên bản của đồng chí Lăng thì khoảng 21h ngày 16/6, trên đường từ cơ
quan về nhà, đến ngã tư vòng xuyến Big C, anh Lăng bị một thanh niên đi xe
Jupiter màu xanh đá bám theo. Đến gần trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hải
Phòng, thanh niên này liền ép xe anh Lăng vào bên đường. Người này tự xưng
là cán bộ thuộc bộ Công an đang làm nhiệm vụ.
Lúc này, đối tượng không mặc đồng phục của ngành công an mà chỉ rút một thẻ
nền đỏ trên thẻ có dòng chữ màu vàng ghi “Bộ Công An – Công an TP. Hải
Phòng” kèm Công an hiệu.
Bên cạnh lời kể của cán bộ công an mà tác giả phỏng vấn được thì còn có
hình ảnh chụp lại một cái thẻ mà đối tượng phạm tội đã sử dụng nhằm làm tăng
thêm tính xác thực cho nội dung bài viết của tác giả. Thực chất chiếc thẻ đó theo
như lời chứng thực của cán bộ công an thì đó là thẻ giả, đối tượng phạm tội cũng
đã khai thật đó là một thẻ bảo vệ đối tượng mượn của anh trai để làm nhiệm vụ.

7



Việc tác giả sử dụng tư liệu hình ảnh trong bài viết cùng với thông tin đã
được cán bộ công an chứng thực, dựa vào những điều có ghi trên thẻ là hoàn
toàn có cơ sở tăng tính khách quan và lòng tin cho độc giả.
Bài báo này đã góp phần quan trọng trong việc nhận thức những hành vi
sai trái của một số đối tượng, giúp cho người dân ý thức và tăng cường cảnh
giác cao độ đối với những đối tượng khả nghi đóng giả làm cảnh sát, tránh gặp
phải trường hợp tương tự mà mang họa vào thân.
Một số văn bản được sử dụng trong các tác phẩm báo chí có tính chuẩn
mực cao đã được các cá nhân, những người có uy tín hay các đơn vị, tổ chức có
trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra, nhất là các loại báo cáo sơ kết tổng kết. Khi
đưa những tư liệu này vào tác phẩm với mục đích tăng độ tin cậy cho nội dung
sẽ góp phần tạo ra hiệu quả tác động cao hơn
Bên cạnh đó các tư liệu như báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức năng
còn có thể chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ra so
sánh, tính toán, đối chiếu với các sự vật hiện tượng diễn ra trong thực tế.
Báo chí chỉ có thể phát huy được tác dụng của mình khi được công chúng
đón đọc và ủng hộ, điều này lại phụ thuộc vào tính chất bám sát thực tế của các
vấn đề, sự kiện. Nắm bắt được ưu thế này, nếu các phóng viên báo chí biết khai
thác, phân tích khéo léo trong việc lựa chọn thông tin quan trọng mà công chúng
quan tâm sẽ làm cho việc nhận xét và đánh giá các sự kiện đó trở nên khách
quan hơn, đa chiều hơn đồng thời sẽ ít phụ thuộc vào tính chủ quan của nhà báo,
độc giả cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi đón nhận sản phẩm báo chí
như vậy.
Khi đó thông tin trong bài viết sẽ được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh,
trên nhiều bình diện khác nhau tạo nên đa diện, đa cảm xúc cho độc giả khi
đứng trước một bài báo cũng như sự tin tưởng hứng thú cho người đọc.
Tăng tính khách quan trong sản phẩm báo chí hiện nay đang là một xu
hướng phát triển và tồn tại của một số tòa soạn trước áp lực nhu cầu xã hội ngày

8


càng cao, để thích nghi với sự vận động biến đổi không ngừng của đời sống, các
tòa soạn phải đổi mới hình thức và cách thức hoạt động, trong đó không thể
không quan tâm đến nội dung ngay từ chính những ấn phẩm báo chí và việc sử
dụng tư liệu văn bản là một phương pháp góp phần tạo nên thành công của một
tác phẩm báo chí.
Báo online VNexpress có một bài báo viết Vải xuất khẩu sang Mỹ - Của
một đồng, công một nén số ra ngày 21-6-2015,thông tin mà tác giả bài báo đưa
ra vô cùng chi tiết và rõ ràng về tất cả chi phí vận chuyển vải thiều Việt Nam
đến Mỹ. Bài báo có viết như sau:
Được thu mua 15.000 đồng tại vườn, mỗi cân vải sang tới sân bay Mỹ có
giá gần 200.000 đồng do tốn thêm nhiều chi phí đóng gói, bảo quản và đặc biệt
là vận chuyển.
Cùng với quy trình chăm sóc tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu từ phía đối
tác, việc thu mua từ vùng nguyên liệu, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến cảng
hàng không quốc tế đều là một dây chuyền khép kín với chi phí được tính trên
mỗi kg vải.Theo lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu, mỗi kg vải đến sân bay tại
Mỹ có giá thành trên 8 USD, trong đó chi phí vận chuyển hàng không quốc tế
chiếm hơn một nửa.
Cùng với giá nguyên liệu trước và sau khi thu hoạch, bao bì đạt chuẩn,
nhân công, vận chuyển đường bộ, chiếu xạ, thủ tục hải quan, riêng vận chuyển
hàng không quốc tế chiếm đến 60% tổng chi phí. Số tiền này chưa tính đến rủi
ro hàng có thể hỏng và bị trả lại.
Cùng với những số liệu cụ thể được tác giả nêu trên, bên cạnh đó tác giả
còn đưa ra tư liệu hình ảnh dưới dạng một biểu đồ biểu thị một cách rõ ràng các
loại chi phí cho một kg vải. Qua đó độc giả có thể so sánh và đối chiếu nhìn ra
các thông số chênh lệch nhau rất lớn mà phần chi phí vận chuyển hàng không
chiếm hơn một nửa, từ đó nhìn ra được vấn đề mấu chốt. Việc đưa thông số cụ

9


thể như thế cũng làm tăng thêm độ tin cậy của thông tin và độc giả cảm thấy tin
tưởng hơn.
Xét trên phương diện phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản, bài báo
thành công và tạo tính hấp dẫn cho công chúng là ở việc tác giả sử dụng biểu đồ
một cách linh hoạt đưa ra mấu chốt của vấn đề, vận dụng tư liệu một cách phù
hợp. nói cách khác tư liệu văn bản là một công cụ để nhà báo chứng minh tính
xác thực của vấn đề, vì vậy tuy bài báo mang tính thời sự nhưng không hề khô
khan.
Tuy nhiên tồn tại bên cạnh các mặt tốt những tư liệu van bản này còn tồn
tại nhiều mặt trái.
Thông tin văn bản chỉ có vai trò là điểm tựa đầu mà không phải là tư liệu
duy nhất cho một bài báo, vì cốt lõi mà công chúng cần là sự thỏa mãn về thông
tin với những yêu cầu về tính thời sự nóng hổi. Trong một bài báo không chỉ
giới hạn ở phần thông tin văn bản mà còn nhiều nguồn khác nhau, nhằm mục
đích tăng tính khách quan cho bài báo tác giả còn phải sử dụng nhiều nguồn
thông tin như từ việc quan sát vấn đề và phỏng vấn các đối tượng có liên quan.
Đó là lí do việc sử dụng văn bản là cần thiết nhưng không được lợi dụng,
sao chép xào xáo thông tin tư liệu văn bản vào tác phẩm báo chí, nó sẽ làm bài
báo trở nên khô khan và không linh hoạt thông tin, không gây được hứng thú
cho độc giả. Tư liệu văn bản thường khuôn mẫu, khô khan. Vì vậy khi một bài
báo chỉ có tư liệu văn bản sẽ nặng nề và kém hấp dẫn. Đặc thù của tư liệu văn
bản là tồn tại dưới dạng giấy trắng mực đen một số loại hình như sách báo…đã
được in ấn nên không thể đơn giản hóa hay chỉnh sửa cho phù hợp với những ý
tưởng khác nhau, vì thế nó được đặt trong những khuân mẫu nhất định không
thể thay đổi.
Khi sử dụng ngững loại văn bản đó người viết phải để nguyên nội dung
của nó và không được chỉnh sửa theo ý mình, vì vậy nó có thể gây ra cảm giác

cứng nhắc và nặng nề cho tâm lý tiếp nhận của độc giả. Trong khi đó hiện nay
10


loại hình báo mạng điện tử thông tin lại nhanh ngắn gọn, loại hình như phỏng
vấn quan sát được sử dụng nhiều thông tin nhanh đến với độc giả. Vì vậy trong
một tác phẩm báo chí nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin
khác nhau làm cho tác phẩm không bị nhàm chán.
II.2

Phân tích phương pháp quan sát:
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin vô cùng hiệu quả dựa vào

sự quan sát tìm hiểu của bản thân về vấn đề, giúp cho tác giả có cái nhìn khách
quan hơn với sự việc, hiện tượng.
Một bài báo số ra ngày 21-6-2015 có tên Xót xa bé 11 tuổi mắc bệnh “lột
da ếch” trong cảnh mẹ tâm thần, cha bỏ đi biệt tích trên báo Dân Trí, câu
chuyện về một cậu bé tên Trần Huyển Nghi bị bệnh vảy nến, sống cùng với bà
ngoại của em. Trong bài báo tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp thu thập
thông tin khác nhau đặc biệt là phương pháp quan sát theo những gì tác giả đã
nghe và nhìn thấy được.
Các chi tiết sử dụng phương pháp quan sát cùng với lời kể của tác giả như
sau:
Cơn mưa đầu mùa ở miền Tây càng nặng hạt thì con đường đến nhà của
bà cháu Nghi càng khó khăn hơn nhiều. Cách trung tâm thành phố Cần Thơ gần
80km, nên chúng tôi phải mất gần 3h đồng hồ đi bằng xe máy mới tới nơi, nhà
của bà cháu Nghi nằm ở bên kia song giáp ranh với An Giang và Kiên Giang…
…toàn thân em nổi đầy bóng nước, có chỗ lở loét sâu vào trong từng thớ
thịt. Các bong bóng nước bể ra, da bong tróc lên…
Qua lời kể khi chứng kiến toàn bộ sự việc của tác giả độc giả có thể lien

tưởng đến tình trạng của bé Nghi trong câu chuyện trên. Tác giả đã sử dụng kỹ
năng quan sát của mình miêu tả chính xác nhân vật, làm tăng thêm độ tin cậy
của bài báo.
11


Quan sát giúp độc giả nhận biết và tìm kiếm thông tin một cách chính xác
nhanh nhẹn mà không cần thông qua bất kỳ ai, đồng thời khi quan sát sự vật
hiện tượng tác giả có thể đánh giá khách quan sự việc và nêu lên được ý kiến
riền của bản thân mình. Thông qua đó làm tăng độ chính xác và tin cậy cho bài
báo, khiến cho độc giả đồng cảm hơn, yêu thương hơn đối với con người trong
xã hội.
Báo Dân Trí ngày 21-6-2015 với tác phẩm báo chí có tên Hàng nghìn
người đổ xô săn hàng hiệu “siêu” giảm giá có viết:
Do ngày 21-6 là thời điểm cuối cùng của đợt “siêu” giảm giá, nên ngay
từ sáng sớm, dòng người đổ về khách sạn Sofitel Plaza (số 1 đường Thanh Niên)
để mua hàng hiệu ngày một đông. Dù phải đến 9h mới bắt đầu chương trình,
nhưng từ 7h sáng,người dân đã xếp hàng kín cổng và lối vào của khách sạn để
chờ mở cửa, mua hàng.
Thời điểm không chỉ rất đông thanh niên, phụ nữ, nam giới mà còn có
nhiều người lớn tuổi tại Hà Nội bồng bế trẻ em đi mua hàng hiệu “siêu” giảm
giá.
Những “tín đồ” hàng hiệu xếp hàng dài tại đường lên, cửa vào của khách
sạn Sofitel Plaza để có cơ hội mua và sở hữu các thương hiệu đắt tiền.
Có thể thấy được khả năng quan sát của tác giả thông qua bài viết trên tạo
cho người đọc thấy được tính chân thật của lời nói thì có rất nhiều hình ảnh
người dân xếp hàng vào mua đồ tại khách sạn Sofitel Plaza, điều này làm tăng
lên khả năng chính xác của thông tin đồng thời tính chân thật của sự việc hiện
tượng.
Thông qua quan sát mà tác giả thu được nhũng thông tin đáng giá, làm tư

liệu cho tác phẩm báo chí của mình.
Bên cạnh những mặt lợi của phương pháp quan sát thì nó còn tồn tại một
số hạn chế. Khi sử dụng kỹ năng quan sát mà tác giả lại không dùng các phương
12


pháp khác trong một tác phẩm báo chí thì thông tin đó sẽ mang tính chủ quan và
ít được tin cậy, tính khách quan của thông tin không cao, vì vậy khi sử dụng
thông tin từ phương pháp quan sát tác giả cần phải kết hợp với các phương pháp
khác tăng tính khách quan cho thông tin, tìm hiểu ý kiến nhiều chiều khác nhau,
làm cho bài báo dễ được độc giả tiếp nhận hơn.
II.3

Phân tích phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin rất phổ biến hiện nay,

Không phải lúc nào phóng viên cũng có mặt ở các nơi xảy ra sự kiện một cách
nhanh chóng mà không để bỏ lỡ thông tin quan trọng, mà đôi khi họ phải thông
qua người xung quanh để biết được sự việc diễn ra như thế nào.
Để tìm và lấy được thông tin viết bài phóng viên phải tìm và phỏng vấn
những người đã chứng kiến hoặc xảy ra sự việc hiện tượng đó để có đầy đủ tin
tức cho bài viết của mình. Phỏng vấn nhân vật có mặt hoặc đã trải qua sự việc để
biết được những cẩm nhận suy nghĩ của họ như thế nào, qua đó làm tăng tính
khách quan của vấn đề.
Một bài báo số ra ngày 3-6-2015 trên báo Tuổi trẻ có tiêu đề: Cảnh giác
trúng thưởng khi online trên mạng.
Bài báo khai thác thông tin từ phương pháp phỏng vấn là chủ yếu, ở đây tác giả
đã phỏng vấn một số chuyên gia về vấn đề những kẻ xấu thường lợi dụng mạng
xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, đặc biệt là những người nhẹ
dạ cả tin có tính cảnh giác kém. Dưới đây là trích một vài đoạn phỏng vấn các

chuyên gia có trong bài báo đã đưa tin:
Chuyên gia bảo mật Trần Quang Chiến, giám đốc Công ty Vnist, cho biết
có rất nhiều hình thức lừa đảo, chiếm tài khoản của người sử dụng Facebook và
người dùng cần hết sức tỉnh táo khi tham gia mạng xã hội, nhất là trong thời
điểm những kẻ xấu lúc nào cũng chực chờ sơ hở của người dùng để lợi dụng.

13


“Khi chúng ta tham gia mạng xã hội sẽ gặp nhiều mối nguy hiểm tiềm
ẩn.Những kẻ xấu có thể lợi dụng trang Facebook cá nhân của người khác vào
mục đích phát tán mã độc, lừa đảo những người không hiểu biết nhiều về
Internet”, ông Chiến nói.
“Không nên vội vàng nhấp vào bất kỳ link nào được chia sẻ trên tường
hoặc qua tin nhắn trên mạng xã hội”, đó là khuyến cáo của ông Trần Quang
Chiến. Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng
Athena, cho biết những kẻ lừa đảo lợi dụng sự cả tin và tâm lý thích trúng
thưởng của nhiều người để trục lợi.
“Nhiều người không biết cứ nhấp vào những đường dẫn bất kỳ trên mạng
xã hội mà không biết rằng đường dẫn này chứa mã độc.Mã độc này sẽ âm thầm
lấy thông tin tài khoản, mật mã, dữ liệu máy tính… để gửi về cho hacker”, ông
Võ Đỗ Thắng cảnh báo.
Việc lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hình thức trúng thưởng cũng diễn ra
thường xuyên và người mắc bẫy thường là những người ở các tỉnh xa thành phố
lớn. Nguyên nhân đầu tiên là do thiếu thông tin, thứ hai là họ nghĩ rằng mình ở
xa nên việc phải trả phí vận chuyển để nhận quà là điều dễ hiểu, ông Thắng
chia sẻ thêm.
“Về kỹ thuật, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm diệt virút để ngăn
chặn mã độc nhưng không có phần mềm nào ngăn chặn được hoạt động lừa đảo
trúng thưởng của kẻ xấu.Người sử dụng hết sức cẩn thận, đề cao cảnh giác,

không đưa thông tin cá nhân, hoặc chuyển tiền để tránh tình trạng mất tiền”,
ông Thắng kết luận.
Một vài đoạn bài viết mà tác giả đã phỏng vấn những chuyên gia bảo mật
thông tin như ông Trần Qang Chiến; ông Võ Đỗ Thắng chia sẻ. Bằng một số
đoạn ghi âm ngắn ghi lại quá trình phỏng vấn và lời nói của các chuyên gia
trong bài viết đã làm tăng thêm tính xác thực cho bài viết.
14


Thông qua bài viết và lời nói của các chuyên gia đã nói, tác động mạnh
đến nhận thức của độc giả, với tính xác thực thông tin dã được chứng minh bởi
các chuyên gia trong ngành, thông qua đó người dân sẽ cảnh giác hơn với những
tin nhắn giả danh như vậy, làm thay đổi suy nghĩ và hành động của họ.
Hiện nay cùng với công nghệ thông tin phát triển thì các tệ nạn thông tin
cũng xảy ra ngày càng nhiều, thủ đoạn của tin tặc ngày càng tinh vi hơn, việc
cảnh báo của các trang thông tin cần phải cân nhắc tính trung thực và mức độ tin
cậy của thông tin giúp cho người dân có những nhận thức và hành vi tránh gặp
phải các vấn đề như trên.để làm được điều đó việc tăng độ tin cậy cho một bài
báo là vô cùng cần thiết.Có câu nói như Trăm nghe không bằng một thấy với
nhiều hình thức phỏng vấn như phỏng vấn trực tiếp gặp mặt đối tượng cần
phỏng vấn ghi lại hình ảnh của nhân vật để làm bằng chứng thuyết phục nhất đối
với người đọc.
Làm rõ những vấn đề có lợi hoặc có hại cho độc giả tác động đến nhận
thức và hành vi của độc giả. Đồng thời qua đó có thể nói lên được lời cảnh báo
đối với những người nhẹ dạ, dễ tin người cần phải cẩn thận phòng tránh những
trường hợp bất lợi xảy ra với bản thân mình và người thân.
Việc gặp trực tiếp và phỏng vấn một số nhân vật có chức quyền hoặc uy
tín trong một lĩnh vực nào đó góp phần tăng cao độ tin cậy cho nội dung làm cho
bài viết tạo ra được hiệu quả tác động cao hơn đối với người đọc.
Khác với thông tin trên tư liệu giấy trắng mực đen, khô khan khó tiếp

nhận thì việc phỏng vấn sẽ tạo nên hứng thú cho người đọc hơn nhiều, thông tin
phỏng vấn thường ngắn gọn dễ hiểu, làm rõ vấn đề nhanh.
Khi phóng viên muốn lấy thông tin viết bài nhưng lại không được chứng
kiến, trải qua sự việc lúc đó phóng viên cần phải tìm kiếm thông tin thông qua
việc phỏng vấn những người chứng kiến hoặc trải qua sự việc đó.Phỏng vấn và
lấy thông tin từ việc phỏng vấn giúp phóng viên có được cái nhìn toàn diện hơn
15


đối với sự việc, đồng thời có thể nhận thấy các khía cạnh khác mà mọi người
chưa nhận thấy hoặc chưa tìm ra của vấn đề.
Thông tin lấy được từ phỏng vấn mang tính khách quan mà không phải do
chủ quan của tác giả, qua đó làm tăng tính thuyết phục của người đọc đối với tác
phẩm báo chí, tạo ra những phản ứng tốt từ phía dư luận xã hội.
Không giống với khi lấy tư liệu văn bản phỏng vấn làm cho thông tin
không bị cứng nhắc mà đôi lúc nó còn mang tính nhẹ nhàng tình cảm nhưng
chân thực, làm cho người đọc cảm thấy thoải mái và dễ tiếp thu hơn.

16


KẾT LUẬN
Mỗi một phương pháp thu thập thông tin đều có những ưu điểm và hạn
chế khác nhau, biết được những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp mà
vận dụng chúng một cách linh hoạt trong bài báo làm cho bài báo có ích và đáng
tin đối với độc giả.
Khi sử dụng thông tin, phóng viên thu thập thông tin để viết bài thì không
nên chỉ dùng một phương pháp thu thập thông tin cho bài báo mình điều đó sẽ
làm cho bài báo khô khan và nhàm chán, vì vậy phóng viên nên sử dụng nhiều
phương pháp thu thập thông tin khác nhau trong một bài báo để làm cho bài báo

trở nên mới mẻ hấp dẫn người đọc, tăng tính xác thực và độ tin cậy cho bài viết,
góp phần tác động tốt đến suy nghĩ và hành động của độc giả, giúp độc giả nhìn
nhận khách quan sự việc hiện tượng, tìm ra được vấn đề của sự việc một cách dễ
dàng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí càng có vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội. Những nhu cầu được đáp ứng dịch vụ ngày càng tăng lên và
luôn hướng lên hoàn thiện về mọi mặt, trong đó không thể thiếu việc cung cấp
thông tin, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của báo chí. Để
đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của xã hội bắt buộc người làm báo phải
hoạt động nghiêm túc với công việc, có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, nắm
vững và vận dụng tốt các phương pháp thu thập thông tin để mang lại cho độc
giả những bài báo có giá trị.

17



×