Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.02 KB, 13 trang )

Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
A- ĐẶT VẤN Đ Ề
Vật lý là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa
học vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa
học và kỹ thuật. Môn vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
đào tạo của trường THCS. Nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật
lý cơ bản ở trình độ phổ thông cơ sở, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ
năng cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành các
năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã
đề ra.
Hiện nay, yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa được biên soạn theo
phương pháp mới, đòi hỏi học sinh phải hoạt động tự lực nhiều. Do vậy giáo viên
với tư cách là người hướng dẫn học sinh thu thập và xử lý thông tin để rút ra kiến
thức mới cần chuẩn bị nhiều hơn thì mới có thể làm tốt công việc của mình.
Trong đề tài này tôi muốn đề cập tới một kinh nghiệm hướng dãn học sinh tiếp
thu xử lý thông tin khi dạy hiện tượng vật lý định luật vật lý thông qua tiến trình
thí nghiệm.
B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đối với môn vật lý , đặc biệt đối với học sinh THCS khi lần đầu tiên
học sinh làm quen với môn vật lý một cách có hệ thống nó cung cấp cho học sinh
những kiến thức vật lý phổ thông cơ bản có hệ thống và tương đối toàn diện cho
học sinh, góp phần phát triển năng lực tư duy . Do đó yêu cầu người thầy phải tạo
cho học sinh thấy hứng thú, yêu thích môn học. Bài giảng của thầy tạo được hấp
dẫn cho học sinh, có hệ thống phù hợp với nhận thức của học sinh, rèn thao tác tư
duy cho học sinh từ dễ đến khó. Tạo ra các tình huống có vấn đề và hướng dẫn
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
học sinh suy nghĩ giải quyết vấn đề đó tự tìm ra chân lý phát huy hết tính tích cực
chủ động của học sinh chiếm lĩnh tri thực. Để giải quyết các tình huống có vấn
đề, khâu đặc biệt quan trọng đó là thu thập thông tin về vấn đề đó của học sinh.


Trong dạy học vật lý, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
- Kiến thức mà học sinh xây dựng và tiếp thu được không đơn giản có từ
những gì ngươi khác mang đến cho họ.
- Việc hiểu một kiến thức nào đó đều phải dựa trên việc thiết lập các mối quan
hệ. Những thông tin vụn vặt, tách rời nhau sẽ nhanh chóng bị quên và không
lưu lại trong trí nhớ của học sinh .
- Việc xây dựng kiến thức phụ thuộc vào các quan niệm đã có trước đó.
- Do đó việc thu thập thông tin đầy đủ, rõ ràng, lô gic, và xử lý tốt các thông
tin đó là tiền đề giải quyết vấn đề hình thành kiến thức mới.
II . CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Khi dạy học theo phương pháp mới chúng ta thường đề cập tới vấn đề thu
thập và xử lý thông tin của học sinh. Vậy nguồn thông tin cung cấp cho học sinh
là gì ? Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin như thế nào ?
Trong sách giáo khoa vật lý các nguồn thông tin chủ yếu được học sinh xử dụng
trong quá trình hình thành kiến thức mới là :
- Kinh nghiệm của học sinh.
- Quan sát thực tiễn.
- Các kênh hình, kênh chữ.
- Các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên hay học sinh tự tiến hành.
- Thông tin cung cấp ( thông báo ) của giáo viên .
Do khả năng quan sát và kinh nghiệm sống của học sinh trong thực tế còn
ít, nên học sinh thu thập thông tin phần nhiều từ kênh hình, kênh chữ và thí
nghiệm còn rèn cho học sinh một số kỹ năng cơ bản như quan sát các hiện tượng
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
và các quá trình vật lý. Ngoài ra còn rèn kỹ năng xử dụng dụng cụ thí nghiệm, tác
phong làm việc khoa học, biết tự mình lắp ráp thí nghiệm đơn giản dựa vào hình
vẽ SGK, biết đề xuất cách tiến hành thí nghiệm. Từ đó phân tích , xử lý các thông
tin và giữ liệu thu được rút ra kiến thức mới, biết cách vận dụng kiến thức để giải
thích các hiện tượng vật lý đơn giản gần gũi.

Nên theo tôi việc đánh giá đúng các nguồn cung cấp thông tin cho học sinh
cũng là một việc quan trọng trong khâu tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.
Đối với học sinh đầu cấp việc thu thập, xử lý thông tin có các mặt thuận lợi và
khó khăn là:
a. Thuận lợi :
- Các bài học được trình bày dưới dạng một trình tự xác định của các hoạt động
tự lực của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trong việc thu thập đầy đủ thông
tin và trên cơ sở đó tiến hành sử lý thông tin để đưa ra kiến thức mới.
- Bên cạnh các thông tin từ kinh nghiệm sẵn có của học sinh đa số các thông tin
cần thiết không trình bày dưới dạng có sẵn mà đòi hỏi học sinh phải thông qua
hoạt động (ví dụ : Phải tiến hành thí nghiệm hay quan sát thực tế ) mới thu thập
được .
b. Khó khăn :
- Học sinh đầu cấp THCS nhỏ tuổi nên ít kinh nghiệm vốn sống .
- Có nhiều nguồn thông tin học sinh có thể xử dụng, trong đó có những thông tin
nhiễu.
- Khả năng, kinh nghiệm huy động sức mạnh tập thể (Nhóm) còn ít và hạn chế .
- Hiện nay, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, bộ giáo dục và
đào tạo đã đưa về các trường những bộ dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc
giảng dạy , nhưng thực tế còn có nhiều giáo viên ngại làm thí nghiệm , ngại triển
khai cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm…Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên là do thiết bị thí nghiệm chất lượng kém. Có những thiết bị
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
mới chỉ sử dụng một vài lần đã hỏng ví dụ như bộ mô đun lắp ráp mạch điện ở
vật lí 7; máy phát điện xoay chiều ở vật lí 9 ; Bộ thí nghiệm về cân bằng lực -
quán tính ( máy A tút ) ở lớp 8 …Một số trang thiết bị còn thiếu chính xác như
nhiệt kế, lực kế, đồng hồ vạn năng…dẫn đến kết quả thí nghiệm giữa lí thuyết
với thực tế khác xa nhau, thiếu tính thuyết phục đối với học sinh. Trang thiết bị
phục vụ cho thí nghiệm còn thiếu thốn. Còn có sự không đồng bộ giữa việc

hướng dẫn thí nghiệm ở sách giáo khoa với đồ dùng thí nghiệm thực tế (ví dụ thí
nghiệm bài lực điện từ lý 9). Cơ sở vật chất của các trường chưa đủ đáp ứng nhu
cầu dạy học như hiện nay. (Hầu hết các trường ở ngoại thành chưa có phòng học
bộ môn, do đó tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm gặp nhiều khó
khăn)
III . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những yêu cầu trong tổ chức, hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông
tin
a. Đối với giáo viên :
Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, logic sẽ làm tiền đề tốt để học
sinh nhận thức nhanh chóng, chính xác kiến thức cần xây dựng. Muốn vậy người
thầy cần :
- Xác định loại kiến thức cần xây dựng (VD như: Hiện tượng vật lý, khái niệm về
đại lượng vật lý, định luật vật lý )
- Xác định mức độ kiến thức cần đạt tới. (Ví dụ : Đối với khái niệm về đại lượng
vật lý cần nêu được đặc điểm định tính, đặc điểm định lượng của khái niệm, định
nghĩa công thức, sự vận dụng của khái niệm )
- Xác định được nguồn thông tin sẽ sử dụng.
- Dự kiến những vấn đề sẽ hướng dẫn, và đặc điểm của quá trình hướng dẫn: Đó
có thể là những vấn đề mà học sinh chưa có đủ thông tin để có thể khái quát hình
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
thành kết luận về nó, hoặc có nhiều thông tin làm mờ nhạt bản chất, quy luật về
sự tồn tại, vận động của nó. Đặc điểm của sự hướng dẫn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó yếu tố sử dụng nguồn thông tin nào? Dạy học sinh hình thành loại
kiến thức nào?
b. Đối với học sinh:
Giáo viên cần tập cho học sinh biết :
-Thu thập thông tin theo định hướngcủa giáo viên. Đối với học sinh lớp 6-7 thì
thông tin qua kênh hình, kênh chữ và qua làm thí nghiệm là đặc biệt quan trọng,

nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách khai thác triệt để các thông tin
này .
- Khi phân tích, xử lý thông tin cần phải tính đến sự giúp đỡ của những người có
kinh nghiệm và tập thể (tổ chức thảo luận nhóm nghiêm túc các vấn đề đặt ra )
2. Hướng dẫn học sinh thu thập và xử lý thông tin
a. Đối với nguồn thông tin từ kinh nghiệm, vốn sống trong thực tế
Do học sinh ở đầu cấp học còn nhỏ tuổi, ít kinh nghiệm, vốn sống, vì vậy
những thông tin có được từ vốn sông còn mang nhiều tính chất kinh nghiệm cảm
tính. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải biết phân tích đúng sai (theo tiêu
chuẩn khoa học của kiến thức) thì các kinh nghiệm của học sinh mới được phát
huy trong việc tìm ra kiến thức mới .
Khi có nhiều thông tin gây nhiễu, giáo viên cần có khả năng đưa những câu
hỏi hướng dẫn phù hợp, định hướng cho học sinh vào những thông tin chính.
b. Đối với nguồn thông tin từ kênh hình, kênh chữ :
Kênh hình là những hình minh hoạ dựa vào đó học sinh cóthể lựa chọn
đượcdụng cụ thí nghiệm, cách lắp ráp, bố trí thí nghiệm, bao giờ cũng gắn liền
với nội dung kênh chữ. Nó cụ thể hoá các thông tin, làm phong phú sinh động
thêm nội dung kênh chữ . Nó bổ xung, hỗ trợ cho nhau tạo nên một tổ hợp thông
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
tin phong phú. Do đó trong quá trình giảng dạy người thầy cần đặc biệt quan tâm
tổ chức hoạt động cho học sinh khai thác tốt hai nội dung này.
Qua thống kê kênh hình chiếm một tỷ lệ đáng kể trong chương trình sách giáo
khoa Vật lý 6-7
SÁCH GIÁO
KHOA
SỐ BÀI CÓ HÌNH MINH HOẠ SỐ HÌNH VẼ MINH HỌA
Vật lý 6 30 bài 97 hình
Vật lý 7 30 bài 119 hình
Giáo viên cần nắm chắc các loại hình minh hoạ trong sách giáo khoa,

mỗi loại hình là một cách chuyển tải thông tin bao gồm ;
- Minh hoạ bổ xungcho phần lời đặt vấn đề.
- Minh hoạ giúp học sinh nhận biết các dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí lắp ráp thí
nghiệm.
- Minh hoạ giúp học sinh các bước tiến hành thí nghiệm .
Giáo viên cần xác định hình minh hoạ thuộc loại nào, để đưa ra hệ thống
câu hỏi định hướng thu thập thông tin cho học sinh. Luyện cho học sinh phương
pháp thu thập thông tinqua quan sát hình vẽ kết hợp với đọc lời khoá .
Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý lựa chọn thời điểm thích hợp để đưa
kênh hình. Đưa quá sớm sẽ phân tán chú ý của học sinh, nhưng quá muộn cũng
không gây được chú ý của học sinh, thậm chí làm học sinh gặp khó khăn khi theo
dõi bài. Điều này làm giảm hiệu quả việc sử dụng kênh hình trong thu thập thông
tin của học sinh
c. Đối với nguồn thông tin thu thập được qua việc tién hành làm thí nghiệm:
Đối với nguồn thông tin thu được thông qua các hoạt động làm thí nghiệm
ở trên lớp ,giáo viên có thể nêu một số lưu ý về việc hướng dẫn học sinh thu thập
xử lý thông tin trong quá trình hình thành kiến thức. Đối với học sinh lớp 6-7 các
phương án thí nghiệm đã được trình bày trong sách giáo khoa. Tuy nhiên ở mức
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
cao hơn có thể yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra phương án thí nghiệm khác.
Trong quá trình giảng dạy cần hướng dẫn học sinh quan sát diễn biến của hiện
tượng, quá trình vật lý xảy ra trong thí nghiệm (do giáo viên làm hoặc học sinh tự
làm) thu thập những thông tin đầy đủ tạo điều kiện cho việc rút ra kiến thức mới.
Trong nhiều bài học, sách giáo khoa chỉ đưa ra một phương án làm thí
nghiệm cơ bản nhất và giáo viên cũng hướng dẫn học sinh làm theo phương án
sách giáo khoa đưa ra, nhưng giáo viên có thể đặt ra câu hỏi để học sinh đưa ra
các tình huống làm thí nghiệm theo phương án khác cũng có thể đạt được mục
đích của thí nghiệm .
Ví dụ trong thí nghiệm: Kiểm tra sự khúc xạ của tia sáng truyền từ nước

sang không khí sách giáo khoa vật lí 9 đưa ra phương án thí nghiệm dùng “
phương pháp che khuất ”nhưng học sinh có thể đưa ra phương án khác như : Để
nguồn sáng trong nước chiếu ánh sáng từ đáy bình lên, hoặc để nguồn sáng ở
ngoài chiếu ánh sáng qua đáy bình qua nước rồi ra không khí. Giáo viên giúp học
sinh cân nhắc xem có thể dùng phương án nào dễ thực hiện nhất và sẽ thực hiện
theo phương án đó. Hoặc trong thí nghiệm của bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ”
thí nghiệm 2 dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng sáchgiáo khoa
đưa ra hai trường hợp: Trong khi đóng hoặc trong khi ngắt mạch điện có dòng
điện cảm ứng ở cuộn dây kín. Giáo viên đặt vấn đề thêm cho học sinh: Có thể
mắc thêm dụng cụ gì ở thí nghiệm hình 31.3 để sau khi đóng K cũng có dòng
điện cảm ứng ở cuộn dây? Học sinh có thể trả lời: mắc thêm biến trở vào mạch
và những lúc di chuyển con chạy của biến trở cũng có dòng điện cảm ứng ở trong
cuộn dây.
• Đối với loại bài hình thành khái niệm về một hiện tượng vật lý:
Trong dạy học, có thể tạo lại một hiện tượng vật lý nhờ việc tiến hành
thí nghệm. Khi đó việc thu thập, xử lý thông tin của học sinh thành công hay
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
không sẽ phụ thuộc vào việc giáo viên (hay học sinh) có tiến hành thí nghiệm
để cho hiện tượng xảy ra rõ ràng hay không ? Giáo viên có hướng dẫn học
sinh chọn được những thông tin chính xác để giúp cho việc hình thành kiến
thức mới hay không?
- Thu thập thông tin:
+ Qua việc mô tả rõ ràng chính xác diễn biến của hiện tượng trong
thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin về sự thay
đổi của vật thể ( hoặc hành vi của vật thể ) tham gia vào hiện tượng
+Thay đổi điều kiện thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi
lại thông tin về những sự biến đổi kèm theo của hiện tượng (Có gì
giống cũ ? Có gì khác ?)
- Xử lý thông tin :

+ Hướng dẫn học sinh phân tích những sự giống, khác nhau giữa
những biểu hiện của nguyên nhân và kết quả kèm theo, loại bỏ những thông
tin ít lặp lại (hoặc không có nhiều dấu hiệu giống nhau), chỉ giữ lại những
thông tin lặp lại nhiều lần về cùng một dấu hiệu của hiện tượng.
+ Dùng ngôn ngữ để mô tả cho thông tin về dấu hiệu bản chất ⇒
Định nghĩa hiện tượng (có thể tạm chấp nhận việc học sinh dùng một phần
ngôn ngữ đời thường. Điều này giáo viên cần uốn nắn dần và khắc phục ở các
lớp trên)
• Đối với loại bài hình thành định luật vật lý :
Có nhiều con đường để xác lập các định luật vật lý. ở trường THCS, chủ
yếu đi theo con đường thực nghiệm. Khi đó giáo viên thường phải hướng dẫn
học sinh thu thập, xử lý thông tin ở các giai đoạn sau:
- Thu thập thông tin: Hướng dẫn học sinh quan sát những yếu tố của sự vật,
hiện tượng tham gia vào quá trình biến đổi diễn ra ở thí nghiệm để thu thập
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
thông tin về số lượng các đại lượng có mặt trong sự biến đổi và quá trình
biến đổi của các đại lượng đó .
- Xử lý thông tin : Khi hiện tượng đã diễn ra, tìm (trong tập hợp các thông
tin về các đại lượng biến đổi) thông tin nói nên sự tương thích giữa các yếu
tố gây nên sự biến đổi và kết quả kèm theo hay mối quan hệ của các đại
lượng biến đổi trong quá trình nghiên cứu để nêu nên một câu hổi về mối
tương thích đó.
Hướng dẫn học sinh thử tìm câu trả lời (dự đoán) về mối quan hệ định
lượng nào đó ( ở THCS thường là quan hệ tỷ lệ) giữa các tính chất của các sự
vật dựa trên mối quan hệ tương thích vừa phát hiện.
Giáo viên thảo luận với học sinh cần bố trí, tiến hành và thu thập tiếp
thông tin như thế nào để kiểm tra tính đúng đắncủa dự đoán trên (bằng cách quan
sát, đo đạc ) và hướng dẫn học sinh phân tích, xử lý thông tin theo sự định
hướng đã nêu trên nhằm xác nhận hay phủ nhận tính đúng đắn của dự đoán.

IV. VÍ DỤ
Xác định những yêu cầu khi hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông
tin để xây dựng kiến thức về:
" Định luật phản xạ ánh sáng" - Vật lý lớp 7
1. Loại kiến thức cần xây dựng: Kiến thức về định luật vật lý
2.Kiến thức cần đạt tới: Tính chất của tia phản xạ,tia tới,quy luật về mối quan
hệ giữa góc phản xạ, góc tới.
3. Nguồn thông tin sẽ sử dụng:
-Thông tin từ kinh nghiệm của học sinh: Soi gương, dùng gương hứng ánh
sáng mặt trời để chiếu vào một vật
-Những thông tin từ thí nghiệm :
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
Thí nghiệm hình 4.1 trang 12 SGKvề hiện tượng phản xạ (sự phản
xạ, tia tới , tia phản xạ)
Thí nghiệm hình 4.2 trang 12 SGK để đửâ định luật
- Thông tin cung cấp của giáo viên : Pháp tuyến, góc tới, góc phản
xạ,môi trường trong suốt khác.
4.Vấn đề cần hướng dẫn:
- Về tính chất của tia phản xạ và tia tới:
Với điều kiện thí nghiệm như sách giáo khoa trình bày,cần hướng dẫn để
học sinh tạo được "tia sáng " bằng cách che bớt mặt đèn pin bằng giấy đen chỉ
để hở một khe nhỏ. Để cho tia tới và tia phản xạ nằm trên mặt tờ giấy để trên
mặt bàn, cần phải bố trí thí nghiệm như thế nào? (để đèn pin ở mép bàn sao
cho tia sáng phát rađi là là trên mặt bàn)
- Về quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ :
Khi đổi hướng tia tới (hướng tia phản xạ thay đổi theo) sẽ dẫn đến sự
biến đổi kèm theo (góc phản sạ thay đổi khi góc tới thay đổi theo một quy
luật). Nói về "hướng" ở đây chỉ có nghĩa khi đã có thông báo về pháp tuyến
(lấy làm mốc để so sánh).

- Hướng dẫn bố trí thí nghiệm kiểm tra dự đoán: Tia phản xạ nằm trong mặt
phẳng chứa pháp tuyến và tia tới (hứng tia phản xạ ở mặt phẳng khác hoặc có
thể bố trí thí nghiệm để quay được mặt phẳng tới).
- Hướng dẫn phát biểu kết luận "Góc phản xạ và góc tới luôn luôn "
(trang 13): Cần hiểu thế nào là "luôn luôn" (trong thí nghiệm - H. 4.2, Tr12 -
từ "luôn luôn " được hiểu với nghĩa là với các góc tới khác nhau, còn khi đã
phát biểu thành định luật (Tr13) thì phải thêm là với "các môi trường trong
suốt" khác nữa).
- Hướng dãn vận dụng định luật: Thay đổi hướng truyền của tia sáng (H4.4
tr17).
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
Đây là trường hợp đã biết mặt phẳng tới. Vậy, nếu chiếu tia sáng trong
không gian thì làm thế nảo để vẽ được tia phản xạ ?
Việc hướng dãn có thể tập trung vào các giai đoạn sau:
+ Hướng dãn HS thu thập thông tin (nhờ việc quan sát sự tham gia và
"hành vi " của tia chiếu vào gương và tia từ gương đi ra ) liên quan tới các yếu
tố các đại lượng tham gia vào quá trình biến đổi: Tia tới và tia phản xạ . H 4.4
(tr14) góc tới và góc phản xạ.
+ Xử lý thông tin : Hướng dẫn HS phát hiện xự tương thích của yếu tố
gây nên sự thay đổi và kết quả kèm theo : Khi chiếu tia tới trong mặt phẳng tờ
giấy , tạo sự biến đổi về hướng của tia tới ( so với mốc là đường pháp tuyến)
dẫn tới sự biến đổi kèm theo vè hướng của tia từ gương phát ra ( Hay sự biến
đổi của góc tới dẫn tới sự biến đổi của góc phản xạ ) , nêu các câu hỏi :
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ?
- Góc phản xạ có quan hệ như thế nào với góc tới ?
Những dự đoán tương ứng: Tia phản xạ có thể nằm trong mặt phẳng
khác ; Góc phản xạ bằng góc tới.
Hướng dãn học sinh thu thập tiếp thông tin từ các thí nghiệm khác như:
tự bố trí xem tia phản xạ có nằm trong mặt phẳng khác không ? hoặc làm thí

nghiệm nhiều lần với các góc tới khác nhau để có câu trả lời cho những điều
đã dự đoán ( Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với pháp tuyến và tia tới ;
góc phản xạ bằng góc tói ).
Hướng dãn HS giữ lại những thông tin đúng nhất , trùng lặp nhiều nhất
với mọi trường hợp (Kể cả thông tin thêm do giáo viên cung cấp: Thí nghiệm
với các môi trường trong suốt khác ) Về mối quan hệ đang xét : Tia tới và tia
phản xạ ( Chú ý mặt phẳng chứa các tia này) ; Góc tới và góc phản xạ ( Chú ý
đo định lượng ). Từ đó hình thành định luật.
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS
C. KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy, cũng như sưu tầm tài liệu tham khảo, tôi rút ra
những bài học kinh nghiệm cho mình trong việc hướng dẫn học sinh thu thập
và xử lý thông tin. Trong giảng dạy tôi luôn cố gắng thực hiện để học sinh có
thể triệt để khai thác các nguồn thông tin cung cấp, từ đó xử lý thông tin tìm ra
kiến thức mới và thấy có hiệu quả. Học sinh tích cực, tự tin và chủ động hơn
trong học tập. Đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thu lượm được trong quá
trình giảng dạy và học tập qua các buổi dự giờ, chuyên đề , các đồng chí có
nhiều kinh nghiệm Song chắc rằng còn có những mặt hạn chế. Mong các
đồng chí đóng góp xây dựng để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy môn
Vật lý ở bậc THCS, từng bước đáp ứng việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người viết

Lê Thị Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2002-2007)-
Nhà xuất bản giáo dục
2. Sáchgiáo khoa, sáchgiáo viên vật lí 6,7,8,9. -Nhà xuất bản giáo dục

3. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm của PGS- PTS Trần Kiều -
Viện khoa học giáo dục, xuất bản năm 1997
================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============
Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý thông tin trong giảng dạy vật lý ở THCS



================ Lê Thị Bình- Trường THCS Vĩnh An ============

×