Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ kết hợp bài tập PHỤC hồi CHỨC NĂNG THỊ GIÁC CHO BỆNH NHÂN LÃNG QUÊN KHÔNG GIAN bên LIỆT SAU TAI BIẾN MẠCH máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

------***------

LÊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾT HỢP BÀI TẬP PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG THỊ GIÁC CHO BỆNH NHÂN
LÃNG QUÊN KHÔNG GIAN BÊN LIỆT SAU TAI
BIẾN MẠCH MÁU NÃO

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

------***------

LÊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾT HỢP BÀI TẬP PHỤC


HỒI CHỨC NĂNG THỊ GIÁC CHO BỆNH NHÂN
LÃNG QUÊN KHÔNG GIAN BÊN LIỆT SAU TAI
BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Chuyên ngành : Phục hồi chức năng
Mã số

: 62724301

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM VĂN MINH


Hà Nội – 2016


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BIT

: Behavioral inattention test – Test nhận thức hành vi.

PHCN

: Phục hồi chức năng.

TBMMN

: Tai biến mạch máu não.


USN

: Unilateral spatial neglect – Lãng quên không gian bên liệt.

WHO

: World health organization – Tổ chức y tế thế giới.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Giải phẫu não bộ liên quan đến lãng quên không gian bên liệt.................3
1.1.1. Hệ động mạch não...................................................................................3
1.1.2. Giải phẫu các vùng não liên quan đến tình trạng lãng quên không gian
bên liệt.....................................................................................................5
1.2. Tổng quan về tai biến mạch máu não.........................................................7
1.2.1. Định nghĩa...............................................................................................7
1.2.2. Phân loại..................................................................................................7
1.1.3. Chẩn đoán..............................................................................................10
1.2. Tình trạng lãng quên không gian bên liệt sau TBMMN...........................11
1.2.1. Định nghĩa.............................................................................................11
1.2.2. Phân loại................................................................................................11
1.2.3. Dịch tễ...................................................................................................12
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của USN....................................................................12
1.2.5. Chẩn đoán..............................................................................................14
1.2.6. Điều trị...................................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..............................................................................24

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................24
2.2. Cỡ mẫu.....................................................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................25
2.3.2. Kỹ thuật và công cụ nghiên cứu............................................................25


2.3.3. Số liệu....................................................................................................30
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................31
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................34
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:

Tỷ lệ lãng quên không gian bên liệt của bệnh nhân sau tai biến
mạch máu não.............................................................................31

Bảng 3.2:

Đánh giá bệnh nhân trước can thiệp............................................31

Bảng 3.3:

Tỷ lệ xuất huyết não và nhồi máu não của bệnh nhân lãng quên

không gian bên liệt......................................................................32

Bảng 3.4:

Điểm BIT trung bình trước khi can thiệp, sau 4 tuần can thiệp,
sau 8 tuần can thiệp.....................................................................32


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Sự cấp máu cho não của các động mạch não................................3

Hình 1.2.

Vòng động mạch não – đa giác Willis..........................................5

Hình 1.3.

Nhồi máu não................................................................................8

Hình 1.4.

Các nguyên nhân gây TBMMN từ tim:........................................9

Hình 1.5.

Xuất huyết não..............................................................................9

Hình 1.6.


Sự chi phối nhận thức của bán cầu não phải và trái....................13

Hình 1.7.

Phân biệt hai kiểu nhận thức không gian....................................15

Hình 1.8.

Bữa ăn của bệnh nhân lãng quên không gian bên liệt.................15

Hình 1.9.

Bán manh và USN .....................................................................17

Hình 1.10. Đường đi của dây thần kinh thị giác và cơ chế gây ra các loại bán
manh............................................................................................17
Hình 1.11. Bài xóa........................................................................................22
Hình 1.12. Bài tìm đường.............................................................................23
Hình 2.1.

Bài xóa sao..................................................................................26

Hình 2.2.

Bài xóa chữ.................................................................................26

Hình 2.3.

Bài gạch đường thẳng.................................................................27


Hình 2.4.

Bài chia đôi dòng kẻ....................................................................27

Hình 2.5.

Bài vẽ tự do của bệnh nhân lãng quên không gian bên liệt.........28

Hình 2.6.

Bài vẽ sao chép của bệnh nhân lãng quên không gian bên liệt...28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) được Hyppocrates phát hiện cách đây
2400 năm, vào khoảng năm 460 đến 370 trước công nguyên, tuy nhiên trong
thời kỳ này, TBMMN chỉ được mô tả rất đơn giản: “bệnh nhân đột ngột bị
liệt”. Cùng với sự phát triển của nhân loại, đến khoảng năm 1928, TBMMN
đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là do nguyên nhân mạch máu não,
đưa ra các dấu hiệu lâm sàng đầy đủ và từng bước nghiên cứu cách điều trị.
Cũng từ đó người ta thấy rằng TBMMN là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong và gánh nặng bệnh tật cho con người .
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2012 có khoảng 56
triệu người tử vong trên toàn thế giới, khoảng 38 triệu người tử vong do bệnh
không lây nhiễm, chiếm 68% tổng số người tử vong, trong đó người bị
TBMMN là 6,7 triệu người, chiếm 11,9 %, đứng thứ hai trong số những bệnh
gây tử vong nhiều nhất thế giới, chỉ sau nhồi máu cơ tim (7,4 triệu người chết,

13,4%) [1].
Từ năm 1993, thế giới đã công nhận chỉ số DALY (Dissability adjusment
life years – số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật) để đánh giá gánh
nặng bệnh tật. Một DALY là một năm mất đi do bệnh tật, hoặc tàn tật hoặc
chết. Theo tổ chức gánh nặng bệnh tật thế giới, năm 2012, chỉ số DALY ở
nhóm TBMMN là khoảng 141.000.000, chiếm 5,2% tổng DALY, xếp thứ 3
trong nhóm 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật của toàn thế giới! (tăng
16 triệu DALY so với năm 2000) .
Trong quá trình nghiên cứu về TBMMN, các nhà nghiên cứu đã nhận
thấy có một số vấn đề ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục của Bệnh
nhân, ví dụ như tình trạng lãng quên không gian bên liệt (Unilateral spatial
neglect – USN). Theo Nijboer và CS thì USN là một trong các tác nhân gây


2
ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng hồi phục sau tai biến của bệnh nhân. USN
cũng được đánh giá là một yếu tố tiên lượng kém cho bệnh nhân bị tai biến,
có liên quan chặt chẽ với các tình trạng khác như trầm cảm, co cứng...
Vậy khả năng hồi phục của Bệnh nhân bị lãng quên nửa người thế nào?
Cũng theo Nijboer và CS (2013), tình trạng lãng quên nửa người thường được
hồi phục sau 12-14 tuần, và sau thời gian này thì tình trạng lãng quên được
cho là ổn định, khó có thể hồi phục với các trường hợp nặng .
Hiện tại trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của PHCN
trong điều trị USN, các bài tập như tập với gương, vận động chi trên, kích
thích bên liệt bằng điện trị liệu (bao gồm kích thích điện dòng TENS và kích
thích điện chức năng FES), sử dụng các miếng dán che mắt bên lành... Trong
đó, PHCN thị giác kết hợp với vận động chi trên là bài tập được khuyến cáo
trong điều trị USN. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kết
hợp bài tập phục hồi chức năng thị giác cho bệnh nhân lãng quên không
gian bên liệt sau tai biến mạch máu não” tại trung tâm phục hồi chức năng

Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng
10/2016 đến tháng 7/2017 với hai mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng lãng quên không gian bên liệt ở bệnh nhân sau
TBMMN.
2. Đánh giá hiệu quả kết hợp PHCN thị giác kết hợp với vận động trị liệu và
hoạt động trị liệu trong điều trị bệnh nhân lãng quên không gian bên liệt.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu não bộ liên quan đến lãng quên không gian bên liệt
1.1.1. Hệ động mạch não
Não được cấp máu bởi hai hệ động mạch chính: động mạch cảnh trong
và động mạch sống nền.

Hình 1.1. Sự cấp máu cho não của các động mạch não (nguồn Internet)
1.1.1.1. Hệ động mạch cảnh
Cung động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái chia ra làm ba nhánh
động mạch: động mạch cánh tay đầu, động mạch cảnh chung trái, động mạch
dưới đòn trái.
Từ động mạch cánh tay đầu tách ra làm hai nhánh: động mạch cảnh
chung phải và động mạch dưới đòn phải.
Ở đoạn cổ, hai động mạch cảnh chung chạy lên trên, ra ngoài dọc hai bên
khí quản, thực quản, sau đó là thanh quản và hầu. Tới ngang bờ trên sụn giáp


4
thì động mạch cảnh chung phình ra thành xoang cảnh rồi chia làm hai nhánh:

động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong.
Động mạch cảnh ngoài cấp máu chủ yếu cho vùng đầu mặt cổ.
Động mạch cảnh trong: sau khi tách ra từ động mạch cảnh chung tiếp tục
chạy lên trên vào trong ở đoạn cổ, qua xương đá, xoang hang, sau đó chia làm
hai nhánh tận: động mạch não giữa, động mạch não trước. Các động mạch
não giữa và não trước lại chia làm hai nhánh: nhánh nông cấp máu cho vỏ
não, nhánh sâu cấp máu cho các tổ chưc ở sâu của não.
1.1.1.2. Hệ động mạch sống nền
Xuất phát từ động mạch dưới đòn, động mạch đốt sống chạy lên trên,
chui qua lỗ mỏm ngang của sáu đốt sống cổ trên và lỗ lớn xương chẩm vào
trong sọ não. Trong sọ, động mạch chạy ra trước, lên trên qua mặt trước bên
hành não rồi hợp với động mạch đốt sống bên đối diện ở giữa rãnh hành cầu
tạo nên động mạch nền.
Động mạch nền đi lên trong rãnh nền ở mặt trước cầu não. Đến cuối
rãnh, động mạch nền chia làm hai nhánh động mạch não sau cấp máu cho
vùng chẩm – thái dương mặt dưới bán cầu đại não.
Hệ động mạch sống nền còn cấp máu cho vùng tiểu não, cầu não, hành
não nhờ các nhánh bên của động mạch nền.
1.1.1.3. Vòng động mạch não – đa giác Willis
Là một đa giác 6 cạnh với hai động mạch não trước ở trước, nối với nhau
bằng động mạch thông trước.
Phía sau là hai động mạch thông sau xuất phát từ động mạch nền. Mỗi
động mạch não sau được nối với động mạch cảnh trong cùng bên qua động
mạch thông sau.


5

Hình 1.2. Vòng động mạch não – đa giác Willis (nguồn Internet)
1.1.2. Giải phẫu các vùng não liên quan đến tình trạng lãng quên không

gian bên liệt
Theo Mesulam (1999), có nhiều phần của não tham gia vào quá trình
nhận thức, trong đó quan trọng nhất là thùy đỉnh sau, hồi trán mắt, đồi thị, hồi
đai và thể vân .
1.1.2.1. Thùy đỉnh sau
Thùy đỉnh sau là phần phía sau của hồi sau trung tâm, gồm tiểu thùy
đỉnh trên, tiểu thùy đỉnh dưới, rãnh nội đỉnh, thùy đỉnh trung gian.
Đây là nơi hội tụ của các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, và
hệ thống thăng bằng tiền đình. Nhờ vào sự tập trung của các giác quan, nên
vùng này có khả năng nhận thức không gian xung quanh cơ thể.
Giải nghĩa các dấu hiệu từ việc nhìn, nghe, vận động, cảm giác, và trí nhớ.
Chức năng liên quan đến nhận thức không gian:
Nhận thức không gian bên ngoài dựa vào các đặc điểm nổi bật hơn là xác
định hình dạng, màu sắc.


6
Không có khả năng bản đồ hóa chính xác không gian, nhưng có khả
năng lên kế hoạch vận động để khám phá, giữ vật đặc biệt quan sát được.
Tiểu thùy đỉnh dưới có các đường dẫn truyền thần kinh nội tại liên kết
với vùng tiền vận động, hồi trán ổ mắt, củ não sinh tư trên, ...
1.1.2.2. Hồi trán ổ mắt
Là một phần của thùy trán, thuộc vùng số tám theo phân chia của
Brodmann.
Chức năng: đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhận thức thị
giác và vận động mắt .
1.1.2.3. Đồi thị
Đồi thị nằm ở phần trước của não, trên não giữa.
Đồi thị chủ yếu chứa các nhân xám và có rất ít chất trắng.
Là nơi chuyển tiếp các thông tin cảm giác và vận động.

Chức năng:
+ Trạm chuyển tiếp trên đường dẫn truyền cảm giác lên vỏ não: (cảm
giác thân thể, thị giác, thính giác và các loại kích thích khác).
+ Mắt xích hướng tâm của hệ thống dưới vỏ đồi – viền – nhạt (thalamo –
strio - pallidum) thực hiện các phản xạ tự động phức tạp.
+ Điều hòa các quá trình bên trong cơ thể và hoạt động của các cơ quan
nội tạng nhờ có mối quan hệ vơí dưới đồi và vỏ não.
1.1.2.4. Hồi đai
Là một phần của hệ viền.
Hồi đai nhận các thông tin từ đồi thị và vỏ não mới, sau đó gửi thông tin
tới hành khứu.
Hồi đai có hai phần quan trọng liên quan đến nhận thức không gian là
hồi đai trước và hồi đai sau.


7
Hồi đai trước liên quan đến nhiều đến việc tiếp nhận các kích thích giác
quan vào, hồi đai sau tập trung nhận thức thị giác, kiểm soát những thay đổi
không gian sau chuyển động mắt nhanh.
1.2. Tổng quan về tai biến mạch máu não
1.2.1. Định nghĩa
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, TBMMN hay đột quỵ được định nghĩa
là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân
mạch máu não (thường do tắc hoặc vỡ động mạch não). Các tổn thương thần
kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc diễn biến nặng, có
thể tử vong trong vòng 24 giờ.
Định nghĩa này chưa bao gồm xuất huyết dưới nhện, thường không có
biểu hiện thiếu sót thần kinh khu trú.
Những thiếu sót thần kinh cục bộ do nguyên nhân mạch máu não tồn tại
dưới 24h được gọi là cơn thiếu máu não thoảng qua.

1.2.2. Phân loại
Tai biến mạch máu não về cơ bản chia thành 2 loại: nhồi máu não và
xuất huyết não.
1.2.2.1. Nhồi máu não:
Là hiện tượng dòng máu đến não bị ứ trệ, thường do cục máu đông hoặc
do mảng xơ vữa có thể tại chỗ hoặc từ chỗ khác di chuyển đến gây ra.
Nhồi máu não chiếm khoảng 85% TBMMN.


8

Hình 1.3. Nhồi máu não (nguồn Internet)
Nguyên nhân của nhồi máu não rất đa dạng, thường gặp ở bệnh nhân
tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid máu, huyết khối
do bệnh lý tim mạch, giảm khối lượng tuần hoàn.... Trong đó các nguyên nhân
do xơ vữa động mạch, huyết khối do bệnh tim (rung nhĩ, hẹp van hai lá, viêm
nội tâm mạc...) là thường gặp nhất.


9

Hình 1.4. Các nguyên nhân gây TBMMN từ tim: rung nhĩ chiếm đến 50%
các nguyên nhân gây TBMMN từ tim (nguồn Internet)
1.1.2.2. Xuất huyết não

Hình 1.5. Xuất huyết não (nguồn Internet)


10
Là hiện tượng mạch máu của não bị vỡ ra gây chảy máu trong não

Chiếm 15% TBMMN
Nguyên nhân thường gặp là do tăng huyết áp (60-75%), dị dạng thông
động tĩnh mạch não, túi phình động mạch não vỡ, rối loạn đông máu...
1.1.3. Chẩn đoán
1.1.3.1. Lâm sàng
Trên thực tế lâm sàng đôi khi rất khó phân biệt giữa nhồi máu não và
xuất huyết não. Triệu chứng lâm sàng nói chung của cả hai nhóm này là:
- Bệnh nhân có biểu hiện thiếu sót thần kinh vùng não bị tổn thương (tùy
vào động mạch tổn thương, thuộc hệ mạch cảnh hoặc hệ sống nền). Bệnh
nhân có thể có các triệu chứng sau:
- Các dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt vận động, rối loạn cảm giác, liệt
các dây thần kinh sọ...
- Các tổn thương bán cầu ưu thế - không ưu thế: thất ngôn, mất thực
dụng, lãng quên bên liệt.
- Các tổn thương khác: rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần, động kinh...
Với nhồi máu não, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, có thể tăng dần từ
vài phút, vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên với nhồi máu não diện rộng, các
triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, nặng, bệnh nhân rối loạn ý thức và có
thể tử vong nhanh.
Với xuất huyết não, thường khởi phát đột ngột, bệnh nhân có đau đầu dữ
dội, nôn, rối loạn ý thức. Dấu hiệu màng não có thể có nếu có xuất huyết
màng não.
1.1.3.2. Cận lâm sàng
Chủ yếu dựa vào phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Phim
chụp cộng hưởng từ thường có giá trị hơn vì trong những giờ đầu sau nhồi
máu não, các hình ảnh trên phim cắt lớp vi tính có thể chưa rõ ràng.


11
Chụp cắt lớp vi tính sọ não: trên phim chụp có hình ảnh ổ giảm tỷ trọng

(nhồi máu não) hoặc ổ tăng tỷ trọng (xuất huyết não) ở nhu mô não thuộc khu
vực động mạch bị tổn thương.
Ngoài ra có thể thấy dấu hiệu phù não, và có thể loại trừ các nguyên
nhân khác như u não, máu tụ mạn tính dưới màng cứng....
Chụp cộng hưởng từ sọ não:
Nhồi máu não: hình ảnh giảm tín hiệu một vùng trong nhu mô não thì T1
và tăng tín hiệu thì T2.
Xuất huyết não: hình ảnh tăng tín hiệu thì T1.
1.2. Tình trạng lãng quên không gian bên liệt sau TBMMN
1.2.1. Định nghĩa
Lãng quên được định nghĩa là “tình trạng giảm khả năng nhận biết, phản
ứng, định hướng với các kích thích mới hoặc kích thích có ý nghĩa đối bên với
bên não bị tổn thương mà không phải là hậu quả của việc rối loạn cảm giác
hay vận động” .
1.2.2. Phân loại
Tình trạng lãng quên được chia làm 3 loại: lãng quên không gian liên
quan đến trí nhớ, lãng quên vận động bên liệt, lãng quên cảm giác (hay lãng
quên không gian bên liệt bao gồm thị giác, xúc giác, thính giác...) bên liệt.
Lãng quên không gian liên quan đến trí nhớ biểu hiện là bệnh nhân quên
mất phần không gian đối bên với bên não bị tổn thương khi được yêu cầu nhớ
lại một khoảng không gian quen thuộc nào đó liên quan đến trí nhớ dài hạn.
Loại lãng quên này được Bisiach và Luzzatti mô tả lần đầu từ năm 1978, khi
khám 2 bệnh nhân lãng quên bị tình trạng này, với biểu hiện quên hoàn toàn
không gian bên trái khi được yêu cầu miêu tả lại quảng trường Milan theo trí
nhớ của mình .


12
Lãng quên vận động bên liệt được biểu hiện là bệnh nhân giảm hoặc mất
khả năng vận động bên liệt mặc dù vị trí tổn thương trên não không làm ảnh

hưởng đến con đường vận động. Với loại lãng quên này có thể dễ dáng quan
sát được vì bệnh nhân quay đầu, quay mắt, thân mình về bên não bị tổn
thương và quên sử dụng chân tay bên liệt .
Lãng quên không gian bên liệt: bệnh nhân mất nhận thức về thị giác, xúc
giác và âm thanh bên liệt .
1.2.3. Dịch tễ
Theo nghiên cứu của Stone và CS thì hơn 80% bện nhân có biểu hiện
lãng quên không gian bên liệt sau tổn thương não phải do TBMMN trong khi
Denes và CS thì báo cáo là chỉ có khoảng 17% bệnh nhân bị lãng quên không
gian bên liệt sau TBMMN gây tổn thương não phải . Lãng quên không gian
bên phải cũng có thể xảy ra sau TBMMN , tuy nhiên lãng quên không gian
bên trái phổ biến hơn và nặng hơn . Thường thì lãng quên không gian bên liệt
hay xảy ra một bên nhưng cũng có những trường hợp bị cả hai bên .
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của USN
Theo Mesulam, bán cầu não trái chi phối nhận thức không gian bên phải,
và bán cầu não phải thì chi phối nhận thức ở cả 2 bên bán cầu . Chính vì vậy
khi tổn thương bán cầu não phải thì xảy ra hiện tượng lãng quên không gian
bên trái, trong khi tổn thương bán cầu não trái lại hiếm khi gây ra tình trạng
lãng quên không gian bên phải, bởi vì không gian bên phải được nhận thức ở
cả 2 bên bán cầu. Ông này cũng cho rằng lãng quên không gian bên liệt có thể
do tổn thương nhiều vùng giải phẫu khác nhau của não bộ.


13

Hình 1.6. Sự chi phối nhận thức của bán cầu não phải và trái
Cho đến nay, rất nhiều giả thuyết đã ra đời để giải thích cho tình trạng
lãng quên không gian bên liệt nhưng chưa có một giả thuyết nào giải thích
được một cách trọn vẹn, đầy đủ về tình trạng này. Một số giả thuyết được coi
là đúng đắn nhưng vẫn không thể giải thích được các biến thể của lãng quên

không gian bên liệt và các biến đổi hành vi liên quan đến nó .
Lãng quên không gian bên liệt có thể xảy ra khi có tổn thương ở các
vùng: thùy đỉnh sau, thùy trán, hồi đai, thể vân và đồi thị . Tất cả các vùng
này đều liên quan đến một mạng lưới trải rộng, chịu trách nhiệm kiểm soát
nhận thức không gian. Một số nhà nghiên cứu coi thùy đỉnh sau là tâm điểm
gây ra tình trạng lãng quên không gian bên liệt .


14

Sơ đồ 1.1 Nhận thức không gian
1.2.5. Chẩn đoán
1.2.5.1. Lâm sàng
Có nhiều trường hợp có thể chẩn đoán lãng quên nửa người chỉ cần bằng
quan sát. Các bệnh nhân bị lãng quên nửa người nặng thường quay đầu, quay
người về bên não tổn thướng và mất khả năng chú ý bên người bị liệt. Những
trường hợp nhẹ hơn thì khó phát hiện hơn, đặc biệt khi bệnh nhân nằm bất
động trên giường hoặc ở môi trường quen thuộc, không thay đổi. Hoặc đôi
khi tình trạng này biểu hiện một cách tương đối chọn lọc. Với loại lãng quên
“kiểu liên hệ vật thể - cơ thể”, bệnh nhân sẽ không chú ý đến các vật ở phía
bên liệt liên quan đến thân thể họ, còn với loại lãng quên “kiểu liên hệ vật thể
- vật thể” thì bệnh nhân sẽ không chú ý đến các vật phía bên liệt so với các vật
khác .


15

Hình 1.7. Phân biệt hai kiểu nhận thức không gian (nguồn Internet)
Có những bệnh nhân biểu hiện lãng quên cả 2 bên thân thể, dẫn đến các
vấn đề về chăm sóc cá nhân, hoặc lãng quên cả 2 bên không gian gần cơ thể,

dẫn đến các vấn đề về ăn uống, đọc sách báo.... Một số bệnh nhân chỉ biểu
hiện lãng quên không gian ngoài tầm với, làm trầm trọng thêm tỷ lệ va chạm
và gây rối loạn điều hướng .

Hình 1.8. Bữa ăn của bệnh nhân lãng quên không gian bên liệt
(Nguồn Internet)


16
Hội chứng Anton – Babinski: biểu hiện: mất nhận thức bệnh tật, phủ nhận sự
tồn tại nửa người bên liệt, rối loạn nhận thức sơ đồ cơ thể. Đây là một tập hợp
các dấu hiệu của mất nhận thức không gian một bên làm ảnh hưởng nặng đến
nhận thức sơ đồ cơ thể.
1.2.5.2. Công cụ đánh giá
Cho tới nay đã có nhiều bộ test để đánh giá tình trạng lãng quên không gian
bên liệt. Ví dụ như test alberst, test vẽ đồng hồ, test chuông của Lisa Zeltzer và
CS... Tuy nhiên, bộ test BIT (Behavioral inattention test) của Wilson và CS cho
đến nay vẫn là bộ test đầy đủ nhất và được khuyến cáo sử dụng trong việc đánh
giá tình trạng lãng quên không gian bên liệt .
Bộ test này gồm 6 bài giấy – bút, và 9 bài đánh giá hành vi, được đánh
giá là có độ nhạy và độ tin cậy cao . 6 bài giấy – bút bao gồm bài xóa sao, xóa
chữ, gạch đường thẳng, chia đôi dòng kẻ, vẽ tự do và vẽ sao chép. 9 bài đánh
giá hành vi bao gồm: bài xem tranh, gọi điện thoại, xem thực đơn, đọc báo,
xem giờ và chỉnh giờ, phân loại đồng xu, phân loại card, xem bản đồ và chỉ
đường, chép địa chỉ và chép câu chữ. Cụ thể xin trình bày ở phần 2, công cụ
đánh giá.
1.2.5.3. Chẩn đoán phân biệt
Tình trạng lãng quên không gian bên liệt rất dễ nhầm lẫn với tình trạng
bán manh vì cả hai tình trạng này đều làm bệnh nhân mất khả năng thu thập
thông tin nửa bên liệt, song hai tình trạng này hoàn toàn khác biệt nhau về

nguyên nhân và cách điều trị.


17

Hình 1.9. Bán manh và USN đều làm bệnh nhân mất thông tin
thị giác một bên (nguồn Internet)
Với bán manh, tổn thương ở não bộ liên quan đến đường đi của dây thần
kinh thị giác, làm cho bệnh nhân mất khả năng nhìn thấy các hình ảnh phía
bên liệt. Tuy nhiên khi được kiểm tra, các bệnh nhân này luôn có ý thức quay
đầu về phía liệt để tiếp nhận các thông tin thị giác.

Hình 1.10. Đường đi của dây thần kinh thị giác và cơ chế gây ra các loại
bán manh (nguồn Internet)


×