Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN sưu tầm sáng tạo một số trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi (năm 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.86 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
STT

1

2

3

Nội dung

Trang

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

2

1.Lý do chọn đề tài

2

2.Mục đích nghiên cứu

3

3.Đối tượng nghiện cứu

3

4.Phạm vi nghiên cứu


3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

3

1.Cơ sở lý luận.

3

2. Cơsởthựctiễn.

4

3. Biện pháp thực hiện.

5

4. Hiệu quả SKKN.

11

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

11

2/11


I. ĐẶT VẤN ĐỀ .

1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kinh yêu của chúng ta , lúc sinh thời người đã
nói
“Non sông việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc việt nam có được sánh
vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của
các cháu”.
Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giầu mạnh, phồn
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ
khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn
cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép
ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải
trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn
học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, môn văn
học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng, thông qua các môn học
trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ , trẻ
được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó và phát
triển một cách toàn diện về mọi mặt để trẻ có một hành tranh vững vàng, một tâm
thế tự tin khi bước vào lớp một.
Khi trẻ tham gia chơi trò chơi học tập, trí tuệ của trẻ phát triển đặc biệt là sự
hình thành các biểu tượng về số lượng cho trẻ.Dưới dạng hoạt động thực hành
trong đó trẻ vận dụng vốn hiểu biết và khả năng tư duy của mình để giải quyết
nhhiệm vụ nhận thức. Hoạt động chơi hấp dẫn, không bị gò bó. Trò chơi học tập
tạo ra hoàn cảnh chơi sinh động đòi hỏi trẻ vận dụng tri thức một cách đa dạng,
thúc đẩy hoạt động trí tuệ cần thiết cho trẻ như: Sự nhanh trí, tính linh hoạt, tính
kiên trì. Việc thực hiện các thao tác, hành động chơi chính là thực hiện các nhiệm
vụ nhận thức, do đó tính tích cực của trẻ được nâng cao. Trò chơi học tập được coi
là một trong những phương tiện có hiệu quả để hình thành biểu tượng về thế giới
xung quanh nói chung, biểu tượng về số lượng nói riêng. Góp phần phát triển năng
lực trí tuệ, giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tự lực , đoàn
kết.

Mặt khác khi chơi trò chơi còn phát triển về thể chất, sự nhanh nhạy hoạt bát
trong vận động, tinh thần đoàn kết và tính đồng đội cao ở trẻ. Ngoài ra cũng thoả
mãn được tính tò mò, ham hiểu biết và sự hiếu động của trẻ. Khi chơi trò chơi trẻ
thấy mình như đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi , nhưng thực chất là
trẻ đang lĩnh hội được kiến thức mà cô cung cấp cho trẻ một cách tích cực và
nhanh nhạy. Tuy vậy không phải trò chơi nào cũng mang lại sự hào hứng cho trẻ
khi tham gia. Bởi trò chơi đã quá quen thuộc hoặc nhàm chán với trẻ rồi thì khiến
trẻ không còn hứng thú nữa, nên đòi hỏi trò chơi phải tạo ra cho trẻ cảm giác mới
3/11


lạ, kích thích được tính tò mò, năng động ở trẻ thì mới thu hút được trẻ vào hoạt
động.
Chính vì lí do trên tôi đã luôn mong muốn suy nghĩ và tìm ra một số trò chơi
phù hợp với trẻ để vừa nhằm củng cố kiến thức cho trẻ một cách hữu ích, lại đem
đến cho trẻ sự sảng khoái trong khi học. Nên trong năm học 2019-2020 tôi đã lựa
chọn đề tài “Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi học tập nhằm hình thành biểu
tượng số lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi ” để đưa trẻ vào hoạt động nhằm giúp trẻ có kết
quả học tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi học tập
nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 4- 5 tuổi, lớp Mẫu giáo nhỡ B1,
trường Mẫu giáo Hoa Hồng, nhằm phát triển cho trẻ về tư duy, trí tuệ, óc phán
đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng
cho trẻ 4 – 5 tuổi, lớp Mẫu giáo nhỡ B1, trường Mẫu giáo Hoa Hồng.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Trẻ 4 -5 tuổi, lớp Mẫu giáo nhỡ B1, trường Mẫu giáo Hoa Hồng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ đầu tháng 9 năm 2019 đến tháng 4 năm học 2019 2020.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là
môt trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các
giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống
kiến thức cần trang bị cho trẻ.Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội
các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất đối với trò chơi học tập.
Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm
huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ
tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành
những kỹ năng sơ đẳng, những biểu tượng về số lượng một cách tốt nhất . Giáo
viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị
đồ dùng cho tiết mới, mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu
kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt
động. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ
nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh và cũng từ đó hình thành hệ thống hoá
kiến thức một cách chính xác, khoa học.
Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non luôn tò mò, hiếu động, ham học hỏi
và tìm tòi khám phá những gì mới lạ. Mặt khác trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ hoạt
4/11


động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ “Học mà chơi chơi mà học”
không thể gò ép trẻ vào một khuôn khổ hay hình thức mang tính áp đặt nào. Mà ở
trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên theo sự hưng phấn của trẻ. Trò chơi là một
trong những hoạt động giúp trẻ sẽ nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức hơn. Vì qua trò
chơi trẻ nhận thấy mình đang được vui chơi thoả thích nhưng thực chất lại là sự
tiếp thu lĩnh hội kiến thức của những bài học một cách cao nhất. Vì vậy mà những
trò chơi phù hợp lại thoả mãn được tâm lí của trẻ, sẽ đem đến cho trẻ các kiến thức

một các nhẹ nhàng mà hiệu quả.
2. Cơ sở thực tiễn.
Để thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ ở các
lứa tuổi mầm non nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Nên đòi hỏi mỗi giáo
viên cần phải năng động có những tìm tòi, sáng tạo phù hợp trong quá trình chăm
sóc và giáo dục trẻ để nhằm đem lại cho trẻ những kiến thức bổ ích nhất trong cuộc
sống xung quanh trẻ. Trong thực tế các trò chơi lồng ghép vào giáo dục trẻ chưa
được phong phú chủ yếu là trò chơi cũ, đơn giản, gây cho trẻ sự nhàm chán. Vì vậy
để giúp trẻ có thể tiếp thu được những kiến thức của các bài học một cách tích cực
và hiệu quả thì không chỉ dừng ở việc cô giảng giải để trẻ tiếp thu một cách thụ
động mà còn cần thông qua trò chơi để trẻ được trải nghiệm thực tế hơn giúp trẻ
ghi nhớ sâu hơn những kiến thức kĩ năng cơ bản nhất của mỗi giờ hoạt động học
tập cũng như hoạt động vui chơi. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài “Sưu tầm
sang tạo một số trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 4
– 5 tuổi”. Trong quá trình thực hiện tôi có gặp một số thuận lợi và khó khăn sau :
* Thuận lợi:
- Phòng giáo dục và đào tạo luôn sát sao quan tâm và giúp đỡ. Tổ chức các buổi
kiến tập, tập huấn để chúng tôi được học hỏi và trau dồi kiến thức cho mình.
- Trường rất khang trang sạch sẽ, có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho các cháu
được học tốt nhất.
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tham gia góp ý để tôi có cơ hội nâng cao
về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm của
bản thân.
- Bản thân tôi là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và
giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí của trẻ lứa tuổi mầm non.
- Trẻ đi học đều, chăm ngoan thích vui chơi và tìm hiểu khám phá những điều mới
lạ xunng quanh mình.
- Phụ huynh quan tâm giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình để con em mình được học tốt
nhất.
* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp không ít những khó khăn như:
- Phòng học còn chật hẹp nên dẫn đến hoạt động học tập và vui chơi của trẻ còn
hạn chế.
5/11


- Một số trẻ rất hiếu động, chưa có ý thức cao khi học bài, chưa chú ý vào giờ học.
- Một số trẻ còn nhút nhát trong quá trình tham gia vào các hoạt động của lớp.
- Phụ huynh học sinh chưa có ý thức coi trọng việc học của con em mình ở mầm
non.
3. Biện pháp thực hiện
Sau đây tôi xin xây dựng một số trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về số
lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi như sau:
* Trò chơi 1: Cắp cua
a, Chuẩn bị: Sỏi, đá vụn (độ lớn bằng ngón tay), một cái rổ.
b, Số trẻ chơi: Cả lớp.
c, Luật chơi: Mỗi lần chỉ cắp 1 con cua, không được đụng tay vào con cua khác,
nếu đụng vào con cua khácc là mất luật chơi. Ai nhặt được 10 con cua trước là
người đó chiến thắng.
d, Cách chơi: Cô cho từng nhóm từ 5-7 trẻ chơi. Trẻ chắp 2 tay lại sau đó dùng 2
ngón trỏ làm càng cua để cắp. Khi cắp đọc bài thơ:
Ai đi Cắp
cua Bỏ
giỏ Mang
về Nấu
canh
e, Tác dụng: Luyện đếm cho trẻ từ 1-10, tập cho sự khéo léo của đôi bàn tay,
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trò chơi này sử dụng ngoài tiết học.
* Trò chơi 2: Đánh búng

a, Chuẩn bị: Một rổ (Hạt bưởi, hạt na, sỏi, đá)
b, Số trẻ chơi: Cả lớp
c, Luật chơi: Khi khía vào giữa 2 quân nếu ngón tay động vào 2 quân đó là mất
lượt đi. Khi búng 2 quân vào nhau nếu động vào quân thứ 3 là mất lượt đi. Người
thắng cuộc là người ăn được nhiều quân hơn.
d, Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 10 hạt, cho từng đôi 2 trẻ ngồi quay mặt vào
nhau. Trẻ đưa hạt gộp lại cho bạn. Trẻ chụm tay vào đỡ số hạt rồi tung rải ra sàn
sau đó đánh búng bằng cách tỡm 2 hạt hạt đứng gần nhau, lấy đầu ngón tay trỏ
khía vào khoảng trống 2 hạt rồi búng cho 2 quân chạm vào nhau. Nếu búng được
thỡ được ăn quân đó và đi tiếp. Nếu động vào quân khác là mất lượt đi. Trẻ nào ăn
được nhiều là trẻ đó thắng.
e, Tác dụng: Củng cố kỹ năng đếm trong phạm vi 10.
*Trò chơi 3: “Nghe âm thanh tạo số
lượng.” Mục đích trò chơi
-Trẻ đếm số lượng trong phạm vi
10 -Trẻ được vận động cơ thể
6/11


- Luyên tai nghe cho trẻ.
Cách tiến hành:
Tùy theo chủ đề tôi lựa chọn các hoạt động và âm thanh hợp lý, cho trẻ đếm sau đó
cho trẻ làm lại động tác theo số lượng âm thanh do cô tạo ra hoặc trẻ giơ số tương
ứng
Ví dụ:
-Chủ đề nghề nghiệp tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác thợ mộc
-Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm sau đó
bắt chiếc lại.
- Chủ đề giao thong cho trẻ đếm tiếng còi xe.v..v..
* Trò chơi 4: Bù vào chỗ trống.

a, Chuẩn bị: Một bảng kẻ 100 ô, trên 1 số có ghi chữ số và cvác quân bài chữ số
(đủ cho các ô cũn trống)
b, Số trẻ chơi: Cả lớp
c, Luật chơi: Hàng dọc đầu tiên bên trái phải có thứ tự đúng như thứ tự hàng
ngang đầu tiên phía trên. Trong các hàng ngang, hàng dọc còn lại đều phải có mặt
tất cả các số. Ai xếp đúng theo yêu cầu nhanh nhất người đó thắng cuộc.
d, Cách chơi: Trẻ lấy thẻ số hoặc (vẽ số) vào các ô còn trống sao cho hàng dọc
hàng ngang theo đúng thứ tự như hàng đầu.
e, Tác dụng: Củng cố đặc trưng thứ tự của số tự nhiên và nhận biết chữ số từ 1-10.
Hình minh hoạ :
1
2
3

2

3 4
4
6

5

6
7

7
9

5
5


8
8

7

1
1

10

3

9
1

4

8 9 10
10
2
1
4
4
6
5
7
9

10

3
6
* Trò chơi 5 : Câu cá
a, Chuẩn bị : Những con cá làm bằng bìa cứng, ở đầu mỗi con cá có 1 vòng tròn
nhỏ để mắc vào lưỡi câu, mỗi cháu có cần câu ( có dính nam châm ) Chuẩn bị một
số hoa cắt bằng bìa bằng số cá làm phần thưởng.
b, Số trẻ chơi 6-8 trẻ chơi theo nhóm.
c, Luật chơi : Trẻ phải dùng cần câu để câu cá và phải đếm số cá và số hoa.
d, Cách chơi : Vẽ một vòng tròn trên nền nhà làm hồ nước, cá được thả vào hồ.
Các cháu xếp ghế ngồi xung quanh hồ theo từng nhóm và câu cá. Cô cho các cháu
7/11


câu khoảng 5-7 phút. Các cháu đếm số cá mình câu được và đến bàn của cô để
nhận phần thưởng.
e, Tác dụng : Củng cố khả năng đếm và nhận mặt số .
Trò chơi sử dụng trong tiết học.
* Trò chơi 6 : Đếm số tiếp theo.
a, Chuẩn bị 5- 10 đồ chơi mỗi nhóm.
b,Số trẻ chơi 5-10 trẻ.
c,Luật chơi : Đặt đồ chơi và đếm đúng số tiếp theo số bạn đếm.
d, Cách chơi : Phát cho mỗi cháu 1 rổ đồ chơi và tổ chức cho các cháu chơi theo
nhóm vào 1 chỗ quy định. Cháu thứ nhất đặt đồ chơi vào và đếm1, cháu thứ hai đặt
đũ chơi của mỡnh vào cạnh đồ chơi của bạn và đếm 2. Cứ như thế đến cháu cuối
cùng là 10. Chú ý các cháu phải đặt đồ chơi theo đúng hàng ngang hoặc hàng dọc.
Cháu nào đặt nhầm sẽ phải đặt đồ chơi về chỗ.
e,Tác dụng : Củng cố kỹ năng đếm. Trẻ biết sắp xếp thứ tự của dãy số tự nhiên
Rèn luyện sự chú ý và phản xạ nhanh cho trẻ. Trò chơi sử dụng trong tiết học.
*Trò chơi 7 : Chơi gôn.
a, Chuẩn bị :

5 khối cầu (quả bóng nhỏ - làm bóng gôn)
Tạo các « lỗ gôn » có miệng là, hình vuông, hình chữ nhật (Khi trẻ học hình, khối)
có thể ghi chữ số để cho trẻ học chữ số.
Gậy đánh gôn.
b, Số trẻ chơi : Cả lớp
c, Cách chơi :
Trẻ sẽ đểquả bóng ở một vị trí theo quy định và dùng gậy đánh làm sao cho quả
bóng đi vào lỗ, nếu quả bóng rơi vào lỗ gôn miệng là hình gìthì được thưởng một
khối có mặt là hình đó. Hoặc lỗ gôn có gắn chữ số nào thì được thưởng một bông
hoa hay một món quà có gắn chữ số đó.
Ví dụ : Trẻ đánh vào lỗ miệng hình vuông thì được thưởng khối vuông (Tự ra chọn
quà) Nếu trẻ đánh quả vào lỗ ghi số nào thì trẻ được từng đó điểm. Ví dụ : Vào lỗ
số 3 được thưởng 3 điểm trẻ nhận được một bông hoa hoặc một món quà có số 3.
d, Luật chơi :
Nếu trẻ đánh bóng không đúng ‘Lỗ gôn’ thì không được nhận quà.
e, Tác dụng :
Trẻ ôn luyện các hình, khối cơ bản
Luyện nhận biết các số từ 1-5
*Trò chơi 8 : Con côn trùng bí ẩn.
a, Chuẩn bị : Mỗi cháu 1 tranh con côn trùng, giấy mầu, hồ dán, bút sáp mầu, chân
đuôi đã cài sẵn.
b, Số trẻ chơi : Cả lớp
8/11


c, Luật chơi : Dưới mỗi tranh có yêu cầu của cô dán hoặc vẽ cho con côn trùng
theo số lượng đang học ở tiết dạy đó như 3-4-5 và các bộ phận như : Râu, đuôi,
mắt, chân..
d, Cách chơi : Cho trẻ về 4 tô. Cô phát tranh cho trẻ dán hoặc vẽ, thi đua giữa 4 tổ,
mỗi tổ chỉ có khoảng 10 trẻ. Chu ý nếu trẻ nào làm sai theo yêu cầu của cô trên bức

tranh là không được tính. Sau đó đếm số tranh, tổ náo sẽ đúng thì sẽ được khen
thưởng.
e, Tác dụng : Củng cố khả năng đếm, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
* Trò chơi 9 : Tìm người láng riềng.
a, Chuẩn bị : Trên 1 bảng gỗ (giấy) có các ô, các ô đặt các số tự nhiên khác nhau,
Các ô không có số, một số thẻ số rời.
b, Số trẻ chơi : Cả lớp.
c, Luật chơi : Trẻ thi đua xếp theo yêu cầu của cô, trẻ nào xếp nhanh chính xác thỡ
trẻ đó thắng
d, Cách chơi : Trẻ dùng các số rời xếp vào các ô trống sao cho từ trái sang phải
theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
e, Tác dụng : Ôn nhận biết gọi tên số từ 1-5 và tính thứ tự của các số tự nhiên, biết
số liền trước số liền sau của dóy số tự nhiờn. Trò chơi này sử dụng trong và ngoài
tiết học.
Hình minh hoạ :
1
2
5
5
2
1
3
5
1
1
4
Trò chơi 10: Thử tài quan sát
a, Chuẩn bị : Tranh vẽ các loại phương tiện giao thông khác nhau. Góc trái phía
dưới trang ghi mật mó
(là các PTGT trẻ cần tìm trên tranh)

b, Số trẻ chơi : Chơi theo nhóm hoặc cá nhân trẻ chơi.
c, Luật chơi : Trẻ phải tìm thẻ số tương ứng với số xe là mấy bánh. Nếu trẻ gắn
thẻ số sai thì không được tính điểm.
d, Cách chơi : Cô phát cho mỗi nhóm (cá nhân trẻ ) 1 tranh vẽ 1 loại PTGT cho trẻ
tự thảo luận
- Tranh có loại phương tiện gì ?
- Nhìn vào mật mã xem nhóm cần tìm loại phương tiện gì ?
- Đếm xem mỗi loại có bao nhiêu ?
- Sau khi trẻ đếm xong, trẻ chọn thẻ số đặt vào các ô trống tương ứng.
*

9/11


Ví dụ : Tranh có 1 xe đạp, 1 xe máy và 4 ô tô thì trẻ chọn thẻ số 2 đặt vào xe 2
bánh, số 4 đặt vào xe 4 bánh.
e, Tác dụng : Củng cố khả năng luyện đếm , nhận biết chữ số cho trẻ.
* Trò chơi 11 : Chiếc nón kỳ diệu
a, Chuẩn bị : Một hình tròn (có đường kính phù hợp) trên đó có chia thành các ô
được gắn trên 1 trục để quay. Ở mỗi ô có thẻ số, hoặc lô tô thích hợp.
Một tranh lô tô về môi trường xung quanh thẻ chấm tròn và chữ số trong phạm vi
đã học.
b, Số trẻ chơi : Chơi theo nhóm hoặc cá nhân trẻ
c, Luật chơi : Trẻ phải tìm đúng thẻ số ( lô tô ) gắn tương ứng với ô mình quay
được.
d, Cách chơi : Cho trẻ lên quay vòng tròn khi kim chỉ vào ô có thẻ số mấy ( có
mấy lô tô) thì trẻ phải tìm thẻ số hoặc lô tô tương ứng gắn vào cho phù hợp với yêu
cầu.
e, Tác dụng : Củng cố khả năng nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi đã
học.

* Trò chơi 12 : Ghi nhớ bước chân.
a, Chuẩn bị : Cô vẽ trên sàn các loại hình ( vuông, tròn, tam giác, chữ nhật )
b, Số trẻ chơi : Chơi theo nhóm
c, Luật chơi: Phải đi vào đúng ô hình theo yêu cầu, hiệu lệnh của cô. Ai đi sai phải
quay trở lại và nhường lượt chơi cho đội bạn. Đội nào hết người trước là đội thắng
cuộc.
d, Cách chơi :Trẻ chơi theo nhóm ( Trước khi chơi cô có thể cho trẻ bốc thăm
hoặc oản tù tì để chọn lượt chơi).Khi cô nói đến tên hình nào thì trẻ phải nhảy vào
hình đó.
VD: Cô hình vuông trẻ phải nhảy vào hình vuông, cô nói hình nhữ nhật trẻ phải
nhảy vào hình nhữ nhật. Nếu bước sai phải nhường lượt chơi cho đội bạn và ngược
lại.
Kết thúc lần chơi, đôị nào hết người trước thì đội đó thắng cuộc.
Chú ý: Trong quá trình cho trẻ chơi cô có thể cho trẻ chơi theo tốc độ nhanh
hoặc chậm tuỳ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ. Trong khi chơi cô ấn định
thời gian cụ thể.
e, Tác dụng: Giúp trẻ nhớ được tên các loại hình học cơ bản, luyện khả năng phản
xạ nhanh cho trẻ.
* Ngoài những trò chơi trên, hàng ngày tôi thường hướng dẫn các cháu chơi các trò
chơi trong bộ học liệu “Con học giỏi ”. Khi chơi các trò chơi trong bộ sách này, trẻ
được trải nghiệm, phát triển khả năng tư duy, trí nhớ và phản xạ nhanh cho trẻ.
4. Hiệu quả SKKN.
Sau một thời gian cho trẻ chơi trò chơi học tập tôi ghi nhận một kết quả như
sau :
10/11


Trẻ nhận biết các số từ 1- 5 là : 92%
- Trẻ biết thêm bớt trong phạm vi 5 là : 85%
- Nhận biết các hình khối, môi trường xung quanh: 97%

III. KẾT LUẬN
Qua quá trình cho trẻ chơi các trò chơi trên, tôi thấy trẻ rất hào hứng và thích thú
khi tham gia chơi. Đặc biệt là khi đưa những trò chơi này áp dụng vào từng bài học
cụ thể của trẻ đã giúp trẻ tiếp thu kiến thức đợc tốt hơn và nhớ đợc lâu hơn. Không
những thế việc cho trẻ học thông qua trò chơi còn phát triển về thể chất, tính tò mò,
ham học hỏi của trẻ, kích thích sự hưng phấn về tinh thần cho trẻ trong khi học, để
từ đó giúp cho mỗi giờ học luôn mang lại đợc hiệu quả một cách tốt nhất.
Ngoài việc tổ chức những trò chơi này trong các hoạt động học tập nhằm ôn
luyện củng cố kiến thức cho trẻ thì cô có thể tổ chức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
như hoạt động ngoài trời, những lúc thấy trẻ mệt mỏi uể oải để kích thích tinh thần
của trẻ.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi có một số bài học
kinh nghiệm như sau :
- Luôn luôn tìm tòi học hỏi, các chị em để nâng cao tay nghề, linh động trong quá
trình dạy học, nhất là đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ đưa trẻ vào thế
giới ham học và thích thú.
- Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho trẻ
hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo môi trường
cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ
được trải nghiệm hoà mình vào các trò chơi mà trẻ được làm quen.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi,
tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, để con em mình ngày càng tiến bộ và có
một lòng khao khát thích học, không những với trò chơi học tập mà còn có ích cho
các bộ môn học khác nữa.
Trên đây là một số trò chơi mà tôi đã suy nghĩ và đưa vào hướng dẫn trẻ hoạt
động để nhằm giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức tốt hơn. Song cũng không
tránh khỏi sơ xuất. Rất mong được sự tham gia góp ý của các cấp lãnh đạo, cùng
các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.

-

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hoàn Kiếm, ngày 18 tháng 02 năm 2020
Người viết

Đặng Thị Thế Mậu
11/11



×