Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

bctt công ty tân phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.88 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIN HỌC KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cp công nghệ tân phong

Họ và tên sinh viên:
Giảng viên hướng dẫn:

HÀ NỘI, NĂM 2017

MỤC LỤC

1


2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
CPTM
TSNH
TSDH
TSCĐ
VCSH
LNST
SXKD
DN


Ghi chú
Cổ Phần Thương Mại
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

4


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, kinh doanh là một trong những mục
tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Để tiến hành kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng
cần phải có một lượng vốn nhất định: bao gồm vốn cố định, vốn và các loại vốn chuyên
dùng khác. Nhưng có vốn chỉ là điều kiện cần chưa đủ dể đạt mục tiêu tăng trưởng. Vấn
đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hơn là sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả như
mong muốn.
Trong nền kinh tế thị trường đổi mới với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác nhau
đầy sôi động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh. Khi nào qui luật cạnh
tranh được xem là động lực phát triển kinh tế thì việc sử dụng vốn như thế nào dể tạo
lượng vốn ngày càng nhiều hơn là vấn đề cần thiết và bức bách trước mắt cũng như lâu
dài của doanh nghiệp. Đây cũng là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh để doanh

nghiệp tồn tại và phát triển lâu bền hơn.
Với tầm quan trọng như thế em quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tân Phong” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần công nghệ Tân phong
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn của Công ty cổ phần công nghệ Tân phong
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn tại Công ty cổ phần công nghệ Tân phong

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ TÂN PHONG
1.1. Giới thiệu chung về CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ TÂN PHONG
1.1.1. Thông tin sơ lược về công ty
• Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tân Phong
• Tên giao dịch: Tanphong JSC
• Mã số thuế: 0103012347
• Địa chỉ: Xóm 8A, thôn Đống, xã Cổ Nhuế, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ
Liêm, Thành phố Hà Nội
• Đại diện pháp luật: Phạm Minh Tuân
• Giấy phép số: 0103012347
• Ngày cấp giấy phép: 24/05/2006
• Ngày hoạt động: 24/05/2006
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Năm 2015, Tiền thân công ty nhóm những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực
Quản trị, Kế toán, Kiểm toán, và quản trị kinh doanh, lập trình viên đã nghiên cứu và
cho ra đời Phần mềm Kế toán Tpsoft Acc (công bố ngày 20/11/2015), một sự cải cách lớn
trong việc Quản lý Tài chính Kế toán lúc bấy giờ. Sản phẩm đã được các doanh nghiệp
khối Nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Doanh nghiệp Nước ngoài đón nhận và
đưa vào ứng dụng.

Ngày 24/05/2006, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công Nghệ Tân Phong ra đời, sau
đó chuyển đổi thành Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tân Phong - mã số doanh nghiệp:
0103012347. Một loạt sản phẩm, dịch vụ được ra đời sau sự kiện này.
-

Ngày 15/04/2011 Phần mềm Tpsoft Acc tích hợp tự in hóa đơn đã được Tổng Cục

Thuế thẩm định; Chương trình tích hợp phần mềm HTKK của Tổng Cục Thuế, tích hợp
chữ ký số kê khai qua mạng và hệ thống chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo
thuế đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành.
6


-

Ngày 06/01/2014 Tanphong JSC chính thức giới thiệu phiên bản mới TP Bussiness

in One là giải pháp ERP quản trị doanh nghiệp. Chương trình được tích hợp với nhiều gói
sản phẩm phần mềm (Kế toán; In hóa đơn; Bán hàng; Nhà hàng; Khách sạn; Quản lý
nhân sự; Lập trình theo yêu cầu của doanh nghiệp). Chương trình đáp ứng mọi yêu cầu
quản trị của doanh nghiệp.
-

Tanphong JSC có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp,

tư vấn pháp lý, tài chính kế toán, chính sách và pháp luật thuế. Công ty đã mang lại
những giải pháp tối ưu nhất trong việc xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp, tạo một
quy tắc kiểm soát tài chính kế toán, thẩm định dự án đầu tư huy động vốn và chính sách
thuế, ưu đãi thuế của doanh nghiệp.
-


Tanphong JSC đã thành công trong việc cung cấp giải pháp đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán, pháp luật thuế..
-

Ngày 12/12/2015 Tanphong JSC chính thức liên kết với công ty Newwind Nhật

bản, đảm nhận vai trò Outsource và phát triển hệ thống ERP newwind trên nền tảng web,
desktop và mobile
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
• Thiết kế phần mềm
• Thiết kế website
• Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
• Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
• Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
• Vận tải hành khách đường bộ khác
• Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
• Hoạt động viễn thông khác
• Lập trình máy vi tính
• Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
• Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

7


• Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
• Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc
làm
1.2. Bộ máy tổ chức quản lý

Tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến - chức năng phát huy năng lực của các bộ phận,
công việc phân chia rõ ràng.
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tân Phong

Nguồn: Phòng nhân sự

Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận trong công ty
* Phòng Tài chính - kế toán
- Giúp Giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo các quy định của pháp luật về
tài chính, kế toán.

8


- Tổ chức hạch toán kế toán, lập sổ sách bảng biểu theo dõi quá trình Sản xuất
kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tân Phong. Kiểm tra, hướng dẫn các đơn
vị quản lý tài chính đúng nguyên tắc.
* Phòng Kinh Doanh-Marketing-Dự án
-

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp đốc Giám đốc trong mọi hoạt động Sản xuất kinh doanh

của Công ty
-

Duy trì, hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi và thẩm định công tác lập và thực hiện kế

hoạch đối với tất cả các phòng ban thuộc công ty. Trực tiếp lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh - xây dựng đơn vị của công ty.
-


Lập kế hoạch kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của

toàn Công. Trực tiếp xử lý và báo cáo Giám đốc những vấn đề có liên quan tới công tác
kế hoạch –kinh doanh, lưu trữ các loại hồ sơ theo quy định. Kết hợp các đội trực thuộc
lập hồ sơ đấu thầu và tham gia đấu thầu các công trình củaTổng công ty Khoáng sản,
đồng thời kiểm soát, lập hợp đồng kinh tế, triển khai dự án trúng thầu và lập hồ sơ thanh
quyết toán công trình.
* Phòng nhân sự:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
- Xây dựng, tham mưu cho Giám đốc công ty về việc sắp xếp nhân lực của các
Phòng ban sao cho phù hợp và hiệu quả
- Kết hợp với Phòng Tài chính kế toán xây dựng Quy chế lương cho toàn thể Cán
bộ công nhân viên của công ty.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, học tập nâng cao trình độ chuyên môn
cho CBCNV.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp
trên.
- Duy trì hồ sơ theo dõi quá trình giáo dục, đào tạo kỹ năng và kinh nghiệm
chuyên môn của cán bộ trong công ty.
- Tổ chức thực hiện các chương trình công tác, các cuộc hội họp, báo cáo, gặp gỡ
tại cơ quan công ty.
9


* Phòng phát triển phần mềm
* Phòng kiểm thử
-

Kiểm tra chất lượng phần mềm


-

xây dựng kế hoạch và kịch bản thực hiện performance testing/automation testing
khi dự án có yêu cầu

-

Chịu trách nhiệm chuẩn đoán, xử lý các vấn đề phát sinh cho các dự án tham gia
đã triển khai

-

Nghiên cứu các công cụ hỗ trợ hiệu quả cho quản lý chất lượng dịch vụ

-

Chịu trách nhiệm trong phòng khi có những vấn đề phát sinh từ nghiệp vụ trong
ưng dụng tham gia

* Phòng hỗ trợ triển khai
-

Khảo sát và phân tích các yêu cầu từ khách hàng.

-

Lập kế hoạch và thực hiện triển khai cài đặt phần mềm cho khách hàng.

-


Thực hiện vận hành, chạy thử, đánh giá mức độ phù hợp của phần mềm đối với
các yêu cầu của khách hàng.

-

Đào tạo và hướng dẫn cho khách hàng sử dụng phần mềm.

-

Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng công việc, đề án được giao.

* Phòng thiết bị- công nghệ
-

Quản lý xuất nhập các thiết bị công nghệ

-

Bảo hành-vận hành thiết bị công nghệ

-

Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị cho công ty và khách
hàng

-

Phối hợp với phòng kinh doanh trong các dự án hạ tầng công nghệ


10


1.3. Kết quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2012 – 2015
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng
Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: 1000 VNĐ đồng
Năm
2014

Năm
2015

Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ

1,816,9 2.016.9
48
48
1,816,9 2.016.9
48
48

2.524.4
50
2.524.4
50

3.258.8

90
3.258.8
90

LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ

462,74
6

262.76
2

500,89
0

402.14
0

LN thuần từ hoat động kinh doanh

317,16
3

90.773

310.83
1

250.41

6

LN khác

3,465

1.465

-49.139 -83.630

Tổng LN kế toán trước thuế

320,62
8

92.238

261.69
2

166.78
6

209.33
0

133.82
3

Chỉ tiêu


DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

LN sau thuế TNDN

Năm
2012

291,65
1

Năm
2013

67.261

11

So sánh
2014/2013
2015/2014
Chênh
Chênh
%
%
lệch
lệch
29,0
507.502 25,16 734.440
9

29,0
507.502 25,16 734.440
9
238.145 90,64 -98.750 19,7
1
242,4
220.075
-60.415 19,4
9
4
70.1
-50.604 3076. -34.493
9
23
183.8
169.545
-94.906 36.2
1
7
142.069 211.22 -75.507
36.0


7

( Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

12



-

Bảng tổng hợp doanh thu chi phí
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

1,816,948

2,016,948

2,524,450

Chi phí

1,546,721

1,989,968

2,325,373

LN sau thuế TNDN
Thuế nộp NS

Lương bình quân

270,227
23,237
3.5

67,261
23,837
3.6

209,33
28,827
4.0

Năm
2015
3,258,89
0
3,199,63
8
133,823
28.977
4.2

Hình 1 Kết quả Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh qua các năm, cụ thể
như sau: Năm 2014 đạt 2.524.450 triệu đồng, tăng 507,502 triệu đồng tương ứng với
25.16% so với năm 2013. Sang năm 2015, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
3.258.890 triệu đồng, tăng 734.440 triệu đồng tương ứng với mức tăng 29.09% so với
năm 2014. Nguyên nhân là do doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh do

công ty đã bàn giao thi công thêm nhiều hạng mục công trình thuộc dự án nâng cấp cải
tạo mạng lưới hạ tầng viễn thông Hà Nội.
Hình 2 Kết quả về chi phí
Giá vốn hàng bán: Năm 2014 tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ
tăng của doanh thu điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là tương đối tốt.
Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào sự biến động của DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ thì chưa
thể đánh giá 1 cách chính xác tình hình biến động ấy là chưa tốt. Năm 2014 giá vốn hàng
bán tăng 269.358 nghìnđồng tương ứng với 15.36 % so với năm 2013. Năm 2015, giá
vốn hàng bán tăng đột biến, cụ thể là tăng 833.190 nghìnđồng tương ứng với 41.17% so
với năm 2014, việc tăng giá vốn được hình thành từ nhiều nguyên nhân như tình hình lạm
phát trong nước dẫn đến việc tăng giá gốc của hàng hóa mua vào.
13


Chi phí bán hàng có xu hướng giảm, năm 2013 là 30.296 nghìnđồng, sang năm
2014 giảm 20.740 nghìnđồng (giảm 68.46%). Sang năm 2015 chỉ còn 2.184 nghìnđồng,
giảm 77.15% so với năm 2014. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, giai đoạn 20132014 có sự tăng nhẹ, cụ thể là tăng 11.209 nghìnđồng, tương ứng với 20.24%. Nhưng
bước sang năm 2015, lại giảm mạnh 55.34% tương ứng với 36.844 nghìnđồng. Chúng ta
có thể thấy sự không ổn định trong chiến lược bình ổn chi phí của công ty, sự không ổn
định này là do nhân tố khách quan từ nền kinh tế, đó là do ảnh hưởng từ khủng hoảng
kinh tế toàn cầu tới Việt Nam.
Hình 3 Kết quả Lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế có những biến động tăng giảm. Năm 2012, Lợi nhuận sau thuế
của công ty đạt 270.227 nghìn đồng. Sang năm 2013, lợi nhuận giảm mạnh còn 67.261
nghìn đồng, nhưng đến năm 2014 lại tăng lên 209.330 nghìn đồng. Đánh dấu một năm
kinh doanh rất tốt của doanh nghiệp xây dựng do công ty đã hoàn thành xong các hạnh
mục thuộc dự án phát triển viễn thông tại các đô thị vệ tinh xung quanh hà nội và một số
hạng mục thuộc dự án phát triển hạ tầng viễn thông tại Hà Nội. Nhưng sang đến năm
2015, do sự tăng mạnh về giá vốn khiến lợi nhuận lại giảm còn 133.823 nghìn đồng
Qua các bảng trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu được hình thành do lãi tiền
gửi và việc thu hồi các khoản vốn góp liên doanh, liên kết.. Đối với một doanh nghiệp
chuyên về đầu tư viễn thông thì chi phí tài chính chủ yếu là trả lãi vốn vay ngân hàng,
trong giai đoạn 2014-2015 là một giai đoạn khó khăn đối với thị trường các doanh nghiệp
kinh doanh viễn thông tại Việt Nam.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng có sự tăng giảm không
ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm sút từ lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ, thu nhập khác và chi phí khác cũng có xu hướng tương tự.

14


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP CÔNG
NGHỆ TÂN PHONG
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài
1.4.1.1 Chính sách lãi suất
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi
suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân
hàng.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết: Trên cơ sở đánh giá diễn biến và dự báo
về kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, của
Chính phủ, trong năm 2016, NHNN tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát
(dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý (khoảng 6,7%),
đảm bảo an toàn hệ thống.
Theo đó, trong năm 2016 này, ngành ngân hàng định hướng tổng phương tiện thanh
toán tăng khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 18-20%; đồng thời căn cứ vào
diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp.
Đối với doanh nghiệp, nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động được ngoài
vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn huy động từ bên ngoài cũng rất quan trọng. Trong các

nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì đi vay ngân hàng là nguồn vốn doanh nghiệp
thường quan tâm nhất. Khi đi vay ngân hàng doanh nghiệp phải trả lãi suất cho vay
cho ngân hàng. Lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn
là các doanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các doanh
nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình
sản xuất kinh doanh. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng
đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác

15


động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi của
họ tới các hoạt động kinh tế.
Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản
phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xu
hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô
và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi
suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành,
nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là
động lực khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản
xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.
1.4.1.2 Chính sách tỷ giá
Năm 2016, NHNN điều hành chính sách tỷ giá theo cách thức mới, linh hoạt
hơn. Theo đó, NHNN vẫn sẽ công bố tỷ giá nhưng khác ở chỗ tỷ giá có thể được điều
chỉnh lên/xuống hàng ngày. Tỷ giá do NHNN công bố sẽ được xác định trên cơ sở một
số cơ sở sau: Thứ nhất, tham chiếu diễn biến của một số đồng tiền của các nước có
mối quan hệ về thương mại và đầu tư lớn với Việt Nam; Thứ hai, tham chiếu tỷ giá
trên thị trường liên ngân hàng (tỷ giá bình quân gia quyền theo mức tỷ giá và trọng số
giao dịch), cách tham chiếu này sẽ khắc phục được một số điểm hạn chế của cách

tham chiếu vào tỷ giá cuối ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của một số
nước và theo đó hạn chế được yếu tố làm giá vào cuối ngày của các thành viên tham
gia thị trường; Thứ ba, ngoài hai yếu tố nêu trên, tỷ giá có được cân nhắc trên cơ sở
các cân đối vĩ mô, tiền tệ, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế
vĩ mô.
Đối với công ty CPCN Tân phong, thì ngoại tệ sử dụng chủ yếu là USD, trong
năm 2015, giá trị đồng tiền Việt Nam đã giảm 5,34% và có nguy cơ tiếp tục giảm
trong năm 2016 giữa bối cảnh đồng Nhân dân tệ vẫn có dấu hiệu giảm giá và khả năng

16


FED tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới, điều này ảnh hưởng tới giá trị nguồn vốn
của công ty

1.4.1.3 Chính sách thuế
Trong những năm qua, ngành công nghệ thông tin là ngành kinh tế- kỹ thuật tăng
trưởng nhanh, đã trở thành một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới.
Tuy nhiên, so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, ngành công nghệ
thông tin tại Việt Nam vẫn đang ở quy mô nhỏ, năng lực nghiên cứu và phát triển chưa
cao.
Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin, đẩy mạnh thu hút
đầu tư phục vụ cho phát triển công nghệ thông tin, Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ
trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có chính
sách ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy hơn nữa ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
tại Việt Nam.
Theo đó, ngày 26/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về chính
sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt
Nam. Các giải pháp về chính sách ưu đãi thuế đã được đưa ra bao gồm:
-


Bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: sản xuất sản phẩm

nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin
trọng điểm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin được
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như mức đang áp dụng đối với dự án sản xuất phần
mềm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
-

Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương,

tiền công của các cá nhân , nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của
hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ
thông tin; dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý hoạt
động công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; vận hành các thiết bị, dây
17


truyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; quản lý
an toàn hệ thống thông tin.
-

Bổ sung các hoạt động công nghệ thông tin cần đặc biệt khuyến khích là: Sản

xuất và dịch vụ phần mềm; dịch vụ thiết kế, tư vấn công nghệ thông tin; dịch vụ tích
hợp hệ thống; dịch vụ quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin (ứng dụng, mạng,
thiết bị); dịch vụ thuê ngoài hệ thống công nghệ thông tin; dịch vụ bảo mật hệ thống
thông tin không sử dụng mật mã dân sự; dịch vụ xử lý, khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu;
dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng; dịch vụ trung tâm dữ liệu Data center; dịch vụ

thuê ngoài BPO, KPO cho xuất khẩu; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử vào Danh
mục hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao
được khuyến khích phát triển.
-

Trường hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin cần đặc biệt

khuyến khích đầu tư tại điểm 3 nêu trên, có sử dụng thường xuyên trên 1.000 lao động
(kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian 15 năm hưởng thuế suất 10%) được kéo dài
thêm thời gian áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm.
1.4.1.4 Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Hiện nay trên thị trường các công ty phần mềm khá nhiều, đặc biệt tại các thành phố
lớn như Hà nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Các công ty phần mềm lớn tại Việt nam như
1. Công ty TNHH phần mềm FPT (FSoft)
Được thành lập năm 1999 đến nay với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành giá công
phần mềm cho các đối tác trong và ngoài nước. FPT Software là một trong những
công ty đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực gia công phần mềm cho các khách hàng
quốc tế như Nhật, Mỹ, Đức, Singapore. Hiện tại công ty có nhiều văn phòng đại diện
tại các quốc gia ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Khu vực Asean.
FPT Software hiện tại có hơn 7000 nhân viên.
2. Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ Tường Minh (TMA Solutions)
18


Lĩnh vực hoạt động







Tích hợp hệ thống.
Xuất khẩu phần mềm.
Giải pháp phần mềm.
Cung cấp các giải pháp, dịch vụ viễn thông
Đào tạo sinh viên và nhân viên về kiến thức phần mềm và kỹ năng mềm.

Các công ty phần mềm lớn của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như:
-

Công ty Cổ phần Global CyberSoft (Việt Nam) được thành lập vào năm 2000,

với trụ sở chính tại Mỹ và các chi nhánh, văn phòng đại diện tại Nhật và Châu Âu.
Hiện nay Global CyberSoft đang là một trong những nhà cung cấp dịch vụ gia công
phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin và tích hợp hệ thống hàng đầu tại thị trường
Việt Nam.
-

MS Technology được thành lập bởi một nhóm các cựu thành viên công nghệ

thông tin tại Hoa Kỳ và Việt Nam với một tầm nhìn về việc xây dựng một tổ chức
nhanh nhẹn , sáng tạo và hiệu quả làm tăng giá trị cổ đông của khách hàng. Đội ngũ
lãnh đạo KMS là tận dụng kinh nghiệm của chúng tôi trong việc điều hành cả hai phía
liên doanh được hỗ trợ và các công ty công nghệ nào với các hoạt động trên nhiều
châu lục để xây dựng các công ty tối ưu.
KMS cung cấp dịch vụ trên vòng đời phát triển phần mềm thông qua quan hệ đối tác
với các khách hàng khác nhau, từ khởi đầu đến công ty công nghệ lớn
Nói chung sự cạnh tranh là rất lớn và sức mạnh của đối thủ cạnh tranh là rất cao, vì

vậy Tân phong chỉ chọn những hướng đi ngách là cung cấp phần mềm cho các doanh
nghiệp đặc thù trong nước và gia công cho nước ngoài. Do vậy nguồn vốn cần phải rất
vững chắc mới duy trì được chỗ đứng trên thị trường
1.4.1.5 Trình độ khoa học công nghệ trong ngành
Hạ tầng kỹ thuật của công ty được đầu tư mạnh mẽ, nền khoa học kỹ thuật
từng bước được hiện đại là chỗ dựa rất chắc chắn để nâng cao sức cạnh tranh cho các
mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty. Không những thế việc gia nhập
mạng máy tính toàn cầu- Internet giúp cho Công ty rất nhiều trong việc thu thập thông
19


tin, liên kết kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng, nhà cung ứng, mở rộng thị trường đầu
vào và đầu ra, tìm kiếm khách hàng...
Hiện nay Công ty đã có thế và lực của một công ty tin học về phân phối và
sản xuất phần mềm tại Việt Nam đối với khách hàng, bạn hàng và các đối tác. Công ty
có hệ thống các bạn hàng truyền thống đáng tin cậy, các công ty mà Công ty làm đại lý
phân phối máy tính và các thiết bị tin học khẳng định sẽ ủng hộ công ty trong các hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này làm tăng uy tín và hình ảnh của công ty
lên rất nhiều.

1.4.2. Các nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp
1.4.2.1 Tình hình tiêu thụ
Bảng 2 Cơ cấu doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm của công ty 2012-2015
ĐVT: nghìnđồng
Chỉ tiêu
DT hợp đồng dự
án
DT bán hàng
DT cung cấp dịch
vụ gia tăng

Cộng

2012

2013

2014

2015

1,200,983

1,170,983

1,509,828

1,809,375

879,076

750,600

690,817

690,083

26,881

95,365


323,805

759,432

2,106,940

2,016,948

2,524,450

3,258,890

Nhận xét
Doanh thu chủ yếu của công ty nằm ở các hợp đồng dự án cụ thể năm 2014 là
1,509,828 nghìn đồng tương ứng 59.81% so với tổng doanh thu, năm 2015 đạt
1,809,375 tương ứng mức 55.52% so với tổng doanh thu.
20


Doanh thu từ bán hàng hóa ở vị trí thứ 2, cụ thể năm 2013 là 750,600 nghìn đồng
tương ứng với mức 37.21 % trên tổng giá trị doanh thu, năm 2014 là 690,817 nghìn
đồng tương ứng với mức 27.37% trên tổng giá trị doanh thu, năm 2015 là 690,083

nghìn đồng tương ứng với mức 21.18% trên tổng giá trị doanh thu
1.4.2.2 Cơ cấu vốn và chi phí vốn
Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong qúa
trình quản lý và sử dụng vốn cố định. Khi nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải nghiên
cứu trên hai giác độ là nội dung kế hoạch và tỷ trọng từng loại. Vấn đề cơ bản là phải
xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp, về
mặt kinh tế kỹ thuật trình độ quản lý các nguồn vốn trong doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn cố định trong doanh nghiệp chỉ là một yếu tố động và thay đổi theo không
gian và thời gian. Nhà quản lý vốn phải xác định được cơ cấu hợp lý trong từng thời
kỳ.
Hiện nay vốn cố định trong doanh nghiệp được biểu hiện bằng hình thái giá trị của các
loại tài sản cố định huy động vào sản xuất trong doanh nghiệp.
- Nhà xưởng, vật kiến trúc để phục vụ sản xuất .
- Thiết bị động lực và hệ thống truyền dẫn.
- Máy móc thiết bị sản xuất .
- Dụng cụ làm việc đo lường và thí nghiệm
- Thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý.
- Các loại tài sản cố định khác.
Trong cơ cấu vốn cố định cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa các bộ phận máy
móc thiết bị và phục vụ sản xuất.

1.4.2.3 Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó đầu tư vào tài sản doanh nghiệp để sản
xuất kinh doanh. Khi đầu tư vào mua sắm tài sản, dù bằng nguồn nào thì doanh nghiệp
21


cũng phải chịu một chi phí đó là chi phí sử dụng vốn. Đối với vốn chủ sở hữu thì chi
phí là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp có thể dùng vốn đó để đầu tư vào một dự án
khác, còn với nợ phải trả thì chi phí chính là lãi vay.
Công ty có 3 nguồn huy động vốn chính đó là:
-

Từ các thành viên cổ đông trong công ty

-


Từ ngân hàng

-

Từ đối tác quen thuộc
Hiệu quả huy động vốn có tác động khá lớn đối với hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp. Do việc sử dụng vốn là có chi phí do vậy nếu doanh nghiệp có khả năng
huy động được những nguồn vốn lớn, ổn định và có chi phí thấp thì việc sử dụng vốn
của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Đối với mỗi doanh nghiệp nhất là các
doanh nghiệp thương mại luôn có những nhu cầu vốn bất thường cần sử dụng, ví dụ
như cần trả tiền nguyên vật liệu trong khi chưa tiêu thụ được hàng hoá hoặc cần những
khoản tiền để đặt cọc trong các thương vụ làm ăn lớn... trong trường hợp này khả năng
huy động vốn tức thời, với chi phí phù hợp sẽ làm tăng khả năng chủ động của doanh
nghiệp trong kinh doanh.

22


2.1. Phân tích thực trạng vấn đề sử dụng vốn của Công ty
2.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
a) Số vòng quay vốn
Việc sử dụng vốn đạt kết quả cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân
chuyển vốn nhanh hay chậm. Tốc độ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Số vòng quay vốn

=


Doanh thu thuần/Vốn bình quân sử dụng trong kỳ

b) Kỳ luân chuyển vốn
Phản ánh thời gian để thực hiện 1 vòng quay vốn. Kỳ luân chuyển càng dài, chứng
tỏ vòng quay vốn càng chậm.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động

=

Số ngày trong kỳ/Số vòng luân chuyển vốn

c) Mức đảm nhiệm vốn
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn.
Hệ số này càng nhỏ và càng giảm so với kỳ trước thi càng tốt vì khi đó tỷ suất lợi nhuận
của một đòng vốn sẽ tăng lên.
Mức đảm nhiệm vốn

=

VLĐ bình quân/Doanh thu thuần

d)Mức tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động
Khi tăng tốc dộ luân chuyển vốn lưu động thì có thể đạt được mức doanh thu
thuần nào đất mà không phải bỏ thêm vốn lưu động. Số vốn lưu động không cần bỏ thêm
đó là mức tiết kiệm tương đối về vốn lưu động. Ngược lại, nếu tốc độ luân chuyển vốn
giảm thì để đạt đc mức doanh thu thuần nào đấy phải bỏ thêm ra một số vốn.
Mức tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động : Chỉ tiêu này cho ta biết do ảnh hưởng của tốc
độ luân chuyển vốn trong kỳ, doanh nghiệp đã tiết kiệm hay lãng phí bao nhiêu đồng.
a) Tỷ suất sinh lời của vốn


Tỷ suất sinh lời

=

Lợi nhuận sau thuế/Vốn bình quân x 100

Chỉ tiêu cho biết trong kỳ doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì sẽ thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là
23


tốt, sức sinh lời của tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều
rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
2.1.2.1. Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2012-2015
Hình 4 Cơ cấu tài sản của Công ty 2012
Hình 5 Cơ cấu tài sản của Công ty 2013

Hình 6 Cơ cấu tài sản của Công ty 2014

Hình 7 Cơ cấu tài sản của Công ty 2015

Tổng tài sản được chia làm hai mục lớn đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn. Hai mục này chiếm tỷ trọng tương đối ngang nhau, tuy nhiên tài sản ngắn hạn
có phần nhỉnh hơn. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong 3 năm 2015, 2014 và 2015
lần lượt là 57,94%, 60,76% và 59,17%. Có thể thấy là tài sản ngắn hạn trong 3 năm
có tỷ lệ khá ngang nhau, không có sự chênh lệch lớn nào.
Quy mô tài sản năm 2015 so với năm 2014 đã giảm 3.703 trđ tương ứng tỉ lệ
là 17,2%. Trong 3 năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản luôn lớn hơn
50%. Đi sâu vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:

- Tài sản ngắn hạn năm 2015 so với năm 2014 đã giảm 2.532 trđ tương ứng
giảm 19,35%. Sự sụt giảm đó chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm
mạnh (gimar 6.433 trđ), công ty cần nới lỏng chính sách tín dụng để lôi kéo khách
hàng nhiều hơn, thêm vào đó khoản tài sản ngắn hạn khác cũng giảm 51,88%.
Lượng hàng tồn kho cũng tăng nhiều, tăng từ 183 trđ lên đến 4910 trđ. Điều đó cho
24


thấy cơ cấu hàng tồn kho không hợp lý. Công ty sản xuất nhiều nhưng không bán
được, công tác quản lý khâu thành phẩm hàng hóa của công ty chưa tốt.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×