PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NGOẠI TỆ
NGÂN HÀNG No & PTNT ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU 5 NĂM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1997 - 2002 ).
Sau 5 năm trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, tình hình kinh tế - xã hội
Thành phố Đà Nẵng có sự chuyển biến rõ rệt, thể hiện:
- Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn ( GDP ) thời kỳ 1997 – 2001 tăng bình quân
10,09%/năm. Năm 1998 đạt 8,80%; năm 1999 đạt 9,50%; năm 2000 đạt 9,88%; năm
2001, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, trong tình hình có nhiều
khó khăn, nền kinh tế thành phố tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ tăng trưởng
đạt 12,2%. GDP bình quân đầu người năm 2001 đạt 550 USD tăng 10,37% so với
năm 1997.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng ngành Công nghiệp
tăng từ 35,31% năm 1997 lên 42% năm 2001; ngành Dịch vụ giảm từ 54,99% năm
1997 xuống cịn 50,71% năm 2001; ngành Nơng nghiệp giảm từ 9,70% năm 1997
xuống còn 7,28% năm 2001.
- Giá trị sản xuất Cơng nghiệp trên địa bàn tăng bình qn hàng năm 19,74%,
trong đó Cơng nghiệp địa phương tăng 11,94%. Đặc biệt năm 2001, Công nghiệp trên
địa bàn Thành phố tăng trưởng khá, đạt giá trị sản xuất toàn ngành 4.037,78 tỷ đồng,
vượt 3,83% kế hoạch năm, tăng 19,89% so với năm 2000. Khu vực Công nghiệp quốc
doanh địa phương, Công nghiệp dân doanh tăng trưởng khá ( Công nghiệp quốc
doanh địa phương tăng 29,17%, Công nghiệp dân doanh tăng 18,40%).
- Giá trị sản xuất Thuỷ sản – Nơng lâm tăng bình qn hàng năm trong thời kỳ
1997 – 2001 là 5,76%, trong đó thuỷ sản tăng 13,37%. Năm 2001, ngành Thuỷ sản –
Nông lâm đạt giá trị sản lượng 526,2 tỷ đồng, vượt 6,3% kế hoạch năm, tăng hơn 5%
so với năm 2000. Sản lượng hải sản khai thác năm 2001 đạt 30.480 tấn, tăng 10,2% so
với năm 2000. Thành phố hiện có trên 2000 tàu thuyền các loại với tổng công suất
trên 6000 CV. Dự án đánh bắt xa bờ đang phát huy được tác dụng. Việc nuôi trồng
thuỷ sản, nhất là nuôi tôm cơng nghiệp có kết quả bước đầu.
- Giá trị sản xuất các ngành du lịch dịch vụ tăng bình quân hàng năm 7,31%.
Năm 2001, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ vượt 6%. Khoa học – Công
nghệ, tăng 1,32% so với năm 2000. Hoạt động du lịch có khởi sắc, tổng số khách năm
2001 tăng 19,7% so với năm 2000, trong đó khách quốc tế tăng 10,9%.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 26,22% so với dự toán.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1. 014,4 triệu USD, tăng bình quân hàng năm
17,1%. Năm 2001, tuy tình hình chung khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu của
Thành phố vẫn đạt 269,52 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2000. Thị trường xuất
khẩu mở rộng đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các năm qua được Thành phố
đặc biệt quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả. Thành phố đã tích cực huy động mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhanh hàng
năm, phần lớn những mục tiêu, những công trình trọng điểm đều thực hiện được, đặc
biệt là các cơng trình giao thơng, giáo dục y tế, hạ tầng các khu dân cư,… Bộ mặt đô
thị ngày càng khởi sắc, hệ thống giao thông nội thị được chú trọng đầu tư hoàn thiện.
Phương châm ‘Nhà nước và nhân dân cùng làm’ phát huy được tác dụng, thể hiện sự
đồng tâm, hiệp lực của mọi tổ chức, đoàn thể, nhân dân vì một thành phố ngày càng
văn minh hiện đại ( đóng góp của nhân dân bằng tiền, bằng đất đai, vật liệu kiến trúc
giải toả với giá trị trên 120 tỷ đồng ).
- Tổng vốn đầu tư tập trung trên địa bàn trong 5 năm 1997 – 2001 đạt 8.858 tỷ
đồng, tăng bình quân hành năm gần 20%. Năm 2001, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản đạt 1.498,72 tỷ đồng, tăng 16,64% so với năm 2000, có 50 cơng trình hồn thành
đưa vào sử dụng. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 3.357 tỷ đồng, tăng gần gấp đơi so với
năm 2000.
- Các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, cảng,… không ngừng phát triển. Số
máy điện thoại phát triển nhanh, đạt bình quân 13,8 máy/100 dân; tổng số thuê bao
Internet là 2.696 thuê bao, chiếm 1,6% tổng th bao tồn quốc.
- Bên cạnh đó, thực hiện chiến lược phát triển chung của đất nước và khu vực
miền Trung, một số cơng trình lớn do TW đầu tư đã và đang được TW triển khai xây
dựng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung như: đường Hồ Chí
Minh, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, mở rộng nâng cấp cảng Tiên Sa gắn với dự án
hành lang Đơng - Tây,… đã tạo nên khí thế và triển vọng mới cho Thành phố.
Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu vốn cho nền
kinh tế của Thành phố trong thời gian tới là rất lớn, muốn đáp ứng được tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hàng năm hơn 10% thì tốc độ tăng trưởng vốn tương ứng vào
khoảng 30 – 40 %, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa trong huy
động và cho vay, làm cho ngân hàng thực sự là một nơi cung ứng vốn chủ yếu và hiệu
quả, để làm được điều này, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói
chung và mạng lưới NHNo&PTNT nói riêng phải khơng ngừng mở rộng quy mơ, đa
dạng hố đối tượng và sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu về
vốn của các dự án, các ngành nghề, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách
hàng trong cho vay và huy động, để ngân hàng thực sự là một kênh cung ứng vốn
quan trọng và hiệu quả của kinh tế Thành phố.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
NHNo& PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
1. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển.
Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng được thành lập năm 1988 với tên
gọi lúc bấy giờ là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nhằm thực
hiện cơ chế mới chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, nhằm tách
bạch chức năng quản lý với chức năng kinh doanh.
Năm 1991, tại quyết định số 66/NH – QĐ, ngày 21/4/1991 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước thành lập thêm Sở giao dịch III – Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam
đóng tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ quản lý và điều hoà vốn cho 11 tỉnh khu vực Miền
trung và Tây nguyên. Lúc này trên địa bàn có hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam:
+ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với nhiệm vụ
kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh.
+ Sở giao dịch III –Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ
kiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách cúa NHNN và NHNo VN thuộc
phạm vi 11 tỉnh Miền trung và Tây nguyên.
Tại quyết định số 267/QĐ –HĐBT, ngày 19/10/1992 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị NHNo VN đã sát nhập Chi nhánh NHNo tỉnh QNĐN vào Sở giao dịch III –
NHNo VN tại Đà Nẵng; như vậy Sở giao dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng vừa có
nhiệm vụ quản lý, điều hồ vốn cho khu vực Miền trung và Tây nguyên, vừa trực tiếp
kinh doanh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh QNĐN.
Năm 1997, tỉnh QNĐN được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc
Trung ương đó là Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phạm vi hoạt động của sở
giao dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng theo đó cũng thu hẹp lại trong phạm vi Thành
phố Đà Nẵng.
Năm 1998, NHNo&PTNT VN thành lập thêm chi nhánh NHNo&PTNT VN TP
Đà Nẵng, như vậy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng cùng lúc có hai đơn vị thành viên
trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam đó là Sở giao dịch III – NHNo VN tại TP Đà
Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng.
Năm 2000, tại quyết định số 424/HĐBT – TCHC, ngày 26/10/2000 của Chủ tịch
Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, về việc “hợp nhất Sở giao dịch III –
NHNo VN tại TP Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng thành Chi
nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng và mở Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hải Châu
trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng“.
Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng đóng trụ sở tại 23, Phan Đình
Phùng, TP Đà Nẵng có 6 Chi nhánh Ngân hàng Quận, Huyện trực thuộc gọi là Chi
nhánh cấp II loại 4 là: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và
Hoà Vang cùng với 7 Chi nhánh cấp II loại 5 là: Chi nhánh Chợ Mới, Chi nhánh Ơng
Ích Khiêm, Chi nhánh Đống Đa, Chi nhánh Chợ Cồn, Chi nhánh Chi Lăng, Chi nhánh
Trần Cao Vân, và Chi nhánh An Đồn.
2. Chức Năng Và Nhiệm Vụ.
a. Chức năng.
Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước đóng trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân
hàng với các chức năng sau:
+ Trực tiếp kinh doanh theo phân cấp của NHNo&PTNT VN.
+ Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của
Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN.
+ Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lệnh của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT VN
b. Nhiệm vụ.
+ Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ; phát hành kỳ phiếu và trái phiếu,…
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tổ chức
kinh tế, đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Kinh doanh ngoại hối: Huy động, cho vay, mua bán ngoại tệ và thanh toán
quốc tế.
+ Kinh doanh dịch vụ: Chuyển tiền điện tử, thu chi hộ tiền…
+ Cân đối, điều hoà vốn đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa
bàn.
+ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Làm dịch vụ cho NHNN.
+ Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp
uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
giao.
+ Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Quản Lý.
a. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ bộ máy tổ chức.
Giám đốc
P. giám đốc
P. giám đốc
P. giám đốc
nghiệp
bộ
tốn ngân quỹ
chức
hành chính
tốn
tổng
hợp
KH
Các ngân hàng cơ sở
Các phịng giao dịch
nộI bộ
Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
b. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận.
b.1. Ban giám đốc: gồm 4 người; 1 giám đốc và 3 phó giám đốc:
+ Giám đốc phụ trách chung, đồng thời phụ trách chuyên đề tổ chức cán bộ và
kiểm tra kiểm toán nội bộ.
+ Một phó giám đốc: Phụ trách kế tốn và hành chính.
+ Một phó giám đốc: Phụ trách kinh doanh.
+ Một phó giám đốc: Phụ trách kế hoạch và thơng tin điện tốn.
b.2. Các phịng ban tại ngân hàng.
+ Phịng kế tốn ngân quỹ: Có nhiệm vụ chun sâu các hoạt động hạch toán
kinh doanh và thu chi tiền mặt, gồm các bộ phận: Hạch toán kinh doanh, thanh toán
tiền hàng, bù trừ, chuyển tiền qua ngân hàng, thu chi và quản lý an tồn kho quỹ.
+ Phịng tín dụng dân doanh: Thực hiện các hoạt động tín dụng đối với hộ sản
xuất.
+ Phịng tín dụng doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động tín dụng đối với doanh
nghiệp.
+ Phịng kinh doanh đốI ngoại: Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế, mua
bán ngoại tệ.
+ Phịng kiểm tra kiểm tốn nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm sốt các hoạt động trong
nội bộ ngân hàng.
+ Phịng thơng tin điện tốn: Xây dựng các chương trình điện tốn nhằm phục vụ
cho cơng tác kinh doanh, báo cáo thống kê của ngành.
+ Phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng:
+ Phịng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu về cơng tác đào tạo, bố trí
cán bộ và phục vụ hậu cần trong kinh doanh.
+ Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh
doanh, thực hiện phương án.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT
TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.
1. Tình Hình Mua Bán ̣̣ Ngoại Tệ Của NHNo & PTNT Trong Hai Năm Qua:
Mua bán ngoại tệ là một trong nhiều hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động này cũng đem lại một phần thu nhập đáng kể cho các ngân hàng. Mục đích
chính của hoạt động này là nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng
một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín
cho ngân hàng.
Sau đây là tình hình mua bán ngoại tệ của NHN o & PTNT ĐN giai đoạn 2002 2003:
Bảng 1: DOANH SỐ MUA BÁN NGOẠI TỆ NHNoĐN
ĐVT: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Doanh số mua ngoại tệ
Doanh số bán ngoại tệ
40.975
37.775
53.275
50.675
So sánh
Mức độ tăng
Tốc độ tăng
(giảm)
(giảm)
+ 12.300
+ 30.0%
+ 12.900
+ 34,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong 2
năm qua tăng lên rất nhiều. Cả doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ đều tăng lên,
mức độ tăng tốc độ tăng của hoạt động bán ngoại tệ có phần lớn hơn so với hoạt động
mua. Năm 2003 hoạt động mua ngoại tệ tăng 30% so với năm 2002 (tức tăng 12.300
nghìn USD). Khi đó, hoạt động bán ngoại tệ tăng 34% (tức tăng 12.900 nghìn USD),
sự tăng lên này là do nhiều nguyên nhân gây ra.
Năm 2003 vừa qua là năm mà nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong khu vực (7,04%) và chỉ sau Trung Quốc. Với thành phố Đà
Nẵng thì năm 2003 là năm thành phố vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
(12,56%). Thu nhập người dân tăng lên, hoạt động SXKD trên địa bàn diễn ra sôi nổi,
kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2002. Các khách hàng của Chi nhánh có hoạt
động XNK vẫn kinh doanh tốt.
Trong hai năm qua, thành phố đã thự hiện nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư nước
ngoài như: ưu đãi về tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thủ tục đầu
tư dơn giản, chỉ qua một cửa … Nhờ đó đầu tư của nước ngoài vào Đà Nẵng tăng cao.
Năm 2003 đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng đạt 300 triệu USD.
Sự tăng lên của hoạt động mua bán ngoại tệ của NHN o & PTNT ĐN còn do các
nguyên nhân khác như: Sự tăng giá của đồng USD, lãi suất USD giảm, lãi suất VND
tăng … các nguyên nhân này sẽ được phân tích kỹ ở phần sau.
2. Phân Tích Tình Hình Mua Ngoại Tệ Theo Đối Tượng:
a. Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo đối tượng:
NHNo & PTNT ĐN mua ngoại tệ từ nhiều đối tượng khác nhau không phân
biệt cá nhân hay tổ chức, quốc doanh hay ngồi quốc doanh và khơng giới hạn số
lượng. Các đối tượng mua ngoại tệ có thể chia thành các nhóm đối tượng chủ yếu sau:
-
Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất
-
Ngân hàng No & PTNT VN: (Ký hiệu: NHNo & PTNTVN)
-
Các cá nhân: kiều hối, khách du lịch quốc tế, dân cư.
BẢNG 2: TÌNH HÌNH MUA NGOẠI TỆ THEO ĐỐI TƯỢNG
ĐVT: 1000 USD
Năm 2002
Đối tượng
Tổ chức kinh tế
NHNoTW
Cá nhân
Tổng cộng
Năm 2003
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
24.500
10.700
5.775
40.975
59,8%
26,1%
14,1%
100%
30.550
14.120
8.605
53.275
57,3%
26,5%
16,2%
100%
So sánh
Mức độ
Tốc độ
tăng
tăng
(giảm)
(giảm)
6.050
+ 24,7%
3.420
+ 32,0%
2.830
+ 49,0%
12.300
+ 30,0%
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ 3 đối
tượng trên đều tăng lên trong 2 năm qua. Tuy tỷ trọng của mỗi loại có thay đổi trong
từng năm nhưng lượng ngoại tệ mua từ các tổ chức kinh tế vẫn luôn giữ tỷ trọng cao
nhất (gần 60%). Vì vậy, các tổ chức kinh tế là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất
trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Năm 2003 lượng ngoại tệ mà Chi nhánh
mua vào từ các tổ chức kinh tế tăng 24,7% (tức tăng 6.050 nghìn USD) so với năm
2002, sự tăng lên này là do các nguyên nhân sau:
Tỷ lệ tăng giá USD/VND trong năm 2003 nhỏ hơn so với năm 2002. Nếu năm
2002 tỷ lệ tăng tỷ giá USD/VND là 3,9% tức tăng 570 đồng (từ 14.516 lên 15.083) thì
tỷ lệ tăng tỷ giá USD/VND trong năm 2003 chỉ là:2,1%, tăng 320 đồng (từ 15.083 lên
15.404). Như vậy, trong năm 2003 mức độ tăng giá của USD thấp hơn so với năm
2002. Nhờ đó, các tổ chức kinh tế tin tưởng hơn vào chính tỷ giá của Nhà Nước. Họ
khơng cịn tấm lý găm giữ ngoại tệ như các năm trước. Khi có ngoại tệ thu về từ hoạt
động xuất khẩu thì các tổ chức kinh tế cũng sẵn sàng bán cho Chi nhánh. Vì vậy mà
doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế của Chi nhánh tăng lên trong năm 2003.
Các tổ chức kinh tế mà Chi nhánh mua ngoại tệ là các Công ty có hoạt động
xuất khẩu. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu của thành phố trong năm 2003 giảm so với
năm 2002 là 6,4%, nhưng lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh
tế vẫn tăng lên rất mạnh. Như vậy, sự tăng lên này là do các khách hàng của Chi
nhánh là các Công ty mạnh trong hoạt động xuất khẩu. Trong năm 2003 vừa qua, mặc
dù hoạt động xuất khẩu của thành phố bị giảm sút, nhưng doanh số xuất khẩu các
Cơng ty này vẫn tăng. Nhờ đó mà doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế của
Chi nhánh vẫn tăng lên so với năm 2002.
Về phía NHN o & PTNT trong năm qua, tỷ giá mua chuyển khoản mà Chi
nhánh ấn định có nhiều lúc cao hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Để thấy rõ
điều này, chúng ta cần so sánh tỷ giá mua chuyển khoản USD của Chi nhánh với một
ngân hàng mạnh về kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn Đà Nẵng, đó là Ngân hàng Ngoại
thương Đà Nẵng (VCB ĐN).
TỶ GIÁ MUA (CHUYỂN KHOẢN USD)
ĐVT: Đồng
Thời điểm
NHNoĐN
VCB-DN
01.01.03
01.02.03
01.03.03
01.04.03
01.05.03
01.06.03
01.07.03
01.08.03
01.09.03
01.10.03
01.11.03
01.12.03
15.083
15.124
15.141
15.193
15.223
15.225
15.296
15.326
15.331
15.346
15.364
15.390
15.083
15.124
15.141
15.193
15.223
15.225
15.273
15.325
15.330
15.344
15.362
15.388
Mức cao hơn của
NHNoĐN
0
0
0
0
0
0
23
1
1
2
2
2
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng vào nửa cuối năm 2003 tỷ giá mua USD
chuyển khoản của Chi nhánh thường cao hơn so với VCB-ĐN cũng như các ngân
hàng khác trên địa bàn. Nhờ đó mà NHNoĐN đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến
bán ngoại tệ cho Chi nhánh.
Bến cạnh đó, bản thân NHNoĐN cũng đã có những nổ lực rất lớn để đa dạng
hoá các dịch vụ thanh toán quốc tế, rút ngắn thời gian thực hiện các nghiệp vụ thanh
tốn. Nhờ đó mà quy mơ hoạt động và uy tín NHN oĐN ngày càng được mở rộng và
nâng cao … Từ đó Chi nhánh đã thu hút them được nhiều khách hàng là các tổ chức
kinh tế có hoạt động xuất khẩu đến với Chi nhánh.
Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh là NHN oĐN.
Đây là đối tượng quan trọng thứ hai trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh.
Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ NHN oVN luôn chiếm tỷ trọng cao thứ hai, chỉ sau
các tổ chức kinh tế. Trong hai năm qua lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ NHN oVN
ln chiếm hơn ¼ tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Bảng số liệu trên cho
ta thấy, doanh số mua ngoại tệ từ NHN oVN của NHNoĐN trong năm 2003 tăng 32%
so với năm 2002 (tức tăng 3.420 nghìn USD). Sự tăng lên này là do nhu cầu bán ngoại
tệ của Chi nhánh trong năm 2003 tăng cao so với năm 2002 tăng 34,1%. Lượng ngoại
tệ Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh tế khong đủ để Chi nhánh bán lại cho các
đối tượng này. Vì vậy, Chi nhánh phải tăng lượng ngoại tệ mua từ NHN oVN, đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ bán ra. Việc Chi nhánh mua ngoại tệ từ NHN oTW là nhằm cân đối
trạng thái ngoại tệ cho Chi nhánh, từ đó hạn chế được rủi ro về tỷ giá cho Chi nhánh.
Điều này được giả thích như sau:
- Trong q trình mua bán ngoại tệ, đơi khi khách hàng của Chi nhánh cần mua
một lượng ngoại tệ rất lớn, lớn hơn cả lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các
khách hàng khác. Để phục vụ tốt khách hàng, giữ khách và tạo uy tín cho mình Chi
nhánh cũng đồng ý bán cho khách hàng. Như vậy, để có đủ ngoại tệ bán cho khách
hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất thì ngồi lượng ngoại tệ mua vào Chi
nhánh còn phải lấy them ngoại tệ của mình để bán cho khách hàng. Sau khi bán như
vậy, Chi nhánh sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ. Ở trạng thái này, rủi ro tỷ giá
sẽ tiềm tàng đối với Chi nhánh. Nếu tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh ngoại tệ của Chi nhánh.
Nhưng Chi nhánh không phải là một tổ chức đàu cơ mà là một tổ chức kinh
doanh tiền tệ, hoạt động với tư cách là một người trung gian mau đi bán lại ngoại tệ
cho khách hàng và qua đó thu lợi nhuận. Vì vậy, Chi nhánh ln tìm mọi biện pháp
hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Khi ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ thì Chi nhánh sẽ
mua ngoại tệ từ NHN oVN để cân bằng trạng thái ngoại tệ. Thong thường tỷ giá mua
bán ngoại tệ mà NHN oĐN ấn định thường cao hơn hoặc bằng tỷ giá mua bán của
NHNoVN. Nếu Chi nhánh phải mua ngoại tệ từ NHN oTW, mà tỷ giá bán của
NHNoTW sẽ bán ngoại tệ cho Chi nhánh với giá thấp hơn tỷ giá bán NHN oVN công
bố. Nhờ đó, Chi nhánh vẫn có lợi từ sự chênh lệch tỷ giá.
Tóm lại, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh với NHN oVN tăng lên trong
năm 2003 là do nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh trong năm này tăng cao. Mục đích
chính của Chi nhánh trong việc mua ngoại tệ từ NHN oTW là để thực hiện căn bằng
trạng thái ngoại tệ.
Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh là các cá
nhân. Đối tượng này bao gồm kiều hối, khách du lịch quốc tế và dân cư. Bảng số liệu
trên cho thấy trong năm 2003 lượng ngoại tệ mà mà Chi nhánh mua vào từ các cá
nhân đã tăng 49% so với năm 2002 (tức 2.830 nghìn USD). Sỡ dĩ như vậy là vì lượng
ngoại tệ mà Chi nhánh mua từ các câ nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng
lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Trong hai năm qua tỷ trọng của lượng ngoại tệ
mua từ các cá nhân chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi
nhánh. Vì vậy lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân không phải là trọng tâm trong hoạt
động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Sự tăng lên của lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân
cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Sự tăng
lên của lượng ngoại tệ này trong hai năm qua là do các nguyên nhân sau:
- Sự tăng lên này trước hết là do lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua qua kiều
hối tăng mạnh so với năm 2002. Nếu năm 2002 lượng ngoại tệ mua qua kiều hối chỉ
đạt mức 2.202 nghìn USD thì sang năm 2003 đã tăng lên mức 3.005 nghìn USD (tăng
36%). Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối tăng chủ yếu là do lượng kiều hối từ
nước ngoài chuyển về qua Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2003. Đối với Chi nhánh
thì lượng kiều hối từ Mỹ ln chiếm tỷ trọng cao nhất (gần 50%). Những biến động
của lượng kiều hối từ Mỹ sẽ gây ra những biến động cho tổng lượng kiều hối chuyển
về qua Chi nhánh.
Trong năm 2002, lượng kiều hối chuyển về từ Mỹ giảm mạnh, chủ yếu là do
ảnh hưởng của sự kiện 11/9. Cộng đồng người Việt tại Mỹ lo lắng hơn cho cuộc sống
của họ, nhất là khi chỉ số thất nghiệp của Mỹ tăng lên trên 5% vào các tháng cuối năm
2002. Trong bối cảnh đó, số tiền họ gửi về cho người than ở trong nước đã giảm mạnh
so với bình thường. Sang năm 2003, ảnh hưởng của sự kiện 11/9 qua đi, nền kinh tế
Mỹ có dấu hiệu phục hồi trở lại. Do đó, lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh trong
năm 2003 tăng mạnh so với năm 2002. Tổng lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh
cũng tăng lên. Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối cũng tăng theo.
Bên cạnh nguyên nhân trên thì tỷ giá cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho
lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối và dân cư tăng lên trong năm 2003. Trong
năm 2003, tỷ giá do NHNN công bố đã gần hơn so với thị trường tự do. Tỷ giá trên thị
trường tự do thường cao hơn từ 30 – 40đ so với tỷ giá của NHNN cơng bố. Vì vậy, tỷ
giá do các ngân hàng ấn định đã tiến gần hơn với tỷ giá trên thị trường tự do. Như đã
nói ở phần trước, tỷ giá mua chuyển khoản cũng như tỷ goá mua tiền mặt của
NHNoĐN công bố thường cao hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Do vậy,
khi nhận kiều hối nhiều người đã bán trực tiếp cho ngân hàng chứ không bán cho thị
trường tự do. Với tỷ giá như trên thì Chi nhánh cũng đã thu hút được nhiều người dân
đến bán ngoại tệ cho Chi nhánh.
Như đã nói ở phần trước, tỷ lệ tăng giá của USD so với VND trong năm 2002
là tương đối thấp (chỉ 2,1%). Do đó, tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân chúng cũng
khơng cịn. Mặt khác, trong năm 2002 vừa qua thì lãi suất huy động USD liên tục
giảm trong khi đó lãi suất huy động VND lại tăng cao. Khi lãi suất huy động USD
thấp và tỷ lệ tăng giá USD thấp thì nhiều người nhận thấy gửi tiết kiệm bằng USD
khơng có lợi bằng gởi tiết kiệm VND. Do đó, nhiều khách hàng cá nhân đã bán các
khoản tiền gửi tiết kiệm bằng USD cho Chi nhánh để chuyển sang gửi tiết kiệm bằng
VND. Nhờ đó doanh số mua ngoại tệ từ cá nhân được tăng lên.
Huy động mua ngoại tệ từ cá nhân của Chi nhánh còn được thực hiện tại các
bàn thu đổi ngoại tệ. Trong năm 2003, Chi nhánh đã mở rộng thêm mạng lưới bàn thu
đổi ngoại tệ tại chợ Hàn và Siêu thị Đà Nẵng. Mạng lưới các bàn thu đổi ngoại tệ được
mở rộng sẽ giảm bớt tâm lý ngại đi xa, và giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng.
Nhờ đó Chi nhánh có thể thu hút thêm được khách hàng cá nhân đến đổi ngoại tệ với
Chi nhánh.
Trong năm 2003 vừa qua, ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng đã đạt mức
tăng trưởng khá cao (10,57%). Lượng khách du lịch quốc tế đến với thành phố trong
năm 2003 cũng tăng cao so với năm 2002. Khách du lịch quốc tế khi có nhu cầu sử
dụng VND thì họ thường đến đổi ngoại tệ tại ngân hàng chứ khơng đến các tiệm vàng.
Với quy mơ và uy tín của mình thì NHN oĐN cũng đã thu hút được nhiều khách du
lịch quốc tế đến đổi ngoại tệ tại Chi nhánh.
Các nguyên nhân trên đã giải thích rõ sự tăng lên của lượng ngoại tệ Chi nhánh
mua từ cá nhân trong hai năm qua. Nhưng tỷ trọng của lượng ngoại tệ này quá nhỏ
nên sự tăng lên của nó cũng không ảnh hưởng đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của
Chi nhánh. Như vậy sự tăng lên của tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh trong
hai năm chủ yếu là do lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và từ NHN oVN
tăng mạnh.
b. Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian:
Việc phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian sẽ cho chúng ta thấy được
sự tăng lên và giảm xuống của doanh số mua ngoại tệ trong năm, từ đó thấy được tính
thời vụ trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh
mua vào theo từng quý thường có biến động khác nhau, bởi nó phụ thuộc vào tính thời
vụ của chu kỳ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn.
TÌNH HÌNH MUA NGOẠI TỆ THEO THỜI GIAN
ĐVT: 1.000 USD
Quý
I
II
III
IV
Tổng
Năm 2001
Tỷ trọng
Doanh số
(%)
4.700
14,4
9.750
29,8
10.700
32,7
7.550
23,1
32.700
100
Năm 2002
Tỷ trọng
Doanh số
(%)
7.425
18,1
12.750
31,1
11.500
28,1
9.300
22,7
40.975
100
Năm 2003
Tỷ trọng
Doanh số
(%)
8.780
16,5
15.130
28,4
17.365
32,6
12.000
22,5
53.275
100
Gọi di là doanh số mua ngoại tệ bình quân của quý i (i = 1,4)
n
∑ x ij
d i= i =1
n
xij
: Doanh số mua ngoại tệ trong quý i của năm j
j
: j = 1,n
(n: số năm nghiên cứu)
d là doanh số mua ngoại tệ bình quân 4 quý trong năm
4
∑ di
d= i =1
4
ei
Quý
e i=
: là hệ số thời vụ của quý i:
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
di
d
3
∑ x ij
i=1
di
ei
I
II
III
IV
4.700
9.750
10.700
7.550
7.425
12.750
11.500
9.300
8.780
15.130
17.365
12.000
Tổng
32.700
40.975
53.275
20.905
37.630
39.565
28.850
6968,3
12543,3
13188,3
9616,7
0,66
1,19
1,25
0,9
d =1057
9,2
Như phân tích ở phần trước, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các tổ
chức kinh tế, nhất là các đơn vị có hoạt động xuất khẩu ln chiếm một tỷ trọng rất
lớn. Vì vậy, những biến động trong hoạt động xuất khẩu của các đơn vị này sẽ gây ra
những biến động trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Mà hoạt động xuất
khẩu của các đơn vị này thường có tính thời vụ, do đó, hoạt động mua ngoại tệ của
Chi nhánh cũng có tính thời vụ. Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng ngoại tệ mua vào
tăng dần từ đầu năm, đến cuối năm thì giảm.
Vào quý I, đây là thời gian mà nguồn hàng của một số ngành lưu thong, vì mới
hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ tết. Lượng ngoại tệ mua được trong quý này chủ yếu là
các doanh nghiệp may mặc, thủ công, mỹ nghệ, gia công chế biến cho nước ngồi. Vì
vậy, lượng ngoại tệ của Chi nhánh mua được trong quý này không nhiều như các quý
khác.
Quý II và III đây là thời gian mà hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi nổi nhất, kim
ngạch xuất khẩu tăng bởi các Cơng ty có nguồn hàng dồi dào để xuất đi các nước. Vì
vậy, lượng ngoại tệ mua vào từ hai quý này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngoại tệ
mua vào của cả năm. Mặt khác, đây là mùa du lịch chính của thành phố, vì vậy khách
du lịch quốc tế đến Đà Nẵng trong hai quý này cũng cao hơn so với các quý khác.
Điều này cũng góp phần làm lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào trong hai quý này cao
hơn hẳn các quý khác.
Đến quý IV thì lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh giảm mạnh. Vì đây là
thời gian chuẩn bị chu những dịp tiêu dùng lớn trong năm như: Noel, Tết Tây, Tết
Nguyên đán. Do đó, các đơn vị xuất nhập khẩu cần nhiều ngoại tệ để mua hàng, mua
nguyên liệu để chuẩn bị cho các dịp tiêu dùng này. Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi
nhánh mua được thấp hơn so với các quý II và III. Bên cạnh đó, tỷ giá trong quý IV
thường có xu hướng tăng mạnh hơn so với các quý khác trong năm. Vì vậy, nguồn
ngoại tệ mà khách hàng thu được từ hoạt động xuất khẩu thường được họ giữ lại. Việc
tỷ giá tăng mạnh trong quý IV hằng năm đã tạo ra tâm lý găm giữ ngoại tệ vào cuối
năm. Mặt khác, vào quý IV lượng Việt Kiều về thăm quê hương ăn Tết nhiều hơn, nên
lượng kiều hối gửi qua ngân hàng cũng giảm. Quý IV cũng không phải là mùa khai
thác du lịch chính ở Đà Nẵng. Vì vậy, lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng cũng giảm so
với quý II và III. Đây cũng là yếu tố góp phần làm cho doanh số mua ngoại tệ của
NHNoĐN giảm trong q IV.
Qua q trình phân tích trên ta thấy lượng ngoại mua vào của Chi nhánh trong
quý I và IV thường ít hơn nhiều so với quý II và III. Lượng ngoại tệ mua vào của Chi
nhánh phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên
địa bàn nên rất mạng tính thời vụ. Chỉ số thời vụ đã cho ta thấy rõ hơn về tính thời vụ
trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Chỉ số thời vụ của quý II và quý III thì
lớn hơn một. Điều đó cho thấy rằng, quý II và III là khoản thời gian mà hoạt động
mua ngoại tệ của Chi nhánh diễn ra rất mạnh. Ngược lại chỉ số thời vụ của quý I và
quý IV lại nhỏ hơn một. Như vậy, quý I và IV không phải là thời gian chính trong
hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Tóm lại, hoạt động mua ngoại tệ của Chi
nhánh sẽ diễn ra mạnh vào quý II và quý III và lượng ngoại tệ mua được sẽ giảm vào
quý I và quý IV. Việc phân tích hoạt động mua ngoại tệ theo thời gian, sẽ là cơ sở để
Chi nhánh lập kế hoạch mua ngoại tệ và dự đốn trước lượng ngoại tệ mua vào. Từ đó
có những chuẩn bị để quá trình mua ngoại tệ được thuận lợi, tìm trước khách hàng cho
đầu ra nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá.
c. Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo chuíng loại:
Các loại ngoại tệ mà NHN oĐN mua vào rất đa dạng. Tiêu biểu có một số loại
ngoại tệ sau: USD, FRF, DEM, JPY, EUR, GBP và các loại ngoại tệ khác. Để thuận
tiện cho quá trình phân tích thì doanh số mua vào của các loại ngoại tệ được tính sang
một đơn vị thống nhất là USD; các loại ngoại tệ khác không phổ biến trong hoạt động
mua bán ngoại tệ của Chi nhánh thì được sắp xếp vào cùng một loại USD khác. Sau
đây là bảng số liệu phản ảnh tình hình mua ngoại tệ theo chủng loại (đã quy đổi ra
USD) của Chi nhánh NHNoĐN, trong giai đoạn 2001 – 2003.
Loại
Ngoại tệ
USD
FRF
DEM
EUR
GBP
JPY
USD #
TỔNG
Năm 2001
Số lượng
Tỷ trọng
28.050
85,8
1.600
4,9
950
2,9
X
X
720
2,2
1.020
3,1
360
1,1
32.700
100
Năm 2002
Năm 2003
Số lượng
Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
33.890
82,7
42.890
80,5
1.310
3,2
X
X
690
1,7
X
X
2.540
6,2
7.030
13,2
820
2,0
1.010
1,9
1.310
3,2
1.760
3,3
415
1,0
585
1,1
40.975
100
53.275
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy, đồng USD là loại ngoại tệ được NHN oĐN mua
vào nhiều nhất. Trong 3 năm qua từ 2001 – 2003, đông USD luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Điều này cũng dễ hiểu, vì từ
trước đến nay đồng USD ln có vai trị quan trọng trong mua bán quốc tế. Nó thường
được xem là đồng tiền chủ đạo và chiếm vị trí độc tơn trong thanh toán quốc tế. Mặt
khác, đối với nước ta khi mà đồng nội tệ (VND) chưa thể tự do chuyển đổi trong các
giao dịch ngoại thương thì đồng USD càng được sử dụng phổ biến hơn. Như vậy, với
sức mạnh vốn có trong giao dịch thanh tốn quốc tế của mình, đồng USD đã mặc
nhiên trở thành đồng tiền chủ đạo trong giao dịch mua bán ngoại tệ.
Trong 3 năm qua, mặc dù doanh số mua USD liên tục tăng về mặt tuyệt đối,
nhưng nó lại giảm xuống về mặt tỷ trọng. Điều này cho thấy rằng đồng USD đang
giảm dần vai trị hàng đầu của nó trong doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh.
Cũng trong 3 năm qua doanh số mua EUR của Chi nhánh đã tăng lên một cách mạnh
mẽ và rõ rệt. Chính sự tăng lên của doanh số mua EUR đã làm cho tỷ trọng USD
giảm. Sự tăng lên của EUR trong thời gian qua có thể là do các nguyên nhân sau:
Chính đồng EUR đang dần dần trở nên phổ biến hơn trong giao dịch thanh toán
quốc tế, nhất là giao dịch với các nưốc Châu Âu. Đặc biệt từ năm 2002 khi mà đồng
EUR chính thức thay thế hoàn toàn đồng tiền của các nước tham gia đồng tiền chung
Châu Âu, thì đồng EUR mua vào của Chi nhánh ngày càng tăng, chỉ xếp thứ hai sau
đồng USD. Mặc dù xếp thứ hai nhưng đồng EUR vẫn còn cách khá xa so với đồng
USD.
Đối với các đồng tiền khác được xếp vào loại USD khác như: SGD, HKD,
AUD, CAD … thì nó chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng ngoại tệ mua vào
của Chi nhánh. Tỷ trọng của nó trong tổng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh là rất thấp,
chừng 1%. Trong 3 năm qua, USD khác ln duy trì một mức tỷ trọng ổn định xoay
quanh mức 1%. Vì vậy, cùng với sự tăng lên của tổng lượng ngoại tệ mua vào thì
lượng USD khác mua vào cua Chi nhánh cũng tăng lên đều đặng về số tuyệt đối trong
3 năm qua.
Qua bảng số trên ta thấy rằng, trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi
nhánh thì đồng JPY chỉ giữ một tỷ trọng thấp nhưng ổn định và đang có xu hướng
tăng lên cả về mặt số tuyệt đối và tỷ trọng. Đồng GBP thì có xu hường ngược lại so
với đồng JPY, tức là giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối.
Tóm lại, NHNoĐN là một ngân hàng mạnh về kinh doanh ngoại tệ, Chi nhánh
có thể mua hầu như là tất cả các loại ngoại tệ mà các loại ngoại tệ mà các tổ chức, dân
cư muốn bán. Việc mua được nhều loại ngoại tệ sẽ giúp chi Chi nhánh có được lượng
dự trữ ngoại tệ đa dạng. Từ đó Chi nhánh sẽ có được sự thuận lợi trong việc đa dạng
hoá kinh doanh ngoại tệ và giảm bớt rủi roc ho Chi nhánh khi có biến động tỷ giá. Và
việc mua nhiều loại ngoại tệ sẽ là một lợi thế của Chi nhánh trong công việc cạnh
tranh với các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, cũng
như thu hút them khách hàng mới.
3. Phân Tích Tình Hình Bán Ngoại Tệ Tại NHNoĐN:
a. Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo đối tượng:
Việc bán ngoại tệ của ngân hàng bị quản lý rất chặt chẽ bởi các quy định của
Nhà nước. Các đối tượng mà ngân hàng được phép bán ngoại tệ là rất hạn chế. Nếu
hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng là từ mọi đối tượng ngoại tệ thì hoạt động bán
ngoại tệ của ngân hàng thì chỉ được giới hạn cho một số đối tượng nhất định. Nhín
chung, chúng ta có thể chia các đối tượng mà NHN oĐN được phép bán ngoại tệ thành
3 loại đối tượng sau:
-
Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu.
-
Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHN o & PTNT
VN)
-
Các cá nhân: chủ yếu là công dân Việt Nam đi du học, cơng tác, định cư ở
nước ngồi.
TÌNH HÌNH BÁN NGOẠI TỆ THEO ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng
Tổ chức kinh tế
NHNoVN
Cá nhân
Tổng cộng
Năm 2002
Số
Tỷ
lượng
trọng
34.260 90,7%
2.380
6,3%
1.135
3,0 %
37.775 100%
Năm 2003
Số
Tỷ
lượng
trọng
46.620
92%
2.735
5,4%
1.320
2,6%
50.675 100%
So sánh
Mức độ
Tốc độ
tăng (giảm) tăng (giảm)
12.360
36,1%
355
14,9%
185
16,3%
12.900
34,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối tượng chủ yếu được NHN oĐN bán ngoại
tệ là các tổ chức kinh tế. Doanh số ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong 2 năm
qua đều chiếm hơn 90% doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh. Hai đối tượng còn lại
chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 10%), trong đó chủ yếu là bán cho NHN oVN. Còn
lượng ngoại tệ bán cho các cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất, không quá 3%
ngoại tệ bán ra của Chi nhánh. Như vây, với một mức tỷ trọng cao tuyệt đối (hơn
90%), thì các tổ chức kinh tế là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động
bán ngoại tệ của Chi nhánh. Những biến động của lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức
kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh.
Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán cho các tổ chức kinh tế tăng
lên cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tỷ trọng từ 90,7% năm 2002 tăng lên 92% năm
2003. Lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2002 tăng 36,1% (tức
tăng 12.360 nghìn USD) so với năm 2002. Sự tăng lên này do các nguyên nhân sau:
Về mặt khách quan là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng ln đạt mức
cao trong hai năm qua. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng như nguyên liệu
trên địa bàn cũng tăng mạnh trong hai năm qua. Điều này có thể nhận thấy qua kim
ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng lên trong hai năm. Nếu năm 2002 kim ngạch nhập
khẩu của thành phố là 375.142 nghìn USD thì sang năm 2003 kim ngạch nhập khẩu
của thành phố là 383.900 nghìn USD, tăng 8.758 nghìn USD đạt tốc độ tăng là 2,3%.
Do vậy, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh
tế tăng lên. Bản than NHN oVN có rất nhiều khách hàng mà nhu cầu nhập khẩu của họ
trong năm 2003 là rất lớn như: Công ty Cao su Đà Nẵng, Cơng ty Dệt Hồ Thọ …
Mặt khác, trong năm 2003 doanh số cho vay ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên so với
năm 2002 (tăng 12,1%). Vì vậy, nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng để trả nợ
Chi nhánh cũng tăng lên. Do vậy, doanh số bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế của
Chi nhánh tăng lên trong hai năm qua.
Về mặt chủ quan thì do những nổ lực của bản than NHN oĐN mà quy mơ hoạt
động, cũng như uy tín của Chi nhánh ngày càng được nang cao. Trong đó hoạt động
thanh toán quốc tế và hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng được chú trọng
phát triển. Vì vậy, trong 2 năm qua Chi nhánh đã không ngừng giữ được khách hàng
cũ mà còn thu hút them được khách hàng mới, có cả các doanh nghiệp có hoạt động
xuất nhập khẩu.
Mặt khác, trong nhiều năm qua tỷ giá USD/VND luôn diễn biến theo xu hướng
tăng lên. Vì vậy, các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua ngoại tệ họ thường tích cực
thực hiện việc mua ngoại tệ, càng sớm càng tốt. Vì nếu để lâu sẽ khơng có lợi cho
doanh nghiệp do tỷ giá tăng.
Tóm lại, các nguyên nhân trên đã giải thích cho sự tăng lên của lượng ngoại tệ
bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2003. Chính sự tăng lên này là nhân tố chính
làm cho tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh tăng lên trang năm 2003.
Trong hai năm qua, mặc dù lượng ngoại tệ mà NHN oĐN bán cho NHNoVN có
giảm về mặt tỷ trọng (từ 6,3% xuống 5,4%) nhưng vẫn tăng lên về số tuyệt đối. Năm
2003 lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN oVN tăng 355 nghìn USD tức tăng
14,9% so với năm 2002. Việc NHNoĐN bán ngoại tệ cho NHN oVN chủ yếu là nhằm
cân đối ngoại tệ chi Chi nhánh và cho toàn hệ thống BIDV. Trong q trình mua bán
ngoại tệ, cũng có những lúc ngoại tệ Chi nhánh mua vào là rất lớn nhưng lượng ngoại
tệ mà Chi nhánh bán ra cho khách hàng lại rất thấp. Vào những lúc như vậy, Chi
nhánh sẽ rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ. Với xu hướng tỷ giá ln tăng lên như
hiện nay thì Chi nhánh sẽ được lợi khi ở tình trạng dư thừa ngoại tệ. Nhưng cũng vào
lúc này, có thể có một số Chi nhánh NHN o khác đang ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ.
Vì vậy, Chi nhánh phải bán bớt lượng ngoại tệ dư thừa này cho NHN oVN để thực hiện
cân bằng trạng thái ngoại tệ cho Chi nhánh và cho hệ thống trong cả nước.
Trong năm 2003, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN oVN tăng lên so với
năm 2002, sự tăng lên này chủ yếu là do doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh
tăng mạnh trong năm 2003, nhất là doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế (tăng
6050 nghìn USD). Vì vậy, trong năm 2003 những thời điểm Chi nhánh dư thừa ngoại
tệ sẽ xuất hiện nhiều hơn và khối lượng ngoại tệ dư thừa cũng lớn hơn so với năm
2002. Do đó, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN oVN trang năm 2003 cũng lớn
hơn so với năm 2002.
Cũng trong hai năm qua, lượng ngoại tệ mà NHN oĐN bán cho các cá nhân là
nhỏ nhất. Doanh số ngoại tệ bán cho cá nhân trong năm 2002 là: 1135 nghìn USD,
năm 2003 là: 1320 nghìn USD. Như vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá
nhân trong năm 2003 tăng 16,3% so với năm 2002, tức tăng 185 nghìn USD. Sự tăng
lên này là do trong năm 2003 số người dân xuất cảnh ra nước ngoài tăng so với năm
2002, trong đó du học sinh là đối tượng chủ yếu. Mặt khác, do quy mơ và uy tín của
NHNoĐN ngày càng được nâng cao, nên Chi nhánh đã thu hút được nhiều người có
con du học nước ngồi mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh và chuyển hối ra
nước ngoài. Những người này thường mua ngoại tệ của Chi nhánh để thực hiện
chuyển hối, do đó lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân tăng lên trang hai
năm.
b. Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian:
Nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất
kinh doanh của các dơn vị xuất nhập khẩu. Để thấy được sự biến động lên xuống của
doanh số bán ngoại tệ trong một năm tại Chi nhánh NHN oĐN, thì chúng ta cần phấn
tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian của Chi nhánh. Sau đây là tình hình bán
ngoại tệ theo quý của NHNoĐN trong 3 năm qua, từ 2001 – 2003.
* Tình hình bán ngoại tệ theo thời gian:
Quý
I
II
III
IV
T. cộng
Năm 2001
Số lượng
Tỷ trọng
10150
33,5
5790
19,1
3480
11,5
10880
35,9
30300
100
Năm 2002
Số lượng
Tỷ trọng
11670
30,9
7740
20,5
4570
12,1
13795
36,5
37775
100
Năm 2003
Số lượng Tỷ trọng
16270
32,1
9530
18,8
5625
11,1
19250
38,0
20675
100
Gọi di là doanh số bán ngoại tệ của quý bình quân của quý i (i = 1,4)
n
d i= ∑ x ij
j=1
xy: Doanh số mua bán ngoại tệ trong quý i của năm j
j = 1,n (n: số năm nghiên cứu)
d: là doanh số mua ngoại tệ bình quân của 4 quý trong năm
4
∑ di
d= j=1
4
ei : là hệ số thời vụ của quý i:
Quý
Năm
2001
Năm
2002
e i=
di
d
Năm
2003
I
II
III
IV
10150
5790
3480
10880
11670
7740
4570
13795
16270
9530
5625
19250
T. cộng
30300
37775
20675
3
∑ x ij
di
ei
j=1
38090
23060
13675
43925
12696,7
7686,7
4558,3
14641,7
d = 9895,9
1,28
0,78
0,46
1,48
Phần phân tích về đối tượng đã cho chúng ta thấy rằng, các tổ chức kinh tế,
nhất là các đơn vị có hoạt động nhập khẩu là đối tượng chính trong hoạt động bán
ngoại tệ của Chi nhánh. Mà hoạt động nhập khẩu của các đơn vị này cũng có tính thời
vụ. Do đó, hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có tính thời vụ. Bảng số liệu
trên cho ta thấy, lượng ngoại tệ mà NHN oĐN bán ra giảm dần từ đầu năm đến cuối
năm thì tăng trở lại.
Trong quý I, Chi nhánh bán ra một lượng lớn ngoại tệ so với các quý khác
trong năm, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của các đơn vị nhập khẩu. Các đơn vị này thường mua ngoại tệ để
thanh toán tiền hàng nhập khẩu hay trả các khoản vay ngoại tệ của năm trước. Quý I
thường là thời gian mà các Công ty đã thu hồi được tiền hàng đã bán trong dịp Tết vừa
qua. Vì thế họ có nguồn để mua ngoại tệ thanh tốn cho các khoản phải trả của năm
trước. Mặt khác quý I cũng là thời gian chuẩn bị để mở đầu cho một chu kỳ sản xuất
kinh doanh mới. Đối với các đơn vị sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu thì quý I
thường là thời điểm nhập nguyên liệu để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trong năm.
Vì vậy, các đơn vị này rất cần mua ngoại tệ để sử dụng cho việc nhập khẩu nguyên
liệu. Chính các nguyên nhân trên làm cho lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong
quý I cao hơn các quý khác.
Vào quý II và quý III việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã đi vào ổn
định. Đối với có đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu từ nước
ngồi thì việc nhập các yếu tố đầu vào đã được chuẩn bị và thực hiện từ quý I. Do đó,
nhu cầu mua ngoại tệ để sử dụng cho hoạt động nhập khẩu là không cao. Mặt khác,
trong quý II và III hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị xuất nhập khẩu đã đị
vào ổn định. Các đơn vị này đã có nguồn hàng nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
thường diễn ra song song. Do đó, trong hai quý này nhu cầu mua ngoại tệ để nhập
khẩu của các đơn vị này cũng không nhiều. Như vậy, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán
ra trong quý II và III giảm mạnh so với quý I. Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh
trong hai quý này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số ngoại tệ bán ra
trong năm.
Song quý IV đây là khoảng thời gian chuẩn bị cho nhiều dịp tiêu dùng lớn
trong năm như Noel, Tết Tây, Tết Nguyên đán. Nhu cầu tiêu dùng của người dân
trong các dịp này sẽ tăng lên rất cao. Vì vậy, các đơn vị phải đẩy mạnh hoạt động sản
xuất kinh doanh trong thời gian này. Đối với các đơn vị có yếu tố đầu vào phải nhập
khẩu từ nước ngồi thì nhu cầu mua ngoại tệ của họ trong thời gian này cũng tăng lên
rất cao. Mặt khác quý IV là quý cuối cùng trong năm và cũng là thời gian kết thúc một
chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó các đơn vị sản xuất cần phải thanh toán các khoản
nợ tiền mua nguyên liệu, phát sinh trong năm, nhất là các khoản nợ bằng ngoại tệ. Vì
vậy mà nhu cầu mua ngoại tệ của các đơn vị này tăng cao. Do đó mà lượng ngoại tệ
bán ra cao nhất trong năm.
Tóm lại, lượng ngoại tệ bán ra của NHNoĐN trong quý I và IV thường cao hẳn
hơn so với quý II và III. Hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có những biến
động mang tính chất thời vụ. Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh bị phụ thuộc rất
nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Chỉ số thời
vụ cho ta thấy rõ hơn tính thời vụ của hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh.
Chỉ số thời vụ của quý I và IV là lớn hơn một như vậy quý I và IV là hai quý
chính trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Ngược lại, chỉ số thời vụ của quý II
và III lại nhỏ hơn một như vậy quý II và III không phải là thời gian chính trong hoạt
động bán ngoại tệ. Như vậy, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh vào những tháng
đầu năm và cuối năm thì cao hơn hẳn so với những tháng giữa năm.
Việc phân tích hoạt động bán ngoại tệ theo thời gian như trên sẽ giúp cho Chi
nhánh thuận lợi trong việc lập kế hoạch bán ngoại tệ, chuẩn bị số lượng ngoại tệ bán
ra và tìm trước nguồn ngoại tệ mua vào để bán cho khách hàng. Từ đó, Chi nhánh có
thể hạn chế được rủi ro về tỷ giá.
4. Cân Đối Giữa Hoạt Động Mua Và Bán Ngoại Tệ Tai NHNoĐN:
Qua các số liệu đã phân tích cho hoạt động mua và hoạt động bán ngọi tệ cua
NHNoĐN, chúng ta có thể lập bảng số liệu để cân đối cho hoạt động mua bán ngoại tệ
tai Chi nhánh NHNoĐN như sau:
* Tình hình mua bán ngoại tệ:
Mua
40975
Năm 2002
Bán
37775
Chênh lệch
3200
Mua
53275
Năm 2003
Bán
50675
Chênh lệch
2600
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh
trong 2 năm qua không cân đối với nhau. Trong 2 năm qua 2002 – 2003, lượng ngoại
tệ mà NHN oĐN luôn lớn hơn lượng ngoại tệ bán ra. Vì vậy, Chi nhánh ln có một
chênh lệch dương. Cả doanh số ngoại tệ mua vào và doanh số ngoại tệ bán ra của năm
sau đềy tăng lên so với năm trước. Mức tăng lên của doanh số mua vào và doanh số
bán ra cũng gần tương đương nhau nên mức chênh lệch ngoại tệ của Chi nhánh qua
các năm tương đối ổn định. Vì vậy, nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên đều đặn qua từng năm.
Để thấy rõ tình hình mua bán ngoại tệ tại NHN oĐN, chúng ta cần xem xét tình
hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng.
* Tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng:
Mua
24500
10700
5775
40975
Năm 2002
Bán
34260
2380
1135
37775
Chênh lệch
- 9760
+ 8320
+ 4640
+ 3200
Mua
32550
14120
Năm 2003
Bán
47130
2480
6605
1065
Chênh lệch
- 14580
+ 11640
+ 5540
+ 2600
Đối với các tổ chức kinh tế hoạt động mua và bán ngoại tệ của Chi nhánh với
các tổ chức kinh tế thường mất cân đối. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các
tổ chức kinh tế luôn nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các
tổ chức này. Vì vậy, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh
tế ln có mức chênh lệch âm trong 2 năm qua. Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ
chức kinh tế và lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này đều tăng lên trong thời gian
qua. Nhưng mức tăng sản lượng ngoại tệ bán ra luôn cao hơn mức tăng của lượng
ngoại tệ mua vào cả về số tuyệt đối và số tương đối. Vì vậy, mức chênh lệch âm của
doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế ngày càng tăng. Hoạt động mua bán
ngoại tệ cua Chi nhánh với các tổ chức kinh tế nagỳ càng mất cân đối.
Việc mua bán ngoại tệ của các tổ chức kinh tế chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu
xuất nhập khẩu. Trong 2 năm qua, thành phố Đà Nẵng luôn ở trong tình trạng nhập
siêu, kim ngạch nhập khẩu ln lớn hơn kim ngạch xuất khẩu rất nhiều. Sản phẩm
xuất khẩu chu yếu của thành phố là thuỷ hải sản, đồ thủ cơng mỹ nghệ, hàng gia cơng
chế biến cho nước ngồi. Giá trị xuất khẩu của sản phẩm này không lớn. Trong khi đó
sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Đà Nẵng là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục
vụ cho sản xuất. Đây là những mặt hàng có giá trị so với hàng xuất khẩu của Đà Nẵng.
Vì vậy kim ngạch nhập khẩu của ta thường lớn hơn hẳn so với kim ngạch xuất khẩu.
Do đó, lượng ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu thu về thường nhỏ hơn nhiều so với
lượng ngoại tệ mà các đơn vị nhập khẩu cần mua để trả cho nước ngoài. Như vậy,
lượng ngoại tệ mà Chi nhánh NHN oĐN mua được từ các đơn vị xuất khẩu cũng nhỏ
hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đơn vị nhập khẩu. Mặt khác, theo
quy định kết hối hiện nay thì các tổ chức kinh tế khi có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt
động xuất khẩu thì chỉ bán lại cho Ngân hàng 40% lượng ngoại tệ đó. Vì vậy, lượng
ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các đơn vị xuất khẩu, lại càng nhỏ hơn hẳn lượng
ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đợn vị nhập khẩu. Chính điều này đã làm cho
Chi nhánh có mức chênh lệch âm trong doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức
kinh tế.
Trong 2 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của thành phố, kim ngạch xuất khẩu
năm 2003 lại giảm so với năm 2002. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của thành
phố trong 2 năm qua tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà
các đợn vị nhập khẩu cần mua có mức tăng lớn hơn nhiều so với mức tăng cuae lượng
ngoại tệ mà các đơn vị xuất khẩu thu về. Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán
cho các tổ chức kinh tế cũng có mức tăng lớn hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua
vào từ các tổ chức kinh tế. Chính vì vậy mà mức chênh lệch âm của doanh số mua bán
ngoại tệ với các tổ chức kinh té ngày càng tăng.
Đối với NHNoVN hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với tổ chức này
thường bị mất cân đối. Khác với các tổ chức kinh tế, trong 2 năm qua, tình hình mua
bán ngoại tệ cua Chi nhánh với NHN oVN ln có mức chênh lệch tưỡng đương.
Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ NHN oVN luôn cao hơn hẳn lượng ngoại tệ
mà Chi nhánh bán ra cho tổ chức này, lượng ngoại tệ mua vào thường gấp 5 lần lượng
ngoại tệ bán ra. Đồng thời qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, trong 2 năm qua, lượng
ngoại tệ mua vào từ NHN oVN đã tăng lên rất mạnh, nhất là về số tuyệt đối, lượng
ngoại tệ mua vào của năm 2003 luôn cao hơn hẳn so với năm 2002. trong khi đó,
lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho NHN oVN có tăng lên nhưng rất nhỏ về mặt
tuyệt đối. Vì vậy, mức chênh lệch của doanh số mua bán ngoại tệ với NHN oVN ngày
càng tăng cao. Việc mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHN oVN nhằm mục đích
chủ yếu là thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ. Do lượng ngoại tệ mà Chi nhánh
phải bán cho các tổ chức kinh tế lớn hơn rất nhiều so với lượng ngoại tệ mua vào từ
các tổ chức này, vì vậy Chi nhánh phải mua một lượng lớn ngoại tệ từ NHN oVN để có
đủ ngoại tệ bán ra cho các tổ chức kinh tế và cũng qua đó Chi nhánh thực hiện cân