Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật cắt lợi phì đại bằng laser diode

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.54 KB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý nha chu là một trong những loại bệnh được phát hiện ảnh hưởng
sớm nhất tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu khảo cổ học chỉ ra các bằng
chứng mất xương do bệnh lý nha chu đã xuất hiện ở người Ai Cập cổ đại và
thổ dân Châu Mỹ. Các tài liệu ghi chép cổ xưa cũng đề cập tới bệnh lý nha
chu và nhu cầu cần điều trị bệnh. Ngày nay trong xã hội hiện đại, cuộc sống
con người ngày đã được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu chăm
sóc sức khỏe răng miệng cũng được quan tâm.
Theo thống kê của WHO năm 2012 thì 15-20% dân số trưởng thành mắc
bệnh viêm quanh răng ở mức độ nặng có thể dẫn tới mất răng. Viêm quamh
răng được coi là hiểm họa thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Còn tại Việt
Nam, số người có bệnh lý quanh răng là gần 97%, tỷ lệ bệnh nha chu ở trẻ 1517 tuổi là 47%, tỷ lệ bệnh này ở người trên 45 tuổi là 85% [1]. Điều đó cho
thấy bệnh lý vùng quanh răng đang ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận
dân số Việt Nam, đòi hỏi cần có điều trị sớm để tránh mất răng.
Bệnh quanh răng là bệnh lý viêm ảnh hưởng đến tổ chức nâng đỡ cho
răng. Khởi đầu là quá trình viêm lợi, được coi như một đáp ứng của cơ thể
chống lại các vi khuẩn có hại tại chỗ. Bệnh có thể tiến triển thành viêm quanh
răng với biểu hiện mất bám dính, tiêu xương cuối cùng dẫn tới mất răng [2].
Lợi phì đại là hiện tượng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên
nhân thường gặp nhất là viêm lợi. Bệnh gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai
và thẩm mỹ của bệnh nhân, đặc biệt là ở vùng răng trước. Chỉ định cắt lợi
được đưa ra sau khi VSRM, loại bỏ tác nhân gây viêm nhưng tình trạng phì
đại lợi của bệnh nhân không mất đi.
Phát minh ra laser được coi là một trong mười phát minh quan trọng nhất
trong lịch sử nhân loại. Hiện nay , laser được ứng dụng rộng rãi trong nhiều


2


lĩnh vực với hiệu quả rất tốt. Riêng với y học, laser được ứng dụng từ rất sớm,
hiện nay nó phổ biến tới mức có cả ngành “Y học laser”. Laser được chia ra
hai loại: laser công suất thấp và công suất cao. Laser công suất thấp gây hiệu
ứng kích thích sinh học giúp giảm viêm, giảm đau, kích thích phân bào,
nhanh liền thương. Laser công suất cao gây hiệu ứng nhiệt như hoại tử,
quang đông, bay hơi tổ chức. Laser ứng dụng trong y học từ năm 1960, nhưng
các thiết bị laser được sử dụng trong nha khoa thì chỉ từ năm 1980 [3].
Laser diode hay laser bán dẫn có nhiều ứng dụng trong nha khoa đặc biệt
trên hệ thống mô mềm. Laser diode còn đặc biệt có tác dụng tốt với các mạch
máu, hemoglobin, sắc tố như melamin. Khi năng lượng của laser diode được
hấp thụ, nhiệt độ tế bào tăng lên, nước nội bào và ngoại bào bay hơi, giúp lấy
bỏ mô hoại tử, mô bệnh, cắt bỏ tổn thương [4]. Ngoài ra, nó còn có tác dụng
giảm số lượng vi khuẩn, độc tố vi khuẩn giảm nguy cơ tái nhiễm khuẩn và
lành thương nhanh, đặc biệt là giảm A.Actinomycetemcomitans [5],[6]. Điều
trị cắt lợi bằng laser có ưu điểm là giảm đau tốt, không chảy máu, không cần
khâu, tâm lý bệnh nhân thoải mái [7]. Một phương pháp mới và có nhiều ưu
điểm như vậy cần các nghiên cứu đánh giá hiệu quả trước khi đưa ra các
khuyến cáo điều trị rộng rãi cho bệnh nhân.
Với mục đích đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết
quả phương pháp phẫu thuật cắt lợi phì đại bằng laser diode” với hai mục
tiêu như sau:
1, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan lợi
phì đại trên bệnh nhân điều trị tại khoa Nha chu - Bệnh viện RHM Trung
Ương Hà Nội, khoa RHM – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và Viện Đào
Tạo RHM – Đại Học Y Hà Nội từ 9/2015 đến 8/2016.
2, Đánh giá kết quả cắt lợi phì đại bằng phương pháp laser diode trên nhóm
bệnh nhân trên.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu vùng quanh răng
Vùng quanh răng gồm có: Lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và
xương ổ răng.

Hình 1.1: Cấu trúc vùng quanh răng [8].
1.1.1. Lợi
Lợi là vùng niêm mạc đặc biệt trong miệng che phủ một phần xương ổ răng
và chân răng tới ranh giới men – xương răng. Lợi che phủ mặt trong và mặt
ngoài của cả hàm trên và hàm dưới. Lợi ngăn cách với niêm mạc miệng bởi
đường ranh giới lợi- niêm mạc miệng [9].
a. Cấu tạo đại thể: Lợi được chia thành hai phần: Lợi tự do, lợi dính


4

+ Lợi tự do: Lợi không bám dính vào răng, ôm quanh cổ răng. Vùng lợi này
có thể tách ra khỏi bề mặt răng nhẹ nhàng bằng sonde nha chu. Ở 50% dân số,
nó phân cách với lợi dính bởi rãnh nông được gọi là lõm dưới lợi tự do.
Lợi tự do gồm lợi viền và nhú lợi.
- Lợi tự do: Phần lợi ôm quanh cổ răng, thường rộng 0,5-1mm, tạo thành
thành ngoài của rãnh lợi.
- Nhú lợi: Lợi che phủ vùng kẽ giữa hai răng, che phủ toàn bộ khoảng
không gian dưới điểm tiếp xúc mặt bên hai răng. Hình dáng nhú lợi
thay đổi tùy thuộc vào hình dáng tiếp xúc mặt bên và tình trạng lợi, độ
tụt lợi... Hình dạng nhú lợi được mô tả là hình kim tự tháp ở vùng răng
trước hoặc dạng “thung lũng” với một phần nhú mặt ngoài, một phần
nhú mặt trong, ở giữa là vùng lõm, phổ biến ở vùng răng sau [10].

+ Lợi dính:
Là phần lợi liên tiếp với lợi tự do, bám dính vào chân răng ở trên và
xương ổ răng ở dưới, cuối cùng liên tiếp với niêm mạc miệng mặt ngoài hai
hàm và mặt trong hàm dưới cũng như niêm mạc vòm miệng. Độ rộng lợi dính
thay đổi tùy cá nhân, tùy vị trí răng, khớp cắn... Thường lớn nhất ở vùng răng
cửa (trung bình hàm trên là 3,5-4,5 mm, hàm dưới là 3,3-3,9 mm) và thu hẹp
ở vùng răng sau (1,9 mm ở vùng răng hàm lớn hàm trên và 1,8 mm ở vùng
răng hàm nhỏ hàm dưới). Lợi dính tăng theo tuổi và tình trạng mọc răng,
giảm đi khi có tụt lợi. Phần lợi dính bám vào chân răng khoảng 1,5 mm phía
trên gọi là vùng bám dính, phần còn lại dính chặt với màng ngoài xương ổ
răng. Đường ranh giới lợi - niêm mạc miệng ngăn cách lợi và niêm mạc
miệng. Tuy nhiên ranh giới này giữa lợi dính và niêm mạc vòm miệng không
rõ [11],[12].
b. Cấu trúc vi thể: Gồm biểu mô, mô liên kết, mạch máu và thần kinh
+ Biểu mô: Có hai loại chính là biểu mô phủ và biểu mô kết nối


5

- Biểu mô phủ:
Biểu mô phủ mặt ngoài lợi viền và lợi dính. Là biểu mô lát tầng sừng hóa,
dày 0,2 - 0,3 mm. Gồm 4 lớp, từ dưới lên trên gồm: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt,
lớp sừng. Mức độ sừng hóa giảm dần theo tuổi già và khi mãn kinh. Có nhiều
nhú biểu mô lấn xuống mô liên kết phía dưới.
Biểu mô phủ mặt trong lợi viển hay mặt ngoài rãnh lợi: Là biểu mô mỏng
hơn, loại biểu mô vảy phân tầng không sừng hóa [10].
- Biểu mô kết nối :
Biểu mô ở đáy rãnh lợi, tạo thành một vòng bám dính vào chân răng
quanh cổ răng, cũng là biểu mô vảy phân tầng không sừng hóa, không có trụ
biểu mô lồi vào mô liên kết. Gồm những tế bào biểu mô có thêm các sợi

collagen tăng cường khả năng bám vào xương răng. Đóng vai trò như một
màng bán thấm để tiết dịch lợi cũng như lan truyền một phần độc tố vi khuẩn
vào lợi [10].
* Dịch lợi:
Bình thường, dịch lợi tiết ra khá ít, tăng lên khi viêm . Chủ yếu tiết ra từ
màng đáy và khoảng trống nội bào của tế bào mô liên kết. Thành phần gồm
các enzym, protein, các kháng thể, các tế bào biểu mô bong ra, tế bào viêm,
hệ vi khuẩn tồn tại, sản phẩm chuyển hóa vi khuẩn, độc tố vi khuẩn ... Vai trò:
. Làm sạch tự nhiên các chất trong rãnh lợi.
. Có các protein cải thiện khả năng bám dính của biểu mô với chân răng.
. Kháng khuẩn và phát huy tác dụng của các kháng thể bảo vệ lợi.
+ Mô liên kết của lợi:
- Các tế bào: Giống các mô liên kết khác gồm các nguyên bào sợi, tế bào
viêm (dưỡng bào, lympho, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào...)
- Các chất ngoại bào: Gồm các sợi liên kết và chất nền. Sợi liên kết chủ
yếu là sợi keo ( 60% thể tích là collagen) và sợi chun tập hợp thành các
bó cùng hướng giúp lợi đàn hồi và bám dính trên bề mặt xương răng và
màng xương. Chất nền có hàm lượng nước cao dạng vô định hình, chứa


6

proteoglycan, acid hyaluronic, glycoprotein, fibronectin ... [11].
+ Mạch máu và thần kinh:
Lợi có nguồn mạch máu rất phong phú: Động mạch trên màng xương chia
ra các nhánh mao mạch chạy dọc theo biểu mô rãnh lợi và nhú lợi, động mạch
xương ổ răng chạy xuyên qua dây chằng quanh răng mở rộng vào lợi. Cuối
cùng hệ thống vòng nối mao mạch đảm bảo cấp máu tốt, liền thương nhanh.
Thần kinh: các nhánh thần kinh không có bao myelin chạy trong mô liên
kết chia nhánh tới tận biểu mô [12].

1.1.2. Dây chằng quanh răng
Dây chằng quanh răng là mô liên kết có cấu trúc đặc biệt, nối liền giữa
răng và xương ổ răng. Độ rộng trung bình là 0,2 mm, giảm dần khi về già.
a. Các tế bào
- Tế bào mô liên kết: Nguyên bào sợi, tiền tạo xương răng bào, tiền tạo
cốt bào, tạo xương răng bào, tạo cốt bào, hủy cốt bào
- Tế bào của biểu mô còn sót lại: Các tế bào Malassez còn sót lại có thể
bị kích thích tăng sinh và tạo thành nang chân răng hoặc nang bên chân răng.
- Tế bào bảo vệ: Thường có đại thực bào, dưỡng bào, bạch cầu ái toan.
Khi xảy ra viêm nhiễm số lượng và số loại tế bào nhóm này tăng nhanh.
b. Hệ thống sợi liên kết
Là thành phần chủ yếu của dây chằng quanh răng, phần lớn là các bó sợi
collagen tuýp I. Tùy theo sự sắp xếp và hướng của các bó sợi mà chia ra các
nhóm dây chằng quanh răng [10]. Gồm:
- Nhóm mào ổ răng: Các bó đi từ xương răng ngay dưới biểu mô kết nối tới
mào xương ổ răng và màng xương ổ răng gần kề. Tác dụng ngăn cản di
chuyển của răng, các thủ thuật không thể làm tăng độ lung lay răng nếu không
làm tổn thương các dây chằng nha chu.
- Nhóm ngang: Các bó chạy ngang từ xương răng sang xương ổ răng.


7

- Nhóm chéo: Các bó đi từ xương ổ răng chéo lên bám vào xương răng.
Đây là nhóm chủ yếu chịu lực tác động theo phương thẳng đứng và truyền lực
lên xương ổ răng.
- Nhóm cuống răng: Các bó đi từ xương răng quanh cuống để bám vào
xương ổ răng quanh nó. Không có nhóm này trên những răng chưa đóng
cuống.
- Nhóm vùng chẽ: Các bó đi từ xương răng đến xương ổ răng lân cận ở

vùng chẽ của răng nhiều chân [11],[12].
c. Chất căn bản: Thành phần tương tự ở các mô liên kết khác gồm:
Glycosaminoglycans như axit hyaluronic và proteoglycans, glycoprotein như
Fibronectin và laminin. Có hàm lượng nước cao (70%) [9].
d. Mạch máu và thần kinh
- Hệ thống mạch máu phong phú, tương tự các nguồn cấp máu từ lợi.
- Thần kinh: Chịu chi phối của hai nhóm thần kinh. Nhóm thần kinh cảm
giác là nhánh tận của thần kinh răng trân và răng dưới, thu nhận cảm giác
về đau, áp lực, xúc giác. Nhóm thần kinh giao cảm điều hòa lượng máu
cung cấp tại chỗ nhờ cơ chế vận mạch [12].
1.1.3. Xương răng:
Xương răng là tổ chức được khoáng hóa bao bọc quanh ngà răng ở chân
răng. Xương răng có vùng vô bào và vùng có tế bào (các tạo xương răng bào).
Tế bào này chế tiết các chất nền hữu cơ trước khi khoáng hóa, trong đó
hydroxyapatite chiếm từ 45% - 50%, ít hơn xương (65%), ngà răng (97%),
men răng (70%) [8],[9]. Phần xương răng gần cuống răng có hệ thống Havers
và mạch máu.


8

1.1.4. Xương ổ răng:
- Đại thể: Xương ổ răng là một bộ phận của xương hàm nằm bao quanh hỗ trợ
cho răng. Cấu tạo gồm:
+ Xương đặc hay bản xương:
. Bản xương ngoài là xương vỏ phủ mặt trong và mặt ngoài xương ổ
răng, được màng xương che phủ.
. Bản xương trong hay lá sàng nằm liền kề chân răng, có nhiều lỗ nhỏ
cho mạch máu và thần kinh đi qua tới vùng dây chằng quanh răng.
+ Xương xốp: Nằm giữa các bản xương, bên trong trống chứa tủy xương.

- Vi thể :
. Xương vỏ gồm các hệ thống ống Havers, các bè xương. Xương vỏ hàm
dưới dày hơn hàm trên. Độ dày xương vỏ còn phụ thuộc vào vị trí răng,
xương vỏ bản trong thường dày hơn bản ngoài.
. Xương xốp gồm các bè xương mỏng xen giữa là khoang tủy, bên trong
chủ yếu lấp đầy tủy mỡ. Tủy xương tạo máu có thể thấy ở lối củ xương
hàm trên và góc hàm xương hàm dưới ở người trưởng thành.
Các tế bào giống trong xương thông thường, gồm: Tạo cốt bào, tế bào xương
non, tế bào xương trưởng thành, hủy cốt bào [9],[10].
1.2. Lợi phì đại
1.2.1. Khái niệm
Phì đại lợi hay sự tăng kích thước của lợi là một trong số các triệu chứng
hay gặp của bệnh lợi. Cần phân biệt khái niệm phì đại lợi hay quá phát lợi là
những thuật ngữ về lâm sàng, khác với “Hypertrophic gingivitis” và
“Gingival hyperplasia” của bệnh học [13].
1.2.2. Phân loại
*. Theo căn nguyên và bệnh học [14]
. Phì đại lợi do viêm: Cấp tính, mãn tính
. Phì đại lợi do thuốc


9

. Phì đại lợi liên quan đến các vấn đề hệ thống:
+ Phì đại lợi có điều kiện: khi thai nghén, dậy thì, thiếu vitamin C, viêm
lợi phì đại do dị ứng tại chỗ, phì đại lợi có điều kiện không đặc hiệu.
+ Phì đại lợi do các bệnh toàn thân: Các bệnh bạch cầu, các bệnh tổ chức hạt.
. Phì đại lợi do khối u: Lành tính, ác tính.
. Phì đại lợi giả
*. Theo vị trí [14]

-

Khu trú: Phì đại lợi một răng hoặc một nhóm răng
Toàn thể: Phì đại lợi toàn bộ cả hai hàm
Phì đại bờ lợi
Phì đại nhú lợi
Phì đại lan tỏa: Phì đại cả lợi tự do và lợi dính
Phì đại lợi đơn lẻ: Đơn lẻ ở một vị trí giống như khối u

*. Theo mức độ phì đại lợi [14]
-

Độ 0: Không phì đại lợi
Độ I: Phì đại lợi nhú lợi
Độ II: Phì đại nhú và bờ lợi
Độ III: Phì đại nhú và bờ lợi quá 3/4 bề mặt thân răng.

1.2.3. Các dạng phì đại lợi thường gặp
1.2.3.1. Phì đại lợi do viêm:
Phì đại lợi thường là kết quả của quá trình viêm cấp tính và mãn tính. Sau
đó, phì đại lợi lại gây viêm lợi thứ phát tạo ra vòng xoáy bệnh lý [14].
*. Phì đại lợi do viêm mãn tính
- Đặc điểm lâm sàng: Lợi đỏ rực hoặc hơi đỏ, bề mặt bóng, dễ chảy máu. Khởi
phát từ nhú lợi, lan ra lợi viền, có thể tăng kích thước che phủ một phần thân
răng. Tiến triển chậm, không đau, trừ khi bị nhiễm trùng cấp tính hoặc sang
chấn. Phì đại lợi loại này có thể khu trú hay toàn bộ, hiếm khi gặp u có cuống
nằm đơn lẻ ở một nhú lợi, bờ lợi hoặc lợi dính.
- Nguyên nhân: Lợi phì đại do tiếp xúc lâu dài với mảng bám răng. Các yếu tố
thuận lợi cho tích tụ mảng bám như giữ VSRM kém, giải phẫu
răng bất thường, phục hình sai hoặc đang đeo các khí cụ chỉnh nha…



10

- Thói quen thở miệng: Thở miệng làm khô bề mặt biểu mô tạo điều kiện hình
thành mảng bám, giảm sức đề kháng tại chỗ. Lợi phì đại thường ở vị trí tiếp
xúc nhiều với không khí như vùng răng cửa hàm trên [14].
*. Phì đại lợi do viêm cấp tính
- Đặc điểm lâm sàng: Trên lâm sàng được gọi là áp xe lợi. Là tổn thương khu
trú ở lợi, khởi phát đột ngột , bề mặt lợi căng bóng đỏ rực, tiến triển nhanh,
sau 1-2 ngày hóa mủ, có thể vỡ chảy dịch. Các răng lân cận đau khi ăn nhai
hoặc khi gõ. Dễ nhầm với áp xe quanh răng.
- Nguyên nhân: Khi vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức liên kết do các vật ngoại
lai đưa vào như bàn chải, thức ăn cứng, mũi kim gây tê…[13].
1.2.3.2. Phì đại lợi do thuốc
Các thuốc liên quan là thuốc chống động kinh, thuốc ức chế miễn dịch,
thuốc chẹn kênh calci [13].
- Đặc điểm chung:
+ Phì đại lợi dạng hạt khởi phát từ nhú lợi lan ra mặt ngoài và mặt trong
răng, không đau, tăng dần có thể che phủ toàn bộ mặt răng, cản trở ăn nhai.
+ Nếu không viêm thì lợi có màu hồng nhạt, khá chắc, bề mặt có múi
lõm giống hình ảnh quả dâu tây. Khi có viêm đi kèm lợi nề đỏ, căng bóng làm
mờ đi các rãnh, tăng nguy cơ chảy máu.
+ Ranh giới phân cách với lợi bình thường bởi một rãnh, khi mở rộng
không quá ranh giới lợi – niêm mạc miệng.
+ Phì đại lợi thường là toàn bộ nhưng nặng hơn ở vùng răng trước. Phì
đại chỉ xuất hiện ở vùng có răng, biến mất khi nhổ răng, hiếm thấy ở vùng
không có răng. Thông thường, phì đại tự mất đi sau vài tháng dừng điều trị
thuốc [14].
- Nguyên nhân:

Không có viêm tại chỗ vẫn có thể xảy ra phì đại lợi. Yếu tố gen được cho là
yếu tố quyết định ở những bệnh nhân phì đại lợi khi điều trị phenytoin [13].


11

* Liên quan với các thuốc chống động kinh
Đại biểu là phenytoin, thuốc được dùng để điều trị bệnh động kinh từ
1938 và sớm có các bằng chứng về việc gây phì đại lợi. Các hydantoins khác
như ethotoin, mephentoin cũng gây phì đại lợi [15]. Khoảng 50% bệnh nhân
điều trị với phenytoin bị phì đại lợi, phổ biến ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Mức
độ và nguy cơ phì đại lợi không liên quan tới liều lượng thuốc sau khi đã vượt
ngưỡng gây phì đại lợi [16]. Nghiên cứu trên mèo và khỉ dùng phenytoin
đường toàn thân thấy lợi bị phì đại mà không có yếu tố gây viêm tại chỗ [17].
Phenytoin kích thích tăng sinh nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen,
glycosaminoglycan, làm giảm thoái hóa collagen do bất hoạt collagenase. Cho
đến nay, căn nguyên gây phì đại lợi vẫn chưa được tìm ra. Giả thuyết cho là
có tương tác giữa yếu tố gen với các tác dụng kể trên của phenytoin [18].
* Liên quan với các thuốc ức chế miễn dịch
Cyclosporine là thuốc điều trị hữu hiệu chống thải loại tổ chức ghép và
một số bệnh tự miễn. Cơ chế gây phì đại lợi vẫn chưa rõ. Liều tiêm tĩnh mạch
hoặc uống trên 500mg/ ngày được báo cáo là có thể gây phì đại lợi [14].
Khoảng 30% bệnh nhân điều trị có biểu hiện phì đại lợi. Phì đại lợi do
cyclosporine tăng sinh nhiều mạch máu hơn so với phì đại lợi do phenytoin.
Sử dụng phối hợp với kháng sinh azithromycin đường uống hoặc trong kem
đánh răng cũng làm giảm mức độ phì đại lợi do dùng cyclosporine [19].
* Thuốc chẹn kênh calci
Thuốc chẹn kênh calci ngăn cản ion calci đi qua màng tế bào cơ tim, giãn
các động mạch cấp máu cho tim, tăng lượng oxy cho tim, giãn mạch ngoại vi,
hạ huyết áp. Thuốc dùng điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh lí tim

mạch [20]. 20% bệnh nhân điều trị nifedipin bị phì đại lợi. Dihydropyridine ít
gây phì đại lợi hơn. Thí nghiệm trên thỏ chỉ ra nồng độ trên 800ng/ml trong
máu gây phì đại lợi, nhưng chưa thấy liên quan giữa liều lượng thuốc và phì


12

đại lợi ở người [21]. Phối hợp điều trị cyclosporine và nifedipin ở bệnh nhân
ghép thận làm giảm tỉ lệ bị phì đại lợi.
1.2.3.3. Phì đại lợi liên quan tới tình trạng toàn thân.
Tình trạng toàn thân ảnh hưởng lên mô nha chu thông qua hai cơ chế:
+ Làm tăng lợi phì đại trên nền viêm lợi mảng bám: phì đại lợi có điều kiện.
+ Phì đại lợi độc lập với viêm lợi mảng bám: phì đại lợi do bệnh hệ thống [14].
 Phì đại lợi có điều kiện
Có 3 loại phì đại lợi có điều kiện: Do hóc môn, do dinh dưỡng, do dị ứng.
* Phì đại lợi do hóc môn
- Phì đại lợi do thai nghén:
. Cơ chế:
Trong thời kì mang thai cả hóc môn estrogen và progesteron đều tăng gây
tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến phù nề lợi và thay đổi đáp ứng với hệ vi
khuẩn tại chỗ. Ngoài ra, vi khuẩn trong mảng bám dưới lợi cũng thay đổi [13]
. Đặc điểm lâm sàng:
Lợi phì đại có thể ở cả lợi viền và lợi dính, có thể ở vài răng hoặc đơn lẻ.
Phì đại lợi trong thai kì là sự nặng thêm của viêm lợi có sẵn (10-70% phụ nữ
mang thai bị viêm lợi): phì đại lợi toàn bộ, lợi đỏ rực, mềm, căng, dễ chảy
máu. Phì đại lợi dạng u trong thai kì không phải là khối u thực sự, thường
xuất hiện ở tháng thứ 3 thai kì. Tổn thương đơn lẻ, hình nấm, có cuống, lan
rộng ra hai bên nhưng không xâm nhập vào xương bên dưới. Đa phần phì đại
lợi trong thai kì không đau, trừ khi quá to hoặc có loét do sang chấn [14].
. Điều trị:

Chủ yếu là làm sạch cao răng mảng bám và VSRM tốt ngay từ khi bắt đầu
mang thai để phòng ngừa. Khi mang thai, cắt lợi bị hạn chế do điều kiện toàn
thân và dễ bị tái phát. Tổn thương thường tự mất sau khi sinh vài tháng [13].
- Phì đại lợi ở tuổi dậy thì


13

+ Xuất hiện ở cả nam và nữ, có mảng bám vi khuẩn đi kèm. Nghiên cứu
chỉ ra là tỷ lệ phì đại lợi ở trẻ từ 11 đến 17 tuổi giảm dần theo tuổi.
+ Đặc điểm lâm sàng: Kích thước lợi phì đại tương ứng với mức độ các yếu
tố kích thích gây viêm tại chỗ. Thường chỉ thấy phì đại ở mặt ngoài. Lý do là
mặt lưỡi được bảo vệ bởi chuyển động của lưỡi và dòng chảy nước bọt. Phì đại
lợi ở tuổi dậy thì giống với phì đại lợi do viêm mãn tính nhưng mức độ biểu hiện
mạnh hơn do sự thay đổi hóc môn. Nghiên cứu ở trẻ từ 11-14 tuổi chỉ ra
Capnocytophaga là vi khuẩn gây khởi phát viêm lợi ở tuổi dậy thì [14].
* Phì đại lợi do thiếu vitamin C:
- Cơ chế: Thiếu vitamin C gây tăng thoái hóa collagen, tăng sinh mô
liên kết, giảm đáp ứng miễn dịch tại chỗ, cùng với viêm lợi mảng bám gây
phì đại lợi.
- Đặc điểm lâm sàng: Phì đại ở lợi viền, lợi hơi đỏ, mềm bề mặt bóng
mượt và dễ chảy máu. Thường tạo túi lợi giả và dễ gây loét bề mặt [14].
*. Viêm lợi phì đại do dị ứng tại chỗ ( viêm lợi huyết thanh)
- Nguyên nhân: Dị ứng với các kích thích gây viêm tại chỗ như thuốc lá,
thuốc đánh răng…còn gọi là viêm lợi không điển hình hay viêm lợi miệng
huyết thanh.
- Đặc điểm lâm sàng: Lợi đỏ, dễ bị tổn thương, chảy máu, không tổn thương
các thành phần khác của mô quanh răng. Tổn thương khởi phát từ lợi dính có thể
lan ra cả niêm mạc miệng, khác với tổn thương do mảng bám [14].
*. Viêm lợi phì đại có điều kiện không đặc hiệu

- Nguyên nhân: Tổn thương phì đại lợi loại này được cho là đáp ứng
miễn dịch quá mức với sang chấn nhỏ tại chỗ.
- Đặc điểm lâm sàng: Tổn thương giống một khối u nhú của mô liên kết.
Màu đỏ rực hoặc đỏ tía, bề mặt thường có loét và có dịch trên bề mặt, mật độ
chắc hoặc mềm tùy theo giai đoạn tiến triển của tổn thương.


14

- Điều trị: Gồm cắt bỏ tổ chức tổn thương và loại bỏ các yếu tố kích
thích tại chỗ. Tỉ lệ tái phát là 15%[14].
Phì đại lợi do các bệnh toàn thân
*. Các bệnh bạch cầu:
Phì đại lợi do các bệnh bạch cầu có thể khu trú hoặc lan tỏa, xuất hiện ở cả
lợi viền và lợi dính, có thể lan tới cả niêm mạc miệng. Đôi khi nó giống như
một khối u nhú ở lợi. Lợi thường màu đỏ xanh, bề mặt căng bóng, khá chắc
và dễ bị tổn thương dẫn tới chảy máu tự nhiên hoặc sau khi kích thích. Tổn
thương loét hoại tử cũng có thể xảy ra ở vị trí ranh giới phì đại lợi tiếp xúc với
bề mặt răng. Phì đại lợi do bệnh bạch cầu thường thấy ở bệnh nhân bệnh bạch
cầu cấp hoặc bán cấp, hiếm thấy ở bệnh nhân bệnh bạch cầu mãn [14],[22].
*. Các bệnh tổ chức hạt
 Bệnh u hạt của Wegener:
- Hiếm gặp, đặc trưng bởi tổ chức hạt hoại tử cấp ở đường hô hấp.
Bệnh biểu hiện sớm nhất trên miệng, lợi và niêm mạc miệng loét, phì đại,
lung lay răng.
- Nguyên nhân: Chưa được biết rõ nhưng được cho là liên quan là đáp ứng
miễn dịch sau một sang chấn, bệnh nhân thường bị suy thận sau vài tháng, điều trị
bằng thuốc ức chế miễn dịch đáp ứng tốt với 90% bệnh nhân [14].
- Lâm sàng: Phì đại ở nhú lợi, màu đỏ tía, dễ chảy máu khi thăm khám.
 Bệnh sarcodosis: Là bệnh của tổ chức hạt chưa rõ nguyên nhân.

Đặc điểm lâm sàng: Thường gặp ở bệnh nhân từ 20-30 tuổi, da đen, biểu
hiện toàn thân. Riêng ở lợi, tổ chức phì đại đỏ và căng mượt, không đau [13].
1.2.3.4. Phì đại lợi do u:
Chỉ đề cập đến loại phì đại lợi hay gặp.
*. U lợi lành tính:


15

Thuật ngữ “epulis” dùng để nói về tất cả các u lợi đơn lẻ, đa phần epulis là
tổ chức viêm thay vì tổ chức u, chiếm 8% trong tổng số các khối u trong miệng.
+ U xơ: Phát triển từ tổ chức dây chằng quanh răng hoặc mô liên kết của
lợi. Tiến triển chậm, thường có cuống, dạng cầu, mật độ thường chắc hoặc
mềm khi tăng sinh thêm mạch máu. Nguyên nhân của phì đại là do viêm.
+ U nhú: là u tăng sinh biểu mô lành tính, kích thích bởi virut HPV chủ
yếu là HPV-6 và HPV- 11. U giống mụn cơm, bề mặt không đều, ít di động.
+ U hạt tế bào khổng lồ ngoại vi:
Cơ chế: U là đáp ứng miễn dịch với các kích thích tại chỗ, có thể gây tiêu
xương. Đặc điểm lâm sàng: Xuất hiện phì đại ở bờ lợi và nhú lợi, thường ở
mặt ngoài, có cuống hoặc không. Khối có ranh giới rõ trơn bóng, bề mặt có
rãnh, vết loét thường xuất hiện ở rìa, không đau. Màu sắc thay đổi từ đỏ rực
tới xanh tím.
+ U hạt tế bào khổng lồ trung tâm: Phát triển ở xương hàm dưới, tạo
khoảng rỗng trong xương, biến dạng xương, phá vỏ xương lan ra mô lợi gây
phì đại.
+ Bạch sản: Là thuật ngữ lâm sàng dùng để chỉ tổn thương là mảng trắng,
không mất đi khi chà xát và không được chẩn đoán là một bệnh nào khác.
Nguyên nhân: không rõ, có thể do kích thích tại chỗ, nấm Candida albicans,
virut HPV-16 và HPV- 18, sang chấn… Lâm sàng: Có thể có màu trắng xám
hay phẳng trông giống như sẹo. Có thể dày lên, có hình dạng không đều. Khả

năng ác tính hoặc tiền ác tính là khoảng 20%, 3% liên quan đến ung thư biểu
mô. Sinh thiết và giải phẫu bệnh là cần thiết khi cần chuẩn đoán chính xác.
+ Nang lợi: Thường hiếm khi đủ to để phát hiện được bằng mắt thường.
Vị trí thường ở lợi viền hoặc lợi dính vùng răng nanh, răng hàm nhỏ hàm dưới
mặt lưỡi. Nang không đau nhưng có thể lan rộng gây tiêu xương ổ răng. Nang
có nguồn gốc từ biểu mô túi răng. Điều trị cắt bỏ cho kết quả tốt [13].
*, U ác tính ở lợi


16

- Ung thư biểu mô: Ung thư biểu mô lợi chiếm 6% trong số ung thư miệng.
Ung thư biểu mô tế bào vảy là u ác tính hay gặp nhất ở lợi. Lâm sàng: Khối u có
thể lồi, phẳng hoặc lõm, thường có vết loét nhưng không đau nên ít được chú ý
cho tới khi viêm. U xâm lấn vào xương, dây chằng quanh răng và niêm mạc
miệng kề cận. Di căn thường xuất hiện phía trên xương đòn sớm [14].
- U sắc tố ác tính: Là u ác tính hiếm gặp, thường ở vòm miệng cứng và
niêm mạc lợi hàm trên ở người già. Lâm sàng: U có thể phẳng hoặc phồng
lên. U tăng sắc tố trên nền tổn thương sắc tố cũ. U phát triển nhanh, di căn
sớm [14].
- Sarcoma: Hiếm gặp, việc phân chia theo giải phẫu bệnh. Sarcoma
Kaposi miệng là tổn thương đặc trưng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
- Ung thư di căn tới lợi: rất hiếm gặp.
1.2.3.5. Phì đại lợi giả
Khối sưng không phải do phì đại lợi mà do sự phồng lên của xương ổ răng
hoặc tổ chức răng bên dưới. Mô lợi hoàn toàn bình thường.
+ Do tổ chức xương: gặp trong lồi xương, bệnh Paget, loạn sản xương ….
+ Do tổ chức răng bên dưới: Giai đoạn mọc răng, nhất là răng sữa thì lợi bị
đẩy phồng cho đến khi răng được mọc ra. Sự phì đại tam thời này gọi là phì
đại phát triển và tự mất khi bám dính lợi hoàn thiện trên bề mặt xi măng răng.

Phì đại sinh lý này không cần điều trị, trừ khi đi kèm viêm lợi [14].
1.2.3.6. Phì đại lợi tự phát
- Phì đại lợi không rõ nguyên nhân, rất hiếm gặp.
- Lâm sàng: Phì đại cả bờ lợi, nhú lợi, lợi dính, một hoặc hai hàm nhưng
toàn bộ các răng, màu hồng nhạt, chắc như một miếng da, bề mặt gồ ghề. Khi
tiến triển có thể che lấp toàn bộ mặt răng, lấp đầy ngách tiền đình. Bệnh mang
tính chất gia đình, thường không kèm hội chứng toàn thân khác [14],[23].


17

- Nguyên nhân: Xuất hiện khi mọc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn, đôi khi
là sau nhổ răng nên răng có thể là yếu tố khởi phát. Sự có mặt của mảng bám
vi khuẩn là yếu tố phối hợp. Có thể gặp ở bệnh xơ cứng bì. Nguyên nhân cụ
thể chưa được biết, có thể do ảnh hưởng của di truyền [24].
1.3. Điều trị lợi phì đại
Phì đại lợi do nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị cần dựa theo nguyên
nhân và mức độ bệnh. Tuy nhiên, điều trị phì đại lợi nói riêng và bệnh quanh
răng nói chung đòi hỏi kế hoạch điều trị toàn diện, phối hợp nhiều biện pháp.
1.3.1. Mục tiêu điều trị
- Phải điều trị loại bỏ được đau, nếu có.
- Loại bỏ sự nhiễm khuẩn và ngừng quá trình viêm, hình thành mủ.
- Phải loại trừ được viêm lợi và chảy máu lợi.
- Tạo lại đường viền lợi sinh lý để bảo vệ mô quanh răng.
- Ngăn chặn tiến triển bệnh lý lợi thành bệnh lý quanh răng.
- Ngăn ngừa bệnh tái phát [25].
1.3.2. Kế hoạch điều trị phì đại lợi
Kế hoạch điều trị phải cụ thể cho từng bệnh nhân, phù hợp với tình trạng
tại chỗ và toàn thân, yêu cầu thẩm mỹ và điều kiện kinh tế của bệnh nhân. Kế
hoạch điều trị này có thể bao gồm các biện pháp điều trị toàn thân và tại chỗ.

Kế hoạch điều trị có thể thay đổi trong quá trình điều trị. Gồm có:
Bước 1: Pha điều trị mở đầu
- Ưu tiên các cấp cứu: viêm tủy răng cấp, viêm quanh cuống cấp, áp xe
lợi …
- Nhổ các răng không còn hy vọng chữa hoặc không còn chức năng ăn
nhai nhưng lại là ổ viêm nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác hoặc tình
trạng toàn thân, có thể xem xét trì hoãn đến thời gian thuận lợi hơn nếu cần.
Bước 2: Pha điều trị I – Pha bệnh căn


18

- Kiểm soát mảng bám.
- Kiểm soát chế độ ăn uống, nhất là bệnh nhân có sâu răng lan nhanh
- Lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt chân răng.
- Sửa chữa các yếu tố kích thích tại chỗ như cầu răng, phục hình sai quy cách.
- Hàn sâu, nhất là các lỗ sâu mặt bên và cổ răng.
- Điều trị chống vi khuẩn: bằng các biện pháp tại chỗ, toàn thân hoặc kết hợp.
- Điều chỉnh khớp cắn, loại bỏ khớp cắn sai.
Bước 3: Đánh giá đáp ứng với điều trị pha I
Hẹn bệnh nhân khám lại, đánh giá kết quả điều trị qua các tình trạng: Độ
sâu túi lợi và tình trạng viêm lợi, tình trạng cao răng mảng bám, sâu răng.
Bước 4: Điều trị pha II – Pha phẫu thuật
Các biện pháp điều trị phẫu thuật có thể bao gồm: Phẫu thuật nha chu như
nạo lợi, cắt lợi … và phẫu thuật khác như cắt cuống, cấy ghép implant, …
Bước 5: Điều trị pha III - Điều trị phục hồi:
Tiến hành làm các phục hồi cuối cùng, làm hàm giả tháo lắp hoặc cố định
Bước 6: Đánh giá đáp ứng với các điều trị phục hồi
Khám và đánh giá các tình trạng: Độ sâu túi lợi và tình trạng viêm lợi, phì
đại lợi tái phát nếu có.

Bước 7: Điều trị pha IV – Pha duy trì
- Hẹn bệnh nhân tái khám theo định kỳ kiểm tra về: Tình trạng mảng
bám và cao răng, tình trạng túi lợi và viêm lợi, phì đại lợi tái phát (nếu có),
tình trạng khớp cắn, các bệnh lý khác.
- Nhắc lại các biện pháp kiểm soát mảng bám.
- Điều trị ngay khi có biểu hiện tái phát bệnh quanh răng [25],[26].
1.3.3. Biện pháp điều trị phì đại lợi
Viêm lợi mãn tính là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn tới phì đại lợi. Phì đại
lợi do sử dụng thuốc có thể được giảm thiểu nếu kiểm soát mảng bám và duy


19

trì VSRM tốt. Bệnh nhân phì đại lợi do thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ
chuyên khoa để giảm liều hay thay thế bằng loại thuốc khác ít nguy cơ hơn,
đánh giá tình trạng phì đại lợi cần chờ sau ít nhất 6 tháng ngừng thuốc hoặc
thay thuốc. Khi đã bị quá phát lợi, việc kiểm soát mảng bám tại nhà trở nên
khó khăn và là nguyên nhân dân dẫn tới viêm lợi thứ phát, vòng xoáy bệnh lý
làm phì đại lợi nặng hơn, ảnh hưởng tới cả chức năng lẫn thẩm mỹ [27].
Các biện pháp VSRM tại nhà được đưa ra đầu tiên. Bác sĩ cần tạo cho
bệnh nhân động lực để thực hiện tốt VSRM, nhất là với trẻ em và thanh thiếu
niên. Các biện pháp đó bao gồm:
. Hướng dẫn chải răng đúng cách
. Dùng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm nước
. Sử dụng nước súc miệng có chlorhexidine gluconate
Tại cơ sở y tế chuyên khoa: lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt chân răng,
phát hiện chất hàn thừa, phục hình sai qui cách, lỗ sâu…và điều trị [28],[29].
Đôi khi các biện pháp điều trị kể trên không giúp phì đại lợi biến mất
hoàn toàn. Lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt chân răng còn giúp giảm nguy cơ
nhiễm trùng nếu có chỉ định phẫu thuật. Khi đó, điều trị phẫu thuật được chỉ

định. Hai kỹ thuật được lựa chọn là cắt lợi hoặc phẫu thuật lật vạt. Việc lưạ
chọn kỹ thuật nào phụ thuộc vào kích thước và đặc tính của phì đại lợi. Nếu
tình trạng lợi còn viêm nhẹ, tổ chức phì đại mềm, lỏng lẻo thì không nên chọn
phãu thuật lật vạt. Mặt khác, nếu tổn thương lan rộng mà cắt lợi có thể ảnh
hưởng tới thầm mỹ hoặc có tổn thương mô nha chu bên dưới đi kèm thì phẫu
thuật lật vạt được ưu tiên. Phẫu thuật được chỉ định để tạo lại vị trí đúng của
lợi giúp cho điều trị duy trì được thuận lợi. Việc tái khám duy trì là vô cùng
quan trọng, góp phần kiểm soát,làm giảm nguy cơ tái phát [27],[30].
Tái phát thường xảy ra trên những bệnh nhân không kiểm soát mảng bám
và thực hiện VSRM, bệnh nhân điều trị thuốc có nguy cơ gây phì đại lợi. Với
phì đại lợi do thuốc, thời gian có thể tái đánh giá phì đại lợi là sau 1-3 tháng


20

[31]. Nếu không thể thay thuốc hoặc giảm liều và phì đại lợi ảnh hưởng đến
cuộc sống của bệnh nhân thì việc lặp lại điều trị cần cân nhắc kỹ [32].
1.4. Phẫu thuật cắt lợi
Phẫu thuật cắt lợi là cắt lấy bỏ đi thành phần túi lợi bệnh lý che khuất bề
mặt răng, nhờ đó có thể dễ dàng lấy bỏ toàn bộ các chất cặn, cao răng ở bề
mặt và làm nhẵn các chân răng. Phẫu thuật cắt lợi còn tạo môi trường thuận
lợi cho quá trình lành thương và phục hồi đường viền lợi sinh lý [33].
1.4.1. Chỉ định và chống chỉ định
+ Chỉ định:
. Loại bỏ các túi trên xương trong trường hợp thành túi lợi xơ và chắc mà
không cần quan tâm đến chiều sâu của nó.
. Loại bỏ phì đại lợi
. Loại bỏ áp xe quanh răng trên xương
+ Chống chỉ định
. Trường hợp cần phẫu thuật xương

. Trường hợp đáy túi lợi nằm thấp hơn về phía cuống răng so với đường
ranh giới lợi - niêm mạc miệng.
. Trường hợp mà cắt lợi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân có
quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ, nhất là vùng răng trước hàm trên [33].
1.4.2. Các phương pháp cắt lợi
Cho tới nay, có 4 phương pháp được dùng để cắt lợi: Cắt bằng dao mổ,
cắt bằng các điện cực, cắt bằng laser, cắt bằng hóa chất [34]. Trong nghiên
cứu của tôi chỉ sử dụng phương pháp cắt lợi bằng laser nên tôi chỉ trình bày
về phương pháp cắt lợi bằng laser.
1.5. Cắt lợi bằng laser diode
1.5.1. Laser diode:
1.5.1.1. Khái niệm:


21

- Laser: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Light Amplification by Stimulated
Emission of Radiation" có nghĩa là "khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích
thích". Máy phát laser đầu tiên được Maiman tạo ra năm 1960 [35].
- Laser diode hay laser bán dẫn là loại laser được tạo ra nhờ các chất bán dẫn
kép. Chất bán dẫn là chất cách điện ở nhiệt độ thấp và chất dẫn điện khi nhiệt độ
cao. Các điện tử di chuyển, thay đổi mức năng lượng giải phóng ánh sáng. Ánh
sáng khuếch đại nhờ một quang hệ và truyền ra ngoài qua sợi cáp quang.
1.5.1.2 Các thông số cơ bản:
- Bước sóng: nằm trong vùng hồng ngoại từ 800-980 nm.
- Năng lượng : Nói lên khả năng tác dụng lên mô đích. Đơn vị June (J)
- Công suất: Phản ánh khả năng hoạt động của máy. Đơn vị Watt (W).
- Diện tác dụng: Phụ thuộc vào đường kính sợi cáp quang, khoảng cách
tới bề mặt và tới mô đích.
- Tần số xung ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị, có 2 kiểu xung

liên tục và ngắt nhịp. Các thông số khác ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bao
gồm tốc độ di chuyển khi điều trị và thời gian nghỉ giữa các lần chiếu [36].
1.5.1.3. Ứng dụng laser diode :
- Ưu điểm:
+ Có khả năng cầm máu tốt, cho phép quan sát tốt trong phẫu thuật.
+ Làm giảm đau sau phẫu thuật
+ Làm giảm sưng nề sau phẫu thuật
+ Làm giảm lượng vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.
+ Không cần phải khâu đóng vết mổ
+ Đường cắt chính xác, ước lượng được độ sâu của mô tác động,
+ Ít tổn thương mô kế cận, tương tác mô có chọn lọc.
+ Không chảy máu thứ phát sau phẫu thuật.
+ Giảm dùng thuốc sau phẫu thuật ( kháng sinh, giảm phù nề).


22

+ Tâm lý bệnh nhân dễ chấp nhận phẫu thuật hơn.
+ Ít nguy cơ để lại sẹo.
+ Sử dụng được trên bệnh nhân có bệnh lý về máu, ít nguy cơ chảy máu
+ Gọn nhẹ vì đầu thiết bị cầm tay nhỏ.
+ Giảm thời gian điều trị do không cần khâu [37].
- Nhược điểm:
+ Phải đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ và nhân viên y tế khi
điều trị.
+ Chỉ có tác dụng với mô mềm, không kiểm soát được tổn thương ở mô cứng.
+ Quá trình liền thương chậm hơn khi phẫu thuật bằng dao thường [38].
- Một số chỉ định của laser trong điều trị nha khoa:
+ Tạo hình lợi thẩm mỹ
+ Phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng

+ Cắt lợi phì đại
+ Bộc lộ implant
+ Hoàn thiện đường hoàn tất trước khi lấy dấu
+ Lấy bỏ mô bệnh lý, hoại tử nằm trên xương (tổ chức u hạt hoặc apxe)
+ Trong điều trị nội nha , laser là công cụ hỗ trợ cầm máu và loại bỏ vi khuẩn.
+ Sinh thiết tổ chức các tổn thương sớm trong khoang miệng
+ Cắt tổn thương u phần mềm lành tính trong miệng.
+ Hỗ trợ điều trị loạn năng khớp thái dương hàm [39].
1.5.1.4. Tác động sinh học của laser diode
Hấp thụ năng lượng chọn lọc
Bước sóng đặc trưng của laser diode có tác động chủ yếu lên tế bào hồng
cầu và tế bào sắc tố [38]. Thành phần chủ yếu hấp thu năng lượng là protein. Mức
độ hấp thụ năng lượng của laser diode phụ thuộc vào tình trạng viêm, tăng sinh
mạch tại chỗ. Vùng tác động nhiệt ước lượng sâu 500µm [40].
Kích thích hoạt động ty thể


23

Ánh sáng laser kích thích chuyển điện tử hiệu quả hơn trong hệ thống
cytochrome oxidase của ty thể. Thành phần của enzyme này là một nhóm
mang màu hấp thụ năng lượng từ các photon trong dải quang phổ hồng ngoại.
Sử dụng laser diode làm tăng tốc độ chuyển điện tử và làm tăng khả năng của
ty thể để tạo ra ATP. Từ đó, tăng tốc độ chuyển hóa của các tế bào [41],[42].
Lành thương: Sự tăng sinh tế bào có chọn lọc
Nhiều bằng chứng về khả năng của ánh sáng laser diode kích thích tăng
sinh tế bào trong phòng thí nghiệm. Laser diode kích thích tăng sinh các hợp
chất truyền tin nội bào và liên bào, thay đổi trong biểu hiện gen, và các hiệu
ứng bám dính giữa các tế bào. Theo nghiên cứu, liều 2mJ/cm 2 có tác dụng
tăng sinh nguyên bào sợi, sự thay đổi quan sát được 24 giờ sau chiếu laser

diode. Với tế bào biểu mô sừng hóa, chỉ có tác dụng tăng sinh tế bào, không
đẩy nhanh quá trình sừng hóa [43]. Nghiên cứu của Lubart và Basso chỉ ra
rằng nuôi cấy tế bào đáp ứng tốt nhất với laser hồng ngoại, và liều tối ưu có
thể khác nhau giữa các loại tế bào. Trong mọi trường hợp, liều cao sẽ gây tác
động tiêu cực [44],[45]. Nghiên cứu của Kreisler kết luận là quá trình tăng
sinh tế bào sẽ hiệu quả hơn khi chiếu laser 3 lần trong 3 ngày liên tiếp [46].
Phục hồi thần kinh sau chấn thương
Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của điều trị bằng laser diode về phục
hồi hệ thống thần kinh sau chấn thương trên chuột, ở nhiều bước sóng và liều
chiếu khác nhau. Các nghiên cứu trên người cần tiếp tục thực hiện [47].


24

Tăng sinh mạch
Đặc tính này đặc biệt quan trọng khi lành thương ở những mô nghèo
mạch nuôi. Dourado chứng minh sự hình thành mạch tăng ở bước sóng 633
và 904 nm [48]. D.Rosa thấy hiệu quả tối đa ở bước sóng 808 nm là 3,57
W/cm2 [49].
Tăng cường đáp ứng miễn dịch
Điều trị bằng laser diode tăng phản ứng hóa ứng động và thực bào, tăng
sinh PHA (phytoheamaglutinin) trong nhân gây tăng sinh các tế bào viêm
trong ống nghiệm. Quá trình này được thấy 6 giờ sau điều trị [44].
Điều hòa phản ứng viêm
Điều trị bằng laser diode không chỉ làm tăng hoạt động của đại thực bào
mà còn giảm các chất trung gian viêm như bradykinin, histamine. Mà các
phản ứng viêm lại ức chế sự tổng hợp collagen và tăng sinh tế bào nên laser
diode gián tiếp kích thích lành thương. Laser năng lượng thấp giảm hóa ứng
động của bạch cầu trung tính, tăng các chất chuyển hóa chống viêm như
COX-1 và COX-2, giảm thoát dịch ngoại bào, làm giảm phù nề, thường là

nguyên nhân gây khó chịu cho bệnh nhân và giảm trao đổi chất trong các mô
viêm [31].
Giãn mạch
Trong nhiều trường hợp da của bệnh nhân được quan sát thấy xuất hiện
đỏ ửng sau một thời gian ngắn sau điều trị laser diode. Nó gợi ý rằng quang trị
liệu có thể làm tăng tuần hoàn tai chỗ thông qua giãn cơ trơn mà kết quả là
giãn mạch. Điều này có thể khởi phát do NO2 trong các mô quanh mạch [50].
Giảm đau
Chiếu laser diode được cho là giúp tăng sinh các endorphin nội sinh, giúp
giảm đau tại chỗ. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh điều đó
nhưng vẫn còn khó khăn khi tiến hành thí nghiệm trên cơ thể người [51].


25

Tăng cường cung cấp ôxy cho mô
Laser diode cũng có thể thúc đẩy sự phân ly oxy từ phân tử
oxyhemoglobin trong hồng cầu, do đó làm cho sự trao đổi chất oxy hóa và tạo
ra ATP tăng lên. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, một vài
nghiên cứu cho kết quả không rõ ràng hoặc có mâu thuẫn [52],[53].
1.5.2. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả cắt lợi bằng laser diode
* Trên thế giới:
- Nayer Aboelsaod nghiên cứu hiệu quả của laser diode điều trị viêm lợi
phì đại sau điều trị chỉnh nha. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng
trên 38 bệnh nhân vào năm 2013. Kết quả là khác biệt đáng kể ngay sau điều trị,
đồng thời nó cho phép giảm sang chấn tâm lí, sợ hãi ở trẻ em [54].
- Frahad Sobouti, Vahid Rakhshan, Nasim Chiniforuth đánh giá hiệu
quả cắt lợi bằng laser diode trên 30 bệnh nhân phì đại lợi sau điều trị chỉnh
nha. Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với nhóm cắt lợi bằng dao mổ. Kết
quả điều trị bằng laser diode giảm chảy máu, đau ngay ngày đầu sau phẫu

thuật [38].
- Alireza Fallah, D.Candidate đã đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh
răng kết hợp điều trị laser diode với việc lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt
chân răng. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 21 bệnh nhân, có đối chứng
với nhóm chỉ được lấy cao răng . Kết quả nhóm kết hợp điều trị laser diode
cho cải thiện tốt hơn hẳn với các chỉ số nghiên cứu [55].
- James R. Durham, Andre Ferreira, Philip Vassilopoulous đã nghiên
cứu so sánh hiệu quả cắt lợi bằng laser diode so với cắt lợi bằng dao. Nghiên
cứu trên 15 bệnh nhân có phì đại lợi ở hai bên cung răng, một bên được cắt
bằng laser diode, một bên cắt bằng dao thường. Kết quả là cắt lợi bằng laser
giúp giảm đau hậu phẫu nhưng tỷ lệ tái phát lại cao hơn [56].
- I. N. Ize-Iyamu, B. D.Saheeb, B. E. Edetanlen ( 9/2013) đã nghiên
cứu hiệu quả điều trị phẫu thuật mô mềm trong miệng bằng laser diode


×