Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Xây dựng tour du lịch cho khách Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.07 KB, 20 trang )

XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH
DU LỊCH NHẬT BẢN
Giai đoạn 1: Nghiên cứu đối tượng khách và các điểm du lịch phù hợp, thiết
kế xây dựng sản phẩm
1. Phân tích đối tượng khách mục tiêu: Khách du lịch Nhật Bản
 Vị trí địa lý
+ Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á.
Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật
Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga,
trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía
nam. Nhật Bản còn có một mỹ danh trong cộng đồng người dùng tiếng Việt là "Xứ
sở hoa anh đào” hay "Đất nước Mặt Trời mọc”
+ Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu
vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất
nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm
khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi
với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế.
 Dân số
+ Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung
chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5%
tổng dân số đất nước. Gần 9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo, cũng là thành
phố đông dân thứ tám trong khối OECD và là thành phố toàn cầu đứng hàng thứ tư
thế giới. Vùng thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh nó là đại đô thị lớn nhất
thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị hóa cao nhất hành tinh.
 Khí hậu - Tài nguyên thiên nhiên


+ Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi độ cao dốc so với mặt nước biển,
nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương điểm nối của ba vùng kiến tạo địa
chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các cơn động đất có sức tàn phá
dẫn đến sóng thần . Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia


này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các
khu nghỉ dưỡng.
+ Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng
đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than
đều phải nhập khẩu.
 Văn hóa - Xã hội
+ Sự giao thoa giữa văn hóa hiện đại và truyền thống đã tạo nên nét đẹp đặc trưng
trong văn hóa của con người Nhật Bản. Đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển
đảo và chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên đã tạo cho xã hội một sự
thống nhất về văn hóa. Đồng thời, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều
thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường và trên
hết là tinh thần đoàn kết chống lại thiên tai của người Nhật.
+ Xã hội Nhật Bản hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, tiêu biểu là áp
lực cuộc sống cao, nạn tự sát, phân hóa thành thị – nông thôn sâu sắc, tỷ lệ thanh
niên kết hôn và sinh đẻ giảm mạnh khiến tình trạng lão hóa dân số đang diễn ra
ngày càng nghiêm trọng.
 Kinh tế - Chính trị
+ Nhật Bản là một nước theo hệ thống quân chủ lập hiến.
+ Nhật Bản hiện là một trong các nước có chỉ số lạm phát thấp nhất thế giới, là
nước thành viên của Liên Hợp Quốc, khối APEC, các nhóm G7, G8 và G20, được
xem như một cường quốc. Quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới theo
GDP danh nghĩa và hạng tư thế giới theo sức mua tương đương. Nó cũng đứng


hạng tư hành tinh cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Nhật Bản là một nước
phát triển với mức sống và Chỉ số phát triển con người rất cao, trong đó người dân
được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới
 Những lĩnh vực mạnh nhất
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả

đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất
công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị
điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt
may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và
nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc.
 Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật
Tâm lý của người Nhật
Họ rất coi trọng truyền thống gia đình việc học hành, cần cù chăm chỉ làm việc, coi
trọng cộng đồng, coi trọng đạo đức xã hội và địa vị xã hội, thường có ý thức về
việc thực hiện vai trò của mình trong cuộc sống một cách hài hòa với môi trường
xã hội.
Rất chú ý tới tác phong và đánh giá cao đức tính kiên nhẫn, lịch sự, khiêm nhường.
Người Nhật rất coi trọng học vấn: là nước nghèo tài nguyên nên hệ thống giáo dục
được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính
trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước.
Tính tình của người Nhật
Rất trung thành, yêu nước, tôn kính, luôn giữ gìn danh dự gia đình, tinh tế và nhạy
cảm.
Người Nhật rất hiếu khách, đề cao mối quan hệ bổn phận giữa Chính phủ và Công
dân. Đề cao việc đón tiếp khách và trân trọng tình thân hữu với láng giềng, trẻ em


được giáo dục về tính cộng đồng từ rất sớm đểcó thể thích hợp với các mối quan hệ
ứng xử trong công việc, đời sống.
Thích sống một cuộc sống giản dị, không bị những đòi hỏi vật chất dày vò, lo cho
con cháu còn hơn lo cho chính mình.
Khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá
nhân. Họ luôn luôn tôn kính người lớn tuổi hoặc những người có địa vị xã hội cao
hơn.
Khá cầu kì, tinh tế và tỉ mỉ trong ăn uống: Ẩm thực truyền thống của người Nhật

được thế giới biết đến với các món như: sushi, sashimi, tempura, súp miso, mì
Udon, Soba... Các món này được xem như những món đem lại may mắn, hạnh
phúc cho người thưởng thức
Trong công việc
Họ thường bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm tốn và trung thành với cấp trên, sẵn sàng
thích ứng với công việc do yêu cầu của cấp trên đề ra. Mặc dù cũng coi trọng thời
gian theo lịch trình, song người Nhật chịu ảnh hưởng tôn giáo khá đậm, đặc biệt là
Phật giáo
Khi làm việc người Nhật Bản có tính nghiêm túc, kỉ luật cao, tinh thần trách
nhiệm, đặc biệt cẩn thận điều đó làm nên sự khác biệt của người Nhật với các quốc
gia khác
Tính kỷ luật của người Nhật đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp càng thể hiện
rõ ràng hơn: làm việc chăm chỉ đi làm đúng giờ, phân biệt trên dưới trong công ty
qua nghi lễ chào hỏi, làm việc có kế hoạch chặt chẽ và tuân theo quy định một cách
nghiêm túc.
Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay
thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành
viên trong nhóm, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm đã đạt
được.


Trong làm việc, người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao mục đích chung của
công ty.
 Đặc điểm khi đi du lịch của người Nhật Bản
Rất ít khi thấy khách du lịch Nhật đi du lịch một mình trừ khi chuyến đi có mục
đích thương mại hoặc du lịch ba lô (nhưng hiện nay tại Việt Nam thì khách Nhật đi
theo dạng ba lô và theo tour là ngang nhau).
Trong năm có một số thời điểm người Nhật đi du lịch rất nhiều: từ cuối năm nay
đến đầu năm sau (25/12 –7/1), cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, cuối tháng 4 đến đầu
tháng 5 và cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.

Nếu một gia đình Nhật có ba thế hệ cùng đi du lịch thì trẻ em sẽ quyết định khi nào
đi. Ông bà sẽ quyết định chi tiêu bao nhiêu. Bà mẹ có quyết định cuối cùng về tất
cả mọi thứ, còn ông bố thì thi hành không có cãi cọ gì cả.
Khách Nhật thích đi du lịch ở một , hai nước để trải nghiệm, nghỉ ngơi hơn là tận
dụng đi thật nhiều trong một kỳ nghỉ (71,51%)
Đặc biệt rất thích tắm suối nước nóng
Thích đi du lịch thời gian dài, ít địa điểm những kĩ càng hơn so với việc đi những
chuyến đi ngắn và liên tục (64,5%)
Thường chọn các khách sạn có đầy đủ các tiện nghi hơn là các khách sạn sang
trọng, uy tín và đắt ( 33%)
Ăn uống tại các địa điểm mà người dân bản địa thường ăn (74,9%)
Đi trong nhóm càng ít người càng tốt (71,9%)
Thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng và có đông du khách nhất (63,6%) hơn là
những nơi có ít người tham quan (24%)
Tìm một chương trình tour trọn gói hơn là tự đặt khách sạn các phương tiện vận
chuyển (74,7%)
Mua sắm đồ luu niêm cho gia đinh nhiều hơn cả cho bản thân
 Đặc điểm tiêu dùng khách du lịch Nhật


Người Nhật là người có khả năng chi tiêu cao, yêu thích thiên nhiên và có tinh thần
học hỏi nên họ thích đến những điểm du lịch an toàn, có chính trị ổn định, người
dân địa phương mến khách. Hơn nữa, những nơi có phong cảnh tự nhiên phong
phú, giàu bản sắc dân tộc, những nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có các món
ngon cũng thu hút rất nhiều du khách người Nhật.
Bên cạnh đó, giá cả hợp lý, dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu du lịch cùng với môi
trường sinh thái trong lành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa
điểm du lịch của du khách người Nhật
2. Xây dựng sản phẩm du lịch cho khách Nhật
Trên cơ sở đặc điểm tâm lý, tiêu dùng du lịch của người Nhật, khi xây dựng sản

phẩm cần bám sát các lợi thế tiềm năng du lịch của nước ta “ Tạo ra những sản
phẩm độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong nước
và quốc tế ưu tiên các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa-lịch sử, đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của từng vùng để thõa mãn
nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh”
Sản phẩm phải phù hợp với sở thích riêng của từng đoạn thị trường theo lứa tuổi,
nghề nghiệp, thu nhập, mục đích chuyến đi,…
Thị

Phân

trườn

trường

ưa thích/ Sản phẩm

Nhân

du lịc phù hợp
Mua sắm

g
Nhật

đoạn

viên,

thị Đặc điểm thi trường


độc Đi du lịch nhiều

Hoạt động du lịch

thân, sinh viên,… Thích nhiều hoạt động vui chơi Âm thực
(tuổi 20-30)

giải trí, mua sắm, ẩm thực,…

Khám

phá,

Khám phá những điều mới lạ, nghiệm..
theo phong trào
Nhân viên , công Đã đi du lịch và có nhiều kinh Mua sắm

trải


chức,…

nghiệm

(tuổi 30-40)

Thường đi theo tour cùng Tham quan thắng
người thân


Âm thực
cảnh, di tích lịch

Không tham gia nhiều hoạt sử,…
động du lịch trong một chuyến
đi
Cán

bộ,

Khả năng chi trả cao
thương Đi du lịch nhiều

Mua sắm

gia, …

Đòi hỏi phục vụ cao, nhiều yêu Âm thực

(tuổi 50-60)

cầu

Tham quan thắng

Khả năng chi trả cao

cảnh, di tích lịch
sử,…


Dựa vào bảng phan tich trên và các đạc điểm tâm lý của du khách Nhật có rất
nhiều địa điểm phù hợp đặc biệt là các điểm du lịch ở miền Trung.
Một số thời điểm người Nhật đi du lịch rất nhiều: từ cuối năm nay đến đầu năm sau
(25/12 –7/1), cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và cuối
tháng 7 đến đầu tháng 8. Các địa điểm du lịch này có thời vụ khá trùng với thời
gian cao điểm đi du lịch của người Nhật
Tham quan phố cổ Hội An, Núi Thần Tài, Bà Nà Hill được xem như tiên cảnh của
Việt Nam, cố đô Huế là nơi lưu giữ chiều dài lịch sử của nước Việt là những điểm
không thể bỏ qua trên cung đường du lịch của miền Trung. Nơi có nhiều di sản
thiên nhiên được công nhận và nổi tiếng, khoảng cách giữa các điểm không quá xa
có thể di chuyển trong ngày rút ngắn thời gian vận chuyển, tăng thời gian nghỉ
dưỡng, khám phá thõa mãn nhu cầu của họ


TOUR : TOKYO - ĐÀ NẴNG –HỘI AN - HUẾ - ĐÀ NẴNG - TOKYO
5N-4 Đ cho 30 khách
( Phương tiện: máy bay,Ô tô )
Đoàn khách đi chuyến bay từ Tokyo (lúc 21h) kéo dai 10 tiếng được nối chuyến
tại Seoul đáp sân bay quốc tế Đà Nẵng (lúc 7h) .Giá vé 8 triệu vnd
NGÀY 1 SÂN BAY ĐÀ NẴNG - NGŨ HÀNH SƠN - HỘI AN - ĐÀ NẴNG
(TRƯA/TỐI)
Sáng: Xe và HDV đón du khách tại sân bay quốc tế Đà Nẵng đưa khách đi ăn sáng
(chi phí tự túc).
- Khởi hành tham quan danh thắng Non Nước - Ngũ Hành Sơn gồm 5 ngọn núi
trong Ngũ Hành phương Đông. Quý khách sẽ tham quan động Hoa Nghiêm,
Huyền Không, Vân Thông, Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài, viếng chùa Tam Thai,
Linh Ứng…tận hưởng cảm giác chùa trong núi, động nước. Nghe tiếng chuông
chùa văng vẳng như chốn Thiên thai
Trưa: Dùng cơm trưa tại nhà hàng. Du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc
sản địa phương như: bánh tráng cuốn thịt heo, mì Quảng…

- Sau đó, xe và HDV sẽ đưa du khách về khách sạn nhận phòng và nghỉ ngơi. Du
khách tự do nghỉ ngơi và tắm biển Đà Nẵng.
17h00: Xe và HDV đưa du khách khởi hành về Phố cổ Hội An – Di sản văn hóa
thế giới.
17h30: An tối tại nhà hàng ở Hội An.
18h30: HDV sẽ chọn 3 điểm tham quan đặc sắc nhất để giới thiệu cho du khách:
nhà cố Tấn Ký, nhà cổ Phúc An, nhà cổ Quân Thắng, hội quán Phúc Kiến, hội quán
Quảng Đông, Chùa Ông, Chùa Cầu…


- Dạo phố cổ về đêm và trải nghiệm nhiều hoạt động dân gian: thả đèn hoa đăng,
ăn chè chồm hổm, chơi bài chòi, ngắm những shop may mặc đầy màu sắc, cửa
hàng lưu niệm…
21h00: Đoàn về lại khách sạn tại Đà Nẵng nghỉ ngơi.
NGÀY 2: ĐÀ NẴNG - BÀ NÀ HILL (SÁNG/TRƯA/TỐI)
7h00: Dùng điểm tâm tại khách sạn.
8h00: Đoàn khởi hành đi khu du lịch Bà Nà cách trung tâm Đà Nẵng 35km về
hướng Tây Bắc.
9h00: Đoàn đến dưới chân Bà Nà Hill. Du khách sẽ có thời gian tự do chụp ảnh tại
đây trong khi HDV làm thủ tục nhận vé cáp treo cho đoàn.
Đoàn xếp hàng lên cáp treo để khởi hành lên đỉnh Bà Nà. Đây là tuyến cáp treo
một dây từng đạt 4 kỉ lục Guiness thế giới với thời gian di chuyển
gần 20 phút. Du khách có thể được chiêm ngưỡng toàn cảnh núi rừng Bà Nà và
thác Tóc Tiên từ trên cabin.
10h00: Đến Ga Bà Nà, du khách tiếp tục chuyến Tàu hỏa leo núi chạy giữa sườn
núi mênh mông để lạc bước đến vườn hoa Le Jardin lãng mạn
ngập tràn hương sắc. Sau khi làm vài bức hình muôn hoa rực rỡ, du khách bách bộ
thêm một đoạn để đến với Tượng Phật Thích Ca, Chùa Linh Ứng 2
11h30: Đoàn tiếp tục di chuyển bằng tuyến cáp treo thứ 2 lên khu vực làng Pháp
trên đỉnh Bà Nà. HDV đưa du khách đi ăn trưa tại nhà hàng buffet.

13h00: Sau khi dùng bữa trưa, đoàn sẽ có thời gian tự do tham quan, chụp ảnh tại
khu Làng Pháp và vui chơi tại khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất ĐNA
Fantasy Park với hơn 100 trò chơi miễn phí: trượt cáp ngoài trời, xem phim 3D,
4D…, tham quan Bảo tàng Sáp duy nhất ở Việt Nam (chi phí tự túc).
15h00: Tập trung tại khu vực đài phun nước trước nhà thờ cổ. Xếp hàng lên cáp để
rời khỏi Bà Nà.
15h30 – 16h00: Khởi hành về lại khách sạn nghỉ ngơi.


18h30: Đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng.
Sau đó, xe và HDV sẽ đưa du khách đi dạo trên đường Bạch Đằng. Dừng chân
xem cầu Rồng phun lửa, phun nước (nếu vào thứ 7, CN).
21h00: Đưa đoàn về lại khách sạn nghỉ ngơi.
NGÀY 3: ĐÀ NẴNG - SUỐI KHOÁNG NÓNG NÚI THẦN TÀI - SƠN TRÀ
(SÁNG/TRƯA/TỐI)
7h00: Ăn sáng tại khách sạn.
8h00: Đoàn khởi hành đi suối khoáng nóng Núi Thần Tài.
9h00: Đến nơi, quý khách được hướng dẫn sắp xếp đồ đạc, tư trang tại quầy gửi đồ
và nhận vé từ HDV để chuẩn bị bắt đầu chuyến tham quan.
9h30: Đoàn được di chuyển bằng xe điện để đến với khu vực hồ bơi tập trung với
nhiều trò chơi hấp dẫn phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
- Tại đây, du khách được thỏa thích tận hưởng cảm giác bơi lội mát mẻ tại Dòng
sông Lười bên trong Động Long Tiên, tham gia các trò chơi dưới
nước, thư giãn với hệ thống massage tại hồ Ficus…
- Ngoài ra du khách còn có thể trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh tại Water
Park: đường trượt mạo hiểm dài kỷ lục 235m theo địa hình núi,
trượt máng 5 làn dài 92m trò chơi Hố Đên Vũ Trụ, hồ tạo sóng nhân tạo với diện
tích 1532 m2 ngay trên Núi...
12h00: Rời khu du lịch và dùng bữa trưa, sau đó về lại khách sạn nghỉ ngơi
15h30: Xe và HDV đưa đoàn đi tham quan chùa Linh Ứng 3 trên bán đảo Sơn Trà.

Tại đây, du khách sẽ được tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật, về Hòa thượng Thích
Thiện Nguyện. Du khách cũng sẽ được thắp nhang viếng Phật và ghé thăm bức
tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao 69m - cao nhất Việt Nam hiện nay.
18h30: Xe và HDV đưa đoàn đi ăn tối tại nhà hàng. Sau đó xe đưa đoàn dạo phố
hoặc uống cafe ngắm cảnh sông Hàn
NGÀY 4: ĐÀ NẴNG - HUẾ (SÁNG/TRƯA/TỐI)


7h00: Ăn sáng tại khách sạn và làm các thủ tục trả phòng.
8h30: Đoàn tạm biệt Đà Nẵng, khởi hành ra Huế. Đoàn xe di chuyển với quãng
đường dài gần 110km để tới trung tâm thành phố Huế. Trên đường đi du khách sẽ
được nhìn ngắm cảnh núi non hùng vĩ dưới chân đèo Hải Vân. Đoàn sẽ vượt qua
hầm Hải Vân – hầm đường bộ dài nhất và hiện đại nhất ĐNA.
Qua khỏi hầm Hải Vân, điểm dừng chân đầu tiên của du khách chính là biển Lăng
Cô. Du khách sẽ được tự do chụp ảnh tại 1 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới này
và tham quan, nghe thuyết minh về khu sản xuất ngọc trai.
Sau đó, đoàn tiếp tục hướng về trung tâm thành phố Huế.
12h00: Đến nhà hàng tại Huế, đoàn nghỉ ngơi và ăn trưa.
13h30: Đoàn đến khách sạn, nhận phòng nghỉ ngơi.
16h00: Đoàn tham quan lăng Khải Định. Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là công trình
rất đặc biệt của tổng thể kiến trúc cung đình Huế thời bấy giờ. Đây là công trình
kết hợp nhiều nền kiến trúc khác nhau, là sự pha trộn giữa nghệ thuật phương
Đông và phương Tây, giữa hiện đại và truyền thống.
17h30: Ăn tối tại nhà hàng.
19h00: Xe và HDV đưa du khách về nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi. Sau đó, quý
khách có thể nghe ca Huế trên sông Hương (chi phí tự túc) hay tự do tham quan
Huế về đêm.
NGÀY 5: HUẾ - ĐÀ NẴNG - TIỄN SÂN BAY (SÁNG/TRƯA)
7h00: Dùng điểm tâm sáng tại khách sạn. Làm thủ tục trả phòng.
9h00: Khởi hành tham quan Hoàng thành Huế - trung tâm quyền lực của vương

triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Đây là nơi ở và làm việc của 13 đời vua
Nguyễn cùng các cung tần mỹ nữ và các hoàng tử công chúa. Du khách sẽ được
tham quan Kì đài, đi qua cổng Ngọ Môn để đến lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hòa. Lại
tiếp tục vòng vèo viếng thăm Hưng Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hiển Lâm Các… để
nhìn ngắm và nghe thuyết minh về thời kì vàng son của 1 vương triều trải qua bao


biến động thăng trầm của lịch sử, để lắng mình trong không khí hoài cổ đậm chất
hoàng gia. Dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thời gian và chiến tranh nhưng những
công trình còn lại tại đây vẫn đủ để ta hình dung rõ nét về cuộc sống chốn cung
đình xưa.
11h00: Rời khỏi Hoàng thành, đoàn tiếp tục tham quan điểm đến tiếp theo: chùa
Thiên Mụ - ngôi chùa cổ nhất xứ Đàng Trong. Đây là ngôi chùa được chúa Tiên
Nguyễn Hoàng xây dựng vào năm 1601 và chứng kiến biết bao biến cố của lịch sử
nước nhà.
12h00: Xe và HDV đưa du khách về nhà hàng dùng bữa trưa và nghỉ ngơi tại nhà
hàng.
13h00: Du khách được ghé đến các siêu thị đặc sản để mua các loại quà bánh đặc
trưng xứ Huế làm quà tặng cho người thân hoặc ghé chợ Đông
Ba để tự do mua sắm.
14h00: Khởi hành về lại Đà Nẵng.
16h00: Xe và HDV đưa đoàn ra sân bay. Tiễn đoàn. Kết thúc tour
DỊCH VỤ BAO GỒM:
1. Vận chuyển:
- Xe du lịch đời mới, vận chuyển 45 chỗ ngồi ( đời mới, máy lạnh, lái xe vui vẻ,
thân thiện): 10.000.000đ/xe
- Tàu, thuyền du lịch, tại các điểm du lịch sông nước
2. Vé tham quan:
- Vé tham quan Đại Nội, Lăng Khải Định: 250.000 vnđ
- Vé Hội An: 120.000 vnđ

- Vé tham quan Ngũ Hành Sơn: 50.000 vnđ
- Vé cáp treo 750.000 đồng/vé.
- Vé suối Thần Tài: 50.000 vnđ
3. Ăn uống:


+ Bữa chính:
- Ăn cơm theo chương trình (7 bữa * 120.000đ/suất và 1 bữa buffet tại Bà Nà
*225.000/suất, 1 bữa ăn tại suối Thần Tài *200.000/suất)
(thực đơn đính kèm).
+ Bữa phụ:
- Điểm tâm tại khách sạn (4 bữa chi phí tự túc)
4. Khách sạn:
- Khách sạn tiêu chuẩn 5*: 900.000đ/phòng/đêm/2 người.
5. Hướng dẫn viên: Tiếng Nhật suốt hành trình 8.000.000 vnd
6. Bảo hiểm: Trọn tour theo quy định của bảo hiểm Bảo Việt: 20.000 /vụ (có bao
gồm Bảo hiểm y tế khi bị tai nạn)
7. Chi phí khác
- Khác: Tư vấn viên
- Nước suối: 1000ml / ngày / người.
- Mũ du lịch
KHÔNG BAO GỒM:
- V.A.T
- Vé máy bay, tàu hỏa trong chương trình.
- Vé nghe ca Huế trên sông Hương
- Chi phí cá nhân.
- Tiền tip cho hướng dẫn và lái xe
- Ngủ phòng đơn
- Vé Bảo tàng Sáp trên Bà Nà (100.000d/vé)
- Các dịch vụ phát sinh tại Núi Thần Tài.

- Vé thang máy tại Ngũ Hành Sơn.
GIÁ TRẺ EM:


1. Trẻ em dưới 5 tuổi: miễn phí (ăn ngủ cùng bố mẹ, chi phí phát sinh bố mẹ tự lo
cho bé). Hai người lớn chỉ được kèm 01 trẻ em miễn phí. Trẻ em thứ
hai trở đi thu 50% giá tour (tức là cứ 02 trẻ em sẽ tính 50%). Nếu trẻ em lên Bà Nà
và suối Thần Tài cao từ 1m-1m3 ba mẹ tự chi trả.
2. Trẻ em từ 5 – 10 tuổi: tính 50% giá người lớn.
3. Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: tính như người lớn.
STT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung
Xe vận chuyển
Chi phí lưu trú
Chi phí ăn uống
Vé tham quan
HDV suốt tuyến
Bảo hiểm du lịch
Chi phi khác
TỔNG CP

FC

10.000.000

VC
450.000
545.000
1.220.000

8.000.000
20.000
1.000.000
19.000.000

VC: Chi phí biến đổi tính cho một khách du lịch.
FC: Chi phí cố định của Tour.
Q : Số lượng du khách trong đoàn.
α: phần trăm lợi nhuận của công ty tour.
+ Giá thành Tour du lịch cho cả đoàn khách:
Z(đoàn khách) =2.235.000*30+19.000.000=86.050.000đ
+ Giá thành Tour du lịch/1 du khách:
Z(khách)= 2.235.000+ 19.000.000/30= 2.868.333đ
+ Giá bán trước thuế cho khách: (α=15%)
G= 3.298.583đ
+ Giá bán sau thuế cho khách:
P= G*1.1= (3.298.583*1.1)+ 8.000.000 ≈11.630.000đ

2.235.000


Giai đoạn 2: Vận hành sản phẩm


 Các yếu tố cần đảm bảo trong việc xây dựng bán tour:
+ Mục đích chuyến đi: đi du lịch, khám phá, tham quan tìm hiểu thêm về đất nước
con người Việt Nam
+ Độ hấp dẫn của tuyến điểm du lịch: kết nối được các địa điểm di sản, phong
cảnh đẹp đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan , ẩm thực
+ Thời gian và thời điểm của chuyến du lịch: rút ngắn được thời gian di chuyển
giữa các địa điểm, các điểm đến phải có khả năng đáp ứng được nhu cầu của du
khách
+ Khả năng thanh toán của khách: khách có thu nhập trung bình
+ Loại dịch vụ lưu trú được cung cấp: có đầy đủ tiện nghi ở, ăn, thư giãn tạo cảm
giác thoải mái
+ Mức độ an toàn và thân thiện ở nơi du lịch: đảm bảo được sự an toàn của du
khách, người dân thân thiện cởi mở hòa đồng
+ Mức độ thuận tiện của việc mua chương trình du lịch, giấy tờ phương thức thanh
toán: có thể thanh toán qua chuyển khoản, trực tuyến online,…
Các phương thức bán chương trình du lịch của công ty lữ hành:

 Giới thiệu, quảng bá sản phẩm lữ hành bằng các phương tiện có tác động khác
nhau tới khách hàng mục tiêu.
+ Sản phẩm được du khách biết đến thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá
như phim ảnh, sách, mạng truyền thông internet, hội chợ, liên hoan,…
+ Việc lựa chọn hình thức và phương tiện để quảng bá sản phẩm phải căn cứ vào
đặc điểm tâm lý, đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách Nhật để phương tiện quảng
bá đó hấp dẫn, cuốn hút khách nhất.

 Thông qua các đối tác để thực hiện hoạt động marketing.


+ Thông qua các đối tác sản phẩm lữ hành của doanh nghiệp có thể đến được du
khách

+ Năng lực, phương pháp, hình thức xúc tiến, quảng bá, tiếp thị của đối tác là
những yếu tố quan trọng để các sản phẩm đến được du khách.o
+ Khi sản phẩm lữ hành cùng loại, cùng giá bán với các đối tác làm nhiệm vụ
marketing DN cần có phương pháp xúc tiến quảng bá tốt sẽ bán được sản phẩm
nhiều hơn.

 Tăng cường và củng cố mối liên hệ bổ trợ là phương pháp quan trọng trong
hoạt động marketing lữ hành.
+ Sản phẩm lữ hành là sự kết nối các dịch vụ du lịch và khai thác tài nguyên du
lịch. Vì vậy, các cơ sở dịch vụ, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch không chỉ là đối
tác cung ứng dịch vụ để thực hiện chương trình du lịch, tạo cho sản phẩm lữ hành
không chỉ có chất lượng mà còn là nơi góp phần quảng bá , tiếp thị cho sản phẩm
của doanh nghiệp.
+ Các cơ sở dịch vụ du lịch, các cơ quan quản lí và khai thác tài nguyên du lịch khi
có được tài liệu, có được hệ thống thông tin liên quan đến các doanh nghiệp lữ
hành và sản phẩm lữ hành sẽ trở thành nơi thực hiện marketing cho lữ hành có hiệu
quả.
+ Mối liên hệ bảo trợ cho hoạt động marketing lữ hành còn là các cơ quan chức
năng, chính quyền và dân cư địa phương trên tuyến và tai điểm du lịch.

 Sử dụng vai trò của hướng dẫn viên du lịch.
+ Hướng dẫn viên du lịch ngoài việc phục vụ khách theo chương trình bằng năng
lực trách nhiệm, nhiệt tình của mình còn thể hiện vai trò marketing.
+ Thông qua hoạt động hướng dẫn, HDV nắm bắt được tâm tư, nhu cầu, sở thích
của khách phản hồi với doanh nghiệp lữ hành để kịp thời điều chỉnh những vấn đề,
nội dung, dịch vụ không phù hợp. Qua đó còn có điều kiện quảng bá về các sản
phẩm lữ hành một cách sinh động cụ thể.


 Thiết lập hệ thống thông tin lữ hành.

+ Thiết lập hệ thống thông tin lữ hành có thể được thực hiện thông qua các đại lí
du lịch, trung tâm thông tin du lịch, các nhân viên marketing hoặc từ các lĩnh vực
có liên quan như văn hóa, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, hàng không, tổ
chức xã hội công công.
+ Có được hệ thống thông tin này, người làm lữ hành sẽ có được nhiều thông tin từ
các nguồn khác nhau để thẩm định chọn lọc phục vụ cho tiếp thị, quảng bá sản
phẩm lữ hành của mình.

 Hình thành và củng cố các nguyên tắc cơ bản của hệ thống marketing trong lữ
hành.
Mỗi doanh nghiệp lữ hành cần phả hình thành và củng cố hệ thống marketing theo
các nguyên tắc:
+ Xác lập kế hoạch marketing chiến lược : Bảo đảm cho người thực hiện hoạt động
marketing có được sự vận dụng linh hoạt cần thiết trong từng thời kì cho phù hợp.
+ Định hướng marketing: Điều này sẽ đảm bảo thõa mãn nhu cầu, khả năng của
khách trong từng giai đoạn từng thị trường.
+ Nắm bắt và phân tích chính xác thái độ của khách hàng: Giải mã được thái độ
của khách hàng, nắm bắt được những sản phẩm khách hàng cần và có khả năng sử
dụng.
+ Bảo đảm tính chính xác và tính hấp dẫn của thông tin trong marketing: Sự cạnh
tranh trên thị trường du lịch đòi hỏi các thông tin liên quan đến hoạt động
marketing lữ hành phải chính xác để có được niềm tin từ khách hàng.
Giai đoạn 3: Đánh giá điều chỉnh sản phẩm
Việc nắm vững thị trường, đánh giá đúng chi phí và các công đoạn sản xuất sản
phẩm, giúp nhà quản trị, DN đưa ra được giá thành của sản phẩm một cách chính
xác. Từ đó, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, biên độ dao động từ giá thành đến giá
bán sẽ được xác lập, làm căn cứ đưa ra giá bán hàng hóa phù hợp. Quá trình tồn


tại, phát triển của một doanh nghiệp có tính ổn định và bền vững, không thể bỏ qua

một kế hoạch kiểm soát tốt tình hình tài chính, định giá đúng sản phẩm doanh
nghiệp mình làm ra, kết hợp với phán đoán thị trường, tạo lợi thế trong kinh doanh,
tìm được những thị trường ngách nhằm giảm sức cạnh tranh từ các “ông lớn”, hoạt
động cùng lĩnh vực.
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, có vô số các yếu tố tác động tới kết quả kinh doanh như quy định của
pháp luật, quá trình thực thi pháp luật của cơ quan chức năng địa phương, tác động
của cạnh tranh không lành mạnh, biến động của chi phí đầu vào tác động lên giá
thành sản xuất, các yếu tố phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình triển khai thị
trường.
Trong đó, kết cấu chi phí giá thành sản xuất và các yếu tố phát sinh ngoài dự kiến,
phải được tính toán một cách phù hợp, nhằm kiểm soát được quá trình cung cấp
dịch vụ ra thị trường, đảm bảo mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Định
giá sản phẩm dịch vụ có thể làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt, cũng như
quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
 Một số yếu tố tác động đến giá thành tour du lịch lữ hành
Thứ nhất là thu nhập của người tiêu dùng: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới cầu của sản phẩm dịch vụ du lịch, bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng mua
dịch vụ của người tiêu dùng. Nhìn chung khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng
sẽ có nhu cầu nhiều hơn về dịch vụ. Khi thu nhập giảm, nhu cầu người tiêu dùng
về dịch vụ đó cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên, cầu về dịch vụ du lịch còn phụ thuộc
vào từng loại sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp mà ở đó, mức độ thay đổi cầu sẽ
khác nhau. Bởi theo quy luật cung cầu, những hàng hóa dịch vụ có cầu tăng khi thu
nhập tăng gọi là hàng hóa, dịch vụ thông thường; hàng hóa có nhu cầu giảm khi
thu nhập tăng gọi là hàng hóa, dịch vụ thứ cấp.


Thứ hai là sản phẩm thay thế: Là các sản phẩm, dịch vụ có liên quan như dịch vụ
thay thế, dịch vụ bổ sung. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tour du lịch lữ
hành, phải cân nhắc về các tác động của một số yếu tố:

Khi di chuyển trên các cung đường của tour, phải lựa chọn phương tiện phù hợp
nhằm đảm bảo chất lượng với chi phí khách hàng đã chi ra, mang lại sự thoải mái,
phù hợp về giá cả.
Dịch vụ ăn uống, vui chơi cũng cần lưu ý bởi tác động của các yếu tố này không hề
nhỏ, nó làm nên thương hiệu của sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp. Kinh
nghiệm cho thấy hiệu quả chuyến đi có ảnh hưởng rất lớn, qua cảm nhận của khách
hàng từ những yếu tố này.
Những dịch vụ kết hợp từ bên ngoài, tác động tới chuyến đi của khách hàng như
nhu cầu mua sắm, nhu cầu thưởng thức các sản phẩm mang tính vùng miền, dịch
vụ của các vùng miền trên quãng đường di chuyển.
Thứ ba là nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu, thị hiếu (sở thích của người tiêu thụ
dịch vụ tour du lịch) nó có ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng, đây là sở thích hay
chính là sự ưu tiên của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ du lịch đó, thị hiếu
tăng, kéo theo nhu cầu tăng. Ngoài ra thị hiếu chung của sản phẩm dịch vụ còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phong tục, tập quán vùng miền, truyền
thống, giới tính, tuổi tác…
Thứ tư là kỳ vọng của du khách: Đây là hy vọng, mong đợi và dự đoán của du
khách về những thay đổi trong tương lai. Nếu kỳ vọng của người tiêu dùng là có
lợi đối với dịch vụ du lịch đó, thì đường cầu về nó sẽ tăng và dịch chuyển sang
phải. Ngược lại nếu kỳ vọng của người tiêu dùng không có lợi cho dịch vụ đó,
đường cầu sẽ có xu hướng dịch chuyển sang trái.
 Khảo sát về sản phẩm tour du lịch lữ hành sẽ đưa ra thị trường bằng cách:
Dựa trên lợi thế của doanh nghiệp mình DN có thể đưa ra sản phẩm với ưu thế
riêng, tiếp theo áp dụng các phương pháp điều tra, khảo sát như lấy ý kiến trên các


website, phiếu điều tra, phỏng vấn các nhóm khách hàng tiềm năng để thu thập và
tổng hợp dữ liệu nhu cầu về sản phẩm dịch vụ, tour du lịch mà doanh nghiệp có kế
hoạch cung cấp ra thị trường. Từ nhu cầu thị trường của sản phẩm, kết hợp các
phương pháp tính giá, đảm bảo giới hạn an toàn để vượt qua điểm hòa vốn, làm

căn cứ điều chỉnh biên độ của giá bán, phù hợp với yêu cầu đặt ra của doanh
nghiệp.
Nắm vững các yếu tố tác động đến giá thành tour du lịch lữ hành và thực hiện việc
khảo sát sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được vị trí sản phẩm của mình
trên thị trường từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với
nhu cầu và khả năng chi tiêu của du khách



×