Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.24 KB, 23 trang )

GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG
CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ -
TKV
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ MỤC TIÊU HUY
ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ - TKV
1.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và châu Âu đã có những ảnh
hưởng rất xấu tới thị trường tài chính châu Á với mức độ khác nhau.
Tuy chưa hội nhập sâu vào thị trường tài chính thế giới, nhưng do
hoạt động sản xuất chủ yếu hướng vào xuất khẩu và chưa khai thác
tốt thị trường trong nước rộng lớn với hơn 80 triệu dân, nên mức độ
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này là khá lớn đối với Việt Nam.
Trước tiên, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khó có thể
tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ TTCK thế giới. Đặc biệt, khi
TTCK tại Việt Nam còn non trẻ, tâm lý của các nhà đầu tư còn chưa
vững vàng, ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài tới TTCK trong nước là
không thể tránh khỏi.
Nam bị thu hẹp do khủng hoảng tài chính thế giới. Trong khi đó,
kinh tế Việt Nam lại đang nhập siêu với tỷ lệ lớn, hơn 5%.
Ảnh hưởng thứ 3 là hoạt động tín dụng tại Việt Nam bị thắt chặt
ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản.
Ngoài ra, thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra đúng
vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn. Đây cũng
chính là thách thức rất lớn đối với kinh tế Việt Nam hiện nay.
1
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
Để vượt qua những khó khăn hiện nay Việt Nam cần chú trọng
các hoạt động sản xuất hướng vào người tiêu dùng trong nước thay vì
hướng ra xuất khẩu. Tạo các mẫu mã hợp nhu cầu và thời trang với


người tiêu dùng trong nước để thay thế dần các hàng ngoại nhập
nhằm giảm nhập siêu, thay thế dần các thị trường xuất khẩu đang bị
thu hẹp do khủng hoảng tài chính thế giới. Điều này cũng cho phép
khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh
nghiệp vừa và nhỏ gần với người tiêu dùng trong nước hơn, các tổng
công ty nhà nước chỉ hướng tới các hoạt động xuất khẩu
Ngân hàng nhà nước nên có chính sách tín dụng linh hoạt hơn
như giảm lãi suất ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có thể vay để đầu tư cho hoạt động sản xuất phục vụ thị trường trong
nước thay thế hàng ngoại nhập. Không nên vì khủng hoảng tài chính
thế giới mà thắt chặt quá tín dụng gây ra hàng loạt vụ phá sản của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nên rút kinh nghiệm của các nước Mỹ và
châu Âu, cần giữ nguyên trạng hệ thống sản xuất để khi kinh tế phát
triển trở lại, đã có sẵn bộ máy để bắt tay ngay vào sản xuất phục vụ
người tiêu dùng. Cố gắng tránh hàng loạt các vụ phá sản của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ vì các rào cản tín dụng.
Cuộc khủng hoảng tài chính này cũng là một bài học cho các
Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã bỏ các ngành nghề truyền
thống để quay sang đầu tư hay đầu cơ vào các lĩnh vực chứng khoán
và bất động sản để kiếm lời nhanh hơn, nhưng với cuộc khủng hoảng
tài chính và chứng khoán này họ buộc phải quay lại với ngành nghề
truyền thống của mình.
2
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
Chính sách chống lạm phát 8 điểm hiện nay của Chính phủ Việt
Nam là rất tốt, nhưng cần có sự triển khai thực hiện toàn diện. Chính
sách này đã đạt được hiệu quả trong tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, mục
tiêu đề ra là giảm lạm phát xuống 15% trong năm 2009 là rất khó, bởi
lạm phát trong năm 2007 là 12,5% và dự tính lạm phát năm nay là 25-

30%. Do vậy để giảm lạm phát xuống còn một nửa trong năm 2009 là
mục tiêu khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, để thực hiện chính sách
8 điểm giảm lạm phát của chính phủ cũng cần phải có sự phối hợp,
tham gia của nhiều bộ ngành, cơ quan, địa phương, các doanh nghiệp
nhà nước, chứ không riêng gì một mình doanh nghiệp vừa và nhỏ
phải chịu thiệt vì chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ.
Những tháng qua cho thấy công nghiệp Việt Nam tháng 1 năm
2009 đã giảm so với tháng trước là 8,6% và so với tháng cùng kỳ năm
ngoái là 4,4%. Còn xuất khẩu giảm 24%. Điều này xảy ra vì ảnh
hưởng dây chuyền của khủng hoảng, tới châu Á. Cũng nên nhận
thức là tình hình kinh tế thế giới và khu vực xấu hơn rất nhiều so với
nhiều đánh giá trước đây. Trung Quốc tăng GDP năm 2007 là 13%, thì
quí 4 gần như không tăng. Tính theo tốc độ năm thì GDP Nhật quí 4
giảm 10%, Singapore giảm 17%, Nam Hàn giảm 21%. Còn Đài Loan
thì sản xuất công nghiệp giảm 32%. Như thế, thực tế là các nền kinh
tế châu Á liên hệ chặt chẽ với nhau với mục đích sản xuất hàng công
nghiệp để xuất sang Mỹ, Nhật và châu Âu. Khi các nền kinh tế này
giảm chi tiêu, các nền kinh tế châu Á này bị giảm mạnh hơn nhiều so
kinh tế Mỹ và châu Âu vì họ chủ yếu là dịch vụ, còn châu Á chủ yếu là
công xưởng phục vụ sản xuất hang hóa cho các nước phát triển.
3
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
Kinh tế Việt Nam do bị lệ thuộc quá sức vào thị trường nước
ngoài, phản ánh qua tỷ lệ xuất khẩu của VN quá lớn so với GDP (gần
70%,) nên chừng nào mà kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ chưa giải
quyết được thì chừng đó kinh tế VN không thể trở lại tình trạng phát
triển bình thường. Vấn đề của chính sách hiện nay là giảm thiểu mức
đi xuống, thực hiện các biện pháp nhằm giữ công ăn việc làm ở mức
có thể. Các dự án đầu tư nhằm đáp ứng thị trường thế giới trong giai
đoạn sắp tới là điều nên xét lại. Trong tình hình hiện nay rất có thể

GDP Việt Nam chỉ tăng 3-4% trong năm 2009 hoặc tệ hơn nếu tình
hình kinh tế Mỹ không chuyển biến. Như vậy việc hoạch định chính
sách đòi hỏi sửa soạn cách biện pháp đối phó với tình hình xấu nhất.
Và tình hình này có thể kéo dài.
2. Tình hình nguồn ngân sách nhà nước hiện nay.
Dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước
chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi tiêu cần thiết tối thiểu.
Mức bội chi này, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ lần đầu tiên
vượt qua số chi cho đầu tư phát triển ở mức 112,8 ngàn tỷ đồng trong
năm nay. Tuy vậy, mức bội chi lên đến 8% GDP đang mang lại những
quan ngại sâu sắc về ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Mức bội
chi này sẽ tương đương với 144,8 ngàn tỷ đồng (khoảng 8,5 tỷ USD,
với tỷ giá là 17 000 VND/ USD), căn cứ trên mức bội chi đã được
Quốc hội thông qua là 87,3 ngàn tỷ đồng (khoảng 5,1 tỷ USD) tương
ứng với 4,82% GDP.
Như vậy, mức thâm hụt này là trầm trọng nhất trong vòng nhiều
năm qua, so vói các mức thâm hụt 66,2 ngàn tỷ đồng (năm 2008),
56,5 ngàn tỷ đồng (năm2007), 48,5 ngàn tỷ đồng (năm 2006) và 40,7
ngàn tỷ đồng (năm 2005) – Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư.
4
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
Những thống kế trên cho thấy, thâm hụt ngân sách của năm 2009
sẽ vượt quá mức thâm hụt trung bình 5% GDP hàng năm, từ đầu thời
kỳ kế hoạch 5 năm đến nay. “Đây la một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro
lớn về khả năng trả nợ trong tương lai” cũng như cấp trực tiếp cho các
doanh nghiệp trong nước.
3.Quan điểm phát triển của Viện.
Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thành doanh nghiệp khoa
học và công nghệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
nhằm đổi mới về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và phương thức

hoạt động KHCN, tạo điều kiện cho Viện phát triển sản xuất kinh
doanh trên nền KHCN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba
Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoa IX về sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; là một bước
quan trọng thực hiện quá trình chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp,
đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam sang hoạt động
theo Luật doanh nghiệp để hình thành Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con; đồng thời tạo điều kiện tăng cường sự chủ động trong hoạt động
KHCN, sản xuất kinh doanh của Viện, giúp Viện phát huy nội lực, tính
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu, phát huy hết lợi thế,
năng lực hiện có để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
Nhu cầu lớn về nguồn lực tài chính của Viện nhằm nghiên cứu
khoa học, vừa ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuât sản phẩm
công nghệ mới, công nghệ cao ngành mỏ và dân dụng và chuyển giao
theo cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định của pháp luật.
5
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
- Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất kinh
doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn do Tập đoàn Công
nghệ Than – Khoáng sản Việt Nam đầu tư tại Viện và vốn
của Viện đầu tư tại doanh nghiệp khác;
- Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ -
công ty con.
- Phát triển bền vững, hoà thuận với môi trường theo định
hướng của Tập đoàn;
- Đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động
II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI
CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV.
1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN Mỏ - TKV.

1.1. Các giải pháp từ phía Chính phủ, cấp Bộ ngành có liên quan.
1.1.1. Hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh.
6
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
Môi trường kinh doanh Việt Nam còn có nhiều bất cập cho khu
vực kinh tế doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ bị bất lợi trong cạnh tranh với các doanh
nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do
đó Nhà nước phải nỗ lực thực hiện những chính sách nhằm khuyến
khích mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của các doanh nghiệp khoa học
và công nghệ chung và của Viện khoa học công nghệ Mỏ - TKV nói
riêng.
1.1.1.1. Tạo điều kiện cấp vốn, tín dụng.
Nói đến phát triển môi trường kinh doanh là lành mạnh không thể
không nói tới việc tạo lập một môi trường cạnh tranh để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp phát triển và vươn ra thị trường thế giới. Muốn
thế môi trường cạnh tranh trong nước phải thực sự bình đẳng giữa
các khu vực kinh tế. Cụ thể là, Nhà nước cần giảm thiểu và tiến tới
xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp với các hình
thức sở hữu khác nhau. Thực tế phát triển kinh tế các lĩnh vực về
khoa học và công nghệ có một sức sống vô cùng mãnh liệt, đặc biệt là
sự đang trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp khoa học và công
nghệ đem theo nhiều hứa hẹn, tiềm năng mới, nó đã và đang lớn lên
bất chấp mọi thiệt thòi, không chỉ so với các doanh nghiệp Nhà nước
mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Xây dựng môi trường tài chính linh hoạt, năng động để doanh nghiệp
dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, loại hình tín dụng.
7
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
Đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước

để cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn, chú trọng phục vụ các doanh
nghiệp khoa học và công nghệ. Có những chính sách tín dụng riêng
cho cộng đồng doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung cũng
như Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV nói riêng. Đồng thời tạo ra
kênh thông tin thật hoàn hảo để các doanh nghiệp khoa học và công
nghệ nắm bắt một cách dễ dàng hơn.
Mở rộng diện cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho
vay không đảm bảo sang khu vực kinh tế tư nhân. Nhân rộng những
sản phẩm tín dụng đối các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói
chung như là cho vay và bảo lãnh.
Tiếp cận sửa đổi bổ sung nghị định 90/2001/NĐ – Chính phủ về
tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Triển khai thành lập
quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại
các địa phương hoặc giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng hco doanh
nghiệp khoa học và công nghệ, tạo điều kiện tiếp cận được các khoản
vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng thông qua các
hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp khoa học và công nghệ khi gặp rủi ro, bất khả kháng không trả
được nợ vay.
8
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B
Đồng thời vói việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa
phương thì cần phải nghiên cứu triển khai quỹ này một cách hiệu quả.
Hệ thống bảo lãnh tín dụng hiện nay vẫn là “một công cụ gây tranh
cãi” về tính hữu dụng và về cơ bản không phù hợp với các nước
đang phát triển do “chi phí quản lý và hoạt động quá cao” – theo kết
quả của “Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam”
do VNCI tiến hành. Do đó, việc nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nguyên
nhân và thực trạng khó triển khai trong thực tế vừa qua của mô hình
quỹ bảo lãnh tín dụng là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết để có giải

pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận
nguồn tín dụng.
Trợ giúp về tài chính cho các doanh nghiệp khoa học và công
nghệ không chỉ có lập các quỹ bảo lãnh tín dụng mà có thể áp dụng
các hình thức khác như chương trình cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp khoa học và công nghệ thông qua cung cấp một nguồn tài
chính cho các ngân hàng để thức đẩy họ cho các doanh nghiệp khoa
học và công nghệ vay vốn; cung cấp các khoản tín dụng nhỏ dưới
hình thức tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh,
cấp vốn qua các quỹ đầu tư.
Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng, chú trọng
các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng,
chấm điểm tín dụng, cảnh báo sớm, góp phần nâng cao chất lượng tín
dụng theo hướng hiệu quả, an toàn. Hiện đại hoá hệ thống thông tin
tín dụng, tăng cường hội nhập kiểm soát thông tin quốc tế.
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường cho thuê
tài chính. Xây dựng chính sách huy động vốn dài hạn cho các công ty
cho thuê tài chính, như phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị
trường chứng khoán….
9
Vũ Thị Thoa Kinh tế phát triển 47B

×