Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.53 KB, 18 trang )

1
SV: Khương Thị Thuỳ Dương Khoa Thương mại
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1 Dự báo về thị trường đồ gỗ Mỹ
3.1.1 Số lượng
Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng
Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Theo đánh giá của Viện
Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research
Institute) sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn
2000 – 2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010. Chi tiêu cho đồ gỗ và
nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên toàn nước Mỹ,
trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang
California, Washinton là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất
của Mỹ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà
xuất khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Các bang được dự
đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Nevada,
Utah, Arizona và Colorado
1
Đề án môn Kinh tế thương mại 1
2
SV: Khương Thị Thuỳ Dương Khoa Thương mại
Tuy nhiên dự báo,kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2009 có nhiều khả năng sẽ
giảm mạnh (khoảng 22,19% so với năm 2008). Mặt hàng đồ gỗ nội
thất vẫn sẽ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu về xuất khẩu nhưng kim
ngạch sẽ giảm xuống còn khoảng 752 triệu USD (giảm 22,2%). Các
mặt hàng gỗ khác (gỗ ván chưa lắp ghép, gỗ cây, hộp kệ gỗ...) kim
ngạch xuất khẩu cũng sẽ giảm trung bình khoảng 21%. Năm 2009,
tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm trong
xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường dài hạn cao hơn kèm theo thất


nghiệp tăng. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, hoạt động kinh doanh bất
động sản đóng băng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây
dựng và nội thất trang trí .
3.1.2 Xu hướng, thị hiếu và kiểu cách mẫu mã .
Người Mỹ thường rất ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và
có sự thiết kế riêng biệt.
Tuy nhiên, họ cũng đòi hỏi những đồ dùng như bàn, ghế, giường,
tủ... phải gần gũi với thiên nhiên, trong đó chứa đựng cả yếu tố bảo vệ
môi trường.. Nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng
minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm.
Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì
mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Các tạp chí về thời trang cũng góp phần định hướng tiêu dùng
cho người dân Mỹ, vì thế doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các
tạp chí này để đoán sản phẩm, kiểu dáng nào sẽ được ưa chuộng,
thịnh hành trong tương lai.
2
Đề án môn Kinh tế thương mại 2
3
SV: Khương Thị Thuỳ Dương Khoa Thương mại
Theo nhiên cứu các khách hàng thuộc vùng đông - bắc nước Mỹ
có xu hướng mua đồ gỗ cao nhất, vì điều kiện khí hậu ở đây khá khắc
nghiệt, đòi hỏi phải thay đồ gỗ thường xuyên hơn. Về lứa tuổi, thông
thường người Mỹ ở độ tuổi 35-45 là những người mua nhà lần đầu,
cuộc sống bắt đầu ổn định nên có nhu cầu sử dụng bàn ghế đồ gỗ;
nhóm tuổi 45-54 thì giàu có hơn, thường muốn mua thêm bộ ĐGNT
thứ 2, hoặc trang bị cho ngôi nhà thứ 2 của mình. Các doanh nghiệp
Việt Nam cũng cần quan tâm đến các nhóm khách hàng đồ gỗ ở Mỹ,
như: nhóm "Truyền thống cấp tiến", nhóm "Truyền thống thực dụng",
nhóm "Cố gắng duy trì địa vị xã hội", nhóm "Đam mê đồ gỗ"… Chẳng

hạn, nhóm "Cố gắng duy trì địa vị xã hội" là những khách hàng có thu
nhập thấp nhưng muốn tỏ ra giàu có, thường tìm mua hàng hiệu có
giá thấp. Nhóm "Truyền thống cấp tiến" thường quan tâm đến hàng
hóa có giá trị cao, hay tìm kiếm đồ gỗ chất lượng cao ở những cửa
hàng chuyên dùng, nhưng không sẵn sàng trả mức giá cao tương
ứng. Nhóm "Truyền thống thực dụng" thì không quan tâm đến hình
ảnh sản phẩm. Nhóm "Đam mê đồ gỗ" lại đánh giá cao những sản
phẩm có thiết kế độc đáo, giá có cao cũng mua…
3
Đề án môn Kinh tế thương mại 3
4
SV: Khương Thị Thuỳ Dương Khoa Thương mại
Người tiêu dùng đồ gỗ Mỹ được chia làm 5 loại theo tuổi tác: từ
19-28 tuổi (có sức mua lớn trong tương lai, hiện nhu cầu mua sắm đồ
gỗ chưa nhiều), từ 29-39 tuổi (khoảng 47 triệu người, vừa trưởng
thành, thích sản phẩm tiện dụng, gọn nhẹ, giá vừa phải), từ 40-48 tuổi
(khoảng 78 triệu người, đã đóng góp nhiều cho xã hội, bắt đầu
nghiêng về mẫu mã, kiểu dáng, có thể chấp nhận giá cao), từ 48-57
tuổi (đang tính đến việc về hưu, song vừa chăm lo con cái, vừa lo cho
cha mẹ, nên ít mua sắm), từ 58-67 tuổi (thường sống một mình, có
mức chi tiêu cao nhất vì con cái đã lớn, cha mẹ đã qua đời, thích sản
phẩm độc đáo, giá trị cao), từ 68 trở lên (thích mua sản phẩm gỗ có
diện tích nhỏ, sắc sảo).
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ trong giai
đoạn 2005-2010 và 2010-2020
3.2.1 Mục tiêu chung
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2006-2020, đặt ra mục tiêu sản xuất các sản phẩm có khả năng
cạnh tranh quốc tế chủ yếu dựa vào nguồn gỗ và lâm sản ngoài gỗ nội

địa bền vững; áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi
trường nhằm đáp ứng về cơ bản các nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu; xây dựng công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn
kinh tế của ngành Lâm nghiệp.
Nhiệm vụ
Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn
định. Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản để
đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
4
Đề án môn Kinh tế thương mại 4
5
SV: Khương Thị Thuỳ Dương Khoa Thương mại
Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành
hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp,
giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15- 20%; thu hút 1,5
triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong
kinh tế hộ gia đình nông thôn.
Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản
phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài
nước. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt
hàng xuất khẩu
3.2.2 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2005-
2010 và 2010- 2020
Theo chiến lược xuất khẩu của bộ Thương mại đề ra,xuất khẩu
sản phẩm gỗ đến năm 2010 là 5,56 tỷ USD .Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam dự báo,đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ
vào Mỹ sẽ tăng bình quân 27,7%, Anh 27%, Hà Lan 12%, Hàn Quốc
10% và Trung Quốc 41%,mục tiêu đến năm 2020 là đạt 7 tỷ
USD.Theo tính toán, để đầu tư cho ngành công nghiệp gỗ, từ nay đến

năm 2020 cần khoảng 100.000 tỷ đồng (khoảng gần 7 tỷ USD) và việc
trồng mới rừng cũng cần từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD.
Ước đoán kim ngạch xuất khẩu đô
̀

̃
từ năm 2006-2010
Đơn vị (triệu USD)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giai đoạn
2006-2010
KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng
2.164 38,4 2.782 28,6 3.555 27,8 4.482 26,1 5.564 24,1 18.546 28,9
Nguồn:”Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010”
của Bộ Thương mại
5
Đề án môn Kinh tế thương mại 5
6
SV: Khương Thị Thuỳ Dương Khoa Thương mại
Theo tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, để phát triển,
mở rộng thị trường gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới,
trước hết cần phải chủ động được nguồn nguyên liệu và Việt Nam cần
phát triểm mạnh công nghiệp chế biến gỗ theo 3 hướng:
Cơ cấu lại nghành chế biến gỗ, tập trung phát triển những mặt
hàng trọng điểm, trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo sẽ rất lớn, sản
xuất mặt hàng này sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu rừng trồng,
khuyến khích người dân trồng rừng.
Xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên, ví dụ từ 2006-
2010 đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất chiếm tỷ trọng lớn trong các
mặt hàng gỗ xuất khẩu; giai đoạn 2010-2020 thì ván nhân tạo lại là

mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.
Xã hội hoá đầu tư vào ngành chế biến gỗ.
Đặt mục tiêu đến năm 2020 phát triển 825.000 ha rừng nguyên
liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ
kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở
lên. Sản lượng dự kiến cho khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm
2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp
ứng được khoảng 70% nhu cầu.
3.3. Biện pháp thức đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ
3.3.1. Từ phía nhà nước
Các giải pháp thị trường:Tăng cường cộng tác xúc tiến thương
mại, thị trường ngoài nước, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu,
giảm sự phù thuộc vào thị trường truyền thống và phát triển các thị
trường mới;
6
Đề án môn Kinh tế thương mại 6
7
SV: Khương Thị Thuỳ Dương Khoa Thương mại
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng
cách tập trung, không dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước,
Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước bằng cách quảng bá thông tin
để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước ngoài đến
Việt nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu
ngoại tệ, góp phần quân bình cán cân nhập siêu.
Các giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững, hạn chế
nhập siêu:Nguồn nguyên liệu là mạch máu của sản xuất. Tài nguyên
gỗ, tuy là tài nguyên tái tạo nhưng cũng may mắn là tái sinh được. Vì
vậy, Nhà nước cần có chính sách sử dụng gỗ tiết kiệm, áp dụng công
nghệ thân thiện với môi trường và khuyến khích mọi thành phần kinh
tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ.

Tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc
nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ
chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván
nhân tạo vào năm 2010.
Khẩn trương thành lập chợ nguyên liệu ở các vùng chế biến gỗ
trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến gỗ
mua nguyên liệu. Có thể thực hiện dưới hình thức liên doanh giữa
doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn của nước ngoài chuyên
cung cấp gỗ nguyên liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty
nước ngoài cung cấp gỗ nguyên liệu của Canada, Mỹ và một số nước
Bắc Mỹ đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chợ nguyên liệu sẽ cung
cấp các thông tin đầy đủ về chất lượng, tư vấn về sử dụng, bảng giá
của từng loại gỗ, các thông tin về xu hướng tiêu dùng đồ gỗ trên thế
giới
7
Đề án môn Kinh tế thương mại 7

×