Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.37 KB, 8 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Chiến lược có nguồn gốc từ quân sự với ý nghĩa là khoa học về hoạch định và
điều khiển các hoạt động quân sự hay nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến
thắng đối phương. Từ lĩnh vực quân sự thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi ra
lĩnh vực kinh tế vĩ mô và vi mô như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược
phát triển các ngành, chiến lược phát triển công ty hay chiến lược các bộ phận như
marketing, bán hàng,…
Đối với cấp doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận chiến lược, mỗi tổ chức cũng
như mỗi nhà kinh tế học lại tiếp cận chiến lược theo những cách khác nhau.
Theo BCG, Boston consulting group, một công ty tư vấn kinh tế nổi tiếng trên
toàn thế giới, cho rằng, chiến lược kinh doanh là việc sử dụng phương tiện sẵn có nhằm
làm mất thế cân bằng cạnh tranh và chuyển lợi thế cạnh tranh về phía doanh nghiệp.
Theo M. Porter, giáo sư đại học Harvard Mỹ, người đóng góp rất nhiều trong
việc hệ thống và truyền bá chiến lược kinh doanh, cho rằng, chiến lược kinh doanh để
đương đầu với cạnh tranh là sự kết hợp giữa mục tiêu cần đạt tới và những phương tiện
cần tìm để đạt mục tiêu.
Từ những cách tiếp cận trên có thể nhận thấy, chiến lược là định hướng hoạt
động kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện
pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong
khoảng thời gian tương ứng.
1.2. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh
Qua phân tích các khái niệm trên ta thấy chiến lược kinh doanh có những đặc
điểm chung như sau:
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh là một chương trình hoạt động tổng quát hướng
tới mục tiêu kinh doanh cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, là chương trình hành động
của doanh nghiệp hướng tới một mong muốn về doanh nghiệp trong tương lai.
Thứ hai, chiến lược là các chính sách, biện pháp cơ bản quan trọng của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh như lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, phát
triển thị trường, chính sách với khách hàng mà chỉ có chủ sở hữu doanh nghiệp mới có


quyền quyết định hay thay đổi.
Thứ ba, chiến lược đưa ra trình tự tổng quát hành động, cách thức tiến hành và
phân bổ các nguồn lực các điều kiện của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
1.3. Sự cần thiết và vai trò của chiến lược kinh doanh
1.3.1. Sự cần thiết phải xác định và thực hiện chiến lược kinh doanh
Thứ nhất, môi trường kinh doanh thay đổi liên tục đòi hỏi theo đó là phải đổi
mới tổ chức quản lý doanh nghiệp cả về nội dung cũng như phương thức. Khoa học nói
chung và khoa học kinh tế nói riêng phát triển rất nhanh chóng và nhiều thành tựu mới
ra đời tạo ra rất nhiều mặt hàng cũng như phương thức kinh doanh mới. Cơ hội thách
thức từ hội nhập kinh tế thế giới đối với doanh nghiệp là rất lớn.
Thứ hai, doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn luôn đổi mới tư duy, tìm kiếm
phương thức sản xuất kinh doanh mới do phải chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
khác trong nền kinh tế. Chính vì phải cạnh tranh, doanh nghiệp mới cần có chiến lược.
Thứ ba, trên thế giới tư tưởng quản trị kinh doanh theo chiến lược đã có từ lâu
và được khẳng định là quy trình tất yếu của quản trị doanh nghiệp.
Thứ tư, theo các công trình nghiên cứu lớn trên thế giới cho thấy các công ty vận
dụng chiến lược thường đạt kết quả kinh doanh tốt hơn trước đó và tốt hơn các doanh
nghiệp cùng loại không vận dụng quản trị chiến lược
1.3.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh
Thứ nhất, chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết cần tổ chức bộ máy
theo hướng nào, làm gì để thành công và bao lâu để có được thành công đó. Việc xác
định mục đích hướng đi là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tiền
bạc và đạt được đúng mục đích mong muốn không bị chệch hướng cũng như lãng phí
thời gian, nguồn lực vốn đã là giới hạn.
Thứ hai, trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, tạo muôn
vàn cơ hội tìm kiếm thuận lợi nhưng cũng đầy cạm bẫy rủi ro. Có chiến lược sẽ giúp
doanh nghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh khi chúng vừa xuất hiện
đồng thời giảm bớt rủi ro trên thương trường. Điều này có được là do muốn quản trị
kinh doanh theo chiến lược các nhà quản lý buộc phải phân tích, dự báo các điều kiện

của môi trường kinh doanh trong tương lai gần cũng như xa, từ đó tập trung vào những
cơ hội tốt nhất đồng thời có tỷ lệ rủi ro thấp nhất.
Thứ ba, nhờ có chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định
đề ra với điều kiện môi trường, giúp cân đối giữa tài nguyên, nguồn lực, mục tiêu với
các cơ hội đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu. Nếu không có chiến lược rõ ràng và quản lý
theo chiến lược các doanh nghiệp thường bị rơi vào bị động sau các diễn biến thị
trường.
Thứ tư, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông qua phân tích đầy đủ toàn
diện các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp giúp doanh nghiệp xác định rõ
đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tránh trường hợp không nhận diện được đối thủ
dẫn đến chủ quan coi thường hoặc gây lãng phí nguồn lực để cạnh tranh với những đối
thủ không cần thiết,…
Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh muốn xây dựng và thực hiện cần nhiều thời
gian và chi phí nghiên cứu, tính đúng đắn lại phụ thuộc nhiều vào khả năng dự báo dài
hạn về môi trường kinh doanh, trong quá trình thực hiện nếu không linh hoạt sẽ dễ dẫn
đến kém hiệu quả và không phù hợp với sự thay đổi của môi trường nhưng chiến lược
cũng yêu cầu doanh nghiệp phải theo đuổi đến cùng. Vì thế muốn có một chiến lược tốt
hiệu quả mang lại thành công trong doanh nghiệp thì yêu cầu đặt ra là khi xây dựng
chiến lược phải có sự phân tích tỉ mỉ kĩ lưỡng do các cán bộ có kinh nghiệm cũng như
hiểu biết về thị trường đảm nhận, khi thực hiện cần linh hoạt với những biến động bất
thường của thị trường nhưng vẫn phải kiên trì thực hiện tránh xa rời chiến lược vì
những lợi ích trước mắt.
1.4. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thông thường có ba cấp chiến lược theo phạm vi giảm dần.
Đó là chiến lược cấp công ty, cấp kinh doanh, cấp phòng ban chức năng đơn vị cơ sở
trực thuộc.
Chiến lược cấp công ty là chiến lược tổng thể đề cập đến những vấn đề chính
quan trọng bao gồm toàn bộ công ty. Trên cơ sở chiến lược chung tổng thể của công ty,
các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc công ty xây dựng chiến lược thuộc

cấp mình quản lý.
Bảng 1: Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp
Cấp Liên quan đến Trả lời câu hỏi
Công ty – Corporate strategy Tổng thể các lĩnh vực kinh doanh
Cạnh tranh ở đâu
Kinh doanh – Business strategy
Liên quan đến các lĩnh vực cụ
thể
Cạnh tranh như thế nào, bằng
cách gì
Chức năng – Funtional strategy
Liên quan đến từng chức năng
của doanh nghiệp
Mỗi chức năng sẽ hỗ trợ cạnh
tranh như thế nào
1.5. Các loại chiến lược
Có 3 loại chiến lược kinh doanh là:
- Chiến lược dẫn đầu về chi phí ( chiến lược chi phí thấp): mục đích của công ty là hoạt
động tốt hơn( có lợi thế hơn) các đối thủ cạnh tranh bằng việc làm mọi thứ để có thể
sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở chi phí thấp hơn các đối thủ.
- Chiến lược khác biệt hóa: mục đích của chiến lược này là để đạt được lợi thế cạnh
tranh bằng việc tạo ra sản phẩm - hàng hóa hoặc dịch vụ - mà được người tiêu dùng
nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ.
- Chiến lược tập trung hay trọng tâm hóa: khác với hai chiến lược kia chủ yếu vì nó
định hướng phục vụ nhu cầu của một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hoặc đoạn thị
trường. Công ty theo đuổi chiến lược trọng tâm hóa chú trọng vào việc phục vụ một
đoạn thị trường cụ thể, đoạn đó có thể được xác định theo tiêu thức địa lý, loại khách
hàng, hoặc một nhánh của dòng sản phẩm.
1.6. Quy trình chiến lược
1.6.1. Xác định mục tiêu

Tầm nhìn chiến lược là một giấc mơ hình ảnh tương lai mà doanh nghiệp hướng
tới. Tầm nhìn chiến lược yêu cầu không quá cụ thể cũng như không quá chung chung
khi trả lời câu hỏi: chúng ta là ai trong tương lai?. Cấu thành tầm nhìn chiến lược bao
gồm mục đích cốt lõi (mục tiêu tham vọng trong vài chục năm) và giá trị cốt lõi (cái mà
chúng ta chia sẻ hướng dẫn hoạt động doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi).
Sứ mạng chiến lược trả lời câu hỏi doanh nghiệp sẽ làm gì hay nói cách khác là
định những mục đích chủ yếu cần hoàn thành như làm gì, ở đâu, dẫn đầu về cái gì.
Mục tiêu chiến lược là những cam kết về những kết quả mà doanh nghiệp cần
thực hiện tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Một mục tiêu chiến lược yêu cầu
phải có tính khả thi nhưng lại phải có tính tham vọng mặt khác để đánh giá việc thực
hiện thì mục tiêu chiến lược phải có tính đo lường được. Có hai loại mục tiêu chính là
mục tiêu tài chính và mục tiêu mang tính chiến lược.
Mục tiêu tài chính là những cam kết về kết quả tài chính doanh nghiệp mong
muốn thực hiện như doanh thu, vốn, lợi nhuận. Mục tiêu này thường được ưu tiên do dễ
tính toán, dễ hiểu, dễ cân đo đong đếm nhưng dễ dẫn đến những hành động bất hợp lý
vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt làm ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài.
Mục tiêu mang tính chiến lược liên quan đến tạo lập vị thế trong cạnh tranh, vị
trí của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác, thị phần thương hiệu. Mục tiêu này
thường có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với mục tiêu tài chính do nó mang lại lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.6.2. Phân tích chiến lược
Trong nội dung của phân tích chiến lược có hai nội dung chính là phân tích môi
trường ngoài doanh nghiệp và phân tích nội bộ doanh nghiệp.
* Phân tích môi trường ngoài doanh nghiệp
Nội dung chính của phân tích môi trường ngoài doanh nghiệp là phân tích các
yếu tố của môi trường vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, về dân cư, tự nhiên
văn hoá, công nghệ; các yếu tố vi mô của ngành như khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
đối thủ tiềm ẩn,… Để phân tích môi trường ngành người ta thường sử dụng mô hình 5
áp lực cạnh tranh của M.Porter, rồi phân tích nhóm chiến lược và đưa ra chìa khoá
thành công của doanh nghiệp

* Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Mục đích chính của việc phân tích nội bộ doanh nghiệp là làm rõ điểm mạnh
cũng như điểm yếu của doanh nghiệp trên cơ sở nguồn lực hữu hình cũng như vô hình
để thấy khả năng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, lựa chọn những khả năng khác biệt
nhằm hình thành nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để phân tích nội bộ doanh

×