Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.15 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN CHUNG
VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
• Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các
quốc gia.
Ban đầu, hình thức cơ bản của nó chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi
hàng hoá giữa các quốc gia. Ngày nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu
hiện dưới nhiều hình thức. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay hoạt động xuất
khẩu diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu nền
kinh tế với tỉ trọng ngày càng cao.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng,
từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Hoạt động khẩu diễn ra trên
mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư
liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi đó đều
nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất
khẩu.
• Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ngày nay
là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những bước đi phù hợp.
Nhưng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có số lượng vốn
lớn để từng bước cải thiện kỹ thuật, nhập khẩu máy móc trang thiết bị tiên tiến
hiện đại. Nguồn vốn này là không nhỏ và để huy dộng được một số lượng vốn
lớn như vậy là một điều không dễ dàng. Do vậy phải huy động từ các hoạt động
xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách, nó tạo tiền đề cho
các hoạt động nhập khẩu, quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng


công nghiệp hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước
đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình
có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với
các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi một sản phẩm đã trở thành lợi thế trong xuất
khẩu của một nước thì các nước đó sẽ chuyên môn vào sản xuất sản phẩm đó
với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng
năng xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đó. Từ những hoạt động đó sẽ
kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển,
chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát
triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào
cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
+ Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong
nước.
+ Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh
trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất
luôn thích nghi với thị trường.
+ Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản
xuất kinh doanh.
- Xuất khẩu có tác động lớn đến việc giải quyết công ăn việc làm tăng
thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân
Sản xuất hàng xuất khẩu đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao
động, giải quyết nạn thất nghiệp. Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất
khẩu cơ cấu ngành nghề theo nó được mở rộng tạo thêm nhiêù việc làm mới,
tăng thu nhập cho người lao động cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác xuất
khẩu còn tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước không
thể sản xuất được hoặc sản xuất yếu kém phục vụ cuộc sống nhân dân. Nhập
khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, công nghệ hiện đại phục vụ sản

xuất tạo ra thế và lực mới cho các ngành sản xuất trong nước phát triển.
Ở nước ta hiện nay, các ngành nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy
sản, ngành dệt may, giày da…tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người lao
động khu vực nông thôn
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng
lớn mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Hoạt động xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào
thị trường thế giới hơn là thị trường trong nước, vì vậy để có thể cạnh tranh
và đứng vững với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước
cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn trước khi gia nhập
WTO, các doanh nghiệp có thế nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước thông
qua trợ cấp..nhưng sau khi tham gia vào sân chơi quốc tế, các hình thức này
phải xóa bỏ. Để có thế tồn tại và phát triển các doanh nghiệp trong nước cần
phải khẳng định được thương hiệu của mình. Tham gia vào thị trường thế
giới, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển, khẳng định vị
thế.
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp tham gia vào phân công lao
động quốc tế, tham gia vào cạnh tranh trên qui mô thế giới về giá cả, chất
lượng vô hình dung sẽ làm cho các doanh nghiệp hình thành cơ cấu sản xuất
phù hợp với thị trường để có giải pháp củng cố và nâng cao hiệu quả trong
công tác quản trị kinh doanh.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội nhập và
phát triển.
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban
đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Từ đây nó thúc đẩy các mối quan hệ khác
phát triển theo như :du lịch, vận tải, bảo hiểm... từ đó hình thành mối quan hệ
qua lại khăng khít, giữa các quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu đã gắn kết sản
xuất giữa các nước, các khu vực với nhau đẩy mạnh quá trình nhất thể hoá nền
kinh tế khu vực và thế giới như hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước trong

tổ chức WTO, ASEAN, AFTA... Điều kiện kinh tế của mỗi nước không thể bế
quan toả cảng, tự cung tự cấp nên hoạt động xuất nhập khẩu xảy ra là tất yếu.
Xu hướng chung ngày nay, tất cả các quốc gia đều muốn vươn ra thị
trường ngoài nước mở cửa, hội nhập đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, tỷ lệ suất siêu cao. Bởi vì chính hoạt
động xuất nhập khẩu đã tạo ra rất nhiều ưu thế.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc
gia.
Có thể nói đây là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất hơn cả vốn vay và vốn FDI.
Để có thể thành công trong thời kì công nghiệp hóa, hầu hết các nước đều phát
triển hoạt động này. Nguồn thu ngoại tệ tăng dẫn tới các hoạt động như nhập
khẩu máy móc, thiết bị được tập trung nhiều hơn, nhà nước có thể quản lý, vực
dậy thị trường thông qua điều chỉnh lãi suất, tỉ giá hối đoái nếu thị trường có
biến động.
.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
• Xuất khẩu trực tiếp
- Khái niệm
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu giao trực
tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ
chức của mình, không qua trung gian.
- Ưu điểm
+ Tiết kiệm thời gian, giảm bớt được chi phí trung gian, làm tăng lợi
nhuận
+ Chủ động được thời gian và dễ dàng hơn khi thay đổi kế hoạch công
việc
+ Liên hệ trực tiếp với khách hàng sẽ giúp người xuất khẩu hiểu rõ được
nhu cầu về sản phẩm của khách, từ đó sẽ có sự thay đổi cải tiến về sản phẩm
+ Hạn chế được nhiều rủi ro khác
- Nhược điểm
+ Phải trực tiếp khảo sát thị trường nước ngoài

+ Có thể tăng rủi ro vì phải lo khâu vận tải hàng hoá từ nơi sản xuất sang
thị trường nước ngoài và đảm bảo các thủ tục giấy tờ liên quan
- Điều kiện áp dụng
+ áp dụng cho doanh nghiệp có đủ tiềm năng về tài chính, có quy mô
lớn, phát triển đủ mạnh để thành lập riêng tổ chức bán hàng của mình.
• Xuất khẩu gián tiếp
- Khái niệm
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà
quan hệ mua bán được thiết lập thông qua dịch vụ của các tổ chức độc
lập( trung gian) để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài.
- Ưu điểm
+ Hạn chế được rủi ro do trung gian chịu, không phải lo vấn đề vận tải
hàng hóa, chứng từ xuất khẩu, thu tiền….
+ tiết kiệm được thời gian tìm hiểu thông tin thị trường
+ Thiết lập được các mối quan hệ thương mại hiệu quả
- Nhược điểm
+ Người sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ở nước ngoài
do đó họ không có thông tin về lượng hàng bán được, về các phản ứng của
khách hàng với hàng hoá và nhu cầu về hàng hoá .
+ Lợi nhuận bị chia sẻ với trung gian do không nắm bắt được giá cả
hàng hóa, chịu chi phí trung gian
+ Nhà xuất khẩu không thể chọn được kênh thông tin có lợi cho mình,
phụ thuộc nhiều vào nhà trung gian
+ Không xây dựng được thương hiệu và uy tín với khách hàng
- Điều kiện áp dụng
Áp dụng cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế, và
những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp.
• Buôn bán đối lưu
- Khái niệm
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch của ngoại thương trong đó

xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, một bên vừa đóng vai trò người bán,
vừa đóng vai trò người mua.
- Ưu điểm
+ Khai thác triệt để được nguồn lực trong nước như lao động, nguyên
vật liệu
+ Tiếp nhận được công nghệ tiên tiến qua quá trình chuyển giao
+ Rủi ro về thanh toán được giảm thiểu
- Nhược điểm
+ Lợi nhuận thấp
+ Khả năng tiếp cận thị trường mới bị hạn chế
- Điều kiện áp dụng
+ Các bên đều thiếu ngoại tệ để thanh toán và có nhu cầu cao về hàng
hóa
• Giao dịch tái xuất
- Khái niệm
Giao dịch tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã
nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất
Giao dịch tái xuất bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu vì vậy nó thu hút
ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu

×